221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1246947
"Sai đâu sửa đó, sửa đó có xong đâu"
1
Article
null
Tham nhũng y tế:
'Sai đâu sửa đó, sửa đó có xong đâu'
,

- Xử lý tham nhũng trong y tế đang ở dạng “sai đâu sửa đó, sửa đó có xong đâu và xong đâu nhưng lại sai đấy”, TS Trần Tuấn, Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng nói.

Tham nhũng “noi gương”

Theo đánh giá của Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng, tham nhũng trong hệ thống cung cấp dịch vụ y tế công xảy ra ở cả cấp độ cá nhân và tập thể, phổ biến tới mức nó trở thành chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”. "Thậm chí, bệnh nhân đến phòng khám tư cũng đưa phong bì”.

PGS-TS Đặng Ngọc Dinh, Viện trưởng Viện Những vấn đề phát triển tiếp lời, cũng giống như nhiều ngành khác, đưa phong bì cho bác sĩ đã trở thành "một thứ văn hóa", với hệ thống ngầm và sự phân chia chặt chẽ, như một thứ dầu bôi trơn cho cả hệ thống máy.

Mô tả ảnh.

                                          Ảnh: VNN

Ông Dinh lí giải nguyên nhân của tham nhũng trong y tế không phải chỉ vì bác sĩ hay bệnh nhân, mà thực chất đó là “tham nhũng noi gương”, có tính hệ thống, phổ biến.

“Ở Việt Nam, tìm được một lĩnh vực nào mà không có tham nhũng mới lạ”, ông Dinh chua chát.

Theo TS Trần Tuấn, cả tập thể ngành y vận hành bộ máy trong một môi trường tham nhũng khiến cho tham nhũng được mặc định hóa, là điều bình thường.

Không phải ngẫu nhiên khi kết quả điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2008 cho thấy, chỉ một nửa dân số hài lòng với các dịch vụ y tế, dù họ đều công nhận có sự tiến bộ trong nhiều năm qua.

Sai đâu sửa đó

Điều ông Tuấn quan ngại không nằm ở các hành vi tham nhũng cá nhân, mà ở cấp độ tập thể, thông qua việc ban hành quy định buộc người dân phải gia tăng sử dụng dịch vụ y tế. Đơn cử, chỉ riêng việc để có bằng lái xe máy đã phải đáp ứng 83 tiêu chí. Ngăn ngừa được một tai nạn giao thông có ý nghĩa, nhưng nếu so về thiệt hại, làm sao một tai nạn do bỏ qua chỉ tiêu y tế so được với việc một người nào đó vượt bao nhiêu tiêu chuẩn để lên chiếc ghế lãnh đạo của một đơn vị!

Việc duy trì sự không rõ ràng về y tế công - tư ngay trong các bệnh viện công như cho thành lập bộ phận dịch vụ theo yêu cầu, phòng khám chất lượng cao, hay cho phép nhân viên bệnh viện công được đầu tư trang thiết bị y tế tại cơ sở y tế mình đang hành nghề để tăng thu nhập... chính là đặt bác sĩ vào môi trường có thể lạm dụng quyền hành.

Một sự vô tình, thiếu cân nhắc kĩ khi ra quyết định, quên đặt câu hỏi quy định đó đặt lợi ích của ai lên trên khiến cho tham nhũng bị đẩy lên cấp độ tập thể.

Vì thế, cách xử lý tham nhũng trong y tế của Việt Nam cũng chỉ dừng ở mức “sai đâu, sửa đó”, chỉ ngăn chặn cá nhân, chưa đi vào các yếu tố nền, yếu tố thúc đẩy và duy trì môi trường đó. Hệ quả tất yếu là, tưởng như xử lý xong rồi nhưng thực chất anh lại đang làm sai, bởi anh đang xử người mà bị đặt vào hoàn cảnh đó.

Thiếu giám sát độc lập

Lý giải tình trạng tham nhũng trong y tế gia tăng, ông Tuấn cho rằng “
cùng với Đổi mới, chúng ta thêm vào cấu trúc y tế cũ yếu tố cạnh tranh thị trường với phí dịch vụ, làm dự án... mà lại quên đi hệ thống điều chỉnh để giám sát tương ứng. Chúng ta vận hành hệ thống y tế mới theo nguyên tắc dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhưng lại thiếu cơ sở pháp lý cho sự cạnh tranh bình đẳng và một hệ thống kiểm soát dang dở”.

Hơn nữa, hệ thống đào tạo, nghiên cứu, quản lý y tế đã hầu như bỏ qua khâu phân tích sự đặc thù của nghề y, nơi người sử dụng không tự đánh giá được nhu cầu và loại hình dịch vụ mình cần mà họ đặt toàn bộ sức khỏe vào tay người cung cấp dịch vụ. Nói cách khác, bản thân hệ thống y tế luôn có nguy cơ bị lạm dụng, nguy cơ bị làm sai. Vì thế, hệ thống đã được cấu trúc không theo hướng để tránh sự lạm dụng đó.

Ông Trần Quang Trung, Chánh Thanh tra Bộ Y tế cho hay, phát hiện sai phạm, Bộ Y tế lập tức xử lý. Nhiều trường hợp, các ông đã “vi hành” trong vai bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nên để xem người trong ngành mình vòi vĩnh bệnh nhân thế nào. Tuy nhiên, “xử lý không dễ”, chưa nói tới chuyện phân biệt có tham nhũng hay không đã khó. Đơn cử chuyện giá thuốc chẳng hạn. Tổ chức đấu thầu cũng không đảm bảo không có lạm dụng, tham nhũng.

Trong khi đó, hệ thống giám sát độc lập lại hoàn toàn vắng bóng. “Thiếu hệ thống giám sát độc lập, mọi kiện cáo của dân lại đặt vào tay Bộ Y tế, làm sao để bảo vệ quyền của dân cho đúng?”, ông Tuấn nêu.

Sự cần thiết của cơ chế giám sát độc lập và sự tham gia của xã hội dân sự vào khâu giám sát tham nhũng trong y tế cũng là điều các chuyên gia nước ngoài đại diện cho các nhà tài trợ cho Việt Nam quan ngại trong cuộc tọa đàm trước Đối thoại chống tham nhũng giữa Việt Nam với các nhà tài trợ vào ngày 26/11 tới.

Hệ thống y tế đổi mới đòi hỏi con người, quản lý phải mới cả về kiến thức, kĩ năng và thái độ.... Phải giải bài toán ở cấp độ hệ thống, không thể lẻ tẻ được”, ông Tuấn khuyến nghị.

  • Phương Loan
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,