221
455
Đời sống
doisong
/xahoi/doisong/
227756
''Cuối tháng 3 có thể công bố hết dịch trên toàn quốc''
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
''Cuối tháng 3 có thể công bố hết dịch trên toàn quốc''
,

(VietNamNet) - Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Huy Ngọ đã tuyên bố như vậy trong cuộc họp chiều 11/3. Ông cho rằng, hiện vấn đề cấp thiết là hỗ trợ nông dân tiêu trùng, tiêu độc, chuẩn bị cho đàn gia cầm trở lại. Bộ dự kiến đề xuất Chính phủ mức hỗ trợ 50% tiền mua gà giống cho nông dân.

Chăn nuôi gia cầm phải mất hàng năm trời để hồi phục.

Từ ngày 26/2, trên phạm vi cả nước đã không có ổ dịch mới phát sinh và không còn gia cầm bị tiêu huỷ. Và đến ngày 10/3, đã có 34 tỉnh hết dịch từ 27-35 ngày với 206 huyện, thị, 1.224 xã, phường đã đủ điều kiện để công bố hết dịch. 5 tỉnh đang thẩm định để công bố hết dịch là Nghệ An, Sơn La, Bình Dương, Gia Lai, Đồng Nai.

Phải nhanh chóng chuyển sang khôi phục đàn gia cầm

Đánh giá về công tác chống dịch thời gian vừa qua, Bộ trưởng Lê Huy Ngọ khẳng định: ''Bước đầu tiên chúng ta gặp nhiều lúng túng vì dịch bùng phát quá nhanh, chỉ trong vòng 1 tháng, chúng ta lại thiếu căn cứ khoa học, phụ thuộc nhiều vào các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, đến nay, chúng ta đã khống chế được toàn bộ dịch. Đó là sự nỗ lực chung của toàn bộ các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, các đoàn thể quần chúng và không thể không nói tới công lao đóng góp của báo chí''.

Thủ tướng Phan Văn Khải: ''Đề nghị Bộ Tài chính phối hợp với Bộ NN&PTNT sớm trình Chính phủ chính sách hỗ trợ cụ thể cho người chăn nuôi về con giống, vốn vay... phù hợp với từng đối tượng chăn nuôi (hộ thuộc diện đối tượng chính sách, hộ chăn nuôi tập trung, trang trại, DN...) và phù hợp với từng địa phương có mức hỗ trợ tiêu huỷ gia cầm khác nhau''.

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh: ''Vấn đề hiện nay là phải nhanh chóng chuyển sang bước 2, khôi phục đàn gia cầm, đây mới là mục tiêu chủ yếu''. Với đại dịch này, ngành chăn nuôi gia cầm bị tổn thất nặng nề, với trên 38 triệu con, chiếm 15,1% tổng đàn phải tiêu huỷ. Dự báo, phải sau tới 2-3 tháng kể từ khi công bố hết dịch thì người chăn nuôi mới bắt đầu sản xuất trở lại, phải sau 1 năm thì sản xuất mới trở lại bình thường và phải mất 3 năm, tổng đàn gia cầm mới đạt lại mức trước khi có dịch.

Đến nay, 12 cơ sở giữ giống gốc, với 31.000 con giống gốc gà, vịt do Bộ NN&PTNT quản lý và các đàn giống gia cầm quý hiếm ở các địa phương vẫn được đảm bảo an toàn và sẵn sàng sản xuất con giống trở lại phục vụ yêu cầu khôi phục sản xuất. Bộ trưởng Lê Huy Ngọ đồng thời đưa ra ý kiến, sau dịch, nhất thiết phải có một cuộc hội thảo giữa các cơ quan có liên quan để tổng kết ''Vì sao ổ dịch phát sinh nhanh như vậy? Ổ dịch này xuất phát từ đâu?...'' để tìm biện pháp nâng cao sức đề kháng của đàn gia cầm, gia súc.

Quy hoạch giết mổ gia cầm: Yêu cầu cấp bách

Một vấn đề nóng được báo giới đặt ra trong chiều qua là vấn đề tiêu thụ trở lại gia cầm. Hiện nay tại Hà Nội, TP.HCM, gia cầm đang được tiêu thụ trở lại nhưng lại chủ yếu qua những khâu lưu thông phân tán, giết mổ không theo một quy trình an toàn nào cả. Cục trưởng Cục Thú y Bùi Quang Anh nhận định: ''Về nguyên tắc, một sản phẩm gia cầm tiêu thụ trên thị trường phải xuất phát từ nơi không có dịch và qua kiểm tra của lực lượng thú y. Tuy nhiên, hiện nay, đây vẫn là vấn đề hết sức nhức nhối, nhiều sản phẩm gia cầm bán tại các chợ nhỏ lẻ chưa kiểm soát được''.

Ông cũng cho biết, tới đây, các chi cục thú y sẽ thông báo cụ thể những lô hàng hay chợ nào được phép bán gà để đảm bảo khống chế đầu ra trong thời điểm hiện nay. Đồng thời, Cục Thú y cũng đang khuyến khích các công ty, siêu thị xây dựng các dây chuyền giết mổ gia cầm hiện đại, tổ chức các cơ sở giết mổ cho thuê. Yêu cầu cấp bách đặt ra với các tỉnh, thành là sớm có quy hoạch về giết, mổ gia cầm để đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm và thuận lợi hơn cho lực lượng thú y. Nhưng, để thực hiện được được mục tiêu này lại là vấn đề không hề đơn giản.

  • Phương Thanh

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,