221
10701
Bảo vệ người tiêu dùng
bvkh
/bvkh/
1281203
Tiêu dùng tuần qua: Vừa mua hàng đã muốn bỏ sọt rác
1
Photo
null
Tiêu dùng tuần qua: Vừa mua hàng đã muốn bỏ sọt rác
,

- Mới nghe thì có vẻ NTD Việt thật giàu, thật "khệnh" nhưng nào ai biết được nỗi đắng cay đằng sau nỗi niềm vừa mua hàng đã muốn vứt bỏ.

Của bền có phải tại người?

võng
Võng xếp Duy Lợi bị cong thanh đỡ.
Xây ngôi nhà mơ ước cả đời, người dùng kì công chọn những loại vật liệu tốt nhất để dựng nhà dựng cửa. Nhưng rường cột đầu tiên để dựng nhà lại bở... như bánh dù đúc bằng xi măng xịn. Hốt hoảng kêu với nhà sản xuất thì nhà sản xuất đem những công trình ở xa tuốt tận đẩu tận đâu để minh chứng cho lô sản phẩm của mình đảm bảo chất lượng. Còn việc kiểm định nguyên nhân cột bở là do xi măng hay do sai sót kĩ thuật trong quá trình đúc để giành phần người tiêu dùng. "Nước xa chẳng cứu được lửa gần", cực chẳng đã người dùng đành đợi thêm vài chục ngày, bỏ thêm dăm mười triệu kiểm tra chất lượng để yên tâm.
Mua
võng xếp Duy Lợi, vừa mới dùng một hai tháng khách đã thấy võng bị cong, bị trùng sau còn nhà sản xuất vin cớ người dùng không trực tiếp liên hệ để từ chối trả lời về trách nhiệm của mình. Kem bôi mặt còn hạn dùng bị mốc, quản lý cửa hàng đổi lỗi do khách bảo quản không đúng cách.Tìm đến người bán, nhà sản xuất, người dùng hi vọng một câu trả lời hợp tình hợp lý nhưng câu trả lời mà trách nhiệm, sai sót đều thuộc về mình như một cái tát thẳng vào mặt họ. Món hàng đã mua vốn đã có vấn đề về chất lượng trở thành một cục nợ, một khối ấm ức khó tan.
Người dùng muốn khôn cũng khó

Cụm từ "NTD thông thái" thường hay được nhắc đến để chỉ những người có thói quen chọn lựa mua sắm đúng cách hợp lý. Hàng loạt lời khuyên được đưa ra như phải hỏi phiếu bảo hành cho linh kiện máy tính, đồ nhập khẩu đẹp nhưng kèm độc, dầu ăn đóng cặn gây hại, giặt khô có thể gây hại thần kinh... giúp cho người dùng có lựa chọn đúng đắn.
IMG_0564.jpg
Giữa mùa hè, người dân Đại Từ, Đại Kim (HN) vẫn không có nước sạch để dùng.

Tuy nhiên, khi mà mua hàng giả dễ hơn hàng thật, phần mềm diệt virus nhảy nhót vì một lỗi hi hữu, muốn mua nước sạch phải "cháy túi" trong khi người bán "đỏng đảnh" làm lơ hoặc làm nhục khách hàng thì quả đúng "cái khó bó cái khôn".
Chưa mua mà biết thông tin, khách hàng còn có thể phòng tránh được. Nếu đã trót lỡ mua hay xài phải hàng đẹp mà độc hại sức khỏe mà biết tin thì hẳn người dùng phải vứt khẩn trương. Có được một cảnh báo hàng độc hại đã khó nhưng đưa cảnh báo đó tới tất cả NTD còn khó hơn. Bởi vậy, vẫn có đôi chỗ khách hàng vẫn không nắm được thông tin và mua sắm chính thứ hàng độc hại.

Chẳng ai muốn ném đồng tiền mình "đổ mồ hôi, sôi nước mắt" mới kiếm ra qua cửa sổ. Nhưng vì cái "sự đã rồi" mà nhiều NTD đành đóng vai "lão hà tiện chơi sang" với nỗi niềm vừa mua hàng đã muốn vứt đi. Mà "vứt" được vào mặt người bán - robot trả lời tự động, vô cảm - mới thật là khoái, mới thỏa nỗi ấm ức trong lòng.

Nhắn tin

Tuần qua, chuyên mục Bảo vệ người tiêu dùng báo VietNamNet đã viết bài theo phản ánh của các bạn: Trần Hữu Thắng (Hà Nội), Trần Đức Toàn (Hà Nội), Ngô Kim Trung (Tp.HCM), Hoàng Xuân Hân (Tây Nguyên), Cao Văn Thiện (Nha Trang), Nguyễn Kiều Ngọc (Hà Nội), Nguyễn Thị Kim Định (Tp.HCM), Nguyễn Văn Hòa (Hà Nội), Tuyết (Hà Nội), Bùi Huy Nhích (Kiên Giang), Nguyễn Minh Đức, Nguyễn Lương Thiện (Hà Nội), người dân tổ 11 ngách 276/45 phố Đại Từ, phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai, Hà Nội...

Chuyên mục đang viết theo phản ánh của các bạn: Nguyễn Thị Thảo (Hà Nội), Nguyễn Thị Bích Ngọc (Hà Nội), Lưu Tráng Dũng (Hà Nội), Phùng Bích Thảo (Hà Nội), Nguyễn Tài Quang (Tp.HCM), Ngô Văn Khánh...

Chúng tôi đồng thời đang xác minh phản ánh của các bạn Đỗ Xuân Tiến (Hà Nội) về chất lượng điện thoại; Nguyễn Bá Ngọc (Hà Nội) về chất lượng thực phẩm; Nguyễn Thị Hiền (Tp.HCM) về thái độ phục vụ; Nguyễn Thị Xuân Quyên (Tp.HCM) về đồ trang sức thật giả; Tùng về chương trình khuyến mại; Ngô Huy Hợp (Vĩnh Long), Trần Thanh Tuyến (Hà Nội), Nguyễn Ngọc Cường về ATM;  Nguyễn Văn Hiếu (Hà Nội) về chất lượng xăng dầu;

Lê Văn Khương (Tp.HCM), Đào Phạm Minh Thái (Tp.HCM), Lê Đình Phong (Tp.HCM), Trần Thị Vân Anh (Nghệ An), Nguyễn Hữu Nhơn (Buôn Ma Thuật); Phạm Thu Bảo Vân (tp.HCM); Hoàng Trang (Tp.HCM); Nguyễn Xuân Chiến (Hà Nội), Đặng Văn Duy Vũ, Trương Quang Dũng,Nguyễn Vũ Tân (Hà Nội),Võ Hữu Hưng (Tp. HCM)  về mạng viễn thông;

Dương Ánh Ngọc (Bình Phước), Vuong Hoang Diep (Ha Noi), Thạch Phi (Cà Mau), Trần Thị Cẩm Châu (Bình Dương) Nguyễn Văn Khánh (Đà Nẵng), Hoàng Quốc Quân về bảo hành; Nguyễn Tuấn Linh (Hà Nội) về quảng cáo lừa; Tuấn (Bình Định) về thanh toán bảo hiểm; Việt (Hà Nội), Võ Duy Cường (tp.HCM), Phan Trí Dũng (Tp.HCM), về thiếu nước sạch; Triệu ( TP HCM)  về chất lượng bột giặt; Đào Thị Y về đăng kí dịch vụ truyền hình; Nguyễn Hữu Năm về chất lượng sữa; Phạm Văn Đạt (Hà Tây) về thu hóa đơn điện.

Chuyên mục Bảo vệ Người tiêu dùng xin cảm ơn đông đảo bạn đọc sau đã nhiệt tình chia sẻ thông tin và rất mong các bạn cung cấp số điện thoại để giúp chúng tôi xác minh: Kỳ Ninh (Thái Bình) về vật thể lạ trong chai nước tăng lực;  xuanha <dauxuanha...com> về dịch vụ viễn thông; Bảo Anh Nguyễn <ng.baoanh.88@... về thái độ bán hàng; "Bich Tran Kim" <trankibi@... về dịch vụ truyền hình; Thế Hiển (Q9. Tp.HCM) <the.rockvampire@...

Cảm ơn bạn đọc Tạ Hồng Thắng đã góp ý cho chuyên mục về cách tiếp nhận thông tin.

Kính mời bạn đọc chia sẻ thông tin liên quan đến người tiêu dùng theo các cách sau: - Gọi điện thoại đến số 092-345-7799 hoặc (04) 39744983 hoặc: - Gửi thông tin đến hộp thư Bảo vệ khách hàng (bvkh@vietnamnet.vn), hoặc: - Gõ thông tin đầy đủ, đặc biệt là số điện thoại liên lạc (sẽ được đảm bảo giữ bí mật) bằng tiếng Việt có dấu vào các ô (theo hướng dẫn) phía dưới mỗi tin bài. Xin lưu ý: Số điện thoại liên lạc là rất quan trọng, giúp chúng tôi xác minh sự việc để viết theo phản ánh của các bạn.

  • Huyền My (tổng hợp) 

Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng
 hãy gửi bức xúc của bạn cho chúng tôi !

Đường dây nóng: (092)345-7799 hoặc (04)3772-2729.    

Email: bvkh@vietnamnet.vn

,
Ý kiến của bạn
,
,
,
,