221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
731240
"Tôi rất phấn khích về triển vọng quan hệ Việt - Mỹ!"
1
Article
null
'Tôi rất phấn khích về triển vọng quan hệ Việt - Mỹ!'
,

(VietNamNet) - "Nói chung cộng đồng doanh nghiệp Mỹ rất phấn khởi về triển vọng làm ăn ở Việt Nam. Họ đang trông chờ Việt Nam gia nhập WTO...". Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Michael Marine cho biết như vậy, mặc dù những kết quả đàm phán song phương gần đây giữa VN và Mỹ không suôn sẻ như ông và vị Tổng thống của mình mong muốn.

>> Việt Nam nên cố gắng tranh tài ở "thế vận hội" này!

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Michael Marine.

- Thưa Đại sứ, nếu nói ngắn gọn về cách nhìn của ông về Việt Nam sau hơn một năm nhận nhiệm sở, ông sẽ nói gì?

- Đơn giản thế này: trước đây, ví dụ như năm 1998, khi tôi đến Việt Nam thì hai nước có rất ít liên hệ, ít có sự kiện song phương nào diễn ra. Nhưng một năm trước khi tôi nhận nhiệm sở ở Việt Nam đã có rất nhiều thay đổi và tôi thực sự ngạc nhiên về mức độ thay đổi này. Khi ở Việt Nam, bản thân tôi thấy có quá nhiều công việc phải làm, có quá nhiều điều phải khám phá. Cái duy nhất mà tôi không có đó là thời gian để làm tất cả những việc mà tôi mong muốn.

- Xét trên phương diện kinh tế, việc ký kết Hiệp định thương mại song phương (BTA) đã mang lại sự nhộn nhịp rất đáng kể trong buôn bán thương mại,  nhưng ngược lại, khá “im ắng” bên lĩnh vực đầu tư. Vẫn chưa có làn sóng đầu tư nào từ Mỹ vào VN như dự đoán ban đầu, thưa Đại sứ?

- Hiện có nhiều công ty Mỹ đang hoạt động tại Việt Nam và điều nhận thấy là  thống kê của Chính phủ không bao gồm tất cả các khoản đầu tư của các doanh nghiệp này. Tại thời điểm này có khoảng 2,6 tỷ USD của các doanh nghiệp Mỹ và con số này sẽ còn gia tăng. Chỉ tính riêng năm ngoái, Mỹ là nhà đầu tư lớn nhất ở Việt Nam xét về số vốn thực hiện.

BTA là một văn bản, một bước tiến rất quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ song phương, đồng thời cũng tạo ra một cơ sở cho Việt Nam tham gia thị trường tự do của thế giới.Tuy nhiên, không phải tất cả các cam kết trong BTA đã có hiệu lực. Có một số lĩnh vực Việt Nam vẫn chậm thực hiện so với tiến độ.  Việt Nam đang xin gia nhập WTO nên cần có quyền thương mại bình thường (NTR) của Hoa Kỳ. Thượng viện Hoa Kỳ sẽ xem xét kỹ lưỡng xem có trao hay chưa trao NTR căn cứ trên những kết quả của BTA. Tôi biết còn tồn tại trong một số lĩnh vực hay ngành nghề làm Thượng viện Hoa Kỳ lưỡng lự trong việc trao NTR cho Việt Nam

- Ông thường nghe các doanh nghiệp Mỹ nói gì về môi trường đầu tư tại đây?

- Tôi nghe được những điều tốt đẹp. Nói chung cộng đồng doanh nghiệp Mỹ rất phấn khởi về triển vọng làm ăn ở Việt Nam . Họ đang trông chờ Việt Nam gia nhập WTO bởi điều đó có nghĩa rằng Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp và tạo một sân chơi công bằng hơn cho đầu tư và thương mại.

Những vấn đề mà tôi thường nghe các doanh nghiệp phản ánh tiêu cực là tính minh bạch - rất khó để biết chính xác các quy định tại Việt Nam ; tham nhũng và những yêu cầu cần có để chống lại tệ nạn này; quyền sở hữu công nghiệp. Nhiều nhà đầu tư Mỹ vào làm ăn mang theo công nghệ cao và họ phải được bảo vệ và cuối cùng là cơ sở hạ tầng và nguyên liệu.

Các doanh nghiệp Mỹ hỏi tôi tất cả những vấn đề trên khi họ nghiên cứu  đầu tư vào đây và họ muốn Chính phủ giải quyết các vấn đề này.

Điều này là rất quan trọng bởi Việt Nam ngày nay phải cạnh tranh rất khắc nghiệt với các quốc gia trong khu vực trong việc thu hút nguồn vốn FDI. Các nhà đầu tư có sự lựa chọn. Họ sẽ không đến thị trường này trừ khi họ biết rằng đây là lựa chọn tốt nhất của họ. Vậy thì vấn đề nằm ở phía Việt Nam để tạo ra môi trường kinh doanh tốt, đảm bảo sự lựa chọn tốt nhất cho các nhà đầu tư.

Có một vấn đề nữa là các địa phương cần có chính sách để đảm bảo rằng bản thân mình cạnh tranh hơn các tỉnh khác. Các địa phương cũng phải cạnh tranh. Đây là một thông điệp mà tôi đã gửi tới chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh khi tôi có dịp đi làm việc ở các địa phương ở Việt Nam .

Các doanh nghiệp Mỹ muốn Việt Nam trở thành thành viên WTO. Có nhiều việc Việt Nam phải hoàn thành như nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật...

- Thế nhưng, hầu hết các cuộc đàm phán song phương với Hoa Kỳ luôn rất khó khăn với VN. Đại sứ bình luận như thế nào về vấn đề này?

- Vẫn còn rất nhiều việc phải làm giữa Hoa Kỳ và Việt Nam liên quan đến việc Việt Nam xin gia nhập WTO. Có ba việc phải được hoàn thành để Việt Nam có thể trở thành thành viên WTO.

Thứ nhất là các cuộc đàm phán song phương. Việt Nam đã kết thúc đàm phán song phương với nhiều, chứ không phải với tất cả các nước và chưa ký với Hoa Kỳ.

Thứ hai là cần sự đồng thuận của nhiều bên ở Geneva, nơi các nhóm của Tổ thư ký WTO đang tích cực làm việc để đảm bảo rằng hệ thống luận pháp, quá trình làm luật và việc thực thi trên thực tế ở Việt Nam là  phù hợp với các thông lệ của WTO. Hoa Kỳ chỉ là một bộ phận của tổ công tác và chúng tôi thực sự muốn làm việc với Việt Nam để đảm bảo rằng phần việc của chúng tôi sẽ hoàn thành. Cái mốc tháng 12 năm nay hay tháng Năm năm 2006 không thực sự quan trọng. Điều quan trọng là Việt Nam có thể vào WTO càng sớm càng tốt.

Thứ ba liên quan đến thực tế là Thượng viện Hoa Kỳ phải bỏ phiếu thông qua Quyền thương mại bình thường (NTR) mà điều này không đơn thuần là việc gì đó giữa Hoa Kỳ và Việt Nam mà là những quyền của WTO mà phía Hoa  Kỳ sẽ trao cho Việt Nam. Công việc này cần phải hoàn thành nhưng sẽ không diễn ra trong năm nay.

- Theo đánh giá của Đại sứ, quan hệ giữa Việt Nam - Hoa Kỳ sẽ có những biến chuyển thế nào?

- Phải nói là chuyến thăm Mỹ vừa qua của Thủ tướng Phan Văn Khải đã tạo điều kiện cho người Mỹ biết nhiều hơn về Việt Nam. Điều quan trọng là nhân dân Mỹ đã được giới thiệu về công cuộc phát triển và những thay đổi đang diễn ra ở Việt Nam và rằng Việt Nam ngày nay không giống Việt Nam 30 năm trước.

Từ đó, giới lãnh đạo doanh nghiệp Hoa Kỳ có thể nhìn nhận ra những cơ hội kinh doanh ở Việt Nam. Những nỗ lực mở rộng thương mại và đầu tư của họ sẽ góp phần cải thiện đời sống của nhân dân hai nước.

Trong năm tới, thêm nhiều chuyến viếng thăm ở cấp cao hơn giữa hai nước, đặc biệt là chuyến viếng thăm của Thổng thống Bush tới Hà Nội nhân cuộc họp thượng đỉnh APEC sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ song phương giữa hai nước. Tôi cảm thấy rất phấn khích về triển vọng quan hệ của hai nước chúng ta.

  • Tư Giang 
    Tạp chí Việt - Mỹ

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,