221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
733213
Dùng Học liệu mở: VN sẽ có SV đẳng cấp quốc tế
1
Article
null
Dùng Học liệu mở: VN sẽ có SV đẳng cấp quốc tế
,

(VietNamNet) - "Đây là một sự kiện có tính lịch sử đối với giáo dục Việt Nam. Nó bắt đầu từ việc Thủ tướng Phan Văn Khải nhận được bản tóm tắt về học liệu mở tại MIT vào tháng 6/2005", Giám đốc điều hành quỹ giáo dục Việt Nam - Hoa Kỳ (VEF) Phạm Đức Trung Kiên đánh giá về sự kiện ký kết Biên bản ghi nhớ đưa Học liệu mở (OCW) của Viện kỹ thuật Massachussets (MIT) vào Việt Nam được tổ chức chiều nay (17/11), tại Hà Nội.

Soạn: AM 622165 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Ông Phạm Đức Trung Kiên (bía trái), TBT Nguyễn Anh Tuấn (bìa phải) và ông Trần Bá Việt Dũng, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ GD - ĐT) thực hiện ký kết.

 
Biên bản này là kết quả hợp tác giữa MIT, VEF, Bộ GD - ĐT và Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC.

Đã 1 giờ đêm, nhóm  lưu học sinh Việt Nam tại Boston (Mỹ) vẫn tham gia lễ ký kết qua mạng đầy hào hứng. Đó là niềm vui chứng kiến thành quả sự tham gia đắc lực trong việc tác động và là cầu nối giữa MIT với Bộ GD - ĐT, VEF cho chương trình này.

OCW là một sáng kiến của MIT nhằm đưa toàn bộ tài liệu giảng dạy của các chương trình ĐH và sau ĐH lên mạng trực tuyến. Khi được đưa lên mạng, các tài liệu này sẽ được cung cấp cho những người truy cập được Internet sử dụng hoàn toàn miễn phí. Các học liệu mở của MIT sẽ được cung cấp tại các trang web phiên bản ở Việt Nam và tại các mạng nội bộ của các trường ĐH.

Thứ trưởng Bành Tiến Long bày tỏ niềm vui mừng là đối tác của các đơn vị có sáng kiến này và cho biết, việc đưa học liệu mở là bước quan trọng giúp Việt Nam hiện đại hóa các chương trình giảng dạy cũng như phương pháp học tập. 

Theo ông Phạm Đức Trung Kiên, đây là một cuộc "cách mạng" về giáo dục của Việt Nam trong việc cập nhật các chương trình tiên tiến của nước ngoài thông qua internet.

Ông Nguyễn Anh Tuấn bày tỏ hy vọng Việt Nam sẽ có những SV đẳng cấp quốc tế thông qua việc sử dụng Học liệu mở: "Nguồn dữ liệu học liệu mở này sẽ là tiền đề thúc đẩy mối quan hệ giáo dục đào tạo giữa VN với MIT và với các trường ĐH khác,  với các hình thức đào tạo khác tốt hơn và xa hơn. Thay vì nói chuyện với các SVVN tại Mỹ, sẽ là các GS MIT giảng bài qua Video Confrence và  SVVN tham gia vào một lớp học tại MIT".

Soạn: AM 622275 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Các lưu học sinh Việt Nam tại Boston và MIT trò chuyện qua mạng với TBT Nguyễn Anh Tuấn với mong muốn: "Tạo một Forum trên mạng để tiện trao đổi... "

Bộ GD-ĐT phải "xắn tay" vào

Tuy nhiên, để có những SV "đẳng cấp" này, cần sự nỗ lực hợp tác từ các bên tham gia, trong đó, Bộ GD-ĐT đóng vai trò quan trọng. Bởi, sự sẵn sàng từ phía MIT đã có, kinh nghiệm thực tế triển khai của cơ sở đào tạo ở VN cũng đã từng (trường Kinh tế Fulbright đã áp dụng chương trình này khá hiệu quả), nỗ lực của phía SVVN tại Mỹ khá tích cực và sự tham gia kỹ thuật của VASC đã đảm bảo.

Nguyễn Quang Hoàng, một thành viên tích cực của nhóm LHS ở Boston trong vai trò "cầu nối" giữa MIT với Việt Nam, cho biết, trong quá trình tìm hiểu MIT-OpenCourseWare, Hoàng nhận thấy việc áp dụng chương trình này và phát triển lên một bước tiến cao hơn là hoàn toàn có thể làm được bởi SVVN rất ham học, trẻ trung, dễ nắm bắt những kiến thức diễn đạt của OCW. Một thuận lợi khác là ngày càng có nhiều SVVN sang Mỹ học. Những người này đều có mong muốn truyền đạt, chia sẻ  kinh nghiệm học tập tại Mỹ về với nước nhà.

Ông Nguyễn Anh Tuấn đề xuất việc thành lập một forum để SV ở nước ngoài cùng trao đổi và học tập với SV trong nước - đây là cầu nối rất lớn giữa SV trong nước với giới học thuật và các GS bên Mỹ. Trên Forum đó, sẽ có một nhóm  hướng dẫn và tập hợp ý kiến nhằm tạo ra một môi trường học tập, giảng dạy, chia sẻ kinh nghiệm trên mạng hiệu quả. Việc này khá hữu ích, bởi khi tiếp cận với giáo trình mới (hoàn toàn bằng tiếng Anh) nhiều SVVN trong thời gian đầu sẽ gặp khó khăn. Bên cạnh đó, Việc tạo một "cầu nối qua mạng" sẽ giúp SVVN sẽ tự học (ở những trường chưa triển khai OWC nhưng SV có nhu cầu lớn).

Soạn: AM 622171 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Các đối tác thực hiện đưa Học liệu mở MIT vào Việt Nam

Ông Kiên cho hay, ngay sau lễ ký kết, các đơn vị thực thi trong nước sẽ phải tổ chức các nhóm thầy năng động để soạn lớp theo nguồn học liệu mở. Nhóm thành lập là những giáo viên trẻ của Việt Nam sẽ phụ chú tiếng Việt song song với chương trình các lớp để sử dụng. Dự kiến, trong vòng 12 tháng (tính từ thời gian bản ghi nhớ ký kết) MIT đồng ý cung cấp đủ thiết bị cho 14 trường được phép của Bộ GD - ĐT dạy học liệu tiên tiến. Thông qua VEF, cứ 6 tháng một lần, MIT sẽ cập nhật miễn phí tài liệu gồm các phần cứng, phần mềm lên mạng để SVVN có thể truy cập....

Để triển khai học liệu mở có hiệu quả, Bộ GD - ĐT sẽ phải thành lập những nhóm chuyên ngành. Trên mạng sẽ có 2.100 lớp học khác nhau tương ứng với 2.100 chuyên ngành. Việc triển khai xây dựng nhóm chuyên ngành nào trước tùy thuộc vào Bộ GD - ĐT.

Với vai trò đối tác kỹ thuật của chương trình, ông Nguyễn Anh Tuấn cam kết trong vòng 30 ngày kể từ 17/11, VASC sẽ đưa học liệu mở của MIT đến từng người Việt Nam...

Thứ trưởng Bành Tiến Long cho hay, trong vài tháng tới, Bộ GD - ĐT sẽ phát động một chương trình học liệu mở trên toàn quốc, trong đó, có các hội thảo, hội nghị về OCW. Phát triển hình thức học qua mạng cũng là một hướng nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy ĐH đặt ra trong Đề án đổi mới Giáo dục ĐH Việt Nam đến năm 2020. 

  • Kiều Oanh

  • Ảnh: Chí Dũng

Bạn có ý kiến gì về việc đưa học liệu mở của MIT vào VN?

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,