,
221
8621
Ambassador
ambassador
/ambassador/
1005862
GS.TS Phạm Gia Thụ: Hãy để trái tim mình nhẹ nhàng
1
Article
null
,

GS.TS Phạm Gia Thụ: Hãy để trái tim mình nhẹ nhàng

Cập nhật lúc 14:40, Thứ Sáu, 16/11/2007 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Sau khi tốt nghiệp Đại học Khoa học Sài Gòn năm 1966, cử nhân Toán  Phạm Gia Thụ đã sang Mỹ để tiếp tục con đường học vấn và lấy bằng Cao học Toán tại Đại học Hawaii, Honolulu 1969. Sau đó, lấy bằng Tiến sỹ xác suất Thống kê tại đại học Toronto, Canada. Từ năm 1983 đến 1987 là Giáo sư chính thức và từ 1988 đến nay là Giáo sư thực thụ Đi học Moncton, Canada. Từ năm 1991 đến nay, GSTS Phạm Gia Thụ đã nhiều lần về Việt Nam và đã có những đóng cho ngành Thống kê nước nhà. Từ năm 1995  đến 2000, trong vai trò giám đốc một dự án với giá trị dự án 2 triệu CAD của Chính phủ Canada nhằm giúp Đại học Kinh tế Quốc dân VN đào tạo giáo viên ngành Kinh tế và Thống kê, anh đã về Việt  Nam thường xuyên và giúp đưa 26 nghiên cứu sinh sang Canada tu nghiệp, lấy chứng chỉ và bằng cấp thạc sĩ. Sau đó, anh tiếp tục giúp đỡ sách báo chuyên ngành cho Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM và Đại học Cần Thơ, hướng dẫn nghiên cứu sinh trong việc thực hiện luận án tiến sĩ...

 

Giáo sư Tiến sĩ Phạm Gia Thụ.

 

Chúng tôi đã có buổi trò chuyện với Giáo sư Phạm Gia Thụ khi ông từ Canada trở về TP.HCM.  

40 năm ở nước ngoài vẫn giữ trong lòng những tình cảm đẹp về đất nước và con người Việt Nam.

 

-“Tôi lớn lên tại Hà Nội nên còn giữ nhiều kỷ niệm của đất Tràng An, khi tôi 7, 8 tuổi. Những đại lộ chia đôi, tiếng ve kêu trong hè, rồi bờ hồ - nơi chủ nhật được dẫn đi ăn kem, Hồ Tây - nơi lâu lâu được dẫn đi ăn bánh tôm v.v. Nhớ cả những mùa đông, mưa phùn gió bấc, cả gia đình mặc áo len và khoác măng-tô, tôi co ro đi ra ngoài đường đi học.

 

Trong Sài Gòn sau đó, lẽ tất nhiên là tôi có nhiều kỷ niệm hơn, vì đây là nơi tôi trưởng thành. Thời  gian học trung học thì vô tư nghịch ngợm, rồi sau đó là Đại học Khoa học, nơi mà những sinh hoạt văn nghệ sinh viên đã để lại cho tôi những niềm vui khó quên, dù rằng  những nỗi buồn của thời chiến tranh cũng rất là ray rứt…”

 

Giáo sư Phạm Gia Thụ mở đầu câu chuyện bằng những kỷ niệm trong trẻo thời ấu thơ cất giữ trong ngăn tủ ký ức dường như vẫn chưa hề cũ kỹ, mặc dù đã 50 năm qua. Phải chăng “Kỷ niệm không là gì, khi lòng ta bôi xóa. Kỷ niệm là tất cả, khi lòng ta khăc ghi

 

- Điều gì GS vẫn giữ trong lòng trong bao nhiêu năm học tập và sinh sống ở nước ngoài?

 

- Những tình cảm đẹp về đất nước tôi vẫn giữ từ khi rời VN năm 1967. Khi ở ngoại quốc, tôi luôn luôn nghĩ về một mảnh đất gấm vóc, với bao nhiêu nét đẹp thiên nhiên, ruộng đồng xanh mướt, những bãi biển với bờ cát trắng tuyệt vời, những chùa chiền cổ kính, những đường phố cây cao bóng mát, những ngôi nhà nhỏ bé nhưng xinh xắn v.v.  Tôi vẫn luôn nhớ về những người thân và bạn hữu đã xa rồi, tôi vẫn cảm thấy như những sợi dây tình cảm gắn bó vẫn còn đó, chỉ tạm thời bị trì hoãn thôi. Những người không thân,  tôi vẫn giữ ý nghĩ họ là những người hiền hòa, cần cù và lúc nào cũng cầu tiến, mặc dầu tình thế đất nước lúc đó khó khăn.

 

Tôi vẫn hằng yêu quí ba mẹ tôi. Tuy hai ông bà đã mất từ lâu, nhưng vẫn luôn luôn là nguồn tình cảm quý mến của mười anh chị em tôi. Như những bậc phụ mẫu trong các gia đình Việt, ba mẹ tôi đã không quản ngại hy sinh để giúp các con, lo cho chúng tôi từ tấm bé cho tới hồi thành gia thất, và cả sau đó nữa.

 

Tôi cũng rất quí mến những người thầy tận tuy với nghề nghiệp và học trò. Đặc biệt, tôi rất yêu quý thầy Đặng Đình Áng, một giáo sư Toán có tên tuổi và sắp được bát tuần. Thầy Áng là người hướng dẫn tôi trên đường học tập bốn mươi năm trước và nhiều bạn lứa sau tôi nữa. Tôi cũng có một số bạn thân, chúng tôi giao thiệp, giúp đỡ và sinh hoạt chung bất vụ lợi.

 

Nhưng phải chăng ta chỉ nên giữ lại những kỷ niệm hay và đẹp thôi, mà quên đi những chốn bùn lầy nước đọng ngay trong thành phố, và những con người không đẹp gì mấy về tinh thần?!

 

- Xin ông vui lòng nói rõ hơn về ý này?

 

- Tôi muốn nói, trên thực tế vẫn có nhiều chuyện xảy ra không đẹp và ít nhiều tiêu cực, nhưng khó phát lộ chân tướng ra ngoài. Nhưng, tôi nghĩ, nếu mình muốn trở về xây dựng đất nước thì không nên để những điều đó làm tâm hồn mình bị nặng nề. Hãy để trái tim mình nhẹ nhàng. Tất nhiên chuyện tiêu cực phải nhanh chóng được sửa đổi. Vấn đề quan trọng nhất là các bậc lãnh đạo phải thật sự là người trong sạch, làm gương sáng, tận tụy và sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân trước đại sự.

 

Cán bộ lãnh đạo của mình nhiều người tốt nhưng cũng còn những kẻ cơ hội. Ví dụ như vụ PMU 18…

 

- Ông có hài lòng về bản thân? Những niềm vui của ông?

 

- Ngay khi bước chân vào giảng đường đại học ở Sài Gòn, tôi đã rất “thần tượng” vị giáo sư đầu tiên mà tôi gặp. Lúc ấy tôi đã nghĩ: chắc nghề giáo sư đại học sẽ hợp với tôi. Vì nghề này có rất nhiều tự do, ít khi có cấp trên dòm ngó; nếu như có khả năng trong việc khảo cứu chuyên môn thì có thể có một chút danh tiếng và có cơ hội đi nói chuyện, diễn thuyết tại các đại học khác trên thế giới. Nhưng có lẽ yếu tố quan trọng là nghề này có vẻ được xã hội trọng vọng, và như vậy cho mình có một ảo tưởng và ảo ảnh là mình có một sự quan trọng nào đó.

 

Những cố gắng khảo cứu, đưa đến những bài báo được đăng trên các tập san chuyên môn là một niềm vui lớn của nghề GS đại hoc. Những cố gắng về khảo cứu của tôi để mang lại vài kết quả, được các bạn đồng nghiệp đánh giá cao là niềm vui chính trong nghề nghiệp. Việc được mời đi nói chuyện tại nhiều đại hoc trên thế giới, và sự thành đạt của các học trò cũng như của con cái, cũng là những niềm vui lớn. Nhưng niềm vui sâu sắc, niềm hãnh diện đặc biệt là được may mắn đóng góp, giúp đỡ vài đại học và cá nhân trong cùng ngành bên nhà.

 

- Ông có thể kể một chút về gia đình?  

 

- Hiện tôi là Giáo sư thực thụ về Thống kê tại một  trường đại học ở miền biển của Canada. Cuộc hôn nhân thứ nhất của tôi có 2 đứa con, một gái, một trai, đã trưởng thành và đi  làm ở xa. Mẹ của hai cháu là người Việt. Chúng tôi đã chia tay. Vợ tôi hiện nay là người Canada, và cũng là GS tại ĐH này, cuộc hôn nhân thứ hai không có con chung.

 

Đất nước đang ở thời kỳ rất thuận tiện để xây dựng, đoàn kết và tiến lên.

 

Tôi nghĩ là đất nước đang ở thời kỳ rất thuận tiện để xây dựng, đoàn kết và tiến lên.

- Đã trở về nhiều lần, ông nhận thấy quê hương như thế nào?

 

- Từ ngày đất nước mở cửa đến nay, tôi đã quay về nhà trên 30 lần. Lần đầu vào tháng giêng năm 91, để bàn việc hợp tác với Tổng cục Thống kê Hà Nội - tôi đã được gặp ông Tổng cục trưởng ở một hội nghị quốc tế năm trước. Sau đó, tôi có về tham dự Hội nghị Việt kiều năm 1993. Khi có một dự án lớn của cơ quan Phát triển Quốc tế Canada (CID) do Chính phủ Canada tài trợ. Dự án này nhằm để giúp đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội đào tạo gấp một số cán bộ giáo viên, có thể giảng dạy ngay một vài môn mới liên quan đến kinh tế thị trường, như: marketing, quảng cáo, hoặc về những phương pháp thống kê mới để “đo đếm” những biến chuyển trong xã hội và kinh tế. Tôi đã được đề cử làm giám đốc của dự án này.

 

Từ lần đầu về thăm quê hương đó, mỗi năm khi quay về một hay hai lần, tôi lại thấy đất nước thay đổi, mở mang nhiều hơn, tiến bộ về mọi mặt. Sự thay đổi ở các thành thị rõ nét hơn vùng thôn quê. Chẳng hạn, những năm đầu thập niên 90, điện thoại, fax hay taxi, gần như không có. Và nay đó là những dụng cụ hàng ngày ở khắp nơi, cũng như internet ngày hôm nay. Những nỗ lực xóa đói, giảm nghèo đã có kết quả tốt, nhưng chắc cũng cần thêm nhiều thời gian và nhiều cố gắng nữa mới đạt được mục đích. 

 

Là một người lạc quan, tôi nghĩ là đất nước đang ở thời kỳ rất thuận tin để xây dựng, đoàn kết và tiến lên.

 

- GS có điều gì bức xúc trăn trở… đối với đất nước?

 

- Những điều làm tôi băn khoăn nhất có lẽ là những bài báo nói về chuyện tiêu cực, luộm thuộm, bè phái và tham nhũng tại nhiều cơ quan bên nhà và tại các vùng xa Thủ đô, những bài báo này được đăng ngay trên các nhật báo trong nước hay ở ngoại quốc. Sự nghèo khó vẫn còn hoành hành tại nhiều nơi cũng làm tôi rất đau lòng. 

 

Tôi  vẫn hy vọng là với một số nhà lãnh đạo có uy tín, có năng lực trong nước, và nhất là có thiện chí và trong sạch, thì nước ta, một ngày nào đó sẽ đạt được mục tiêu công bằng, bác ái, xây dựng và hoà thuận là luật sống chung. Việt Nam sẽ được xếp bên cạnh các nuớc tiến bộ.

 

- GS có còn điều gì chưa vui? Và muốn chia sẻ với mọi người?

 

- Nhưng điều còn chưa vui của tôi là thấy vẫn còn một hố chia cách vài cá nhân và bộ phận kiều bào với nước nhà. Hố này lớn hay nhỏ đều cần phải hoàn toàn được lấp đi. Tôi cũng cảm thấy chưa vui khi thấy nhiều việc bên nhà vẫn còn cần phải thay đổi rất nhiều để bắt kịp đà tiến bộ thế giới.

 

Vì vậy tôi đã làm bài thơ ƯỚC  MƠ:

                          

                Ta vẫn ước mơ một ngày nào,

                Nước non cường thịnh, dân trí cao.

                Phố phường rực rỡ, vui như hội.

                Nông thôn trù phú, rộn ràng sao!

 

                 Đói  nghèo từ độ biệt tăm hơi,

                 Trí thức ngoài, trong: ra giúp đời,

                 Một tấm lòng son vì Tổ quốc,

                 Giang sơn gấm vóc ngập xuân tươi!

         

                 Thơ bay ngàn cánh, nhạc cùng nơi

                 Hương ngát đồng xanh, mơ ngát trơì!

 

Tôi cũng cố gắng mang văn thơ Việt Nam cận đại ra giới thiệu với các trí thức ngoại quốc, đã dịch ra tiếng Pháp và tiếng Anh và đã đăng  một số bài thơ của Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Huy Cận, Đinh Hùng, Hàn Mặc Tử vv..

 

Việc đóng góp của kiều bào, nếu chỉ hô hào vận động và hy vọng suông, sẽ mang lại rất ít kết quả.

 

- Ông nhận xét và đánh giá thế nào về các anh chị trí thức VK và cộng đồng người Việt ở nước ngoài nói chung?

 

- Đội ngũ trí thức Việt Nam ở ngoại quốc rất đông đảo và chuyên sâu trên nhiều lĩnh vực. Trí thức ở nước ngoài có nhiều thành phần, như ở bất cứ đâu. Đa số rất lưu ý đến những gì đang xảy ra trong nước, rất muốn về thăm đất nước, và được đóng góp (bất vụ lợi) ít nhiều, tùy theo khả năng. Cộng đồng kiều bào cũng vậy. Nhưng phần đông họ còn bận bịu với cuộc sống rất bon chen mỗi ngày, ở ngoại quốc, nên mặc dầu luôn nghĩ về quê hương, sự đóng góp của họ cũng chỉ hạn chế, giới hạn vào một số cá nhân có điều kiện và phương tiện. Hai luồng tư tưởng đó đều đúng. Nhưng nhìn vào số tiền rất cao mà Việt kiều chính thức gửi về mỗi năm, ta sẽ thấy rất lạc quan cho tương lai.

 

Từ khi VN mở cửa và đổi mới, kiều bào ở hải ngoại rất quan tâm và theo dõi sát tình hình trong nước. Đa số kiều bào muốn đất nước phát triển, nhiều người trở về và mong muốn đóng góp cụ thể, số chống đối chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Nhưng rất tiếc, những vụ việc tiêu cực như vụ bê bối của PMU 18 lại là những chất làm bùng nổ những uất ức và khích bác Việt Nam, gây hoang mang trong lòng nhiều VK trí thức.

 

- Có người cho rằng, "kiều bào là một năng lực tiềm ẩn của Việt Nam, như là sức gió, ánh nắng – cần có sự tập họp để chuyển thành năng lượng mạnh mẽ đẩ xây dựng đất nước”. Có người lại cho rằng, “đừng quá ảo tưởng về Việt kiều, vì họ như chim trời cá nước, tư tưởng lại phân hóa, chia rẽ không thể tập họp thành sức mạnh được”. Ý của ông thế nào?

 

- Đây là một lực lượng hùng hậu nếu được tập họp lại, tuy nhiên ở nước ngoài không phải trí thức Việt kiều là hoàn toàn vượt trội, vì vậy không nên quá đề cao. Mà cũng đừng nên tự ti vì chúng ta cũng không thua kém ai. Tôi nghĩ các trường đại học là địa điểm qui tập các anh chị trí thức Việt kiều.

 

Nếu như đại đa số Việt kiều có khả năng di chuyển, sẵn sàng về để thăm thú, du lịch và sống lại trong khung cảnh quen thuộc khi xưa, thì chỉ có một  thiểu số có thể đóng góp cụ thể, bằng tiền bạc, hoặc chất xám, hoặc bằng cách hợp tác thương mại với người trong nước. Tôi nghĩ, 2 tổ chức Hội người Việt ở nước ngoài và kênh truyền hình VTV4, đã có ảnh hưởng tốt đối với kiều bào nói chung. Báo Người Viễn Xứ cũng vậy. Nhưng nếu muốn biến họ thành một nguồn năng lượng mạnh mẽ thì chắc cần có những biện pháp, quy chế rõ rệt hơn để họ thấy thực sự được ưu đãi nếu có đóng góp, hoặc để họ có thể về làm ăn, sinh sống, đi lại dễ dàng, và có nhiều quyền quyết định hơn về các lợi nhuận của họ khi kinh doanh.

 

Nói tóm lại, với bà con kiều bào, nếu chỉ hô hào vận động và hy vọng suông, dựa trên thiện chí thôi, sẽ mang lại rất ít kết quả trong việc đóng góp cho đất nước. Tôi nghĩ Nhà nước nên thông  qua và công bố những biện pháp cụ thể để các VK nào có khả năng đóng góp được (về cả trí tuệ lẫn tài chính thương mại) cảm thấy được tưởng thưởng về tinh thần, hay vật chất, sẽ mang đến nhiều kết quả mạnh mẽ hơn.

 

Một thí dụ về giáo dục chẳng hạn, một trường đại học VN có thể ra quyết định đề bạt chức danh "Giáo sư thỉnh giảng" hay “Giáo sư danh dự” chẳng hạn (hoàn toàn không lương, như nhiều đại học trên thế giới) cho một GS Việt kiều, để giúp họ có điều kiện dễ dàng trong thủ tục “đi - về” làm việc thường xuyên với  trường đại học. Nhưng việc này Bộ GDĐT vẫn chưa chấp thuận, mặc dầu quí vị giáo sư Việt kiều đó sẵn sàng chịu hết các phí tổn di chuyển và ăn ở. Với chức danh này thì còn có thể xin học bổng cho các nghiên cứu sinh hoặc xin trợ cấp giúp giáo viên Việt Nam sang Canada nghiên cứu.

 

Nhà nước nên có biện pháp cụ thể trong việc trọng đãi về tinh thần, để họ cảm thấy thoải mái khi trở về làm việc, góp phần cống hiến chất xám vào công cuộc xây dựng đất nước. Tôi mong sao những liên lạc giữa các người Việt Nam, trong nước và đang ở ngoại quốc sẽ thoải mái và nồng hậu, như sự liên lạc giữa hai tập thể đó tại một nước tiến bộ, như Đức hay Pháp chẳng hạn.   

 

Chỉ vì chưa có qui chế cụ thể về vấn đề này nên từ trước đến nay phần nhiều trí thức Việt kiều âm thầm về nước kết nối và trợ giúp về chuyên môn cho các trường đại học và sinh viên trong nước mà  chỉ có thể hoạt động với tính cách vô danh hoặc cá nhân với cá nhân.

 

Rất mong có thể hợp tác chặt chẽ với một ĐH trong nước về ngành Thống kê Áp dụng 

 

Phải đặt lợi ích chung lên trên quyền lợi cá nhân, không cắt xén, không đục khoét...
Phải đặt lợi ích chung lên trên quyền lợi cá nhân, không cắt xén, không đục khoét...
 - Những đóng góp ca GS cho đất nước trong hin ti? Và nhng dự định trong tương lai?

 

- Tôi đang trực tiếp giúp về tài liệu khoa học và góp phần trực tiếp đào tạo Tiến sỹ cho  ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM. Tôi cũng thường xuyên liên lạc và giúp đỡ ĐH Huế  và  Cần Thơ. Giúp đỡ tài liệu khảo cứu và sách báo cho nhiều phân khoa Thống kê ti Việt Nam. Tôi đang xin tài trợ để tổ chức hội thảo về xác suất Thống kê tại Việt Nam. Trong dịp nghỉ  nghề nghiệp (sabbatical leave) sắp tới tôi sẽ về giảng dạy dài hạn tại Việt Nam. Trong tương lai tôi tiếp tục hướng dẫn nghiên cứu sinh tại Việt Nam. Cộng tác với một đại học tư thục tại TP.HCM. Tôi rất mong có thể hợp tác chặt chẽ với  một  ĐH  tại VN về ngành Thống kê áp dụng, một ngành chưa đươc mở mang nhiều tại VN hiện nay, tuy rằng ở ngọai quốc, ngành này rất đựơc mở mang. Vài năm nữa khi đã về hưu tôi sẽ có nhiều thời giờ hơn và lúc đó tôi mong muốn sẽ có môt chương trình hoạt động tích cực ở VN, như trong giai đoạn 1994-2000

 

- GS có góp ý với ngành giáo dục đại học về điều gì không?

 

- Sao cho các giáo viên có cơ hội, thời gian và phương tiện để học hỏi thêm những kiến thức mới của thế giới và có thời gian để khảo cứu chuyên môn. Tôi nghĩ các trường đại học là địa điểm qui tập các anh chị trí thức Việt kiều trở về hợp tác, xây dựng... 

 

- GS có đặt niềm tin vào sự phát triển của Việt Nam?

 

- Việt Nam mình hiện vẫn chưa hoàn toàn theo nền kinh tế thị trường, nhiều công ty quốc doanh vẫn còn được Chính phủ bao bọc, nhiều công ty nhà nước chưa hoạt động một cách hiệu quả nhưng vẫn nắm giữ sự độc quyền. VN mình có nhiều tiềm năng, nhưng cần phải củng cố bộ máy, cải tổ cơ cấu hành chính cho thoáng hơn nữa. Và cũng phải tạo điều kiện thu hút Việt kiều hơn nữa, tôi tin với sự góp sức của kiều bào khắp nơi thì đất nước sẽ tiến rất xa. Ví dụ, Trung Quốc bằng sự nỗ lực trong nước cộng với chính sách thu hút Hoa kiều tốt nên những năm gần đây đã phát triển rất nhanh. Trung Quốc trong 5 năm nữa sẽ thành một cường quốc.

 

- Theo GS, những điều kiện tiên quyết để VN phát triển là gì?

 

- Tôi nghĩ, trước tiên những người lãnh đạo, người cầm quyền phải hoàn toàn trong sạch và phải làm gương cho các cấp dưới thì đất nước mới tiến nhanh được. Phải đặt lợi ích chung lên trên quyền lợi cá nhân, không cắt xén, không đục khoét; người dân phải mạnh dạn tố cáo những cán bộ lạm dụng quyền hạn, tham nhũng. Phải có kế hoạch tầm quốc gia để đầu tư phát triển những ngành mũi nhọn của đất nước. Mức lương cơ bản của cán bộ - công nhân – viên chức phải được nâng cao hơn để nâng cao đời sống toàn xã hội lên. Chính phủ phải có trách nhiệm để người lao động không bị bóc lột sức lao động, tổ chức công đoàn phải bảo vệ quyền lợi người lao động…

 

- Ngành Thống kê sẽ góp phần như thế nào trong tiến trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước?

 

- Mỗi người, mỗi ngành đều có một vai trò trong guồng máy vận hành quốc gia. Nếu ai cũng cố gắng thì đất nước nhất định sẽ phát triển. Ngành thống kê là một ngành khoa học, có thể xử lý tất cả những dữ kiện, những con số trong các ngành khoa học, kinh tế - xã hội… Đầu tiên, phương pháp thống kê sẽ cho ta biết thông tin về tình trạng, giúp mô hình hóa, so sánh sự “đi lên” hay “đi xuống”, tăng hay giảm trong từng giai đoạn và có thể tiên đoán một cách khoa học và logic về sự phát triển như thế nào trong tương lai… Thứ hai, với nhiều phương pháp khoa học, lấy mẫu nhiều nơi, tính ra các chỉ số…, ngành thống kê có thể giúp tìm kết quả chính xác. Thứ ba, thống kê giúp cho sự dự báo tiên đoán về những hiện tượng trong tương lai.

 

Đa số những tập đoàn sản xuất lớn luôn có một ê-kíp chuyên theo dõi, nghiên cứu và tiên đoán… để giúp Ban Giám đốc đẩy mạnh phát triển sản xuất hoặc lo lường mọi nguy cơ tiềm ẩn… Ví dụ, việc tăng giá hay giảm giá một dòng sản phẩm, ngoài tác động của luật cung cầu, ta có thể dùng mô hình kinh tế lượng để xem xét nhiều yếu tố liên quan như giá trị đồng USD, nhân công…

 

- Vấn đề tâm huyết nhất của GS đối với ngành thống kê Việt Nam?

 

- Thống kê là một ngành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nhưng từ trước đến nay vẫn chưa được xem trọng đúng mức. Trước đổi mới, Việt Nam thực hiện phương pháp thống kê theo kiểu báo cáo. Cấp dưới báo cáo sao, cấp trên nghe con số ấy mà không có phân tích, giải thích một cách khách quan. Do đó, rất nhiều nơi thống kê không phản ánh đúng tình trạng thật. Kéo theo việc giao kế hoạch, thực hiện kế hoạch không sát… (Ở các nước mở mang, ngành thống kê – kế hoạch xông thẳng vào từng ngành nghề để lấy mẫu trực tiếp, xác thực, khách quan, rõ ràng). Những năm 1990, Tổng cục Thống kê Việt Nam đã trực tiếp xuống cơ sở để lấy mẫu thực trạng, áp dụng phương pháp thống kê một cách khoa học, nhưng số cán bộ thống kê chưa được đào tạo một cách bài bản.

 

Hiện tại, hy vọng đã có sự tiến bộ. Ngành thống kê nên tuyển dụng các sinh viên tốt nghiệp khoa thống kê ở các trường đại học. Trong ngành đại học, nên có những chương trình bài bản về thống kê áp dụng để sinh viên ra trường có thể áp dụng kiến thức của mình để lấy mẫu một cách khoa học.

 

- Đất nước đã thống nhất 30 năm qua, nhưng dường như lòng người thật sự vẫn chưa thống nhất, chưa có sự tin tưởng và đoàn kết 100%. GS nghĩ thế nào về sự hòa hợp hòa giải, sự đoàn kết toàn dân tộc?

 

- Điều này cũng là điều tất yếu. Vì trong một đất nước có chiến tranh, hai bên thường vẫn còn có sự hiềm khích, lo sợ, ích kỷ… không thể đoàn kết để xây dựng. Phải cần có thêm một thời gian nữa để người Việt chúng ta có thể tin lẫn nhau, để mọi người có cùng cách nghĩ “đặt lợi ích chung lên trên” và hợp tác một cách đoàn kết để cùng có những dự án lớn giúp Việt Nam bước ra thị trường thế giới.

 

- Xin cảm ơn những ý kiến của GS

  • Theo Quỳnh Lệ

,

Tin khác

,
,