221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
988694
Pháp muốn "nhấn ga" tăng nhanh thương mại-đầu tư vào VN
1
Article
null
Pháp muốn 'nhấn ga' tăng nhanh thương mại-đầu tư vào VN
,

(VietNamNet) - "Việt Nam là điểm đến mà các doanh nghiệp và chính phủ Pháp đặc biệt quan tâm" - Thủ tướng Pháp Francois Fillon khẳng định. Hai nhà lãnh đạo đã chứng kiến lễ ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác quan trọng trong lĩnh vực hàng không, dầu khí, cơ sở hạ tầng, điện năng, ngân hàng...trị giá hàng tỷ USD.

Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có cuộc hội kiến với Tổng thống Sarkozy tại điện Elysée.

>> Toàn cảnh chuyến công tác tại LHQ và Pháp của Thủ tướng

Việt - Pháp muốn xây dựng đối tác mẫu mực

phapviet2

Khẳng định Pháp là đối tác châu Âu hàng đầu của Việt Nam, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam mong muốn hai bên xây dựng đối tác mẫu mực giữa một nước đang phát triển và một nước phát triển có quan hệ truyền thốn g, lịch sử văn hóa lâu đời.

Trên cơ sở trao đổi thương mại liên tục tăng trong những năm qua, Thủ tướng đề nghị Pháp xem xét đưa Việt Nam vào danh sách các nước trọng điểm để đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại.

Hiện kim ngạch buôn bán hai chiều đạt 1,2 tỷ euro/năm, khiến Pháp trở thành bạn hàng châu Âu số một của Việt Nam.

Về đầu tư, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam kêu gọi các nhà đầu tư Pháp tăng cường làm ăn ở Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực hạ tầng giao thông, năng lượng, công nghệ thông tin, hàng không vũ trụ.

Việt Nam cũng đề nghị Pháp ủng hộ thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Liên minh châu Âu nhân dịp Pháp đảm nhận chức Chủ tịch EU vào 6 tháng cuối năm 2008 cũng như sớm công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.

Nhấn mạnh về tầm mức hợp tác giáo dục - đào tạo và văn hóa ngày càng đa dạng, phong phú giữa hai bên, Việt Nam đề nghị coi Pháp là một đối tác ưu tiên trong hợp tác quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Hiện, có khoảng 5000 sinh viên Việt Nam đang họp tập tại các trường đại học của Pháp.

Đáp lại, người đứng đầu Chính phủ Pháp nói chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là "minh chứng hùng hồn cho quan hệ hợp tác đa dạng giữa Pháp và Việt Nam".

Ca ngợi những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam, ông Fillon khẳng định: "Việt Nam là điểm đến của thành công, có nhiều tiềm năng mà doanh nghiệp Pháp, chính phủ Pháp luôn đặc biệt quan tâm".

Hiện nước Pháp mới chỉ đứng vị trí thứ 9 trong số 80 nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đứng thứ hai châu Âu.

Người đứng đầu Chính phủ Pháp nói Pháp sẽ phải tìm ra những cách thức để tăng gấp nhiều lần thương mại và đầu tư với Việt Nam. Sắp tới, nước này sẽ cử nhiều phái đoàn tới nghiên cứu tiềm năng kinh tế của Việt Nam. Ông khẳng định những thỏa thuận ký kết hôm nay "chỉ là mở đầu cho hàng loạt những hợp tác kinh tế quan trọng" sau này.

Thủ tướng Pháp cũng tuyên bố ủng hộ nỗ lực của Việt Nam trong việc trở thành thành viên không thường trực HĐBA LHQ, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với châu Âu. Hai bên thỏa thuận sẽ xây dựng cơ chế thảo luận cấp cao đối với những vấn đề quốc tế và song phương mà hai bên quan tâm.

Hai phía cũng thống nhất thành lập trung tâm văn hóa ở Hà Nội và Paris để hai dân tộc xích lại gần nhau.

"Pháp sẽ luôn đứng sau Việt Nam trong mọi bước đường hội nhập"

Thủ tướng Francois Fillon đã khẳng định như vậy trong cuộc họp báo sau hội đàm giữa hai người đứng đầu hai Chính phủ Việt Nam và CH Pháp. 

- Được biết, từ nay đến năm 2020, Việt Nam có dự án xây nhà máy điện nguyên tử. Liệu các đối tác Pháp có hy vọng tham gia dự án này hay không, thưa Thủ tướng?

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Việt Nam dự kiến có nhà máy điện nguyên tử vào năm 2020. Nếu đến thời gian đó, chúng tôi không xây được nhà máy này thì Việt Nam sẽ không đủ điện. Chúng tôi sẽ lựa chọn công nghệ và nhà đầu tư hiệu quả nhất về kinh tế, độ an toàn và môi trường.

Pháp là một đối tác mà chúng tôi rất lưu ý và ngày hôm kia, khi vừa đến Pháp, tôi có đến thăm Nhà máy điện nguyên tử của Pháp.

- Trong cuộc gặp với doanh nghiệp Pháp sáng nay, Thủ tướng Việt Nam có nói rằng các nhà đầu tư của Pháp không nên chậm chân. Pháp nên tăng cường vai trò ở Đông Dương. Xin hỏi Thủ tướng Pháp, vị trí của Việt Nam trong chính sách đối ngoại hiện nay của Pháp?

Thủ tướng Francois Fillon: Như mọi người đã thấy trong lễ ký kết vừa rồi có nhiều văn bản ký kết giữa doanh nghiệp Pháp và Việt Nam. Điều đó cho thấy rất rõ tính năng động của DN Pháp. Tuy nhiên, chúng tôi cũng thừa nhận rằng tính năng động này chưa đáp ứng tầm cỡ của mối quan hệ hợp tác giữa hai nước.

Chính vì lẽ đó sau cuộc hội đàm sáng nay, tôi có nói với Bộ trưởng Kinh tế và việc làm, sẽ là người có trách nhiệm tìm ra cách thức phù hợp để đạp cho cỗ máy chạy nhanh hơn, làm sao tăng gấp nhiều lần trao đổi thương mại giữa Pháp và Việt Nam.

Các doanh nghiệp Pháp đầu tư vào Việt Nam không chỉ dựa trên tình cảm hữu nghị giữa hai nước mà còn xuất phát từ thế mạnh của Việt Nam. Việt Nam vốn có rất nhiều tiềm năng. Chính vì lẽ đó, để trả lời câu hỏi này, trong tương lai chúng tôi sẽ cử nhiều phái đoàn sang nghiên cứu tiềm năng kinh tế của Việt Nam nhằm thúc đẩy quan hệ đầu tư, thương mại giữa hai nước.

Như ngài Thủ tướng Việt Nam có nói, Việt Nam đang có nhu cầu xây dựng nhà máy điện nguyên tử, tôi xin thưa với ngài rằng nước Pháp đứng vị trí số một trong lĩnh vực này.

- Đánh giá của Thủ tướng về triển vọng hợp tác giữa hai bên?

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Như tôi đã thông báo, hai bên đã đạt được nhiều thỏa thuận trên nhiều lĩnh vực hai bên cùng quan tâm. Tôi tin rằng, sau cuộc hội đàm này, sau chuyến thăm này sẽ góp phần đưa mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, ổn định, lâu dài, Việt Nam - Pháp thật sự là đối tác mẫu mực của nhau trước hết trên các lĩnh vực kinh tế - thương mại - đầu tư, giáo dục - đào tạo, văn hóa, khoa học công nghệ.

- Trong cuộc hội đàm vừa rồi với Thủ tướng Việt Nam, hai bên có đề cập đến vấn đề nhân quyền không?

Thủ tướng Francois Fillon: Chúng tôi có quan tâm và trao đổi về vấn đề nhân quyền. Pháp đánh giá rất cao những tiến bộ của Việt Nam trong lĩnh vực này. Việt Nam khẳng định tham gia tất cả các tổ chức thế giới và được cộng đồng quốc tế công nhận.

Ngài Thủ tướng nói rằng Việt Nam muốn trở thành đối tác chiến lược của Liên minh châu Âu và nếu muốn là đối tác chiến lược của Liên minh châu Âu, chắc chắn Việt Nam quan tâm đến vấn đề nhân quyền.

Pháp luôn ủng hộ và đứng sau lưng Việt Nam trong mọi bước đường hội nhập quốc tế.

CH Pháp: đối tác châu Âu hàng đầu của VN

Tại buổi hội kiến với Tổng thống Pháp Sarkozy, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, chưa bao giờ quan hệ giữa hai nước ở mọi cấp lại phong phú và năng động như hiện nay. 

"Pháp duy trì vị trí đối tác châu Âu hàng đầu của Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực".

Thủ tướng mong muốn các nhà đầu tư Pháp sẽ hiện diện mạnh mẽ hơn ở Việt Nam, tham gia vào các lĩnh vực hạ tầng giao thông, năng lượng, viễn thông, ngân hàng, tài chính, chế biến nông sản.

Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đánh giá cao việc Pháp hỗ trợ cho Việt Nam 1,4 tỷ euro từ nay đến năm 2010. Thủ tướng đề nghị Tổng thống Sarkozy ủng hộ các dự án quan trọng Pháp ở Việt Nam. Trong đó chú trọng việc hỗ trợ khôi phục cầu Long Biên, nâng cấp trường Đại học Y Hà Nội, xây dựng tuyến đường sắt nội đô Nhổn - Hà Nội, đề nghị hai bên tổ chức “Tháng Việt Nam tại Pháp” và “Tháng Pháp tại Việt Nam” và tăng học bổng cho sinh viên Việt Nam sang Pháp du học.

Thủ tướng cũng cảm ơn Pháp đã ủng hộ Việt Nam trở thành thành viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc khóa 2008 - 2009 và chuyển lời mời của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết mời Tổng thống Sarkozy thăm Việt Nam.

Tổng thống Sarkozy cho rằng, Pháp – Việt Nam có mối quan hệ lịch sử, văn hóa truyền thống lâu đời. Việt Nam hiện nay đang có nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ.

Ông Sarkozy tin tưởng rằng Việt Nam sẽ được bầu vào vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an LHQ khóa 2008 -2009. Đồng thời, Tổng thống Sarkory khẳng định hai nước cần tăng cường quan hệ, nhất là quan hệ kinh tế cho tương xứng với mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa hai nước.

Tối cùng ngày, Thủ tướng đã tham dự Lễ khai mạc Gala Dinner - Những ngày văn hóa Việt Nam tại Pháp do Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) tổ chức.

  • Việt Lâm (từ Paris)

     

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,