221
1601
Bình luận quốc tế
binhluan
/thegioi/binhluan/
236594
Nhân tố mới ở Đông Bắc Á
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Nhân tố mới ở Đông Bắc Á
,

Vòng 3 cuộc đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên hiện chưa biết khi nào mới được tiến hành, nhưng chắc chắn không chỉ đơn thuần là sự tiếp nối hai vòng trước, mà còn từ một điểm xuất phát khác. 

Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Giang Trạch Dân và Phó Tổng thống Mỹ Dick Cheney.

Nhiều nhân tố mới đã xuất hiện, trở thành những con bài mới trong tay bên này hay bên kia và tác động to lớn của chúng được thể hiện một cách thuyết phục nhất ở phát biểu của Phó Tổng thống Mỹ Cheney trong các cuộc tiếp xúc với lãnh đạo Trung Quốc nhân chuyến công du châu Á tháng 4 này: “Thời gian đang không ủng hộ chúng ta”. 

Nhân tố mới có trọng lực nhất là phát biểu của nhà khoa học hạt nhân hàng đầu Pakistan đang bị thất sủng Khan. Ông này nói rằng từng trông thấy vũ khí hạt nhân ở CHDCND Triều Tiên khi tới thăm nước này cách đây 5 năm. Điều đó khiến chính quyền Mỹ phải tính đến thực tế là CHDCND Triều Tiên đã có con chủ bài này trong tay và như vậy bản chất vấn đề mắc mớ giữa hai nước có thêm nét khác và vị thế mặc cả với Mỹ cũng khác. 

Nhân tố mới thứ hai là tình thế khó khăn của chính phủ Mỹ cả ở nước Mỹ lẫn ở Iraq. Cuộc điều trần của Ủy ban điều tra Quốc hội Mỹ về trách nhiệm của chính quyền đối với vụ 11/9 và cuộc nổi dậy của người Shiite và Sunni ở Iraq đang phác hoạ chân dung thật sự của chính quyền Bush: Đó là không kịp thời ngăn chặn vụ 11/9 và thất bại cả về chiến lược lẫn sách lược ở Iraq. Tình thế đó hạn chế đáng kể khả năng tiến thoái của ông Bush trong vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Găng thêm với CHDCND Triều Tiên thì không thể mà nhượng bộ lại càng không xong vì cuộc bầu cử tổng thống đang ngày càng tới gần. Đối với ông Bush, không có giải pháp còn hơn là có một giải pháp mà tạo ấn tượng Mỹ ở thế bất lợi với CHDCND Triều Tiên. 

Nhân tố mới thứ ba là hệ quả của hai nhân tố trên, đó là Mỹ cần đến Trung Quốc hơn trước. Việc CHDCND Triều Tiên có vũ khí hạt nhân cũng là điều Trung Quốc không muốn và cũng buộc nước này phải điều chỉnh chính sách, nhưng tác động khác hẳn so với tác động đối với Mỹ. Trong cách tăng giá của chính mình đối với Mỹ, Trung Quốc có nhiều điều kiện hơn để đối phó với tình huống mới nảy sinh này. Từ đó có thể thấy nếu vòng đàm phán thứ 3 của khuôn khổ 6 bên sớm được tiến hành thì sẽ chỉ là bước tiến về hình thức, còn vẫn trì trệ, thậm chí bế tắc về thực chất.

  • Lục Quán Anh

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,