221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1312488
Đảng đổi mới, đất nước mới bứt phá
1
Article
null
Đảng đổi mới, đất nước mới bứt phá
,

 - Tại hội nghị Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ sáng nay (5/10), GS Nguyễn Lân Dũng nói: Đảng có đổi mới, đất nước mới có thể có những bước bứt phá.

>> Loạt bài Đóng góp ý kiến cho Đại hội Đảng XI 

Mô tả ảnh.
Ảnh: XL
Đoàn Chủ tịch Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam tổ chức hội nghị đóng góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng.

3 dự thảo văn kiện quan trọng được đưa ra lấy ý kiến: dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011), dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2011 - 2020) và dự thảo Báo cáo chính trị.

Phát biểu tại đây, Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ Tô Huy Rứa mong muốn nhận được các góp ý trên tinh thần "sôi nổi, thẳng thắn, dân chủ, cởi mở và tôn trọng các ý kiến đề xuất khác nhau". Ông cũng khẳng định: "Những vấn đề liên quan đến đặc trưng của CNXH, mong nhận được sự quan tâm thảo luận, vì đây là vấn đề rất lớn".

Cần bổ sung hạn chế, khuyết điểm

Góp ý cho dự thảo Cương lĩnh 2011, ông Lê Truyền cho rằng, dự thảo lần này không những không có sự bổ sung mà còn rút gọn lại những sai lầm, khuyết điểm cũ của thời kỳ bao cấp đã nêu trong Cương lĩnh 1991.

Từ Đại hội VI đến nay đã tròn 25 năm và từ khi có Cương lĩnh 1991 đến nay là 20 năm. Trong khoảng thời gian lãnh đạo đất nước thực hiện công cuộc đổi mới trong bối cảnh tình hình thế giới, trong nước đầy biến động, Đảng đã phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, phải tìm tòi lý giải và giải quyết nhiều vấn đề lý luận và những diễn biến thực tiễn đa dạng, phong phú.

Ban Tuyên giáo TƯ tổng hợp các ý kiến góp ý dự thảo văn kiện một cách khách quan, trung thực, đầy đủ, không phải cái gì thích thì tập hợp vào, còn cái gì không thích thì bỏ ra.

                  Ông Tô Huy Rứa

Khẳng định những thành công và thành tựu đổi mới là to lớn, song ông Truyền cho rằng quãng thời gian hơn 20 năm là một thời kỳ "nhất định có những sai lầm và khuyết điểm mới" và đó là điều "không thể tránh khỏi".

"Nếu viết về những sai lầm, khuyết điểm như dự thảo Cương lĩnh 2011 là chưa thỏa đáng, chưa thể hiện nghiêm túc tinh thần tự phê bình của Đảng ta", ông nói.

Ông Truyền chỉ ra có hai vấn đề nổi lên gồm những mặt được do đổi mới tư duy kinh tế, những mặt tích cực của cơ chế thị trường đem lại, còn mặt trái của cơ chế thị trường thì chưa hạn chế tốt, điều đó chứng tỏ khả năng lãnh đạo thực hiện cơ chế thị trường định hướng XHCN còn hạn chế, có khuyết điểm kéo dài.

Hai là hệ thống chính trị chậm đổi mới cũng như việc thực hành dân chủ trong Đảng và trong xã hội chưa tốt, việc lãnh đạo thể chế hóa những chủ trương về vấn đề chính trị còn khó khăn và chậm như việc ban hành luật về hội, xây dựng quy chế giám sát và phản biện xã hội, vấn đề xã hội dân sự ở Việt Nam đã nêu ra và nghiên cứu từ lâu vẫn chưa có kết luận...

Trên tinh thần góp ý xây dựng, ông tha thiết đề nghị cần có sự lựa chọn nghiêm túc để tìm ra những sai lầm, khuyết điểm bổ sung vào Cương lĩnh 2011.

Mô tả ảnh.
GS.TS Nguyễn Lân Dũng: Chúng ta chỉ có 3 triệu đảng viên, vậy mà nhẽ nào mọi cương vị lãnh đạo từ thấp đến cao đều chỉ giao cho đảng viên? Ảnh: XL
Nhìn thẳng sự thật

Góp ý cho dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng XI, GS Nguyễn Lân Dũng mong đợi bản báo cáo "ngắn gọn hơn, súc tích hơn" và "dám nhìn thẳng vào sự thật", từ đó có những quyết sách để Đảng đổi mới.

Ông nhấn mạnh Đảng có đổi mới thì mới có thể có những bước bứt phá đưa toàn đất nước đạt đến mục tiêu cao cả "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".

Cho rằng báo cáo đã thẳng thắn vạch ra những tồn tại trong công tác xây dựng Đảng, ông Lân Dũng cho rằng điều quan trọng Đại hội Đảng XI là cần có những biện pháp khắc phục nhanh chóng và hiệu quả những tồn tại đã nêu. Ông khẳng định "dân chủ phải được biểu hiện trong toàn bộ cuộc sống".

Nhìn trong công tác cán bộ, GS Nguyễn Lân Dũng dẫn câu chuyện của Trung Quốc:

"Tôi suy nghĩ rất nhiều về chuyện Trung Quốc có tới trên 73 triệu đảng viên cộng sản, vậy mà hai vị Bộ trưởng rất quan trọng (Khoa học - Công nghệ và Y tế) lại là hai giáo sư ngoài Đảng. Chúng ta chỉ có 3 triệu đảng viên, vậy mà nhẽ nào mọi cương vị lãnh đạo từ thấp đến cao đều chỉ giao cho đảng viên? Như vậy có phải là bỏ phí đi biết bao nhiêu tài năng trong quần chúng nhân dân?".

Thể chế hóa sự lãnh đạo của Đảng

Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn dân chủ pháp luật của UBTƯ MTTQ VN quan tâm đến vấn đề thể chế hóa sự lãnh đạo của Đảng với Nhà nước và xã hội, theo đó cần có luật về Đảng lãnh đạo, "không phải tôi mà cố Chủ tịch Lê Quang Đạo đã đề cập vấn đề này từ nhiều năm trước". 

Cần thay đổi quan niệm đất đai là sở hữu nhà nước

"Nên hiểu đất đai là tài sản của toàn dân tộc. Nhà nước, tập thể, tư nhân sử dụng đất phải tuân thủ pháp luật của Nhà nước"

           Ông Trương Công Phú

Trong khi đó, Phó Chủ nhiệm Hội đồng dân chủ pháp luật Đỗ Duy Thường nói, trong dự thảo Báo cáo chính trị đã đề ra "có cơ chế để nhân dân thực hiện trên thực tế quyền làm chủ trực tiếp", đây là chủ trương đúng, nhưng cần ghi rõ cơ quan, tổ chức nào ban hành cơ chế.

"Tôi đề nghị trong nghị quyết Đại hội XI nên cụ thể cơ chế "nhân dân làm chủ" trên mấy vấn đề như: đề ra nguyên tắc làm chủ của nhân dân là nhân dân được làm những gì Nhà nước không cấm, Nhà nước cần sớm ban hành các đạo luật như luật về quyền được thông tin, trưng cầu ý dân, luật phản biện xã hội, hội họp, luật biểu tình và đình công...".

Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn kinh tế Trương Công Phú nói: "Nói đến thực hiện dân chủ, phải từ trung ương đến cơ sở chứ không chỉ nhấn mạnh dân chủ cơ sở". Ông Nguyễn Túc, ủy viên Đoàn chủ tịch, cho rằng một số vấn đề cần xem lại từ cơ chế và biện pháp, muốn sửa được, phải sửa từ trên xuống. "Những năm 1974-1975, có lệnh tổng động viên, để dân tin thì động viên trước hết là con các đồng chí ủy viên Bộ Chính trị đi trước".

Mời bạn đọc gửi góp ý cho các dự thảo văn kiện của Đảng về địa chỉ banchinhtri@vietnamnet.vn

  • Linh Thư - Tuổi Trẻ
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin khác

,
,