221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1246514
Không mặn mà chống tham nhũng vì sợ không được bảo vệ
1
Article
null
Không mặn mà chống tham nhũng vì sợ không được bảo vệ
,

 - Một cuộc khảo sát của Ban Nội chính Trung ương cho thấy nhiều công chức và doanh nghiệp nhà nước không mặn mà với việc đấu tranh chống tham nhũng bởi họ sợ trở thành nạn nhân của việc tố cáo tham nhũng và sợ không được bảo vệ.

>>> Kinh nghiệm dân giám sát tài sản quan chức

Cố vấn chính sách về phòng chống tham nhũng của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) Jairo Acuna-Alfaro trao đổi tiếp nội dung liên quan thực hiện Công ước LHQ về chống tham nhũng.

Mô tả ảnh.
Ảnh: XL

Tạo cơ chế xác minh thông tin kê khai tài sản

Theo ý kiến của ông, Việt Nam có thể làm gì để nâng cao hiệu quả của những kê khai tài sản đã thu thập?

Mỗi quốc gia có khung pháp lý và bộ văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh việc kê khai tài sản riêng.

Song vẫn có một điểm chung, đó là các quy định về công khai tài sản và lợi ích có tác dụng ngăn ngừa các xung đột về lợi ích trong đội cán bộ, công chức, bởi những quy định đó nhằm nâng cao tính minh bạch trong quá trình ra quyết định và thúc đẩy trách nhiệm báo cáo, giải trình của các cán bộ, công chức trong mọi hoạt động công vụ của mình.

Phạm vi áp dụng kê khai tài sản cũng khác nhau giữa các quốc gia. Ở một số quốc gia, phạm vi áp dụng về yêu cầu kê khai tài sản là các quan chức cấp cao hoặc những quan chức nắm giữ những vị trí mang tính nhạy cảm, trong khi ở một số nước khác, việc kê khai tài sản lại áp dụng đối với công chức cấp thấp hơn. Chỉ có một số quốc gia (trong đó có Việt Nam) yêu cầu cán bộ, công chức ở tất cả các cấp thực hiện kê khai tài sản.

Tuy vậy, những kinh nghiệm hay và tích cực có một điểm chung, đó là yêu cầu kê khai tài sản chỉ áp dụng đối với các quan chức cao cấp bởi làm như vậy sẽ khả thi hơn trong thực tiễn.

Như tôi đã nói ở trên, Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới yêu cầu cán bộ, công chức trong toàn hệ thống công vụ phải kê khai tài sản. Với số lượng lớn cán bộ, công chức nhà nước hiện nay, sẽ rất khó cho cơ quan chức năng quản lý và thực hiện công tác kê khai tài sản bởi sẽ có số lượng rất lớn biên bản kê khai trong khi nguồn lực cần thiết để xác minh và giám sát tính xác thực của việc kê khai còn hạn chế.

Một số phương án có thể xem xét đưa vào áp dụng trong thời gian tới đó là: chọn mẫu ngẫu nhiên để xác minh, thu hẹp phạm vi áp dụng kê khai tài sản vào nhóm cán bộ, công chức cao cấp, phân quyền cho địa phương thực hiện xác minh tính chính xác của biên bản kê khai tài sản, cho phép các tổ chức xã hội dân sự và báo chí tiếp cận các biên bản kê khai tài sản có điều kiện.

Những phương án này bổ sung cho nhau và việc kết hợp các phương án này có thể thực hiện được một cách khá dễ dàng.

Về lâu dài, cần xem xét thu hẹp đối tượng điều chỉnh và kinh nghiệm hay của một số quốc gia đó là chỉ áp dụng đối với quan chức, công chức cấp cao, tạo cơ chế cho việc xác minh thông tin kê khai tài sản và tăng cường năng lực cơ quan phụ trách giám sát hoạt động kê khai tài sản.

Doanh nghiệp không mặn mà chống tham nhũng vì sợ?

Việt Nam đang xây dựng Luật bảo vệ nhân chứng riêng trong nỗ lực phòng, chống tham nhũng. Kinh nghiệm của các nước ra sao, khi không nước nào có thể bảo vệ an toàn tuyệt đối cho người tố giác tham nhũng nhưng làm thế nào để bảo vệ tối đa?

Đây là một câu hỏi rất hay, đòi hỏi tôi phải suy nghĩ kỹ. Đây chính là một trong những phát hiện nghiên cứu chính của khảo sát ban đầu về tình hình tham nhũng năm 2005 của Ban Nội chính trung ương. Nhiều công chức và doanh nghiệp nhà nước không mặn mà với việc đấu tranh chống tham nhũng bởi họ sợ trở thành nạn nhân của việc tố cáo tham nhũng và sợ không được bảo vệ.

Ngày mai (17/11), tại Hà Nội sẽ diễn ra cuộc đối thoại về chống tham nhũng giữa các cơ quan phòng chống tham nhũng Việt Nam và các nhà tài trợ quốc tế.

Chủ đề thảo luận  tập trung vào chống tham nhũng trong lĩnh vực y tế, một trong những lĩnh vực được cho là có nhiều tham nhũng vặt điển hình.

Rất ít quốc gia trên thế giới đã đưa vào thực hiện các điều luật về bảo vệ người tố giác tham nhũng. Báo cáo của Tổ chức Liêm chính toàn cầu có trên trang web report.globalintegrity.org cung cấp một số thông tin đáng lưu ý về kinh nghiệm quốc tế liên quan đến vấn đề này.

Trong báo cáo này, Nhật Bản và Hoa Kỳ, là một trong số ít quốc gia đã ban hành đạo luật bảo vệ người tố giác các hành vi sai trái. Ở Nhật, đạo luật bảo vệ người tố giác nhằm bảo vệ người làm công tố giác các hành vi sai trái của giới chủ doanh nghiệp. Nhật Bản chưa có đạo luật nào về bảo vệ công chức tố giác các hành vi sai trái, song về căn bản công chức được bảo vệ như những người làm công tại các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp ngoại lệ cho công chức nhà nước và, trong một số trường hợp, đạo luật công chức quốc gia, đạo luật về đạo đức công vụ, và nhiều đạo luật khác có giá trị ưu tiên cao hơn đạo luật bảo vệ người tố giác hành vi sai trái.

Theo Tổ chức Liêm chính toàn cầu, trên thực tế, đạo luật bảo vệ người tố giác hành vi sai trái vẫn chưa được áp dụng đầy đủ trong khu vực công. Những người tố giác tham nhũng trong khu vực công dường như vẫn chịu những hậu quả tiêu cực, như mất việc, bị điều động sang vị trí ít cơ hội hơn hoặc bị phân biệt đối xử, bằng cách này hay cách khác.

Tổ chức Liêm chính toàn cầu cũng nhấn mạnh một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á (như Thái Lan, Philippines và Malaysia) cũng đã đưa ra các chương trình bảo vệ người tố giác và nhân chứng. Malaysia đã trình lên Nghị viện dự luật bảo vệ nhân chứng, trong đó có người tố giác tham nhũng.

Theo dự luật này, người đứng đầu cơ quan tư pháp sẽ xem xét đơn tố giác của những người đáp ứng đầy đủ các tiêu chí đối với người có đủ khả năng tố giác, trong đó có việc đáp ứng các tiêu chí về sức khoẻ và thần kinh. Philippines hiện có 8 dự luật đang chờ Hạ viện và Thượng viện xem xét. Khung pháp lý hiện nay được áp dụng để bảo vệ nhân chứng tội phạm hình sự ở Philippines là đạo luật về quyền lợi, an ninh và bảo vệ nhân chứng.

Việc thực hiện các quy định về bảo vệ người cung cấp chứng cứ, theo quy định của Công ước LHQ về chống tham nhũng đòi hỏi phải có đủ phương tiện vật chất và nguồn tài chính cần thiết. Phải chăng quy định như vậy sẽ rất tốn kém? Chẳng hạn như tổ chức lấy lời khai thông qua phương tiện viễn thông hiện đại?

Đây cũng là một câu hỏi hết sức thú vị và cũng cần được xem xét kỹ lưỡng trong bối cảnh Việt Nam. Song, thay vì việc tính toán xem quy định đó “tốn kém” như thế nào, nên chăng chúng ta nghĩ đến những “lợi ích” có được từ việc thực hiện quy định đó một cách có hiệu quả.

  • Xuân Linh


,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,