- Mưa lũ đã làm thêm 2 người chết ở Đăk Lăk, cô lập nhiều xã vùng cao ở Quảng Nam. Thiệt hại vật chất đối với các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên lên đến hàng trăm tỷ đồng. Trao đổi qua điện thoại với PV VietNamNet, ông Chờ Rum Nhiên, Chủ tịch UBND huyện Nam Giang cho biết: Trong đêm 8/9, các lực lượng cứu hộ tại địa phương đã dùng mọi phương tiện để cung cấp phao cứu sinh, lương thực, nước uống cho 18 người này. Đồng thời, lực lượng này đã yêu cầu toàn bộ 18 người dân bị mắc kẹt giữa sông giữ bình tĩnh để đối phó với lũ. Do nước lũ chảy xiết và lên cao nên địa phương không thể đưa thuyền và ca nô ra để đưa số dân này vào bờ an toàn. Ông Chờ Rum Nhiên cho biết, toàn bộ 18 người dân bị mắc kẹt không phải là dân địa phương mà đến từ các tỉnh phía Bắc để làm vàng trái phép. Khi nước lũ dâng cao và có nguy cơ đến tính mạng họ mới điện thoại cầu cứu chính quyền địa phương. Hiện toàn bộ 18 người dân này đang được UBND huyện Nam Giang bố trí nơi ăn ở chờ nước rút để về quê. Mưa lũ vẫn cô lập hàng chục xã vùng cao Quảng Nam
Dùng trực thăng "giải cứu" 18 người dân bị lũ bao vây
Do lũ kéo dài, địa phương không có phương tiện để đưa số người dân này ra khỏi khu vực, nên đã nhờ lực lượng quân đội huy động máy bay trực thăng đưa toàn bộ số người mắc kẹt này ra khỏi vùng nguy hiểm lúc 9 giờ 30 phút sáng 9/9.
Trước đó, vào tối 8/9, bằng nhiều nỗ lực, lực lượng cứu hộ huyện Nam Giang (Quảng Nam) đã đảm bảo an toàn trước mắt cho 18 người dân bị kẹt trên một gò cao giữa sông Nước Mỹ.
Dốc Kiền bị sạt lở, tắc nghẽn giao thông từ Đà Nẵng lên các huyện vùng cao Đông Giang và Tây Giang, Quảng Nam trong những ngày qua.
Sau khi được đề nghị, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo Sư đoàn 372 điều trực thăng lên ứng cứu. Sau hơn 30 phút, máy bay trực thăng đã đến hiện trường và thả thang dây, đưa toàn bộ 18 người dân đến nơi an toàn.
Đến 7 giờ sáng ngày 9/9, một số tuyến đường trong khu vực nội thị Tam Kỳ và nhiều khu dân cư vùng thấp trũng vẫn còn ngập sâu trong nước. Đã có thêm một em học sinh bị thiệt mạng tại TP. Tam Kỳ do giúp cha mẹ gặt lúa chạy lũ…
Đến thời điểm này, ngoài 2 người thiệt mạng vào ngày 7/9, tại TP. Tam Kỳ có thêm một người thiệt mạng đó là em Trần Quang Huy, sinh năm 2000, học sinh lớp 4 ,Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân. Em Huy thiệt mạng khi đang phụ giúp ba mẹ gặt lúa chạy lũ tại ven sông Đầm thì bị nước cuốn trôi vào sáng hôm qua 8/9.
Tại địa bàn các huyện miền núi, ngầm Sông Trường thuộc địa phận xã Trà Sơn luôn ở mức nước cao hơn 1m, cắt đứt tuyến giao thông về các xã vùng trung, vùng cao của huyện Bắc Trà My và tuyến lên huyện Nam Trà My.
Tuyến đường về các xã vùng cao của huyện Nam Trà My, Phước Sơn, Tây Giang, Nam Giang bị chia cắt hoàn toàn do sạt lở và nước lũ cô lập từ nhiều ngày qua. Tại huyện Nam Giang, trên đường Hồ Chí Minh, lực lượng cứu hộ của UBND huyện Nam Giang đã tổ chức cứu hộ thành công 18 người dân bị nước lũ bao vây tại khu vực sông nước Mỹ thuộc làng Rô, xã Cà Dy, huyện nam Giang đến nơi an toàn vào lúc 20h ngày 8/9.
Trên tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Quảng
Nhánh phía Tây từ A Tép đi Thạnh Mỹ, tại Km426T – Km510T, mưa lũ đã làm xói lở ta-luy âm, gây sạt lở nền đường. Còn nhánh phía Đông đoạn Thạnh Mỹ-Đắc Zơn từ Km243 đến Km334, mưa đã làm sạt ta-luy âm khiến xuất hiện vết nứt cắt ngang mặt đường. Giao thông trên các tuyến huyết mạch này bị chia cắt hoàn toàn, hiện vẫn chưa thông xe được. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49 km một giờ), giật cấp 7.
Tuy nhiên, áp thấp nhiệt đới mới trên khu vực Bắc biển Đông đang cách cách quần đảo Hoàng Sa 660km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, cấp 7 (tức là từ 39 đến 61 km một giờ), giật cấp 8, cấp 9. Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng giữa Tây Bắc và Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 5-10 km và có khả năng mạnh lên thành bão. Hai ngày tới, cơn bão sẽ cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 480km về phía Đông Đông Bắc. Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, vùng biển các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Bình Định và phía Tây Nam quần đảo Hoàng Sa có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7. Vùng biển phía Đông khu vực Bắc biển Đông có gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, giật cấp 9-10. Biển động rất mạnh. Các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to. Đồng thời, các địa phương thông báo cho tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, diễn biến của áp thấp nhiệt đới mới để chủ động phòng, tránh và thoát ra khỏi hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú. Vùng nguy hiểm được xác định là khu vực phía Bắc vĩ tuyến 13 và kinh tuyến 110. Theo báo cáo nhanh của Trung tâm PCLB khu vực miền Trung và Tây Nguyên, các tỉnh Quảng Nam, Đăk Lăk, đến nay mưa lũ đã làm 6 người chết, tăng 2 ở huyện Lắk. Đó là 1 bé trai 14 tuổi ngã xuống suối, 1 phụ nữ đi làm bị lũ cuốn trôi; 5 người mất tích, tăng 1 người (đi chăn bò bị lũ cuốn trôi tại xã An Trung, An Lão, Bình Định).
Trong sáng 9/9, đoàn công tác của Ban chỉ đạo PCLB Trung ương do ông Văn Phú Chính, Giám đốc Trung tâm PCLB miền Trung – Tây Nguyên đại diện Cục Quản lý đê điều dẫn đầu với sự tham gia của đại diện Cục Trồng trọt, Cục Thuỷ lợi đã bắt đầu tiến hành kiểm tra, đánh giá tình hình thiệt hại do mưa lũ gây ra ở các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi và đề xuất giải pháp khắc phục hỗ trợ.
Theo thống kê bước đầu của Trung tâm PCLB miền Trung – Tây Nguyên, toàn khu vực đã có 1.545 nhà bị ngập, tốc mái, xiêu vẹo, hư hỏng; 7.814m3 đất đá của các công trình giao thông bị sạt lở, trôi, bồi lấp; 18.300m3 đê kè của các công trình thuỷ lợi bị sạt lở; 14.797ha lúa bị ngập, ngã đổ; 1.634ha mía, ngô, 8.930ha rau màu và 507ha cây công nghiệp bị ngập, hư hại; 732ha ao cá, tôm bị ngập, hư hại; 73 tấn cá, tôm bị trôi; 8 tàu thuyền, sà lan bị chìm, lật, mắc cạn…
Đến thời điểm này chỉ mới có 4/8 tỉnh, thành có thống kê sơ bộ về giá trị thiệt hại vật chất nhưng con số đã lên đến 123 tỷ đồng (TT-Huế 31,913 tỷ; Đà Nẵng 40 tỷ; Quảng Nam 20 tỷ; Quảng Ngãi 31 tỷ). Nếu thống kê đầy đủ các địa phương trong khu vực thì con số thiệt hại có thể tăng lên đến hàng trăm tỷ đồng.
Áp thấp nhiệt đới "kép": một suy yếu, một sẽ thành bão
Lần đầu tiên, có hai áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên biển Đông. Theo Trung tâm Dự báo KTTV TƯ, 7 giờ ngày 9/9, áp thấp nhiệt đới cũ đang ở 13,9 độ Vĩ Bắc; 111,1 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Quảng Ngãi - Bình Định khoảng 200km về phía Đông.
Dự báo, trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới này di chuyển chậm theo hướng giữa Đông Đông Nam và Đông Nam, mỗi giờ đi được khoảng 5km, và suy yếu thành một vùng áp thấp.
Hai áp thấp nhiệt đới trên biển Đông (ảnh KTTV TƯ)
Sáng 9/9, Ban Chỉ đạo PCLB TƯ đã có công điện khẩn yêu cầu Ban chỉ huy PCLB các tỉnh, thành ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi tiếp tục thực hiện các biện pháp đối phó với áp thấp nhiệt đới gần bờ và mưa lũ đang xảy ra tại các tỉnh miền Trung.
(Hải Châu)