221
1601
Bình luận quốc tế
binhluan
/thegioi/binhluan/
22639
Một mình chống lại NATO
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Một mình chống lại NATO
,

(VietNamNet) - Trong câu chuyện về mối bất đồng nội bộ mới đây giữa các thành viên NATO, ngoài Pháp theo đuổi mục tiêu thể hiện vai trò “nước lớn thế giới”, Đức và Bỉ đều chỉ nhằm trước hết tranh thủ dư luận nội bộ để duy trì quyền lực và củng cố quyền lực. Nhưng có lẽ đến mức “một mình chống lại NATO” như Bỉ vừa qua thì cũng là chuyện không xảy ra nhiều trong lịch sử liên minh quân sự này.

Tổng thư ký NATO Robertson đã thật khôn ngoan khi chuyển việc quyết định triển khai các biện pháp bảo vệ cho Thổ Nhỹ Kỳ từ Hội đồng NATO sang cho Uỷ ban Quân sự Quốc phòng của NATO. Lý do: Pháp có mặt trong Hội đồng NATO, nhưng lại không hiện diện trong Uỷ ban này. Đức dễ bị thuyết phục hơn cả Pháp lẫn Bỉ và nhờ vậy mà ông Robertson có thể loại bỏ dần từng đối thủ đáng gờm một và cũng vì thế mà Bỉ phải đứng ở một phe, trong khi 17 thành viên còn lại của Uỷ ban đứng ở bên kia trận tuyến.

Giống như Thủ tướng Đức G. Schroeder trước đây, thái độ của Thủ tướng Bỉ G. Verhofstadt hiện nay trong vấn đề này hướng vào cuộc bầu cử quốc hội trong thời gian tới. Thủ đô Bỉ là nơi đặt trụ sở NATO và EU, nhưng đại đa số người Bỉ lại không đồng tình với Mỹ và NATO tiến hành chiến tranh chống Iraq. Đối với ông Verhofstadt, giống như đối với ông Schroeder ở Đức mùa thu vừa qua, lá phiếu của cử tri còn quan trọng hơn NATO hay EU sẽ ra sao bởi chiến tranh hay hoà bình ở Iraq. Ông Verhofstadt đưa nước Bỉ tới vị trí đối đầu với NATO trong sự ý thức hoàn toàn là Bỉ không thể bỏ NATO và đồng thời cũng chẳng thể có chuyện NATO gạt Bỉ ra ngoài lề. Cả trong EU lẫn NATO, một nước lớn như Pháp hay Đức có vai trò của họ, nhưng thành viên nhỏ như Bỉ cũng có vai trò đặc thù và việc một thành viên nhỏ làm ngưng trệ chiều hướng quyết định của đa số các thành viên khác tạo ra tiền lệ không phải không có tác động gì tới các tổ chức này.

Bỉ đã thực sự phải một mình đối đầu với NATO sau khi Đức khôn ngoan không kém rút về trụ lại ở sau quan điểm “ủng hộ Bỉ”. Và nếu nhìn vào những điều kiện của Bỉ thì người ta sẽ thấy tính chất danh nghĩa của yêu sách của Bỉ cũng như nhân nhượng của NATO để đạt được sự nhất trí trong Uỷ ban: Sự hỗ trợ quân sự của NATO cho Thổ Nhĩ Kỳ chỉ mang tính chất phòng thủ, ưu tiên vai trò của LHQ trong mọi biện pháp và khẳng định các biện pháp bảo vệ Thổ không có nghĩa là chuẩn bị tiến hành chiến tranh. Đối với NATO, điều quan trọng là triển khai các biện pháp bảo vệ Thổ vì như vậy mới hỗ trợ thực chất cho Mỹ và Anh, còn từ phòng thủ đến tấn công chỉ là khoảng cách nhỏ, hay có ưu tiên LHQ không thì lại là câu chuyện khác mà Bỉ đâu còn có quyền tham gia quyết định nữa. NATO không thể đẩy Bỉ ra quá xa mà Bỉ cũng biết không nên già néo tới mức đứt dây. Giống như trong trường hợp nước Đức, con bài này rồi cũng đến lúc hết tác dụng.

  • Lục Quán Anh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,