,
221
10704
Tư vấn tiêu dùng
tuvantieudung
/bvkh/tuvantieudung/
1253923
Thủ thuật "độ" gạo thường thành gạo "xịn"
1
Article
10701
Bảo vệ Người tiêu dùng bằng Thông tin
bvkh
/bvkh/
,

Thủ thuật 'độ' gạo thường thành gạo 'xịn'

Cập nhật lúc 07:00, Thứ Năm, 24/12/2009 (GMT+7)
,

Từ một số loại gạo, các điểm kinh doanh gạo phối trộn, “mông má”, dùng máy ép cho trắng để cho ra trên 80 loại tên gọi khác nhau tuỳ sở thích của khách.

Thơm lài, thơm Thái, thơm Đài Loan, thơm đặc biệt, tài nguyên, tài nguyên đặc biệt, nàng thơm Chợ Đào, hương lài, jasmine, gạo sóc, gạo Châu Long, thơm Mỹ… “Thật khó nhớ hết tên”, Minh, nhà ở Thủ Đức, người phải đi chợ hàng ngày liệt kê.
 

Mô tả ảnh.

Các loại gạo đặc sản Việt Nam được đóng gói bao bì nghiêm túc.


"Lên đời" cho gạo

Theo tìm hiểu, thực tế nông dân sử dụng cả trăm giống lúa vào sản xuất, nhưng gạo bán ở thành phố lại chỉ có vài ba giống thuộc dòng cơm dẻo, thơm... Ông Huỳnh Công Thành, giám đốc công ty Lương thực TP.HCM xác nhận, những loại giống thường thấy đó là: jasmine, KDM (hương lài, thơm lài), hommali (giống lúa nhập từ Thái - thơm Thái), giống lúa Đài Loan (thơm Đài Loan) và một vài giống dòng ST, OM trồng ở Sóc Trăng.

Một đầu mối cung cấp gạo ở TP.HCM lại cho hay, có khoảng 15 loại giống chủ lực, giá gạo thấp nhất là 6.500 đồng/kg, cao nhất là 18.000 đồng/kg. Từ 15 loại gạo này, các điểm kinh doanh gạo phối trộn cho ra trên 80 loại tên gọi khác nhau.

Chủ vựa gạo tên Minh ở quận 7 thừa nhận, sở dĩ có nhiều tên gọi như vậy là do gạo bị trộn lẫn nhiều giống lúa với nhau. Minh nói: “Dòng gạo thơm có đặc điểm chung là hạt dài, nhưng độ dẻo, thơm, xốp và nhất là giá lại khác nhau. Nếu để nguyên giống jasmine bán giá có 12.000 - 13.000 đồng/kg, nhưng trộn 70% loại gạo này với 30% gạo hương lài (giá 15.500 - 17.000 đồng/kg), lấy tên gọi khác là thơm Thái lại ra giá 17.000 - 17.500 đồng/kg”.

Nếu vựa gạo nào không trộn thì lại có cách “độ” tên khác, mà theo Minh đó là dùng máy ép cho trắng. “Gạo càng lau càng bóng, càng trắng. Cùng một giống KDM (hương lài) hay jasmine nhưng nếu ép, lau cho trắng thì có thể đặt được nhiều tên khác nhau”, Minh bật mí.

Chất lượng gạo thương hiệu

Hiện tại TP.HCM có một số thương hiệu gạo đang bán trong hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích. Ông Huỳnh Tín Dũng, giám đốc kinh doanh công ty Minh Cát Tấn nói, thương hiệu gạo Kim Kê (số hiệu từ 01 - 09), giá bán từ 18.000 - 21.000 đồng/kg lấy từ các giống lúa như jasmine, tài nguyên, thơm Thái, thơm Đài Loan, hương lài. Minh Cát Tấn cử nhân viên về vùng lúa các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tìm nguồn giống lúa chất lượng, sau đó đặt hàng nhà máy ở Gò Công dự trữ lúa, xay xát theo yêu cầu. Gạo sau khi xay xát, lau bóng sẽ để nguyên giống chứ không phối trộn, mỗi giống đặt một số hiệu khác nhau theo thứ tự từ 01 đến 09 và lấy tên gọi chung là Kim Kê.

Trong khi đó, công ty Xuân Hồng mỗi tháng tung ra thị trường 40 - 50 tấn gạo thơm lài, nàng thơm, tài nguyên, thơm Đài Loan mang thương hiệu Xuân Hồng cũng cho hay nguồn gạo được gom từ một số nhà máy xay xát ở các tỉnh miền Tây. Sau đó đưa về thành phố đóng gói chứ không ký hợp đồng mua trực tiếp với nông dân.

Giám đốc một công ty chuyên xuất khẩu gạo khẳng định, gạo thương hiệu của một số công ty thật ra cũng chỉ xoay quanh một số giống lúa thơm như gạo bán tại các vựa. Điểm khác biệt là chất lượng gạo của doanh nghiệp thường ổn định, do không bị pha trộn lẫn lộn nhiều giống. Chính vì vậy, cùng một loại gạo thơm Đài Loan nhưng ở vựa giá 17.500 đồng/kg, khi mang thương hiệu công ty bán trong siêu thị giá lên tới 19.200 đồng.

Bà Nguyễn Bảo Thi, trợ lý giám đốc bán hàng công ty Angimex Kitoku cho biết, hai thương hiệu gạo là lovly, Fugisakura đang bán tại thành phố được chế biến từ bốn loại giống lúa thuần, gồm: koshihikai, akiatakomachi, haranomai và kinu. Những giống lúa này được công ty nhập từ Nhật Bản, đưa xuống cho nông dân trồng ở huyện Thoại Sơn, Tri Tôn - An Giang. Công ty giám sát chặt quy trình trồng trọt. “Một phần gạo chế biến xuất qua Nhật, còn lại tiêu thụ trong nước. Hiện trung bình mỗi tháng công ty bán ra thị trường 50 - 60 tấn gạo Nhật”, bà Thi cho biết.

Cận Tết, gạo ngon được săn mua

Ít nhất 20.000ha ở Sóc Trăng trồng các giống lúa thơm ST. Khoảng nửa tháng nữa, Sóc Trăng sẽ có gạo ST19, loại hạt dài ngon cơm cung cấp cho thị trường. Theo nhiều nông dân, đây là loại ngon nhất trong “dòng họ” nhà ST. “Năm nay nắng tốt, mùa màng thuận lợi nên chắc gạo sẽ ngon”, Tuyến - nhà cung cấp gạo đỏ cho siêu thị Sài Gòn Tiếp Thị nhận xét.

Ông Hồ Quang Cua – người tổ chức nông dân xây dựng vùng lúa thơm ngon ở Sóc Trăng, cho biết đã hợp đồng với nông dân trồng lúa và mua lúa với giá 1,5 lần so lúa thường, chưa tính các khoản hỗ trợ khác để khích lệ nông dân trồng lúa thơm. Theo ông Cua, cái dở nhất khi cung gạo ngon ăn tết là đánh giá thấp nhu cầu xã hội. Nhu cầu gạo ngon nhiều, nhưng lượng cung lại không đáp ứng đủ. Ngay tại Sóc Trăng, bao nhiêu gạo bán cũng hết.

Ông Mẫn, chủ nhà máy xay xát tại Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, nói: “10 ngày nữa lúa thơm ST, lúa một bụi đỏ đặc sản của Bạc Liêu sẽ gặt rộ”. Giá gạo một bụi đỏ Bạc Liêu 10.000 đồng/kg nhưng thương lái vẫn săn mua để bán trong dịp tết. Gạo jasmine 85, OM 4900 thơm nhẹ, cũng rất dễ tiêu thụ.

Tại Cần Thơ, dân hàng xáo làm gạo chợ dồn về các nhà máy xay xát ở Thốt Nốt, Cái Răng đóng bao bì gạo thơm bán tết. Dân thành thị ưa loại nào thì họ đóng bao loại đó, như: gạo thơm Thái (thực ra là ST3), thơm Mỹ (jasmine), thơm lài (gạo sóc từ Campuchia). 

(Theo SGTT)

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin khác

Tin khác của 'Tư vấn tiêu dùng'

,
,