221
455
Đời sống
doisong
/xahoi/doisong/
1233911
Điện giật chết người: “Không thể đổ lỗi hết cho lãnh đạo”
0
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Điện giật chết người: “Không thể đổ lỗi hết cho lãnh đạo”
,

 - Xung quanh việc gia đình nạn nhân Cồ Quốc Duy tử vong vì điện giật có đơn khởi kiện Công ty Chiếu sáng công cộng (CSCC) TP.HCM về cái chết của con mình, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Trần Trọng Huệ - Giám đốc Công ty này.

 

- Xin ông cho biết, đến thời điểm này, quan điểm của công ty về nguyên nhân vụ giật điện gây

chết người xảy ra vào chiều ngày 31/8 như thế nào?

 

- Bước đầu, công ty đã xác định nguyên nhân là do nước ngập, phần trụ điện ngâm lâu trong nước nên đã bị rò rỉ điện.

 

- Công ty đã nhìn nhận trách nhiệm của mình trước tai nạn này như thế nào?

 

dd

Oan ức vì cái chết oan uổng của con, gia đình học sinh Cồ Quốc Duy đề nghị khởi tố Giám đốc Công ty Chiếu sáng công cộng TP.HCM. Ảnh: Đàm Đệ

Sau khi xảy ra vụ việc, vào ngày 4/9, chúng tôi đã tiến hành họp toàn đơn vị để nhìn nhận lại trách nhiệm của những cá nhân, đơn vị có liên quan.

 

Theo đó, công ty đã có quyết định tạm đình chỉ đối với 2 cán bộ là ông Vũ Đình Dũng – Giám đốc, và ông Trương Anh Kiệt – Phó Giám đốc Xí nghiệp chiếu sáng 2, là lãnh đạo của đơn vị trực tiếp quản lý cột đèn chiếu sáng SCU1 86, nơi xảy ra tai nạn gây nên cái chết thương tâm của học sinh Cồ Quốc Duy.

 

Đồng thời, công ty đã bổ nhiệm 2 cán bộ khác thay thế để điều hành công việc tại đơn vị này. Trách nhiệm của công nhân trực tiếp làm nhiệm vụ duy tu, bảo dưỡng trụ đèn SCU1 86 sẽ do bên dưới (tức Xí nghiệp chiếu sáng 2) làm rõ. Còn trách nhiệm của lãnh đạo công ty như thế nào sẽ do cấp trên quyết định.

 

- Được biết, đây không phải tai nạn lần đầu. Trước đây cũng đã xảy ra vụ tai nạn chết người tương tự. Điển hình là 17h30’ chiều ngày 24/8/2007, một học sinh lớp 9, Trường THCS Lam Sơn, Q.6 đã bị giật (3 ngày sau tử vong) khi chạm vào cột đèn chiếu sáng số 13 trên đường Nguyễn Văn Luông, Q.6 ?

 

Mỗi sự cố, tai nạn đều có nguyên nhân khác nhau. Sự cố kia là do công nhân cẩu thả để chạm dây điện trực tiếp vào cột đèn. Sau sự cố, chúng tôi đã tiến hành họp, kỷ luật đối với công nhân đó. Đồng thời bắt các công nhân khác phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, thường xuyên kiểm tra.

 

Công ty đã tính đến giải pháp an toàn cho người dân sống gần hoặc qua lại gần các cột điện?

 

Đúng là khi thiết kế không có CB (cầu dao ngắt tự động khi xảy ra sự cố - P.V) chống giật. Hợp đồng của Công ty CSCC TP.HCM và Khu quản lý giao thông đường bộ số 1 chỉ là duy tu, bảo dưỡng chứ không phải nâng cấp hay xem xét vấn đề kỹ thuật.

 

Nhưng sau khi xảy ra sự cố như vừa qua, phía công ty cũng chủ trương thực hiện cải tạo hệ thống cột đèn chiếu sáng thuộc phần quản lý của đơn vị. Ban đầu, chúng tôi sẽ làm thí điểm, sau đó lên kế hoạch để xin chủ trương từ cấp trên, để thực hiện trên toàn hệ thống tại TP.

 

Không phải chúng tôi không biết hay biết mà không làm mà một biện pháp kỹ thuật nào cũng phải gắn với liệu pháp kinh tế, tính khả thi, hiệu quả… Trong khi đó, hệ thống đèn chiếu sáng đã làm cách đây mười năm, quá lâu rồi!

 

Công tác kiểm tra định kỳ cho thấy vẫn hoạt động bình thường, không có rò rỉ gì cả. Nhưng khi xảy ra sự cố thì bằng mọi giá phải làm. Mặc dù, hiện nay vấn đề xin kinh phí, chủ trương là rất khó.

 

- Được biết, sau khi xảy ra tai nạn chết người, gia đình học sinh Cồ Quốc Duy đã có đơn gửi đến cơ quan chức năng đề nghị khởi tố vụ án hình sự, đề nghị khởi tố bị can chính ông về hành vi “thiếu trách nhiệm…”. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

 

Thực ra tôi không thể nói về quan điểm này. Trước bức xúc của gia đình thì người ta cứ yêu cầu, còn việc kết luận như thế nào thì các cơ quan chức năng cần xem xét một cách toàn diện. Không thể đổ lỗi hết cho lãnh đạo được!

 

Hệ thống xảy ra sự cố là tôi chỉ làm quản lý thuê, chứ không phải làm chủ mà muốn làm gì thì làm. Đừng dồn tôi vào đường cùng và cho rằng tôi thiếu trách nhiệm.

 

Tai nạn xảy ra, chúng tôi không đổ lỗi hết cho trời, nhưng cũng có nhiều yếu tố tác động gây nên. Bây giờ anh em công nhân, giám đốc các xí nghiệp đều rất lo. Đồng ý là việc xảy ra, chúng tôi phải có trách nhiệm, nhưng ở mức độ nào thì cần phải xem xét tổng thể.

 

- Xin cảm ơn ông!

Luật sư Nguyễn Minh Thuận (Công ty Luật Hợp danh Sài Gòn Việt Nam, trụ sở Q.10, TP.HCM): Khó nhưng không phải là không có thể!

 

Sau vụ việc đau lòng xảy ra, gia đình em học sinh Cồ Quốc Duy yêu cầu khởi tố vụ án, quy trách nhiệm cho những cá nhân cụ thể là điều bức xúc của gia đình, theo tôi họ có quyền đề nghị. Và quan điểm cá nhân của tôi, cơ quan chức năng khởi tố vụ án hình sự để điều tra là điều có thể được, nhưng về khởi tố nhằm quy trách nhiệm cho những cá nhân cụ thể nào đó trong vụ việc này cũng hơi khó.

 

Cái mà cơ quan chức năng cần chứng minh xung quanh vụ việc là mối quan hệ nhân - quả đằng sau sự cố, đâu là hành vi vi phạm trực tiếp của các cá nhân để xảy ra cái chết thương tâm của em Duy? 

Cụ thể, phải chứng minh được hành vi buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm của ông giám đốc công ty CSCC TP.HCM. Hay việc trách nhiệm của những người trực tiếp duy tu, bảo dưỡng, sự cố xảy ra chưa chắc họ đã làm sai mà còn có nhiều yếu tố khách quan khác nữa tác động thì sao?

 

Còn nhân viên trực Tổng đài của Điện lực Chợ Lớn trong việc chậm ngắt nguồn điện nguy hiểm cũng thế! Vì hằng ngày họ phải “gặp” biết bao là tin báo giả, khi xác định chính xác thì họ mới có thể ngắt nguồn điện được chứ. Những nội dung như gia đình nạn nhân đề nghị là hơi khó, nhưng không phải là không có thể.

 

Theo tôi, trong sự cố cái chết thương tâm của em Cồ Quốc Duy trước hết các đơn vị quản lý phải đối mặt là về trách nhiệm dân sự. Vì đã có quy định rõ ràng, điện là nguồn nguy hiểm cao độ, khi xảy ra sự cố thì đơn vị quản lý phải chịu trách nhiệm dù họ không có lỗi.

  • Đàm Đệ
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
rrer_", r));