Khó khăn vốn và đất
Hiện nay, TP.HCM có gần 3.000 doanh nghiệp nằm trong danh sách có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường phải di dời. Trong số này, TP đã phê duyệt 1.119 cơ sở có kế hoạch di dời, 1.182 cơ sở được khắc phục ô nhiễm tại chỗ. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, chỉ có 134 cơ sở di dời, 246 cơ sở chuyển đổi ngành nghề hoặc ngưng sản xuất. Ngoài việc thiếu vốn, chuyển đổi
mặt bằng là khó khăn lớn của các doanh nghiệp.
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo đi dời cơ sở sản xuất gây ô nhiễm do Sở Công nghiệp TP.HCM làm cơ quan thường trực, sau hơn 1 năm ban hành chính sách di dời, UBND TP.HCM chỉ mới cấp được 17 giấy chứng nhận ưu đãi di dời cho doanh nghiệp, 8 đơn vị được giải ngân 3,4 tỷ đồng trong tổng số gần 200 tỷ cấp cho chương trình này. Các doanh nghiệp còn lại hầu hết phải tự thân huy động vốn. Ông Hà Viết Thanh, Phó Giám đốc Sở Công nghiệp TP.HCM, Phó Ban chỉ đạo di dời, cho biết: cơ sở di dời chủ yếu thuộc doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, không đủ khả năng về tài chính cũng như chuyển đổi công nghệ. Thậm chí, có doanh nghiệp đã tự lên kế hoạch di dời nhưng do không chuyển đổi cơ cấu vốn được, phải chịu lãi suất. Còn các doanh nghiệp lớn có phương án di dời, có địa điểm nhưng không cân đối được nguồn vốn, nên cũng không di dời được.
Các cơ sở gây ô nhiễm mội trường nặng có cơ khí và dệt may. |
Ngay cả ở các Khu công nghiệp, Khu chế xuất hiện tại cũng không đủ đáp ứng mặt bằng cho các cơ sở. Chỉ tính bình quân mỗi cơ sở cần 1ha mặt bằng, thì đã cần phải có hơn 1.000ha cho công tác này. Một nghịch lý hiện nay là mặc dù thành phố yêu cầu cần đẩy nhanh tiến độ di dời, nhưng các doanh nghiệp không biết di dời về đâu? Vì cho đến nay hầu như TP vẫn chưa xác lập được địa điểm di dời cho doanh nghiệp. Những nơi xác định được mặt bằng lại không bảo đảm các yếu tố về cơ sở hạ tầng, hoặc c
hưa thực hiện được việc bồi hoàn để giao đất cho doanh nghiệp. Ngoài ra, một số cơ sở có địa điểm di dời, đã xây dựng dự án nhưng phải tuân thủ các quy trình đầu tư như thiết kế, đấu thầu và tìm nguồn vốn… nên tiến độ di dời bị chậm trễ. Trong khi đó, ở nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp, như Tân Phú Trung, mặc dù chưa được quy hoạch nhưng các doanh nghiệp, cơ sở đã tự xây dựng, sản xuất khiến cho việc sắp xếp cơ sở vào đây gặp trở ngại không nhỏ.
Bên cạnh hai vấn đề trên, còn có một số nguyên nhân khác góp phần làm chậm trễ tiến độ di dời, như thủ tục thẩm định kéo dài, hoặc doanh nghiệp có mặt bằng nhà xưởng dự kiến bán để đầu tư thì lại rơi vào quy hoạch công trình công cộng hoặc có quy hoạch mật độ xây dựng thấp, không bán được. Có nguyên nhân do hạ tầng cơ sở các KCN yếu, không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, hoặc công tác giải tỏa đền bù gặp khó khăn, dẫn đến tiến độ di dời bị chậm lại hoặc không thể thực hiện được.
Tìm một lối ra
Bình Dương, Tây Ninh, Long An được hướng tới để giải quyết mặt bằng di dời của TP.HCM. |
Theo bà Nguyễn Thị Hồng, Giám đốc Sở Tài chính vật giá TP.HCM, về vốn di dời, phải có sự hợp
sức giữa Nhà nước và doanh nghiệp để cùng tháo gỡ, vì ngân sách Nhà nước không đủ cung ứng, còn doanh nghiệp cũng không đủ sức một mình lo liệu. Đại diện Quỹ Đầu tư phát triển cho rằng, với các doanh nghiệp cổ phần hóa, không có tài sản đất và mặt bằng, đề nghị thành phố có chủ trương cho được hưởng chế độ giải tỏa đền bù, và chủ đầu tư Khu công nghiệp sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ này. Ông Vũ Huy Toản, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM đề nghị, để giúp doanh nghiệp có vốn xúc tiến nhanh công tác di dời, hệ thống Ngân hàng sẽ hỗ trợ cho vay vốn.Để giải quyết tình trạng về vốn và địa điểm mặt bằng, đại diện Quỹ Đầu tư phát triển cũng đề nghị, trong điều kiện việc định giá tài sản chậm như hiện nay, thành phố nên cho chủ trương hoán đổi tài sản hoặc hoán đổi mặt bằng. Còn theo ý kiến của Sở Công nghiệp, việc cần thiết nhất là thành phố phải quy hoạch lại các Khu công nghiệp, Khu chế xuất, để có kế hoạch phân bố mặt bằng cho doanh nghiệp và phải được công bố công khai. Về vấn đề này, ông Mai Quốc Bình, Phó Chủ tịch UBND thành phố nhắc lại, thành phố đã chỉ đạo cho 12 Khu công nghiệp, Khu chế xuất có kế hoạch dành quỹ đất di dời. Tại một buổi làm việc với UBND thành phố, ông Bình đề nghị mở rộng phạm vi địa bàn ra các tỉnh lân cận để giải quyết tình trạng khó khăn về mặt bằng, địa điểm.
-
Đặng Vỹ