221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1043263
Lấp vịnh xây nhà máy thép, phá hủy tường chắn tự nhiên
1
Article
null
Lấp vịnh xây nhà máy thép, phá hủy tường chắn tự nhiên
,

 - LTS: Câu chuyện về việc ứng xử với "món quà quý" mà thiên nhiên trao tặng: Vân Phong, trong việc phát triển Thép? hay Cảng? hoặc cả hai?, chắc chắn sẽ được các cơ quan hữu trách quyết định trong thời gian tới.

Những ý kiến nhiều chiều trong loạt bài liên quan đến vịnh biển Vân Phong và sự lựa chọn cho tương lai mà VietNamNet đăng tải trong thời gian qua hy vọng đã có thể cung cấp thêm nguồn dữ liệu cho các quyết định sẽ được chọn lựa.

VietNamNet tạm khép lại chuyên đề về Vân Phong tại đây, và sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc những diễn biến mới nhất.

Nhà máy thép ở Vân Phong là "hoàn toàn không hợp lý"

Từng nhiều lần đến Đầm Môn - Vân Phong để nghiên cứu, khảo sát địa thế, môi trường và cũng là người tham gia xây dựng Chiến lược Bảo vệ môi trường cho Khánh Hòa giai đoạn 2000-2010, PGS.TS Nguyễn Đình Hòe (Chủ nhiệm Bộ môn Quản lý môi trường - ĐH Quốc gia HN, kiêm Ủy viên Ban Chấp hành TW - Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường VN) nói về việc dự án thép - điện của Posco muốn được triển khai tại Vân Phong:

Mô tả ảnh.

PGS.TS Nguyễn Đình Hòe: "Khi con người phá vỡ sự cân bằng tự nhiên thì những vùng bờ nhân tạo như nhà máy thép sẽ phải chịu tác động mạnh mẽ nhất". Ảnh: Ngọc Huyền

Việc đặt nhà máy thép cỡ lớn ở Đầm Môn - Vân Phong hoàn toàn không hợp lý. Đầm Môn đẹp như tranh vẽ, một báu vật quốc gia với nhiều tiềm năng phát triển. Đầm Môn là trung tâm du lịch với nhiều dự án, cũng là nơi nuôi trồng thủy sản. Xã Vạn Thạnh ở Đầm Môn được xem như cái nôi của nghề nuôi trồng trên biển.

Đây là vị trí đắc địa cho cảng nước sâu. Nếu xây nhà máy thép sẽ làm phá vỡ cảnh quan. Chưa kể, làm nhà máy thép, Posco sẽ phải san lấp phần lớn vịnh Đầm Môn và san cả cồn cát. Sau này, có thể đào lại vịnh biển được không?

- Những người tán thành Posco vào Vân Phong lập luận rằng nhà máy thép sẽ sử dụng công nghệ sạch là công nghệ luyện thép Finex. Nhưng với quy mô sản xuất hàng chục triệu tấn thép/năm và nhà máy điện công suất 1.000 MW, tổ hợp thép - điện này sẽ gây tác động như thế nào đến môi trường?

- Dự án của Posco chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Áp dụng công nghệ cao không có nghĩa sẽ không gây ô nhiễm. Nhiều chất thải có hại sẽ làm ảnh hưởng nguồn nước, bụi và tác động tới hàng vạn người dân đang sống bằng nghề nuôi trồng thủy hải sản.

TS. Nguyễn Thiết Hùng, Chủ tịch Hội khoa học kỹ thuật biển Khánh Hoà:

Posco đã nghiên cứu thành công công nghệ Finex, giảm thiểu đáng kể chất thải nguy hại. Nhà máy của họ rất sạch.

Chưa kể, sau khi có bản quy hoạch khu kinh tế Vân Phong, hàng chục doanh nghiệp du lịch đã đổ tiền của đầu tư vào đây. Họ sẽ làm gì nếu một nhà máy thép gây ô nhiễm môi trường và tàn phá cảnh quan thiên nhiên được xây dựng?

Định hướng phát triển kinh tế, du lịch, dịch vụ và hàng hải của tỉnh Khánh Hòa đã được phê duyệt là định hướng đúng. Nhiều DN đã đổ vốn vào theo lộ trình. Tổng cục Du lịch đã đầu tư xây dựng một con đường mấy làn xe chạy vào Đầm Môn để phát triển du lịch. Nay chẳng lẽ vì một DN vốn lớn đề nghị xin xây dựng mà làm thay đổi cả chiến lược đã được phê duyệt?

Giả sử tương lai có DN khác vốn nhiều gấp 10 lần Posco liệu chúng ta có thay đổi chiến lược của cả đất nước này không?

- Nhiều chuyên gia hàng hải cho rằng nếu Khánh Hòa vẫn tiếp tục muốn xây nhà máy thép, nhiệt điện thì nên đặt ở vùng phía nam vịnh, nơi đã có Nhà máy sửa chữa tàu biển Vinashin - Hyundai để có thể khoanh vùng xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường. Ông có đồng tình với quan điểm này? 
 
- Tôi đã hai lần đến Nhà máy sửa chữa tàu biển Vinashin - Hyundai xem bột Nix gây ô nhiễm thế nào. Lượng bột này đã gây ô nhiễm môi trường rất lớn, ảnh hưởng mạnh đến sức khỏe nhân dân trong vùng quanh nhà máy và các loài thủy sinh... Xử lý bột Nix không khó vì có thể tái nấu chảy thành đồng hoặc đúc thành những khối bê tông dùng trong xây dựng. Điều này do DN đã không xử lý theo luật định.

Mô tả ảnh.
Bãi chứa hạt Nix thải của nhà máy đóng tàu Huyndai - Vinashin đã gây ô nhiễm khu vực phía Nam Vân Phong. Ảnh: Đình Quân
Khi Huyndai - Vinashin không chịu xử lý, tỉnh Khánh Hòa đã cho tạm ngừng sản xuất và liên doanh này phản ứng bằng cách cho nghỉ việc hàng nghìn công nhân.  Nhưng rõ ràng không thể chỉ trách mỗi doanh nghiệp vì xử lý ô nhiễm công nghiệp phải do cả trách nhiệm của ban quản lý KCN.  

Việt Nam đang "để sổng" ô nhiễm môi trường

- Liên doanh Huyndai - Vinashin trước đây khi lập dự án đã đưa ra nhiều cam kết về xử lý ô nhiễm môi trường nhưng rồi không thực hiện. Ông có khuyến cáo gì xung quanh câu chuyện này? 
 
- Không riêng trường hợp Huyndai - Vinashin mà ở miền Đông Nam Bộ và một số tỉnh khác cũng có rất nhiều KCN không xử lý chất thải công nghiệp triệt để, thậm chí một số DN có trạm xử lý chất thải nhưng chỉ vận hành khi có thanh tra.

Cách làm này đã đưa đất nước đến ranh giới của khủng hoảng môi trường. Tất cả các dòng sông đều bẩn, nhiều dòng sông chết, 51 làng ung thư... Nhiều DN không muốn thực hiện các cam kết về môi trường vì nếu phải đầu tư sẽ làm giảm lợi ích kinh tế. Nhà quản lý môi trường phải hợp tác với DN để biến quản lý của Nhà nước thành tự quản lý của DN.

Báo động đỏ về mặt môi trường là do chúng ta thực hiện chế tài không nghiêm.

- Khi xây dựng các chiến lược phát triển kinh tế hoặc khi có dự án đầu tư, vấn đề đánh giá tác động môi trường đã được xem xét ở mức độ nào?

Vấn đề phản biện xã hội cũng như đánh giá môi trường chiến lược dành cho các quy hoạch, chương trình phát triển kinh tế xã hội (ĐMC) mới được đưa vào quy định sau khi có Luật Môi trường mới và có hiệu lực từ 01/07/2006. Lâu nay chúng ta chỉ đánh giá tác động môi trường cho các dự án chứ chưa có đánh giá tác động môi trường chiến lược (ĐMC).

Chưa kể năng lực phản biện xã hội của nhiều tổ chức chính trị - xã hội còn bất cập. Chúng ta cũng chưa có thói quen là các quyết sách lớn trước khi đưa ra phải được phản biện.

Do đó, năng lực kiểm soát môi trường của chúng ta không theo kịp sự phát triển. Vì "để sổng" như vậy nên ô nhiễm môi trường luôn là bức xúc của nhân dân.

- Còn những bài học kinh nghiệm nào về việc đã có dự án được cảnh báo sẽ tác động xấu đến môi trường nhưng vẫn thực thi và đến nay không xử lý được hay không? 
 
- Chỉ 15% DN ở miền Đông Nam Bộ có trạm xử lý chất thải. Hầu hết chất thải công nghiệp ở miền Đông Nam Bộ đều đang đắp chiếu chưa xử lý được. Nhiều KCN chưa có nhà máy xử lý nước thải như dọc sông Thị Vải. Chúng ta đã ưu tiên quá nóng cho sự phát triển kinh tế mà quên đi trách nhiệm với môi trường. Thế hệ sau sẽ phải gánh món nợ này.

- Vậy, lựa chọn bài toán lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường như thế nào cho phù hợp trong điều kiện Việt Nam hiện nay? 
 

Phát triển lĩnh vực gì cũng gây ô nhiễm môi trường nếu không kiểm soát tốt. Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 41, đi đầu về vấn đề môi trường trong giai đoạn HĐH-CNH, nhưng chúng ta thực hiện còn chậm.

Giá trị sinh thái không tính được bằng tiền nhưng nó mang lại lợi nhuận lâu dài và tạo vị thế cho địa phương, cho đất nước. Nhưng nhiều khi do giá trị sinh thái không tính được bằng tiền nên trong quá trình phát triển kinh tế chúng đã bị đã bỏ qua.

Ông Bùi Mau (Chủ tịch Liên hiệp Các hội KHKT Khánh Hòa): Những năm qua Khánh Hòa đã triển khai nhiều dự án. Đang có rất nhiều ý kiến lo ngại về dự án của Posco. Vậy mà từ trước đến nay chưa có một dự án nào triển khai ở tỉnh này có sự tham gia tư vấn, phản biện đúng nghĩa của các nhà khoa học, các hội khoa học hoặc Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật tỉnh. (Theo TTO).

Lấp vịnh xây nhà máy, phá hủy bức tường chắn tự nhiên

- Thưa ông, có phải vì chưa quan tâm đủ như vậy nên một chuyên gia tài chính - ngân hàng mới nói rằng khi đem bản quy hoạch cảng trung chuyển container quốc tế Vân Phong đi "chào mời" nhà đầu tư nước ngoài, họ đều nói chúng ta chưa có những báo cáo tác động môi trường nên chưa nhìn thấy tính khả thi? 
 

- Văn bản pháp luật của Nhà nước đều có quy định về lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tuy nhiên, một số lĩnh vực, dự án và nhiều địa phương thực hiện các quy định này chưa tốt.

Lý do vì khâu thẩm định và thành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) rất khó khăn không phải nhóm chuyên gia nào cũng đủ năng lực để đảm bảo thực hiện tốt, lại đòi hỏi thời gian và kinh phí . Thứ hai, có thể do nhiều địa phương trải thảm đỏ nên đã châm chước nhiều cho DN. Vậy nên không ít dự án đã được thẩm định ĐTM sơ sài hoặc bỏ qua nghĩa vụ thẩm định ĐTM mà đáng lẽ phải được thực hiện chặt chẽ...

Việc lập báo cáo ĐTM là do các chủ dự án thuê các chuyên gia có đủ chức năng pháp lý, trình độ, nghề nghiệp tiến hành theo quy định.

- Việc xây dựng Nhà máy thép Posco sẽ ảnh hưởng như thế nào đến môi trường sinh thái của Vân Phong?

- Cồn cát là hệ thống phòng vệ bờ biển. Hệ thống cồn cát tự nhiên của Đầm Môn rất vững bền như một bức tường thành ngăn cản sự ảnh hưởng của biển tạo ra vịnh Vân Phong và vịnh Đầm Môn kín phía sau. Nếu xây dựng nhà máy thép sẽ phải san lấp những cồn cát xuống biển vịnh nước sâu, phá hỏng bức tường thành tự nhiên này. Cồn cát bị san lấp thì vịnh Vân Phong sẽ không được bảo vệ trước tác động của sóng biển ngày càng mạnh do biến đổi khí hậu.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Chiến Thắng: “Dự án khu liên hợp thép trong trung hạn là để tránh lãng phí khi ở đây chưa đủ điều kiện hình thành cảng trung chuyển container quốc tế xứng tầm. Còn nếu cảng trung chuyển container quốc tế có điều kiện thực hiện sớm hơn thì vẫn còn 7km chiều dài bờ biển, đủ sức để xây dựng một cảng trung chuyển có tầm vóc quốc tế”. (Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn). 

Trong khi đó, nước biển dâng sẽ gây xói lở bờ biển. Chỉ cần nước biển dâng 1cm có thể phá hủy hàng trăm mét bờ cát . Bởi vì vùng biển ổn định về mặt sinh thái, mà vùng ven bờ là vùng cân bằng giữa đất, nước và không khí. Khi con người can thiệp vào phá vỡ sự cân bằng tự nhiên này thì những vùng bờ nhân tạo như nhà máy thép sẽ phải chịu tác động mạnh mẽ nhất.

Khi Posco xây dựng nhà máy thép ở Đầm Môn - Khánh Hòa có thể chỉ nhằm đến giá trị sinh thái phi thị trường mà họ được trao miễn phí.

Ngoài ra, biến đổi khí hậu sẽ làm cho những trận bão, sự thay đổi dòng biển và thủy triều trở nên bất thường và tấn công vào bờ mạnh mẽ hơn.

Điển hình như vùng sông Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu) để phát triển khu công nghiệp, tỉnh này đã khai hoang gần 5.000ha đất ngập nước và rừng ngập mặn để xây nhà máy và các căn cứ hậu cần cho cảng. Việc này rất nguy hiểm vì rừng ngập mặn rất quan trọng với việc bảo vệ an toàn cho vùng bờ.  
 
Với dự báo về biến đổi khí hậu, tùy theo các vùng mà mực nước biển dâng cao thấp khác nhau thì các nhà máy, khu sản xuất được ưu tiên mặt bằng trên các vùng đất thấp sát cửa sông, sát biển sẽ phải hứng chịu thảm họa của thiên nhiên. Đứng trước nguy cơ biến đổi khí hậu, các DN không thể "vô tư" phơi bày sản nghiệp của mình ra trước "thần biển" đang nổi giận.

  • Lê Nhung - Ngọc Huyền

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
/script>