221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1156347
Chuẩn bị tốt nội dung, nhân sự cho Đại hội Đảng
1
Article
null
Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang:
Chuẩn bị tốt nội dung, nhân sự cho Đại hội Đảng
,

 - Hôm nay, 3/2, Đảng kỷ niệm sinh nhật lần thứ 79. Ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh nhiệm vụ quan trọng mà Hội nghị Trung ương 9 vừa qua đề ra: Tiếp tục đổi mới công tác cán bộ, chuẩn bị tốt nhân sự cho đại hội đảng các cấp, nhân sự Đại hội XI của Đảng.

Hội nghị Trung ương 9 đã kiểm điểm tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng trong nửa đầu nhiệm kỳ (2006 - 2008). Theo đánh giá của Thường trực Ban Bí thư, trong nửa đầu nhiệm kỳ này, công tác xây dựng Đảng chiếm một tỉ lệ lớn trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của BCH TƯ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. 

Ông Trương Tấn Sang làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam tháng 6/2007. Ảnh: Lê Anh Dũng
"Công tác xây dựng Đảng về tư tưởng tiếp tục được đẩy mạnh và đổi mới. Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tư tưởng, lý luận, báo chí, văn hoá, nghệ thuật được quan tâm hơn, đạt được một số kết quả. Công tác xây dựng Đảng về tổ chức, cán bộ mang lại kết quả trên một số mặt. Các cơ quan của Đảng, Nhà nước được sắp xếp, thu hẹp đầu mối; công tác cán bộ được đổi mới trên tất cả các khâu đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, sử dụng và chính sách cán bộ... Công tác kiểm tra, giám sát thi hành kỷ luật trong Đảng được tăng cường, chất lượng, hiệu quả được nâng lên, có tác dụng cảnh báo, ngăn ngừa vi phạm của các tổ chức đảng, đảng viên, giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ chính trị", ông Trương Tấn Sang nói.

Một số tổ chức cơ sở đảng bị tê liệt

Thường trực Ban Bí thư cũng chỉ ra những hạn chế, yếu kém cần được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo kiên quyết khắc phục trong thời gian tới. 

Chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp, chậm được cải thiện; các cân đối kinh tế vĩ mô chưa thật vững chắc, tăng trưởng kinh tế chậm lại, nguy cơ tụt hậu xa hơn các nước trong khu vực chậm được khắc phục. Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch chậm. Huy động và sử dụng các nguồn lực, cả nội lực và ngoại lực, cho phát triển kinh tế - xã hội còn hạn chế, hiệu quả thấp. Việc đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể còn hạn chế, chưa tăng cường được vai trò chủ đạo và vai trò nền tảng trong nền kinh tế nhiều thành phần. Việc xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa theo kịp yêu cầu của công cuộc đổi mới toàn diện và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Những yếu tố bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế chậm được tăng cường.

Giáo dục - đào tạo còn nhiều hạn chế, yếu kém kéo dài, chưa được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết, nhất là yếu kém trong giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục nhân cách cho học sinh, sinh viên; sự bất hợp lý trong cơ cấu giáo dục giữa các cấp học, ngành học, đại học và dạy nghề...

Chính sách quản lý và phát triển khoa học - công nghệ đổi mới còn chậm, chưa theo kịp yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế thế giới. Chất lượng bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân còn thấp, nhất là đối với người nghèo, vùng sâu, vùng xa. Quản lý hoạt động khám chữa bệnh tư nhân, thuốc chữa bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều mặt yếu kém. Công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình bị buông lỏng, không đạt kế hoạch về giảm tỉ lệ sinh; mất cân đối nam, nữ trong cơ cấu dân số. 

"Việc xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, các tổ chức đảng có năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu cao, đội ngũ cán bộ, đảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức tốt, tiên phong, gương mẫu, có uy tín với nhân dân là yếu tố quyết định đối với sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước, dù gặp khó khăn, thách thức to lớn đến thế nào".
Sự phát triển và chất lượng các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao còn nhiều mặt hạn chế, yếu kém. Quản lý các hoạt động văn hoá, báo chí, xuất bản còn nhiều mặt buông lỏng, để nảy sinh tiêu cực; mức hưởng thụ văn hoá còn chênh lệch giữa các vùng, các tầng lớp nhân dân. Chính sách tiền lương, thu nhập chưa hợp lý, chất lượng cuộc sống của một bộ phận nhân dân giảm sút, có nhiều khó khăn; một số vấn đề xã hội bức xúc chậm được giải quyết...

Trong công tác xây dựng Đảng, một số vấn đề nổi lên là: Công tác lý luận chưa khắc phục được một số mặt hạn chế, lạc hậu. Công tác tư tưởng còn thiếu sắc bén, thiếu tính thuyết phục, tính chiến đấu còn hạn chế; nắm bắt dư luận xã hội và định hướng tư tưởng còn chậm. Hoạt động báo chí, xuất bản còn những sai phạm, lệch lạc chưa được khắc phục. Kết quả đạt được của cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" chưa đồng đều ở các cấp, các ngành, các địa phương, kết quả của việc "làm theo" còn hạn chế. 

Việc sắp xếp tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu tinh gọn. Công tác cán bộ còn một số mặt yếu kém chưa được khắc phục. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của nhiều tổ chức đảng, nhất là ở cơ sở còn nhiều mặt yếu kém, thậm chí một số tổ chức cơ sở đảng tê liệt, mất sức chiến đấu, không thể hiện được vai trò lãnh đạo. Công tác kiểm tra, giám sát kỷ luật trong Đảng trên một số mặt cũng còn hạn chế, thiếu sót; nguyên tắc tập trung dân chủ còn bị vi phạm, tính chiến đấu, tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng thấp, nể nang, né tránh, ngại va chạm, dân chủ hình thức còn diễn ra ở nhiều cấp.

Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ

Nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng vừa qua tuy ngắn nhưng đã cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm.

Thứ nhất, cần nhận thức đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của công tác dự báo, quy hoạch, kế hoạch trong lĩnh vực kinh tế - xã hội cũng như các lĩnh vực khác. Những hạn chế, yếu kém trong công tác nắm tình hình, dự báo vừa qua góp phần làm Đảng, Nhà nước ta phải nhiều lần điều chỉnh chỉ tiêu phát triển, điều chỉnh các nhiệm vụ, giải pháp chỉ đạo, điều hành nền kinh tế. Những hạn chế, yếu kém của công tác quy hoạch, kế hoạch là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng tới tốc độ và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế. Một số hạn chế, yếu kém trong các lĩnh vực xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại thời gian qua cũng có một phần nguyên nhân do sự hạn chế, yếu kém của công tác dự báo, quy hoạch, kế hoạch. 

Thứ hai, thực tiễn nửa đầu nhiệm kỳ qua cho thấy, trong tình hình chính trị, kinh tế thế giới biến động phức tạp, để vượt qua được các khó khăn, thách thức và tận dụng được cơ hội để phát triển, đất nước ta cần phải giữ vững ổn định chính trị - xã hội, phát huy cao nội lực với phương châm "nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng", xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh tài chính, tiền tệ, giữ vững các cân đối kinh tế vĩ mô. 

Thứ ba, thực tiễn nửa đầu nhiệm kỳ cũng cho thấy sự phát triển bền vững của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải thực hiện tốt quan điểm kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, giải quyết tốt các vấn đề xã hội. 

Thứ tư, bài học kinh nghiệm về yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên lĩnh vực kinh tế - xã hội. Cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế và các biện pháp khắc phục của các nước trên thế giới vừa qua cho thấy vai trò hết sức quan trọng của quản lý nhà nước đối với nền kinh tế thị trường. 

Thứ năm, bài học về ý nghĩa, vai trò then chốt của công tác xây dựng Đảng. Thực tiễn nửa đầu nhiệm kỳ cũng khẳng định việc xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, các tổ chức đảng có năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu cao, đội ngũ cán bộ, đảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức tốt, tiên phong, gương mẫu, có uy tín với nhân dân là yếu tố quyết định đối với sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước, dù có gặp những khó khăn, thách thức to lớn đến thế nào.

Đổi mới chính sách tài chính với giáo dục, y tế, văn hóa 

Hội nghị Trung ương lần thứ chín đã thống nhất cao mục tiêu từ nay đến hết nhiệm kỳ Đại hội X của Đảng là: Nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, mục tiêu Nghị quyết Đại hội X đề ra cho cả nhiệm kỳ. Cụ thể là: Chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế, phòng ngừa lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, đẩy mạnh xoá đói, giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tăng cường hợp tác và chủ động hội nhập quốc tế đạt hiệu quả ngày càng cao. Giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.

"Xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.."
Tạo chuyển biến rõ rệt hơn nữa trong công tác xây dựng Đảng. Xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đoàn kết nhất trí cao, gắn bó mật thiết với nhân dân, có phương thức lãnh đạo khoa học, đội ngũ cán bộ, đảng viên có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tiếp tục phấn đấu nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Đẩy mạnh cải cách hành chính; phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí...

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu đó, Hội nghị xác định cần tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp lớn đã được Nghị quyết Đại hội X, các nghị quyết Trung ương, kết luận của Bộ Chính trị đề ra, trong đó, tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau: Xây dựng và thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế, phòng ngừa lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý... 

Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, tiếp tục thực hiện cải cách giáo dục; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống; đẩy mạnh đào tạo nghề; đẩy lùi các tiêu cực kéo dài trong giáo dục - đào tạo. Tiếp tục đổi mới đồng bộ cơ chế quản lý và chính sách phát triển khoa học - công nghệ, hoàn thiện chiến lược, quy hoạch phát triển khoa học - công nghệ quốc gia, các ngành, các sản phẩm quan trọng; nâng cao tính tự chủ của các cơ quan khoa học, gắn nghiên cứu khoa học với sản xuất, kinh doanh.

Phát triển và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh từ tuyến cơ sở đến trung ương, nâng cao y đức, đẩy lùi tiêu cực trong khám chữa bệnh. Phát triển và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá, thông tin, gắn kết chặt chẽ phát triển văn hoá với phát triển kinh tế để văn hoá trở thành nền tảng tinh thần của xã hội. Đổi mới chính sách tài chính đối với các lĩnh vực nói trên để tăng thêm vốn đầu tư của Nhà nước, đồng thời huy động các nguồn lực xã hội để phát triển. Thực hiện tốt nhiệm vụ tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Làm tốt công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường.

Nâng cao nhận thức về nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh trong tình hình mới; kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế. Tiếp tục làm tốt nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. Xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc...

Làm tốt công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và phát huy dân chủ. Tăng cường công tác xây dựng Đảng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy của Đảng và cả hệ thống chính trị; đổi mới, nâng cao chất lượng công tác cán bộ, công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên. Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.

Đổi mới, kiện toàn tổ chức và hoạt động của Quốc hội, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của Chính phủ; tiếp tục thực hiện có hiệu quả cải cách tư pháp. Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong thực hiện tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu. Phát huy dân chủ, tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội.

Hội nghị Trung ương 9 đề ra một số nhiệm vụ quan trọng cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện từ nay đến Đại hội XI của Đảng:

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để tổng kết 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và bổ sung, phát triển Cương lĩnh; tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2001 - 2010, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020; tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội X, chuẩn bị các văn kiện Đại hội XI của Đảng.

- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế, phòng ngừa lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, bền vững, bảo đảm an sinh xã hội.

- Tăng cường, củng cố, phát triển những yếu tố bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường.

- Tăng cường quốc phòng, an ninh, đối ngoại, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển đất nước.

- Tập trung làm tốt một số nhiệm vụ có tác động lớn tới tư tưởng, tạo niềm tin trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; tăng cường công tác quản lý, chấn chỉnh các vi phạm của báo chí.

- Thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 5 (khoá X) về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị.

- Tiếp tục đổi mới công tác cán bộ, chuẩn bị tốt nhân sự cho đại hội đảng các cấp, nhân sự Đại hội XI của Đảng.

  • Phạm Đạo ghi

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,