221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
1307391
Hai Bộ trưởng Giáo dục nói chuyện "đến hẹn lại lên"
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Hai Bộ trưởng họ Phạm nói chuyện 'đến hẹn lại lên'
,

 - Câu chuyện lạm thu kéo dài nhiều năm được đặt lên bàn Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận trước ngày khai giảng. Nguyên Bộ trưởng Phạm Minh Hạc cũng góp lời. 

TIN LIÊN QUAN

 "Lạm thu" không còn là chuyện "nói mãi vẫn thế" ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng...mà len lỏi khắp nơi (xem bài chi tiết TẠI ĐÂY).

Trước ngày khai giảng năm học mới, câu chuyện này đã được nêu ra trong buổi gặp gỡ của tân Bộ trưởng Phạm Vũ Luận với báo giới.

Trả lời câu hỏi "Bộ trưởng bình luận vấn đề này như thế nào và Bộ có giải pháp gì để chấn chỉnh?" Bộ trưởng nói "Thu và không thu, nộp và không nộp về nguyên tắc là công việc thuộc cơ sở. Dư luận rất lên án việc này, nhưng về hành động của nhiều người lên án mạnh mẽ thì lại tiếp tay cho việc này. Cho nên, cần một nhận thức thống nhất, một hành động thống nhất chung của mọi chủ thể, trong đó có hành động của Bộ, có hành động của địa phương, có hành động của phụ huynh".

Mô tả ảnh.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: "Việc chống lạm thu trong nhà trường cũng như việc đấu tranh chống tiêu cực không thể đạt kết quả nếu hành động đơn phương". Ảnh: Hương Giang

Nhưng khi có ý kiến chất vấn tiếp rằng "rất khó để trông đợi vào phụ huynh vì nếu phản ứng thì luôn là số ít nên cần có chế tài gây áp lực cho cơ sở sẽ hiệu quả hơn"...thì Bộ trưởng khẳng định: Nhận thức như vậy là thiếu trách nhiệm.

Ông lý giải: "Nhà trường không chỉ là của ngành giáo dục. Giáo dục là sự nghiệp cách mạng, công việc của Đảng, của dân. Thầy cô giáo và chúng tôi là những người thường trực, tổ chức và đứng đầu. Không thể có gì là kết quả nếu chỉ hoạt động đơn phương".

Chương VI Luật Giáo dục 2005, điều 93 quy định: Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu nguyên lí giáo dục. Theo điều khoản này, nhà trường mà đại diện cao nhất là hiệu trưởng phải chủ động phối hợp với gia đình chứ không phải ban đại diện cha mẹ học sinh muốn làm gì thì làm.

Ông Trần Hữu Trù, người từng công tác ở Bộ GD-ĐT lâu năm, nay đã về hưu, lý giải, quy định trong Luật nghĩa là hiệu trưởng không thể “theo đuôi”, bị động mà phải chủ động phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh đểthực hiện các mục tiêu nguyên lý giáo dục.

Ông Trù bày tỏ: "Nếu hiệu trưởng nói, lạm thu là do ban cha mẹ học sinh chủ trương, hiệu trưởng không biết, có nghĩa là ông hiệu trưởng đó không hiểu Luật GD 2005, hoặc hiểu mà “lờ” luật".

Giám đốc (GĐ) Sở GD-ĐT TP.HCM Huỳnh Công Minh cho biết, trước mắt, học kỳ I năm học 2010 – 2011, thành phố vẫn thu tiền học như năm ngoái. Về giải pháp chống lạm thu, ông Minh chỉ khẳng định sẽ tăng cường kiểm tra giám sát, phát hiện nơi nào thu sai sẽ phải trả lại cho phụ huynh.

Còn GĐ Sở GD-ĐT Hà Nội Trần Hữu Độ cho hay, Thủ đô đã hoàn thiện đề án học phí mới, định trình HĐND trong kỳ họp tháng 8 vừa qua. Nhưng do không chắc đạt được sự ủng hộ cao nên Sở đã rút về soạn thảo lại để trình vào kỳ họp tháng 12 tới.

Về chấn chỉnh hoạt động thu chi của Ban đại diện cha mẹ học sinh - ông Độ cho biết - cần bàn bạc tiếp.

Tham gia câu chuyện "kinh niên" khó giải này, GS Phạm Minh Hạc nguyên Bộ trưởng Bộ GD cho rằng, để ngăn chặn lạm thu tiền trường, phải có sự tham gia quyết liệt và dứt điểm của lãnh đạo.

" Không thể cứ nói mãi mà không làm gì. Nếu quyết liệt, chỉ trong 1 năm, tôi tin rằng vấn đề này sẽ được giải quyết dứt điểm" - ông nói.

Nguyên Bộ trưởng Bộ GD Phạm Minh Hạc: "Làm quyết liệt trong một năm sẽ giải quyết dứt điểm..." Tân Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận: "Năm nay, Bộ vẫn tiếp tục chỉ đạo để giải quyết cụ thể và tiến tới chấm dứt..."

Mô tả ảnh.
Nguyên Bộ trưởng Phạm Minh Hạc. Ảnh Bee

"Nguyên nhân của lạm thu tiền trường là do tài chính chưa minh bạch, công khai, trong khi đó quy định lại chưa cụ thể.

Các trường không đủ tiền để chi buộc phải lạm thu. Hậu quả  là những gia đình có thu nhập thấp sẽ rất khó khăn, gồng mình cố gắng cho con đến trường, đồng thời tạo ra tiêu cực trong nhà trường.

Thực tế, có nơi xảy ra tình trạng học sinh nào không có tiền đóng, đóng không kịp thời thì có thể bị gây khó khăn, không được đối xử công bằng.

Tâm lý của phụ huynh là bằng mọi cách đầu tư cho con cái mình học hành để thành đạt, đó là bản chất hiếu học của người Việt Nam. Lạm thu tiền trường đồng nghĩa với việc lợi dụng lòng hiếu học của dân.

Mô tả ảnh.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận. Ảnh: HG

Tất cả những cái không lành mạnh, trái với bản chất giáo dục thì ngay lập tức phải có đấu tranh. Trong năm nay, Bộ vẫn tiếp tục chỉ đạo để giải quyết cụ thể và tiến tới chấm dứt những hoạt động tiêu cực trong nhà trường.

Việc chống lạm thu trong nhà trường không thể đạt kết quả nếu hành động đơn phương.

Bộ đề nghị các cấp uỷ Đảng, chính quyền có sự giúp đỡ, phối hợp hành động, giám sát, theo dõi sát sao, kịp thời hơn nữa.

Tôi xin đề nghị tất cả các bậc phụ huynh cùng ủng hộ chủ trương của ngành, chống lạm thu tiền trường sai quy định bằng việc cùng thống nhất mục tiêu, cách tiếp cận đối với các khoản thu này.

  • Kiều Oanh 

*******************

Là phụ huynh, bạn có ý kiến gì về câu chuyện tiền trường đầu năm học của con em mình? Vì sao phụ huynh lại không dám bộc bạch thật những suy nghĩ của mình: thiếu thông tin, các trường chưa dân chủ? Lạm thu có nguồn gốc sâu xa từ đâu? Nếu làm quyết liệt, có thể giải quyết trong 1 năm?

Mời quý vị trao đổi ý kiến (xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để ý kiến sớm được đăng):

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin khác

Tin khác của 'Diễn đàn'

,
,