Bầu cử giữa kỳ tạo thế giằng co trên chính trường Mỹ
Những người ủng hộ Thượng nghị sĩ Cộng hòa Marco Rubio ăn mừng chiến thắng của đảng ông Coral Gables, Florida. (Ảnh: EPA)
Khi các chính trị gia nhà nghề và các học giả về bầu cử đánh giá lại những gì xảy ra, có một kết luận mà có lẽ tất cả các bên đều nhất trí: nếu chính phủ bị bế tắc và không hiệu quả thì hai năm tới sẽ mang ý nghĩa mới của cụm từ này.
"Sẽ có nhiều đối đầu và yêu sách, những nỗ lực nhằm làm suy yếu những gì Tổng thống đã làm", trích lời bình luận của Norm Ornstein, một sinh viên khoa lịch sử Quốc hội và một thành viên trong Viện Enterprise Mỹ.
Chưa bao giờ kể từ năm 1938, khi những người Dân chủ do Franklin DeLano Roosevelt lãnh đạo để mất 72 ghế về tay phe Cộng hòa, một đảng lại thất bại tồi tệ đến như vậy trong một kỳ bầu cử giữa kỳ. Newt Gingrich - người dẫn đầu làn sóng của Đảng Cộng hòa năm 1994 - đã gọi ngày 2/11 là "sự khước từ lớn nhất đối với một Nhà Trắng kể từ năm 1932" khi đảng Cộng hòa của Herbert Hoover để mất 100 ghế.
Tuy nhiên, từ xưa tới nay, đảng của Tổng thống đương quyền ít khi nào thành công trong cuộc bầu cử giữa kỳ đầu tiên. Truman năm 1946, Johnson năm 1966, Reagan năm 1982 và Clinton năm 1991 - tất cả đều chứng kiến người của mình bị tẩy chay trong cuộc bầu cử giữa kỳ.
Kết quả trực tiếp nhất của kỳ bầu cử này dường như là sự thay đổi quyền kiểm soát ủy ban trong Hạ viện, cho phép Đảng Cộng hòa được xắp xếp và ấn định thời gian cũng như nội dung của pháp chế, và quan trọng hơn nữa, là tiến hành các cuộc kiểm tra nhằm vào những vấn đề liên quan tới Nhà Trắng.
Một số chuyên gia phân tích cho rằng, Tổng thống sẽ hưởng lợi từ việc phe Cộng hòa kiểm soát Hạ viện, cho ông một nền tảng chính trị. Nhưng Nghị sĩ Darrell Issa, một thành viên Cộng hòa sớm nắm chiếc búa của Ủy ban Giám sát, sẽ là một đối thủ nặng ký của Nhà Trắng.
Phát ngôn viên của nghị sĩ Issa cho biết, hiện vẫn chưa có chương trình nghị sự nào được định ra về cách thức tiến hành các cuộc kiểm tra. Tuy nhiên, bản thân ông Issa đã nêu ra một loạt chủ đề muốn giải quyết. "Chúng tôi sẽ yêu cầu Tổng thống tiến hành những thay đổi và cải cách cần thiết", nghị sĩ Issa tuyên bố.
Những bài học khác được rút ra từ cuộc bầu cử sắp là chủ đề tranh luận nóng bỏng và kéo dài.
Phe Dân chủ đã bị đòn đau. Rất nhiều trong số họ là người tiến bộ. Những người ủng hộ cải cách y tế cũng bại trận. Những người phản đối cải cách y tế cũng không hơn. Và, không có gì ngạc nhiên khi các phe cánh Dân chủ đều thừa nhận các bài học bầu cử đã chứng minh những thất bại của họ.
"Rõ ràng, hôm nay, Đảng Cộng hòa đã có một đêm tuyệt vời", Craig Shirley, người viết tiểu sử Tổng thống Ronald Reagan và là một cố vấn lâu năm của phe Cộng hòa, nhận xét. "Tuy nhiên, họ chạy đua chủ yếu với chủ trương chống Obama, vốn không phải là một triết lý cầm quyền. Tôi nói "có thể mang tính lịch sử" vì cử tri ủng hộ ứng viên Cộng hòa vì những gì họ phản đối chứ không phải vì những gì họ đề xuất. Lịch sử được tạo ra nhờ những gì bạn làm, không phải bởi những gì bạn không làm".
"Bắt đầu từ ngày 3/11, Đảng Cộng hòa sẽ phải quyết định họ đại diện cho những gì và họ sẽ mang lại những gì cho người dân Mỹ. Đảng này cũng phải quyết định đâu là đường hướng họ sẽ đi theo, Chủ nghĩa Cộng hòa dân túy Reagan hay một Chính phủ Lớn".
- Thanh Hảo (Theo Hufffington Post)