221
455
Đời sống
doisong
/xahoi/doisong/
1232295
Vẫn cho bán thực phẩm không đạt các chỉ tiêu an toàn?
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Vẫn cho bán thực phẩm không đạt các chỉ tiêu an toàn?
,

- Đây là một trong những lỗi phổ biến và xuất hiện thường xuyên trong công tác kiểm nghiệm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm do Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) công bố. 

Thanh tra y tế mắc lỗi cơ bản 

Theo ông Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) lấy ví dụ: “Tại tỉnh Long An, sau khi kiểm tra một sản phẩm thực phẩm nhưng không đạt các chỉ tiêu an toàn về vệ sinh, thanh tra sở y tế vẫn cho phép sản phẩm này lưu hành trên thị trường”.

“Như vậy, đoàn không quan tâm xem chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm có đạt hay không mà chỉ quan tâm việc sản phẩm đó đã được công bố tiêu chuẩn hay chưa. Như vậy là không được”, ông Khẩn nói.

Thanh tra an toàn vệ sinh thực phẩm vừa yếu về chuyên môn, non về nghiệp vụ nên mắc những lỗi cơ bản, khiến có nhiều thực phẩm không đạt yêu cầu sau kiểm tra nhưng vẫn cho phép lưu thông trên thị trường Ảnh minh họa: VNN

Hoặc có những lỗi khó có sai sót nhưng thực tế lại vẫn xảy ra. Đó là trường hợp của đoàn thanh tra Sở Y tế Bến Tre. Sau khi phát hiện một nhãn hiệu nước uống tinh khiết có chứa trực khuẩn mủ xanh không đảm bảo, đoàn đã không công bố ngay để người dân tránh, vì đây là mặt hàng có ảnh hưởng trực tiếp, ngay lập tức đến sức khỏe người tiêu dùng. 

“Đoàn này nghĩ là sự việc này có thể giao lại cho doanh nghiệp để khắc phục mà không biết là theo quy định phải công bố ngay để người tiêu dùng tránh được càng sớm càng tốt”, ông Khẩn nhấn mạnh. 

Một lỗi khác xảy ra ở tỉnh Tiền Giang, đoàn thanh tra chỉ kiểm tra chất lượng sản phẩm trên … hồ sơ mà không kiểm tra kho nên không thể phát hiện được nguyên liệu trong kho đã quá hạn hay chưa. 

“Thanh tra các sở y tế không những phải có nghiệp vụ thanh tra mà trình độ chuyên môn cũng phải thật vững chắc thì mới có thể kiểm nghiệm chất lượng thực phẩm được”, ông Khẩn cho biết. 

Ngoài những lỗi nổi bật này, còn có những lỗi cơ bản khác mà thanh tra các sở y tế vẫn mắc phải, đó là không lập biên bản khi lấy mẫu, giao mẫu kiểm tra; không ghi đầy đủ thông tin về sản phẩm khiến việc xử lý sai phạm sau thanh tra gặp khó khăn. 

Thậm chí, tại một số nơi dù không có quyết định thành lập đoàn thanh tra nhưng vẫn đi kiểm tra và xuất trình quyết định sau! Hoặc có những nơi thanh tra không nắm vững quy định về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm nên đã bỏ qua nhiều hành vi vi phạm. 

Thực phẩm nhập khẩu không đạt yêu cầu giảm gần 100%! 

Theo báo cáo của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, trong 6 tháng đầu năm 2009 đã có 33.312,7 tấn thực phẩm nhập khẩu vào Việt Nam đạt yêu cầu. Trong khi đó, khối lượng thực phẩm nhập khẩu không đạt yêu cầu là 0,111 tấn.

Mô tả ảnh.
Năng lực kiểm nghiệm thực phẩm nhập khẩu còn hạn chế (Ảnh minh họa: bantinthitruong)

Năm 2008, có 165.673 tấn thực phẩm nhập khẩu đạt yêu cầu và 117 tấn không đạt yêu cầu. 

“Như vậy, số tấn thực phẩm nhập khẩu không đạt yêu cầu giảm gần 100% so với cùng kỳ năm ngoái”, ông Hoàng Thủy Tiến, Phó Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cho biết. 

Tuy nhiên, theo báo cáo, trong khi chất lượng thực phẩm nhập khẩu đều có dấu hiệu được cải thiện thì năng lực của các cơ quan kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu vẫn không được cải thiện. 

Cụ thể: Trong số các chỉ tiêu hóa cần được kiểm nghiệm thì các chỉ tiêu quan trọng đều gặp nhiều hạn chế. 

Theo đó, để kiểm nghiệm chất chống oxy hóa, kiểm nghiệm dư lượng chất tăng trọng và kháng sinh trong thực phẩm nhập khẩu, mới chỉ có 7/12 đơn vị kiểm nghiệm thực phẩm nhập khẩu trong cả nước thực hiện được việc này. 

Đối với chỉ tiêu kim loại nặng có trong thực phẩm: Mới chỉ có 8/12 đơn vị kiểm nghiệm thực hiện được. Phẩm màu: 9/12 đơn vị thực hiện được và vitamin mới có 8/12 đơn vị kiểm nghiệm được.

Nhân lực kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm: Vừa yếu, vừa thiếu, lại bị phân tán 

Theo đại diện Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa, hiện nay chức năng kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm đặt tại các ngành: Khoa học – Công nghệ (Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng); Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Chi cục Quản lý chất lượng nông – lâm – thủy sản); Sở Y tế (trung tâm y tế dự phòng tỉnh, trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phầm). 

“Nhân lực cho công tác kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm vốn đã vừa yếu, vừa thiếu, nay lại diễn ra tình trạng này khiến các nguồn lực bị phân tán, hiệu quả sẽ càng thấp”, đại diện sở y tế Thanh Hóa nói.

  • Cẩm Quyên
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,