Hậu bầu cử, chính sách đối ngoại Mỹ ra sao?

Cập nhật lúc 10:11, 04/11/2010 (GMT+7)
Lần thứ 3 trong ba kỳ bầu cử, người Mỹ lại bỏ phiếu cho sự thay đổi. Họ trao quyền kiểm soát Hạ viện cho phe Cộng hòa và giành thêm ghế tại Thượng viện. Thế có nghĩa là ở Washington sẽ bế tắc thêm hai năm nữa.

chừng nào ông Obama muốn phủ quyết những dự luật mà ông không thích, nhà lãnh đạo này sẽ vẫn vượt qua được
 Tổng thống Barack Obama thừa nhận trách nhiệm trước thất bại của Đảng  Dân chủ trong kỳ bầu cử giữa kỳ hôm 2/11. (Ảnh: BBC0


Kết quả bầu cử sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách bên trong nước Mỹ. Thâm hụt ngân sách, cứu trợ tài chính cho các hãng lớn làm ăn thất bát... là những chủ đề lấn át chiến dịch vận động, không chỉ đối với những người thuộc Tea Party tiếp sức cho phe Cộng hòa mà còn cả trong số những người độc lập quay lưng lại với phe Dân chủ.

Các sáng kiến trong nước của Tổng thống Barack Obama sẽ bị chết yểu nếu như Quốc hội không tán thành.

Tuy nhiên, trên mặt trận ngoại giao, mọi thứ lại khác. Sẽ không có nhiều thay đổi, bởi lẽ Quốc hội không có ảnh hưởng lắm tới chính sách ngoại giao.

Ở nhiều vấn đề, các tổng thống có thể hành động như mong muốn cho đến khi nào Quốc hội yêu cầu dừng lại.

Hạ viện của Đảng Cộng hòa lần này chắc chắn sẽ thử làm vậy. Điều hiển nhiên là lập pháp cho họ quyền hành động mạnh mẽ hơn; chẳng hạn như việc tăng cường cấm vận để kiềm chế chương trình hạt nhân Iran, cải tổ Liên Hợp Quốc, trừng phạt CHCDND Triều Tiên và Syria sẽ có thêm động lực.

Kế hoạch của Tổng thống Obama nhằm giảm quân Mỹ ở Afghanistan bắt đầu từ mùa hè tới sẽ thu hút sự chỉ trích. Nhưng chừng nào ông Obama muốn phủ quyết những dự luật mà ông không thích, nhà lãnh đạo này sẽ vượt qua được ngày đó, dù ông sẽ gặp phải nhiều rào cản về các vấn đề chính sách ngoại giao cần phải được Quốc hội thông qua.

Obama và các lãnh đạo Cộng hòa sẽ cần phải quyết định liệu có tìm thấy nền tảng chung trong hai năm tới đây hay không.

Thương mại tạo ra một khả năng cho sự hợp tác giữa hai bên. Quốc hội sẽ không thông qua quyền thúc đẩy thương mại dành cho Obama để ông thực hiện các cuộc đàm phán thương mại mới. Tuy nhiên, các thỏa thuận thương mại song phương với Hàn Quốc, Colombia và Panama hiện đã đang chờ hành động từ Quốc hội. 

Ở Đông Nam Á, lo lắng đang gia tăng trước tác động tiềm năng của sự thay đổi cán cân quyền lực tại Quốc hội Mỹ.

Nhiều người cho rằng, vì tập trung cho cho các cuộc đấu chính trị trong nước mà chính quyền Tổng thống Obama có thể sao lãng các nỗ lực của họ ở châu Á.

  • Thanh Hảo (T.H)

Ý kiến của bạn

Tin liên quan

Các tin khác