221
484
Chuyện giảng đường
chuyengiangduong
/giaoduc/chuyengiangduong/
563160
Có gì ở CLB Ngoại ngữ?
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Có gì ở CLB Ngoại ngữ?
,

(VietNamNet) - Chỉ mất 1.000-2.000 đồng mua tài liệu, lại có được điều kiện để luyện thêm kỹ năng, các CLB một thời thu hút nhiều người, cả những người không theo học ngoại ngữ.

Soạn: AM 240012 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Giờ tan học tại một trung tâm ngoại ngữ

CLB chỉ có bài hát tiếng Anh

Thời điểm 1999-2000, ở TP.HCM, CLB ngoại ngữ nở rộ như nấm sau mưa. Các trường có chuyên ngành đào tạo ngoại ngữ đều có các CLB sinh hoạt hàng tuần, hàng tháng. Các trung tâm ngoại ngữ cũng đua nhau cạnh tranh. Mỗi tuần, người ta cứ đến các giảng đường ĐH để bán tài liệu tham gia CLB. Tài liệu sẽ cho biết đề tại thảo luận của tuần tới, các nét văn phạm cần chú ý và có thêm một bài hát hay một câu danh ngôn…

Chỉ mất 1.000-2.000 đồng mua tài liệu, lại có được điều kiện để luyện thêm kỹ năng. Vì là một hình thức mới, đáp ứng đúng nhu cầu của dân ngoại ngữ, nên các CLB cũng một thời thu hút nhiều người, cả những người không theo học ngoại ngữ.  

Hiện nay, các CLB ấy đang mai một. Theo một giáo viên trường Ngoại Ngữ Không Gian: “Các CLB đang chết dần. Một phần vì nó không chất lượng, một phần vì hiện nay SV dễ dàng tiếp xúc với người nước ngoài. Và nhiều người có điều kiện để đi học ở những trung tâm có giáo viên nước ngoài dạy”. 

Anh Nguyễn Quốc Vượng (ĐH Luật) cho biết: “Mấy năm trước mình cũng đã đến thử một vài CLB tiếng Anh nhưng thấy dở quá. Cũng có một thời gian đeo bám CLB tiếng Anh của Thành Đoàn, nó không giúp mình được nhiều nên lại thôi”. 

Cũng đã nhiều tháng đeo bám các câu lạc bộ tiếng Pháp, anh Võ Đình Hưởng nhận định: “Mình thấy các CLB hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu và cũng chưa có tính chuyên nghiệp. Đúng hơn đó chỉ là một nhóm SV được tập hợp lại để nói với nhau. 

Vì không quy củ nên những người giỏi, hay nói thì nói suốt, những người nhút nhát thì…càng thêm rụt rè. Người hướng dẫn, chủ trì cũng không nhiệt tình cho lắm”. 

Bạn Huy Trường, cựu SV  trường ĐH Sư phạm TP.HCM tỏ ra hờ hững với các CLB, Trường nói: “Tại nhiều CLB, Hầu hết những người điều khiển đều không đủ trình độ nên để các thành viên thảo luận lung tung. Như thế làm cho người giỏi mau chán còn người dở thì không nắm bắt kịp vấn đề. Cả hai đối tượng đều không bám CLB lâu dài được”.

Đối với Như Thuỳ (cựu SV ĐH KHXH&NV) thì: “Có những CLB do Đoàn trường phụ trách. Những người điều khiển giỏi về tổ chức, sinh hoạt nhưng không có chuyên môn. Đến CLB, những người quen biết cứ túm tụm nói với nhau, nếu là người lạ thì chịu khó…ngồi nghe vậy". 

Bạn Lê Bích Vân (trường ĐH KHXH&NV) là khách hàng trung thành của các tài liệu tiếng Anh. Nhưng khi hỏi về tình hình sinh hoạt của các CLB thì Vân lại lắc đầu. Vân cho biết: “Mình không phải là dân ngoại ngữ, không giỏi tiếng Anh lắm nên không dám đến các CLB. Mua tài liệu vì nó in các bài hát hay, các câu châm ngôn thâm thúy. Mua về làm tư liệu”. Không chỉ một mình Bích Vân, nhiều SV, cựu SV khác cũng có sở thích như Vân: Đến CLB chỉ để tập bài hát. 

Một môi trường chuyên nghiệp để được thực hành ngoại ngữ là nhu cầu thực sự của dân ngoại ngữ nói riêng và SV nói chung. Nhưng thật khó kiếm được một nơi vừa rẻ lại vừa bổ. Và rồi sẽ có nhiều SV chọn cho mình con đường là… 

..Ra công viên để nói

“Không ra khỏi nhà, ghiền nói tiếng Anh không chịu nổi”, Nguyễn Thanh Sang (ĐH Ngoại Ngữ-Tin học) giải thích vì sao “long bong” suốt ngày. 

Sang cho hay “Thầy cô đem đến cho học trò những kiến thức tổng quát về nền văn hoá, phong tục tập quán. Trên giảng đường, SV ngoại ngữ sẽ được học văn phạm căn bản. Còn muốn trau dồi thêm thì phải nói nhiều". 

Và càng hiệu quả hơn khi thường xuyên tiếp xúc với người bản xứ”. Kiểu của Sang là ra công viên, gặp người nước ngoài thì “hello”, thể nào cũng được chào lại vài câu. Gặp những người chưa rành Sài Gòn, chưa thông thuộc đường sá, mình trở thành hướng dẫn viên nghiệp dư.  

Nói vậy, nhưng Sang cũng cảnh báo: “Phải lựa người mà bắt chuyện. Có những SV đã khổ cực vì gặp phải những du khách không đàng hoàng: đồng tính, không biết chữ, không muốn giúp đỡ…Và kiểu học này chỉ nên dành cho SV nam. Cũng có hôm ngồi cả ngày mà không bắt chuyện được người nào”. 

Nguyễn Thị Lệ Huyền (ĐH Huế), trong những năm học tiếng Pháp đã cùng nhiều bạn xin đến thực tập tại các nhà hàng, khách sạn để được nói chuyện với người nước ngoài. 

Có lẽ, ít ai có kiểu học ngoại ngữ như Nguyễn Thanh Diệu (CĐSP Tây Nguyên). Diệu cho biết: “Ở Tây Nguyên đâu có nhiều người nước ngoài để văn ôn võ luyện. Nên những ngày rảnh rỗi mình thường mở karaoke hát những bài hát tiếng Anh. Lâu lâu lại đứng trước gương tự nói tiếng Anh một mình, thu âm lại và nhờ thầy cô giáo chỉ dẫn thêm”. 

Cũng một chiêu học tiếng Anh nữa được anh Hoàng Minh Tâm (cựu SV trường ĐH Mở-Bán công TP.HCM) bật mí: “Hồi còn là SV, mình thường tập hợp một nhóm bạn vừa là dân ngoại ngữ vừa dân…”ngoại đạo” để luyện nghe nói. 

Tay nào đang nói tiếng Anh mà nhảy qua tiếng Việt là bị phạt năm trăm đồng. Ai không chịu nói thì nộp phạt hai nghìn. Hôm nào gom được nhiều tiền thì ăn chè, ít thì mua kem. Vui mà hiệu quả”.

  • Đoan Trúc

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,