221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1102662
Bài 2 : Công chức còn ỳ, dân tiếp tục bị "hành"
1
Article
null
Cải cách hành chính ở TP.HCM :
Bài 2 : Công chức còn ỳ, dân tiếp tục bị 'hành'
,

- Dù thực hiện theo cơ chế nào, điều kiện vật chất có tốt mấy mà công chức không đổi sức ỳ, lương tâm chức nghiệp không có thì dân vẫn tiếp tục bị "hành".

 

>> TP.HCM: Thủ tục hành chính vẫn "hành" dân

 

10 năm trở lại đây, TP.HCM đã áp dụng cơ chế "một cửa", "một cửa một dấu", rồi "Tổ nghiệp vụ hành chính công" và nay là "một cửa", "một cửa liên thông" để hướng đến mục tiêu có một nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp tiện lợi cho người dân, nhưng vấn đề căn bản nhất - yếu tố con người - dường như vẫn chưa được chú trọng.

 

Người dân đến liên hệ thủ tục hành chính tại UBND quận 1. Ảnh: T.Thuấn

 

Hài lòng hay không là ở cung cách phục vụ

 

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.HCM Nguyễn Thành Tài từng bức xúc: “Không đọc, không học, không theo dõi tình hình thời sự diễn ra trên địa bàn TP, trên lĩnh vực mình phụ trách, đó là một biểu hiện trì trệ rất đáng phê phán của cán bộ công chức”. Còn chuyên gia cải cách hành chính Diệp Văn Sơn tâm tư: "Lương tâm chức nghiệp mới chỉ là điều được hô hào nhưng chưa đi vào đời sống thường ngày của công chức, trong khi lương tâm là yếu tố quyết định của công chức".

 

Chủ tịch UBND quận 8 Nguyễn Thành Chung cho rằng: CCHC một cửa mà không phải một dấu, trước đây quận đã có kiến nghị. Bởi khi thực hiện cơ chế "một cửa một dấu", khối lượng công việc dồn vào một đầu mối khá lớn nhưng việc hành dân không phải là chỗ đóng dấu. Cơ chế "một cửa một dấu" đã hạn chế chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của thủ trưởng các cơ quan.

 

Ông Nguyễn Thành Chung, Chủ tịch UBND quận 8. Ảnh: T.Thuấn
Sau khi cơ chế "một cửa một dấu" ở quận, huyện được thay thế bằng cơ chế “một cửa”, tình trạng ùn tắc chờ đóng dấu đã được giải quyết, thời gian chờ đợi của dân đã giảm bớt. Mấu chốt trong việc cải cách hành chính là ở yếu tố con người.

 

Dù thủ tục có đơn giản, cơ chế có thông, phương tiện, điều kiện cơ sở, vật chất có tốt mà con người không thông thì người dân vẫn khổ. Chắc chắn các quy định luật pháp, khung pháp lý sẽ không thể nào hoàn hảo mà luôn có những kẽ hở, bất cập. Nếu cán bộ có nhiệt tình, có đặt hết tâm huyết để tìm mọi cách giúp đỡ thì dân thuận lợi, ngược lại tìm mọi kẻ hở trong các quy định để nhũng nhiễu thì dân khổ.

 

Nếu công chức công tâm, làm việc có trách nhiệm, tận tình hướng dẫn thì dù hồ sơ có rườm rà, rắc rối đến mấy thì dân vẫn hài lòng. Ở Pháp, việc cấp phép xây dựng phải mất 6 tháng chứ không phải xin là có ngay như ở Việt Nam. Nhưng cách giải thích và trách nhiệm của người công chức làm cho người dân hài lòng chứ không phải như Việt Nam, chỉ 20 ngày mà dân vẫn cứ ấm ức.

 

CCHC trước hết là phải thay đổi tiêu chuẩn, đạo đức đội ngũ công chức, chứ không phải là thủ tục. Nếu không thay đổi được sức ỳ của đội ngũ công chức thì dù có cải cách mấy đi nữa vẫn không đạt hiệu quả.

 

Cái tâm là cốt lõi

 

Theo ông Lê Hiếu Đằng, Phó Chủ tịch UBMTTQ VN TP.HCM, CCHC phải gắn liền với hệ thống nền hành chính quốc gia chứ không thể chỗ này cải, chỗ kia không. Muốn CCHC trước hết phải xác định chính quyền các cấp là nơi phục vụ.

 

Người dân làm thủ tục hành chính tại UBND quận Tân Phú. Ảnh: T.Thuấn

Theo ông Đằng, muốn cải tiến nền hành chính quốc gia, trước hết phải đổi mới, xác định vai trò lãnh đạo, phương thức lãnh đạo của Đảng. Còn nếu xét về chính quyền độc lập thực sự thì phải giải quyết 2 vấn đề: Một là phải đào tạo đội ngũ công chức có nghề, có kỹ năng rồi trên cơ sở đó mới cải tiến thủ tục hành chính. Bởi con người không có kỹ năng, không hiểu hết công việc thì sẽ là vật cản.

Tuy nhiên, nếu cán bộ, công chức dù có kỹ năng nhưng không có cái tâm phục vụ hoặc bị chi phối bởi " điều kiện đầu tiên " thì cũng không thể phục vụ tốt. Có thể trình độ, kỹ năng còn yếu nhưng với lương tâm chức nghiệp vì dân phục vụ thì sẽ có suy nghĩ, tìm tòi vận dụng quy định để giải quyết yêu cầu của dân tốt hơn.

 

Còn đối với cấp lãnh đạo, nếu vì dân, người lãnh đạo sẽ thường xuyên đi kiểm tra hệ thống chính quyền của mình. Từ đó, lãnh đạo mới phát hiện công chức nào hay bắt nạt, sách nhiễu dân để chỉnh đốn. “Tôi có cảm giác các "quan" hiện nay rất ít vi hành để nghe tâm tư, nguyện vọng của dân để đau với nỗi đau của dân”.

 

Ví như anh Sáu Dân (nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt) chẳng hạn, xuất phát từ cái tâm vì dân nên đã thường xuyên vi hành, nghe dân nhiều, từ đó có những quyết định đúng, có lợi cho đất nước, cho dân”.

 

Thực chất việc công chức "hành" dân là để người dân mệt mỏi mà đút lót, chung chi. Tại sao các đường dây dịch vụ lại làm việc có hiệu quả? Ông Đằng cho đây là mảnh đất tham nhũng, tiêu cực phát triển. Nếu chống tham nhũng, chống tiêu cực mà không cải tiến bộ máy hành chính và không đặt tiêu chí lương tâm chức nghiệp của công chức lên hàng đầu thì khó mà thành.

  • Tấn Thuấn - Hoài Bắc
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,