221
10701
Bảo vệ người tiêu dùng
bvkh
/bvkh/
1278062
Tiêu dùng tuần qua: Tơi tả tiêu tiền kỳ nghỉ lễ
1
Article
null
Tiêu dùng tuần qua: Tơi tả tiêu tiền kỳ nghỉ lễ
,

- Cả kỳ nghỉ lễ ai cũng nơm nớp sợ "tiêu" vì nạn chặt chém, thực phẩm bẩn tràn lan, chất lượng sản phẩm "trời ơi".

TIN LIÊN QUAN

Đi nghỉ lễ ắt phải "hành xác"?

images1961071_IMG00019_20100502_1429.jpg
Hành khách bơ phờ vì nghỉ lễ. Ảnh VNN.
Đến hẹn lại lên, tình trạng khan hiếm phòng nghỉ, dịch vụ ăn uống "chặt chém", tàu xe chen chúc lại tái diễn trong kì nghỉ lễ dài
30/4-1/5. Các "thượng đế" chen nhau tơi tả tại các khu du lịch. Tàu xe vẫn chật như nêm như mọ năm, ngay cả khi khách chọn dịch vụ vận tải được cho là "thượng lưu", là tàu cánh ngầm, thì vẫn phải chấp nhận "hành xác", ngồi vật vờ trên boong, cầu thang hoặc bất cứ chỗ nào còn trống.

Ngày lễ, thực phẩm bẩn được dịch tăng cường phục vụ thựuc khách. Thịt lợn, ngay mùa dịch tai xanh vẫn chất ngồn ngộn trên các quầy hàng, chủ yéu là
thịt tăng trọng. Và ngay giữa thủ đô,chợ thịt ế sau khi bị giải toả lại "tái xuất" gần như sát vị trí cũ.

Các sản phẩm độc khác vẫn ngang nhiên tung hoành. Một số t
huốc ho trẻ em như tylenol, tylenol plus, motrin, zyrtec, benadryl bị cấm ở Mỹ nhưng đang được bán trong nhiều hiệu thuốc ở Việt Nam. Rõ ràng, nếu không được quản lý một cách chặt chẽ thì đến thuốc cấm cũng có thể được quảng cáo và bán như "thần dược".

Bát nháo thị trường hàng hóa

images1960538_hopdong.jpg
Bút sa, gà chết, hậu quả khó lường. Ảnh minh họa: Internet
Mức phạt 100 triệu đồng đối với những sản phẩm bao bì 1 đằng, chất lượng 1 nẻo không phải là nhỏ nhưng cũng chẳng ngăn được những hộp bánh, gói kẹo
"đỏ vỏ, xanh lòng" chễm chệ trên các quầy hàng. Trong khi nhà quản lý còn lấn cấn trong việc xác định hàng thật - hàng giả, người tiêu dùng chỉ còn cách tự nhắc mình tỉnh táo khi chi tiền mua hàng, tránh mang bệnh vì làm tóc hay mua nước đóng bình mùi giếng thối trôi nổi trên thị trường.

Dù vậy, ngay cả khi chi tiền cho những sản phẩm có thương hiệu thì không chắc khách hàng đã được là "thượng đế".
Máy giặt quảng cáo "40 năm vẫn chạy tốt" 1 năm hỏng vài lần. Bình nước bảo hành 7 năm thì 2 năm đã... thủng. Vậy mới dễ hiểu khi mang tiếng sử dụng phần mềm bản quyền kèm laptop, khách hàng vẫn không tránh khỏi tâm lý nghi ngại mình đang dùng hàng thật hay hàng lậu?

Vẫn biết
"trăm người bán, vạn chiêu lừa" nhưng cũng có lúc chính khách hàng lại vô tình đẩy mình vào cảnh bị thiệt hại. Cái sự "ngại đọc" khiến khách hàng Việt không ít lần khốn đốn sa bút ký những hợp đồng in sẵn với 100% điều khoản có lợi cho bên bán và khi xảy ra sự cố, bên mua không có lý nào để kêu. Và nếu có những rắc rối như chịu mất phí nạp tiền vào tài khoản ATM khi quên chứng minh thư, người tiêu dùng phải ngậm ngùi chấp nhận.

Bẫy gian trong mua bán luôn giăng sẵn chờ những khách hàng bất cẩn. Nhưng không mấy người tiêu dùng biết tỉnh táo nhắc mình: "mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời người bán lại nương khách hàng".


Nhắn tin


Tuần qua chuyên mục bảo vệ người tiêu dùng bằng thông tin báo VietNamNet đã có bài tư vấn cách kiểm tra windows theo thắc mắc của bạn Lê Huy (Đà Nẵng); và viết theo phản ánh của bạn V.H.Duc (Khánh Hòa) về tình trạng lộn xộn trên tàu cánh ngầm; bạn Bùi Văn Huy (Hà Nội) về thủ tục tại ngân hàng; T.T (Tp.HCM) về hợp đồng dịch vụ; Trần Vân Trinh về chất lượng nước đóng chai; Nguyễn Trân, Thanh Châu (Đà Nẵng) về nhãn hiệu hàng hóa; Trần Mạnh Tiến (Hà Nội), Nguyễn Đình Hoàng (Tp. Bắc Ninh) về chất lượng hàng hóa; ...


Chúng tôi đang triển khai viết theo phản ánh của bạn Trần Đức Toàn về phần mềm diệt virus; Phùng Phương Thảo về chất lượng ADSL; Nguyễn Phú Minh, Đặng Anh Tân, Đỗ Công Bắc (Hà Nội) về khuyến mãi; Nguyễn Kiều Ngọc về dịch vụ phiền hà tại ngân hàng; Nguyễn Thị Karris về bảo hiểm; Nguyễn Thị Nhung về bảo hành đèn bắt muỗi; Nguyễn Văn Nam, Phan Ngọc Thành (Biên Hòa), Đào Ngọc Văn (Hải Dương), Phạm Trường Sơn (Hà Nội), Pham Thi Phuong Nguyen (Tp. HCM) về bảo hành điện thoại khổ; Bùi Huy Nhích, anh Hòa, chị Tuyết về chất lượng võng xếp; anh Trường về chất lượng bồn nước; Ngô Như Bảo về hóa đơn nước; Lê Thị Tiến (Tp. HCM) về chất lượng sữa; Nhật Anh, Vũ Ngọc Tân (Hải Dương) về chất lượng hàng điện tử; anh Tuấn (Hải Dương) phản ánh chất lượng nước giải khát; Nguyễn Hữu Trung (Tp. HCM), Nguyễn Kim Đạt, Trần Quốc Vinh (Nam Định), Nguyễn Cao Thắng (Tp. HCM) về chất lượng truyền hình cáp; Bùi Kim Thắm về chất lượng gạch men; Phạm Trương Hưng về dịch vụ cho người già; ...


Chuyên mục đồng thời xác minh phản ánh của các bạn Nguyễn Văn Châu, Ma Ngoc Hai (Hà Giang), Nguyễn Đặng Dưỡng (Hải Phòng), Trần Đặng Tuấn Anh (Tp. HCM), Phạm Thủy về chất lượng dịch vụ viễn thông; Tran Thanh Xuan (Hà Nội) phản ánh an toàn vệ sinh thực phẩm; Nguyen Thanh Hung (Bắc Ninh) mua hàng trực tuyến bị lỗi kĩ thuật; Đình Hưng (Hà Nội), Nguyễn Thị Hồng Tươi (Hà Nội) phản ánh chất lượng hoạt động dịch vụ ATM; Nguyễn Văn Dàn (Quảng Bình) phản ánh thái độ chăm sóc khách hàng của nhà mạng; vanhuongtiensinh@... , Nguyễn Quốc Thanh (Tp. Huế) bảo hành máy tính khổ; Hà Bá Duy (Thái Nguyên) bức xúc vì người dân phải đóng chi phí lớn để được mắc điện vào nhà; Dang Thanh Tam (Hà Nội), Lê Văn Cương (Hải Phòng), Tran Minh, Quách Đạo Quang (Tp. Vũng Tàu) về hụt két ATM; Hoang (Tp. HCM) bức xúc về việc mất điện; Ngô Như Bảo (Hà Nội) về đồng hồ nước không chính xác; Nông Quốc Tuấn (Nghệ An) mua xe máy điện không được bảo hành, bảo dưỡng; Nguyễn Yến (Hà Nội) nghi ngại về người bán hàng không rõ danh tính; Châu Minh Tân (Cần Thơ), Đặng Tiến Thịnh ( Hà Nội) về chất lượng mạng ADSL; Nguyễn Thị Ngọc Bưởi ( Lào Cai), Phạm Thành Long bức xúc về thông tin cá nhân thuê bao di động; Nguyễn Tấn Tài ( Đà Nẵng) về khuyến mãi lừa khách; anh Khánh (Hà Nội) hàng không rõ nguồn gốc; Phạm Trọng Thọ thủ tục lằng nhằng để người thuê nhà được hưởng giá mua điện thoại quy định; ...


Về thắc mắc của bạn Nguyễn Phương Oanh (Hà Nội) về quy định tiêm chủng cho trẻ em, chúng tôi đã chuyển Ban Bạn đọc xử lý, sẽ sớm trả lời bạn.


Chuyên mục Bảo vệ Người tiêu dùng xin cảm ơn đông đảo bạn đọc sau đã nhiệt tình chia sẻ thông tin và rất mong các bạn cung cấp thêm các bằng chứng cần thiết để khiếu nại: Đặng Thị Cẩm Nhung về an toàn vệ sinh thực phẩm; Nguyễn Trung Kiên (Hà Nội) phản ánh giá thuốc; Kim Thuy bức xúc giá chữa bệnh; Ho Hai (Tp. HCM) về chất lượng phòng khám; Lâm Thu Hương (Quảng Ngãi) mua hàng trên mạng không được hoàn lại đủ tiền; Hoàng Bảo Sơn (Hà Nội) về giá điện tại khu trọ; Nguyễn Thị Vân Anh (Hà Nội) về không được gửi xe ở bãi gửi xe chung cư; Đào Hồng Thúy về mất cắp tại shop thời trang; congtykhaianh@... về nhà mạng ghi sai địa chỉ thu cước, khách hàng phải tự đi sửa đổi; ...


Kính mời bạn đọc chia sẻ thông tin liên quan đến người tiêu dùng theo các cách sau:

- Gọi điện thoại đến số 092-345-7799 hoặc (04) 39744983 hoặc:
- Gửi thông tin đến hộp thư Bảo vệ khách hàng (bvkh@vietnamnet.vn), hoặc:
- Gõ thông tin đầy đủ, đặc biệt là số điện thoại liên lạc (sẽ được đảm bảo giữ bí mật) bằng tiếng Việt có dấu vào các ô (theo hướng dẫn) phía dưới mỗi tin bài.
Xin lưu ý: Số điện thoại liên lạc là rất quan trọng, giúp chúng tôi xác minh sự việc để viết theo phản ánh của các bạn.

  • H.Dũng (tổng hợp)

Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng
hãy gửi bức xúc của bạn cho chúng tôi !

Đường dây nóng: (092)345-7799 hoặc (04)3772-2729.

Email: bvkh@vietnamnet.vn

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,