,
221
4543
Tư liệu mới
tulieu
/10namvietmy/tulieu/
662986
Việt Nam-Hoa Kỳ: 10 năm sau bình thường hóa quan hệ
1
Article
4541
10 năm Việt Mỹ
10namvietmy
/10namvietmy/
,

Việt Nam-Hoa Kỳ: 10 năm sau bình thường hóa quan hệ

Cập nhật lúc 19:04, Thứ Hai, 13/06/2005 (GMT+7)
,

Năm 2005 là một mốc thời gian quan trọng trong quá trình phát triển quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ: kỷ niệm 10 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm đó đã chứng kiến những bước tiến dài và rất quan trọng trong quan hệ và hợp tác hai nước.

Soạn: AM -111436 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Phó Thủ tướng Vũ Khoan và Ngoại trưởng Hoa Kỳ C.Powell tại cuộc hội đàm ở Washington.

Nhìn lại 10 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, là việc làm có ý nghĩa để cùng nhau phấn đấu cho một mối quan hệ tốt đẹp hơn giữa hai nước cho hiện nay cũng như trong tương lai. Có thể nhiều người trong số chúng ta, kể cả người Việt và người Mỹ, không biết rằng thực ra mối bang giao giữa hai quốc gia có nguồn gốc từ cách đây hơn hai thế kỷ và đã trải qua các bước thăng trầm lịch sử.

Ngay từ năm đầu của thập kỷ 1870 khi Vua Tự Đức phái Sứ thần Bùi Viện mang Quốc thư tới trình Tổng thống Hoa Kỳ lúc đó là Ulysses Grant để yêu cầu sự giúp đỡ của Hoa Kỳ ngăn chặn thực dân Pháp xâm lược Việt Nam.

Vào những thập kỷ đầu của thế kỷ 20, trên hành trình tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng đến các thành phố New York và Boston miền Đông của Hoa Kỳ. Người trân trọng tinh thần đấu tranh vì độc lập, tự do và thống nhất đất nước của nhân dân Hoa Kỳ trong các thế kỷ trước đó.

Trong phần mở đầu của bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ nói về quyền được sống, được tự do bình đẳng và mưu cầu hạnh phúc cho tất cả mọi người, và coi đó cũng là quyền của một dân tộc đã bị áp bức và nô lệ như dân tộc Việt Nam.

Sau nhiều cơ hội để thiết lập và phát triển quan hệ hai nước bị bỏ lỡ, chỉ đến đầu những năm 90 của thế kỷ 20, quá trình bình thường hoá quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ mới được đẩy mạnh để năm 1995, hai nước chính thức lập quan hệ ngoại giao. Đây cũng là một quá trình khó khăn, đòi hỏi nhiều công sức và nỗ lực rất cao của Chính phủ và nhân dân hai nước.

Tuy nhiên, những nỗ lực đó đã tạo được nền tảng vững chắc cho quan hệ giữa hai nước. Việt Nam và Hoa Kỳ đã chính thức thiết lập quan hệ giữa hai quốc gia có chủ quyền dựa trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và hợp tác cùng có lợi. Điều này cũng thể hiện nguyện vọng chung của nhân dân hai nước từ rất lâu là muốn xây dựng mối quan hệ hợp tác và hữu nghị giữa hai dân tộc.

Việc bình thường hóa quan hệ hai nước đã đem lại lợi ích to lớn cho cả hai dân tộc Việt Nam và Hoa Kỳ. Trong một thập kỷ qua, chính phủ và nhân dân hai nước đã có những nỗ lực to lớn, cùng làm được nhiều việc để vượt qua những di sản nặng nề của cuộc chiến tranh, khắc phục những khác biệt và xây dựng lòng tin để tạo ra những bước tiến dài và vững chắc trong quan hệ hai nước.

Những năm gần đây, quan hệ hai nước có những bước phát triển mới trên nhiều lĩnh vực và đang ở vào giai đoạn tốt nhất từ trước tới nay. Hai bên đã thiết lập được các kênh đối thoại mang tính xây dựng và thẳng thắn giữa các cấp, các ngành, các tổ chức nhân dân, tổ chức xã hội... trong đó có nhiều đoàn quan chức cấp cao của chính quyền, quốc hội, kinh tế, thương mại... của hai nước đã thăm viếng lẫn nhau, như đoàn Tổng thống Clinton, Bộ trưởng Quốc phòng Cohen, Cố vấn An ninh Quốc gia, các Bộ trưởng Ngoại giao...

Về phía Việt Nam, có các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Quốc phòng... cũng đã sang thăm Hoa Kỳ. Ngoài ra, Lãnh đạo cấp cao hai nước cũng có các tiếp xúc thường xuyên tại một số diễn đàn quốc tế và khu vực. Đến nay, Lãnh đạo hai nước đã nhất trí cùng xây dựng quan hệ ổn định, lâu dài giữa hai nước.

Quan hệ kinh tế-thương mại là lĩnh vực phát triển nhanh đầy ấn tượng trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Hiệp định Thương mại song phương năm 2001 đã mở ra cơ hội to lớn cho các nhà doanh nghiệp hai nước. Nếu như kim ngạch thương mại hai chiều năm 2001 chỉ đạt gần 1,4 tỷ USD thì năm 2003 là 5,85 tỷ, năm 2004 là 6.4 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam là nhằm tạo nền móng vững chắc cho quan hệ kinh tế lâu dài và cùng có lợi giữa hai nước.

Hai bên cũng đã ký kết nhiều hiệp định, thỏa thuận về kinh tế như Hiệp định Dệt may, Hàng không, nâng cao năng lực cạnh tranh.... và hiện đang tích cực trao đổi tiến tới ký kết một số hiệp định, thỏa thuận khác như Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, kỹ thuật, Hiệp định hợp tác vận tải biển, Bản ghi nhớ hợp tác nông nghiệp...

Du lịch của Hoa Kỳ vào Việt Nam hàng năm tăng nhanh, sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư và du lịch giữa hai nước. Đến tháng 11/2004 đạt 247.221 lượt khách, tăng 27,7% so với cùng kỳ năm 2003 và Hoa Kỳ đã trở thành nước thứ 2 (sau Trung Quốc) về số lượng khách du lịch vào Việt Nam. Đường bay thẳng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam vừa được nối lại sau 30 năm gián đoạn.

Quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực khác như khoa học-kỹ thuật, giáo dục-đào tạo, y tế, lao động, văn hóa, nhân đạo cũng có những bước tiến tích cực. Hai bên đã thỏa thuận và ký văn bản về những nguyên tắc hợp tác thực thi Quỹ giáo dục dành cho Việt Nam. Nhiều dự án và chương trình về y tế và chăm sóc sức khỏe đã được nỗ lực xây dựng và có hiệu quả như chương trình 15 triệu USD phòng chống HIV/AIDS (2004), hợp tác phòng chống dịch bệnh SARS, dự án Giáo dục vệ sinh và dinh dưỡng học đường...

Hợp tác giữa hai nước trong việc giải quyết các vấn đề nhân đạo do chiến tranh để lại ngày càng được tăng cường, bắt đầu với sự hợp tác đầy thiện chí và ngày càng có hiệu quả của Việt Nam với Hoa Kỳ trong việc tìm kiếm quân nhân mất tích trong chiến tranh mà Hoa Kỳ coi như "mẫu mực". Phía Hoa Kỳ cũng đã có những biện pháp đáp ứng nhu cầu nhân đạo của Việt Nam trong việc khắc phục những hậu quả chiến tranh.

Quan hệ quốc phòng giữa hai nước cũng dần được đi vào bình thường hóa. Đáp lại chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Williams Cohen, lần đầu tiên trong lịch sử quan hệ hai nước, Bộ trưởng Quốc phòng Phạm Văn Trà đã dẫn đầu đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam thăm Hoa Kỳ tháng 11/2003. Tiếp sau đó, tàu chiến Hoa Kỳ USS Vandegrift FFG 48 đã ghé thăm cảng thành phố Hồ Chí Minh, tàu USS Curtis Wilbur thăm cảng Đà Nẵng và gần đây là tàu USS Gary FFG 51 thăm cảng thành phố Hồ Chí Minh.

Hai nước đã và đang tích cực hợp tác trong lĩnh vực chia sẻ thông tin chống khủng bố. Điều này cho thấy quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã bước vào giai đoạn phát triển ngày càng toàn diện, làm cơ sở quan trọng cho hai nước xây dựng quan hệ lâu dài.

Bên cạnh những bước phát triển trong thời gian qua, giữa hai nước cũng có những bất đồng về vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo … Đây cũng là điều dễ hiểu trong quan hệ giữa hai quốc gia có sự khác biệt về lịch sử, văn hóa, chế độ chính trị, trình độ phát triển như Việt Nam và Hoa Kỳ.

Thời gian là yếu tố cần thiết nhưng điều quan trọng nhất là hai bên cần nhìn thẳng vào thực tế, lấy lợi ích của nhân dân hai nước làm trọng, không để các khác biệt đó cản trở quan hệ hai nước và cũng nỗ lực giải quyết thông qua đối thoại và thương lượng.

Tuy chặng đường trước mắt còn khó khăn, nhưng sự phát triển của quan hệ hai nước trong mười năm qua cho thấy đã đến lúc quan hệ hai nước cần được mở rộng và tăng cường hơn nữa theo hướng ổn định lâu dài vì lợi ích không chỉ của nhân dân hai nước mà còn vì hòa bình, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Với những gì mà Chính phủ và nhân dân hai nước đã tạo dựng được trong 10 năm qua và nỗ lực chung của hai nước, chúng ta hoàn toàn có khả năng thực hiện được mục tiêu này.

Nguồn: Bộ Ngoại giao VN

,

Tin khác

Tin khác của 'Tư liệu mới'

,
,