221
3701
Hồi âm
hoiam
/bandocviet/hoiam/
954284
Những trường hợp nào được nghỉ theo Nghị định 41/2002/NĐ-CP
1
Article
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
Những trường hợp nào được nghỉ theo Nghị định 41/2002/NĐ-CP
,

Hỏi: Tôi đang làm việc trong một Công ty cổ phần. Công ty có chính sách cho lao động nghỉ việc giải quyết 50% của Nghị định 41 của Chính phủ. Nhưng chế độ này chỉ giải quyết cho những người hết thời hạn hợp đồng vào những năm khác và hợp đồng không xác định thời hạn. Đối với những người có thời hạn hợp đồng hết trong năm 2007 mà nghỉ dôi dư thì không được hưởng chế độ trên mà chỉ được hưởng theo điều 42 của bộ luật lao động. Thời điểm giải quyết là trong năm 2007.

 

Vậy, tôi xin hỏi Công ty làm như vậy có đúng hay không và căn cứ nào để trả chế độ như thế? (Câu hỏi của bạn ở địa chỉ email: hanhi1981@yahoo.com).


Trả lời:
Phạm vi áp dụng Nghị định này là các doanh nghiệp nhà nước thực hiện các biện pháp cơ cấu lại được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, bao gồm:


1. Doanh nghiệp giữ 100% vốn nhà nước.


2. Doanh nghiệp nhà nước chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.


3. Doanh nghiệp nhà nước chuyển thành công ty cổ phần; công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước có thời gian hoạt động không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp.


4. Doanh nghiệp nhà nước thực hiện sáp nhập, hợp nhất.


5. Doanh nghiệp nhà nước thực hiện giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê.


6. Doanh nghiệp nhà nước bị giải thể, phá sản.


Trong trường hợp công ty của bạn áp dụng Nghị định này thì chế độ trợ cấp như sau:


Thứ nhất: Đối tượng áp dụng Nghị định 41/2002/NĐ-CP là người lao động đang thực hiện hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc có thời hạn từ 01 đến 03 năm, gồm:


Người lao động đang làm việc, khi sắp xếp lại, doanh nghiệp đã tìm mọi biện pháp tạo việc làm, nhưng vẫn không bố trí được việc làm;


Người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp nhưng không có việc làm, tại thời điểm sắp xếp lại, doanh nghiệp vẫn không bố trí được việc làm.


Thứ hai: Người lao động dôi dư đang thực hiện hợp đồng lao động không xác định thời hạn:


1. Đủ 55 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên:
a) Được nghỉ hưu, nhưng không trừ phần trăm lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi.


b) Được hưởng thêm hai khoản trợ cấp sau:
- Trợ cấp 03 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương đang hưởng cho mỗi năm (12 tháng) nghỉ hưu trước tuổi;
- Trợ cấp 05 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương đang hưởng cho 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp thêm 1/2 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương đang hưởng.


2. Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật Lao động nhưng còn thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối đa 01 năm, thì được Nhà nước đóng một lần số tiền bảo hiểm xã hội cho những tháng còn thiếu với mức 15% tiền lương tháng để giải quyết chế độ hưu trí hàng tháng.


3. Các đối tượng còn lại thì thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động và được hưởng các chế độ như sau:
a) Trợ cấp mất việc làm được tính theo số năm thực tế làm việc trong khu vực nhà nước, cứ mỗi năm được trợ cấp 01 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương đang hưởng nhưng thấp nhất cũng bằng hai tháng tiền lương, phụ cấp lương đang hưởng;


b) Được hỗ trợ thêm hai khoản sau:
- Trợ cấp 01 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương đang hưởng cho mỗi năm thực tế làm việc trong khu vực nhà nước;
- Trợ cấp một lần với mức 5 triệu đồng.


c) Được hưởng 06 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương đang hưởng để đi tìm việc làm.
Trường hợp người lao động có nguyện vọng học nghề thì ngoài khoản tiền được hưởng đi tìm việc làm nói trên còn được đào tạo tối đa 06 tháng tại các cơ sở dạy nghề do Nhà nước quy định. Nhà nước cấp kinh phí cho các cơ sở dạy nghề này để đào tạo lao động dôi dư.


d) Người lao động còn thiếu tối đa 05 năm tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, ngoài việc được hưởng các chế độ quy định tại các điểm a và b khoản này còn được tự đóng tiếp bảo hiểm xã hội với mức 15% tiền lương tháng trước khi nghỉ việc cho cơ quan bảo hiểm xã hội tại nơi cư trú cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu để hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. Trường hợp chưa đủ điều kiện để đóng tiếp bảo hiểm xã hội nói trên thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và cấp sổ bảo hiểm xã hội hoặc hưởng trợ cấp một lần theo quy định hiện hành.


Thứ ba: Người lao động dôi dư đang thực hiện hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 đến 03 năm thì chấm dứt hợp đồng lao động và được hưởng các chế độ sau:


1. Trợ cấp mất việc làm được tính theo số năm thực tế làm việc trong khu vực nhà nước, cứ mỗi năm được trợ cấp 01 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương đang hưởng.


2. Trợ cấp 70% tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương đang hưởng cho những tháng còn lại chưa thực hiện hết hợp đồng lao động đã giao kết, nhưng tối đa cũng không quá 12 tháng.


3. Người lao động còn thiếu tối đa 05 năm tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, ngoài việc được hưởng các chế độ quy định tại các khoản 1 và 2 điều này còn được tự đóng tiếp bảo hiểm xã hội với mức 15% tiền lương tháng trước khi nghỉ việc cho cơ quan bảo hiểm xã hội tại nơi cư trú cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu để hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. Trường hợp chưa đủ điều kiện để đóng tiếp bảo hiểm xã hội nói trên thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và cấp sổ bảo hiểm xã hội hoặc hưởng trợ cấp một lần theo quy định hiện hành.


Trên đây là những trường hợp trợ cấp theo Nghị định 41/2002/NĐ-CP chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước. Bạn có thể tham khảo.
 

  • Hoài Thu thực hiện

(Xin chân thành cảm ơn Luật sư Vũ Ngọc Dũng, Công ty tư vấn Bắc Việt Luật, www.bacvietluat.vn, đã tư vấn cho chuyên mục này).



Bạn có thắc mắc về pháp luật, xin gửi theo mẫu dưới đây:


 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,