221
455
Đời sống
doisong
/xahoi/doisong/
451828
Gia đình - nơi ta tìm về?
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Gia đình - nơi ta tìm về?
,
(VietNamNet) - Nếu bạo lực vẫn tồn tại trong nhiều gia đình thì đấy đâu còn là nơi yên bình để sau những thăng trầm của cuộc sống con người ta tìm về...

Con số không tưởng

Nghèo nhưng vẫn hạnh phúc?

Gia đình nơi đầu tiên hình thành nên nhân cách của mỗi con người. Cho dù là ai, ở bất cứ địa vị nào sau bao thăng trầm của cuộc sống rồi họ vẫn phải tìm về với mái ấm gia đình, ở đây họ được hưởng sự yên bình và cảm nhận hạnh phúc thực sự.

Một con số mà có lẽ không ai ngờ tới: gần 40% phụ nữ được hỏi thừa nhận có bạo lực trong gia đình. Cuộc khảo sát được tiến hành ở Hà Nội, Phú Thọ và Thái Bình. Tuy nhiên thực tế có thể cao hơn nhiều vì người ta ngại nói ra và còn do quan niệm thế nào là bạo lực trong gia đình ở mỗi người khác nhau.

Trong xã hội ngày nay, cuộc sống quay vòng với "cơm, áo, gạo, tiền" thì mẫu hình gia đình đó trở thành niềm ao ước của nhiều người. Xã hội ngày càng phát triển, vị trí mỗi người trong gia đình cũng thay đổi hướng tới sự bình đẳng trong gia đình, bình đẳng giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái. Xu hướng phát triển này đang được cả xã hội khuyến khích. Bên những gia đình được xem là những tổ ấm thực sự thì tình trạng bạo lực gia đình với phụ nữ vẫn xẩy ra ở khắp nơi, mọi chỗ đến mức báo động. Điều này gây ảnh hưởng lớn tới nền tảng gia đình và xã hội.

Trước thực trạng đó PGS, TS Lê Thị Quý (Trung tâm nghiên cứu giới và phát triển) là trưởng nhóm nghiên cứu để thu thập và phân tích thông tin về bạo lực gia đình đối với phụ nữ  nhằm làm rõ tình trạng bạo lực gia đình hiện nay, những nguyên nhân, ảnh hưởng của nó đối với gia đình và xã hội. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm ngăn chặn bạo lực gia đình ở mức độ quốc gia và địa phương. 

Chưa đánh chưa phải bạo lực: Sai lầm

Theo quan niệm của Liên hợp quốc thì tất cả các hành vi như: "Đánh vợ một lần, không gây thương tích; đánh vợ một lần, có gây thương tích; đánh vợ khi vợ có lỗi nghiêm trọng; đánh vợ khi vợ không có lỗi; đánh vợ thường xuyên; ép vợ làm tình khi vợ không muốn; không cho vợ về thăm bố mẹ đẻ và mắng chửi vợ đều được xem là hành vi bạo lực". Thế nhưng theo quan niệm của nhiều người Việt Nam thi chỉ có hành vi đánh vợ khi vợ không có lỗi và đánh vợ thường xuyên bị xem là hành vi bạo lực. Còn hành vi đánh vợ một lần, có gây thương tích chỉ xem là bạo lực khi gây 11% thương tích (nếu gây 10% thương tích thì không xem là bạo lực sao?). Với quan niệm này thì có lẽ bạo lực gia đình sẽ còn tồn tại trong rất nhiều gia đình Việt Nam.

PGS, TS Lê Thị Quý cho biết: "Bạo lực gia đình (BLGĐ) có bạo lực không nhìn thấy được và bạo lực nhìn thấy được". Theo kết quả nghiên cứu cho thấy BLGĐ xẩy ra ở tất cả các nhóm xã hội cơ bản như nông thôn, thành thị, trong các gia đình khá giả cũng như gia đình nghèo, trong các gia đình của các cặp vợ chồng có học cao cũng như có học vấn thấp. Người gây ra bạo lực trong gia đình thường là đàn ông, trẻ em và phụ nữ là nạn nhân của họ.

Nhiều người vẫn hiểu đơn giản chỉ đánh đập mới xem là bạo lực (bạo lực thân thể). Thực tế bạo lực còn tồn tại dưới nhiều hình thức khác. Việc dùng sức mạnh để đe doạ, áp đặt nhằm bóc lột sức lao động của người khác cũng được xem là một hình thức bạo lực (bạo lực lao động). Với những lời nói, thái độ hành vi ngược đãi hay sự áp đặt, chỉ đạo hoặc xâm phạm tới nguyện vọng, ý thích thị hiếu riêng của mỗi người gọi là bạo lực tâm lý. Bên cạnh đấy những hành vi cưỡng ép hoặc dùng bạo lực để thoả mãn tình dục khi vợ không muốn là bạo lực sinh lý.

Nguyên nhân chính dẫn tới bạo lực gia đình thường là do định kiến về giới (trọng nam khinh nữ), điều kiện kinh tế và nạn rượu chè, cờ bạc cũng làm tăng khả năng sử dụng bạo lực trong gia đình.

Tan cửa nát nhà

Cái chết thương tâm của chị Vũ Minh Hằng (Dịch Vọng, Cầu Giấy) là kết quả của cuộc sống đầy bạo lực trong gia đình.Chị Hằng đã sống (không hôn thú) và có một đưa con trai với Nguyễn Việt Hùng (tức Huy, một đối tượng có nhiều tiền án và đã phải ngồi tù 6 năm). Ngay từ ngững ngày đầu cuộc sống của chị đã vô cùng khủng khiếp. Chị luôn sống trong nỗi lo sợ không biết khi nào thì Huy lại giở thói vũ phu với mình. Thậm chí khi Hằng mang thai cũng không thể tránh khỏi những chân đòn của Huy. Nhiều lần Hằng muốn chia tay nhưng Huy luôn đe doạ nếu hằng bỏ hắn thì hắn sẽ giết. Thậm chí Huy còn đe doạ những người thân của Hằng cũng sẽ phải chịu chung số phận với chị nếu việc đó xảy ra.

Hằng còn là lao động chính trong gia đình Huy. Hàng ngày chị phải đi làm để nuôi con và nuôi một "anh chồng" đầy tiền án tiền sự, không công ăn việc làm để anh ta đi cờ bạc và rồi lại về để hành hạ chính mình. Huy ham mê cờ bạc đến nỗi lừa lấy xe của em vợ đi cắm. Vợ mượn được chiếc xe để đi làm cho đỡ vất vả thì y cũng không cần biết, lập tức mang "gửi" ở tiệm cầm đồ. Hết tiền y lại đến cửa hàng của Hằng để "xin vợ". Xin không được thì y lại dở thói vũ phu, côn đồ của mình ra ngay ở cửa hàng. Có lần Huy đánh cả nhân viên cửa hàng, thậm chí đánh cả khách hàng của Hằng. (Hằng mở cửa hàng làm đầu ở Cát Linh).

Cuộc sống với Hằng cứ khủng khiếp như vậy cho tới tối 30/5 hàng xóm thấy người phụ nữ xấu số này bị ngã từ trên tầng hai xuống đất, nằm bất tỉnh nhân sự. Do vết thương quá nặng Hằng đã qua đời vào tối 31/5. Gia đình Hằng khẳng định chị đã bị bức hại. Cho tới ngày hôm nay nguyên nhân cái chết của Hằng vẫn đang trong quá trình điều tra của cơ quan pháp luật. có một điều đau lòng ở đây là đưa con trai 7 tuổi của Hằng luôn sợ hãi, run rẩy khi có ai đó hỏi cháu là có nhìn thấy Mẹ bị ngã không? Có lẽ hình ảnh người Mẹ nằm dưới đất, bất tỉnh đã làm cháu quá đỗi sợ hãi. Không biết rồi mai đây bé có thể nào quên được hình ảnh cuối cùng của mẹ mình như vậy không? Hay là nỗi sợ hãi sẽ đi theo đứa trẻ trên suốt chặng đường đời!?

Nghiên cứu của PGS, TS Lê Thị Quý cho thấy bạo lực gia đình gây tổn hại nặng nề cho gia đình nói riêng và xã hội nói chung. "Bạo lực gia đình làm cho sức khoẻ về thể chất và tinh thần của nạn nhân (phụ nữ và trẻ em) bị tổn thương (thậm chí dẫn tới tử vong). Nó còn làm ảnh hưởng tới kinh tế gia đình. Đối với phụ nữ trong gia đình có bạo lực dễ bị tổn thương với việc mang thai ngoài ý muốn, nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, hoặc có nhiều con ngoài ý muốn do không có khả năng kiểm soát hành vi tình dục của bản thân. Phụ nữ mang thai cũng nếu là nạn nhân của bạo lực gia đình có thể có những hậu quả như không được chăm sóc trước thai tốt, sẩy thai, đẻ non, thai chết lưu... Bạo lực gia đình làm cho quan hệ gia đình bị sứt mẻ, có thể dẫn tới ly hôn. Trẻ em sống trong các gia đình có bạo lực bị ảnh hưởng tiêu cực như học hành sa sút, dễ trở thành nạn nhân của bạo lực hoặc khi lớn lên dễ sử dụng bạo lực đối với người khác".

Vấn đề bạo lực gia đình chỉ có thể giảm khi ý thức cộng đồng được nâng lên. Nhà nước ta phải có một cơ chế bảo vệ phụ nữ, trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình. Đồng thời người gây ra bạo lực trong gia đình phải bị trừng phạt nghiêm khắc bằng pháp luật. Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể xây dựng được những gia đình thực sự theo đúng nghĩa và mang giá trị truyền thống.

  • Vân Giang

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,