221
1601
Bình luận quốc tế
binhluan
/thegioi/binhluan/
123700
Cuộc chung cư bất đắc dĩ
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Cuộc chung cư bất đắc dĩ
,
Cuộc chung cư bất đắc dĩ của 3 đảng lớn nhất Campuchia.

(VietNamNet) - Họ chẳng ưa gì nhau, nhưng lại phải chung sống với nhau trong nhiệm kỳ này ở nghị viện Campuchia; Họ muốn loại trừ lẫn nhau để cầm quyền nhưng không có sự lựa chọn nào khác ngoài phải hợp tác với nhau để cầm quyền; Sự phán bảo của lý trí vẫn mạnh mẽ hơn và có tác dụng hơn ảnh hưởng của tình cảm; Họ đều không muốn đưa nhau đến tình trạng phi tổng tuyển cử lại vì nếu như vậy thì nguy cơ mất ổn định và an ninh sẽ tăng lên và nguy cơ họ không duy trì được kết quả hiện tại cũng không phải không có. Vì thế mà họ đã phải tụ họp với nhau để làm lễ tuyên thệ cho 123 dân biểu mới được bầu trong cuộc tổng tuyển cử vừa qua. Họ là 3 đảng phái chính trị lớn nhất ở Campuchia: CPP, FINCIPEC và Đảng Sam Rainsy.

Việc trì hoãn phiên họp đầu tiên - không phù hợp với luật pháp hiện hành ở Campuchia - đã giúp cho cả Quốc vương Shihanouk lẫn ba đảng phái này giữ được thể diện. Không có sự tham gia của 50 dân biểu của đng FUNCIPEC và Đảng Sam Rainsy trong phiên họp đầu tiên thì cũng chẳng hay ho gì cho CPP, Thủ tướng Hun Sen và 70 dân biểu của CPP. Nhưng đồng thời nếu không có sự nhượng bộ của CPP thì hai đng kia cũng chẳng có cơ hội để thoát lui trong danh dự như vậy. Với việc tham dự đầy đủ vào phiên họp đầu tiên này, 3 đảng phái ấy, nhất là FUNCIPEC và Đảng Sam Rainsy, đã công nhận kết quả cuộc bầu cử và biết rằng phải xuất phát từ kết quả bầu cử để thành lập chính phủ mới.

Về lý thuyết, CPP và đương kim Thủ tướng Hun Sen có thể độc thế cầm quyền, nhưng lại chưa đủ để thay đổi hiến pháp hiện tại. CPP và ông Hun Sen chủ trương thành lập một chính phủ liên hiệp với một trong số hai đảng kia hoặc với cả hai đảng kia vì chỉ như vậy mới không đẩy hai đảng phái kia gắn kết với nhau hơn trong vị trí phe đối lập. Kéo được một đảng trong số đó tham gia chính phủ liên hiệp sẽ làm phân rẽ liên minh giữa họ với nhau. Cũng vì thế mà CPP chủ trương coi FUNCIPEC và Đảng Sam Rainsy là một đối tác trong chính phủ liên hiệp, dành cho liên minh này một sô ghế nhất định trong chính phủ và bỏ mặc họ tự thoả hiệp, phân chia với nhau, khiến họ rất có thể vì sự phân chia quyền lực này mà mâu thuẫn với nhau.

FUNCIPEC và Đảng Sam Rainsy hiện đang nhằm vào điều mà CPP khó chấp nhận nhất là bất hợp tác với cá nhân ông Hun Sen. Điều kiện của họ là sẵn sàng hợp tác với CPP để thành lập chính phủ liên hiệp, nhưng không có ông Hun Sen. Bằng sách lược đó, họ tìm cách tạo dư luận cho rằng ông Hun Sen là trở ngại chính cho việc chưa thành lập được chính phủ mới ở Campuchia, từ đó tăng áp lực buộc CPP và ông Hun Sen rồi phải nhân nhượng nhiều hơn.

Sau lễ tuyên thệ cho các vị dân biểu, tuy việc thành lập chính phủ mới ở Campuchia chưa hẳn đã được coi là "đầu xuôi", nhưng chiều hướng cho thấy thiên về một chính phủ liên hiệp ba phái – hai phe và Thủ tướng vẫn là ông Hun Sen. Chính phủ mới ở Campuchia lại là một cuộc chung cư mới, nhưng lần này sẽ khó khăn hơn, dễ đổ vỡ hơn, báo hiệu sẽ có những sôi động mới trong đời sống chính trị ở đất nước này.

  • Lục Quán Anh

Tin liên quan:

 - Đối thủ cũ trong cuộc chơi mới

 - Campuchia- Bầu cử Quốc hội khóa III khởi đầu tốt đẹp

 - Đảng CPP dẫn đầu theo kết quả kiểm phiếu sơ bộ

 - Đảng Nhân dân Campuchia vẫn dẫn đầu trong cuộc bầu cử

 - Hai đảng lớn tại Campuchia phủ nhận kết quả bầu cử

 - Campuchia: 3 đảng sẽ gặp vào ngày 4/10

 - Công bố chính thức kết quả bầu cử Campuchia

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,