221
455
Đời sống
doisong
/xahoi/doisong/
345618
Việt Nam thiếu nước do không biết điều tiết
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Việt Nam thiếu nước do không biết điều tiết
,

(VietNamNet) - ''80% lượng nước tập trung trong 3-5 tháng mùa mưa, trong khi nhu cầu dùng nước trong 7-9 tháng mùa khô rất lớn. Tình hình thiếu và thừa nước xảy ra nhiều nơi trên lãnh thổ Việt Nam''. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Mai Ái Trực nhận định như vậy tại Hội nghị lãnh đạo Văn phòng các cơ quan điều phối  quốc gia về tài nguyên nước trong khu vực diễn ra sáng nay (18/5) tại Hà Nội.

Cứ 3 người dân châu Á thì sẽ có một người không được tiếp cận với nguồn nước sạch.

Việt Nam được xếp là quốc gia có nguồn tài nguyên nước vào loại trung bình trên thế giới với bình quân đầu người khoảng 11.000m3/năm. Tuy nhiên, tình hình thiếu và thừa nước đã và đang xảy ra tại nhiều nơi do sự phân bố không đều tài nguyên nước theo không gian và thời gian. Theo Bộ trưởng Mai Ái Trực, đặc điểm này cùng với những hạn chế về nguồn lực trong việc xây dựng những công trình điều tiết dòng chảy là những thách thức lớn đối với công tác quản lý tài nguyên nước của Việt Nam.

Chuyên gia về nước của Ngân hàng châu Á, ông Wouter Lincklaen Arriens phát biểu: ''1/3 người nghèo chưa có điều kiện tiếp cận với nước sạch, họ không có tiếng nói, lại mất nhiều tiền để trả cho nước sạch. Vì vậy, cần phải thay đổi chính sách về nước sạch theo hướng quản lý phát triển lành mạnh''.

Hiện nay, cứ 3 người châu Á có một người không được tiếp cận với nguồn nước sạch, một nửa số đó không được vệ sinh, phần lớn người nghèo sống trong khu vực không đảm bảo vệ sinh. Lại còn nạn bão, lụt đang xảy ra ngày càng nhiều trên mỗi quốc gia... Cả 13 nước trong khu vực tham gia Hội nghị cùng nhận định: ''Nước đang là mối quan ngại của chúng ta''. Các nước trong khu vực đang phải đối mặt với không chỉ vấn đề tài chính mà cả vấn đề quản lý tài nguyên nước. Hội nghị này chính là cơ hội để các nước trong khu vực trao đổi những thông tin, kinh nghiệm về vai trò của các cơ quan điều phối quốc gia về tài nguyên nước nhằm quản lý hiệu quả và bền vững tài nguyên nước. Đại diện các nước trong khu vực sẽ cũng nhau xác định các vấn đề ưu tiên và thảo luận cơ hội hợp tác giữa các cơ quan điều phối quốc gia về tài nguyên nước của các nước trong khu vực.

Hội nghị sẽ diễn ra đến hết ngày 21/5.

5 giải pháp bảo vệ, khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước của Việt Nam:

1. Sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguồn nước bằng cách tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng  theo hướng trồng cây có hiệu quả kinh tế cao nhưng tiêu thụ ít nước; tập trung sửa chữa, nâng cấp các hệ thống cấp nước sản xuất và sinh hoạt hiện có nhằm giảm tổn thất và phát huy hết công suất của công trình.

2. Bảo vệ và phát triển nguồn nước thông qua việc giữ vững và phát triển diện tích rừng đầu nguồn với mục tiêu tăng độ che phủ của rừng  lên 47% vào năm 2010 và  55% vào năm 2020; đầu tư xây dựng các công trình sử dụng tổng hợp nguồn nước, điều hoà phân phối nước, tạo nguồn nước phục vụ các ngành kinh tế quốc dân, bảo đảm nhu cầu nước sinh  hoạt và cải thiên môi trường sinh thái;

3. Huy động sự tham gia của cộng đồng thông qua việc thực hiện các chương trình như định canh, định cư, xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn, nước sạch và vệ sinh môi trường...; nâng cao vai trò các tổ chức cộng  và của người hưởng lợi theo phương châm ''nhà nước và nhân dân cùng làm''; từng bước đẩy mạnh công tác chuyển giao quản lý, vận hành các công trình cấp nước phù hợp với trình độ và năng lực quản lý của cộng đồng, người sử dụng; khuyến khích phát triển các dịch vụ về cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường trong khu vực tư nhân;

4. Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm huy động mọi nguồn vốn và sự đóng góp của các tổ chức quốc tế, chính phủ các nước và các tổ chức phi chính phủ để phát triển cơ sở  hạ tầng cấp nước, tiếp thu công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến trong bảo vệ, phát triển và sử dụng hợp lý nguồn nước, ngăn ngừa và phát triển ô nhiễm;

5. Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên nước, trong đó đặc biệt chú ý hoàn thiện thể chế, xây dựng chiến lược, quy hoạch về bảo vệ, phát triển và sử dụng tài nguyên nước.

  • Kiều Minh

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,