221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1310846
Đằng sau các vụ giả lính Mỹ lừa tình qua mạng
0
Article
null
Đằng sau các vụ giả lính Mỹ lừa tình qua mạng
,

Nhóm phóng viên chương trình 5 live Investigates của hãng thông tấn BBC đã tìm hiểu về thực trạng các phụ nữ bị những kẻ mạo nhận là binh lính Mỹ lừa tiền thông qua các website hẹn hò trực tuyến.

TIN BÀI MỚI

/chuyenmuc/quangcao/2010/images/vnnmobiad.gif

Nhiều phụ nữ Anh cả tin đã trở thành nạn nhân của những kẻ lừa đảo qua các trang hẹn hò trực tuyến. (Ảnh: Getty Images)
Nhiều phụ nữ Anh cả tin đã trở thành nạn nhân của những kẻ lừa đảo qua các trang hẹn hò trực tuyến. (Ảnh: Getty Images)

"Tôi đã mất chồng vì căn bệnh ung thư và một năm rưỡi nay, tôi không bíêt làm gì với bản thân mình. Tôi nghĩ mình phải tiếp tục sống. Vì vậy, tôi đã tham gia một trang web hẹn hò cho người hơn 50 tuổi", một phụ nữ tự nhận là Jean (không phải tên thật của cô) kể.

Jean nhanh chóng được một người đàn ông tự xưng là "Alex" tiếp cận. Anh ta nói mình là một binh sĩ trong quân đội Mỹ. Theo Alex, anh ta bị vợ bỏ rơi và đang phải nuôi một con trai vị thành niên một mình. Hơn thế nữa, anh ta sẽ sớm phải lên đường làm nhiệm vụ ở Afghanistan.

"Chúng tôi đã xây dựng một tình bạn, trò chuyện bằng cách nhắn tin. Alex nói sẽ tới và gặp tôi. Anh ta chỉ toàn nói những điều đúng đắn".

Nhiều tuần trôi qua và tình bạn của hai người càng trở nên gắn bó. Khi đó, Alex cho biết con trai của anh ta đã đổi mã pin thẻ rút tiền và anh ta đang lâm vào tình trạng vô cùng khó khăn về tài chính. Jean liền đề nghị giúp đỡ và gửi cho Alex một số tiền. Nhưng đó không phải là ân huệ chỉ xảy ra một lần.

Câu chuyện mủi lòng đắt giá

Jean nhớ lại việc các đề nghị xin hỗ trợ tiền của Alex bắt đầu nhiều đến như thế nào.

"Mọi việc cứ tái diễn. Tôi liên tục giúp đỡ anh ta và con trai anh ta nhiều thứ khác nhau: các hoá đơn trong gia đình, học phí và những thứ tương tự như vậy. Có thời điểm, Alex nói với tôi anh ta đã đào ngũ và trở về Los Angeles, trong một nhà tù quân dội, và cần thêm tiền để thoát khỏi đó. Tôi rốt cuộc đã đưa cho anh ta hơn 100.00 Bảng Anh".

Jean không đơn độc và cô chỉ là một trong số ngày càng tăng các phụ nữ trở thành nạn nhân của dạng lừa đảo qua hẹn hò trên mạng này, nơi những kẻ tội phạm mạo nhận là binh sĩ Mỹ (bọn chúng thường tuyên bố là đang đồn trú tại một căn cứ quân sự Mỹ tại Anh), làm dấy lên hy vọng về khả năng thiết lập một mối quan hệ bền vững.

Câu chuyện bịa đặt mà Alex thêu dệt nên - bị vợ bỏ rơi, là người cha đơn thân - rất phổ biến. Một đề nghị tuyệt vọng về tiền bạc chắc chắn sẽ đến sau đó. Những kẻ lừa đảo đứng sau mưu đồ bất lương này thường đóng đô ở Tây Phi, Nigeria chẳng hạn. Vì vậy, nhà chức trách rất khó để lần theo dấu vết của chúng.

Bọn chúng đôi khi sử dụng những cái tên của binh sĩ Mỹ thực sự, kể cả những người đã thiệt mạng trong khi làm nhiệm vụ, và lấy cắp ảnh từ các website của quân đội hoặc hồ sơ các binh sĩ trên mạng xã hội để làm hồ sơ riêng của chúng, nhằm tạo vỏ bọc có vẻ hợp pháp.

Mưu đồ bất lương ngày càng tăng

Trò lừa tình giả danh các binh sĩ Mỹ đang gặp khó khăn này đã thu hút sự chú ý của Đại sứ quán Mỹ ở London. Tổng lãnh sự Mỹ tại Anh Derwood Staeben cho biết, hầu như ngày nào cũng có người liên lạc với đại sứ quán để khiếu nại về tình trạng lừa đảo qua hẹn hò trên mạng.

"Khi tôi đảm nhiệm cương vị này (tổng lãnh sự) cách đây 2 năm, chỉ có 2 hay 3 người đến khiếu nại kiểu này một tuần. Hiện, chúng tôi đã tiếp hơn 10 nạn nhân trong 5 ngày qua. Và trong 10 tháng vừa qua, tại đại sứ quán này, chúng tôi đã nhận được khoảng 450 cuộc gọi và 2.000 thư điện tử khiếu nại", ông Staeben nói.

Cơ quan chuyên chống lừa đảo quốc gia Anh cũng đã nhận ra thực tế rằng các vụ lừa tình qua mạng đang tăng lên. Hồi đầu năm nay, cơ quan này thống kê, số người thông báo là nạn nhân của các vụ lừa đảo qua hẹn hò trực tuyến tới đường dây hỗ trợ Hành động chống lừa đảo đã tăng lên gấp 4 lần.

Rebecca (người xin giữ kín tên thật) là một nạn nhân khác bị dụ dỗ bởi những lời ngọt ngào như rót mật của một kẻ giả danh là binh sĩ "Charlie". Cô nhất quyết không hé lộ mình bị lừa mất bao nhiêu tiền mà chỉ nói hiện nợ nần rất nhiều vì mắc bẫy tình. Cô nói rất sợ mở thư điện tử hoặc trả lời điện thoại, vì cô không biết phải làm gì để trả lại số tiền cô đã vay mượn để đưa cho Charlie.

Giống như nạn nhân Jean, Rebecca khẳng định những kẻ tự nhận là binh sĩ thực sự biết cách khai thác cảm xúc của những phụ nữ mà chúng muốn giăng bẫy. "Mới đây tôi phải nhập viên để làm phẫu thuật và trên đường tới phòng giải phẫu, anh ta nhắn tin nói sẽ cầu nguyện cho tôi và anh ta sẽ sớm đến bên để chăm nom tôi".

Rebecca kể: "Bọn chúng thường làm tất cả để trông có vẻ thành thực. Đôi khi, bạn thậm chí còn nhận được cả quà. Tôi được gửi tặng hoa, bóng bay và gấu bông. Tôi cũng nhận được các bài thơ và thư điện tử mỗi ngày.

Chúng mất vài tuần, trong trường hợp của tôi là vài tháng, để xây dựng lòng tin, hỏi han bạn về gia đình, cuộc sống của bạn, và khiến bạn cảm thấy mình được yêu. Sau đó, chúng kể cho bạn một câu chuyện đẫm nước mắt về việc bị bỏ lại một mình cùng với một đứa con. Chúng thậm chí còn gửi các tin nhắn và thư điện tử mạo nhận là từ đứa con đáng thương của mình".

Kế hoạch công phu

Một trong những đề nghị phổ biến từ các binh sĩ "dỏm" là yêu cầu những người phụ nữ mà chúng đang giăng bẫy xin nghỉ phép hộ chúng, để chúng có thể tới thăm họ. Tiếp theo đó là một sự dàn dựng công phu, khi những người phụ nữ được yêu cầu điền vào các giấy tờ trông có vẻ chính thống và gửi một khoản phí được thông báo là sẽ được hoàn trả lại.

Bọn lừa đảo thậm chí đã gửi hoa và quà để thuyết phục các nạn nhân tin tưởng chúng. (Ảnh: BBC)
Bọn lừa đảo thậm chí đã gửi hoa và quà để thuyết phục các nạn nhân tin tưởng chúng. (Ảnh: Buzzle)

Những việc trên từng xảy ra với Rebecca. Cô thậm chí có các cuộc điện đàm hàng ngày với một người đàn ông mà cô tin là một quan chức phụ trách phúc lợi của quân đội Mỹ, để giúp xử lý đơn xin nghỉ phép của Charlie. Thực tế, đây cũng là một kẻ lừa đảo khác mạo nhận là quân nhân Mỹ.

Theo Đại sứ quán Mỹ, mặc dù các thủ tục cụ thể về việc đề nghị và cho phép nghỉ phép có khác nhau giữa các nhánh thuộc lực lượng vũ trang Mỹ nhưng đề nghị và quyền cho phép nghỉ phép chỉ được thực hiện giữa cá nhân quân nhân và chỉ huy trực tiếp của anh ta. Gia đình, bạn bè và các bên thứ ba không bao giờ được dính líu đến việc này.

Rebecca bắt đầu thấy báo động khi cô nhận được một tài liệu giả định từ quân đội Mỹ nhằm thuyết phục cô rằng, Charlie có khả năng trả lại cho cô toàn bộ số tiền đã vay. Tài liệu này khẳng định anh ta đang sở hữu khối tài sản trị giá 1,4 triệu USD.

"Không một binh sĩ nào có từng ấy tiền. Đó là lúc tôi gọi điện cho quân đội Mỹ và họ nói với tôi rằng họ chưa bao giờ biết có ai như vậy", Rebecca nhớ lại.

Chiến dịch Facebook

Trong khi thu thập tài liệu, nhóm phóng viên của chương trình 5 live Investigates đã trò chuyện với hàng chục phụ nữ bị lừa phỉnh theo cách này. Đại đa số họ xấu hổ tới mức không muốn chia sẻ câu chuyện của họ một cách công khai. Tuy nhiên, Rebecca và Jean sẵn sàng lên tiếng nhằm cố gắng bảo đảm những phụ nữ khác không phải hứng chịu số phận tương tự.

Hiện nay, Rebecca đang tham gia một chiến dịch trên mạng xã hội Facebook có tên gọi "Chấm dứt âm mưu hẹn hò quân đội Mỹ", với hy vọng rằng cô có thể cảnh báo những phụ nữ khác về trò lừa đảo đắt giá. Kể từ khi xúc tiến chiến dịch, cô đã nhận được liên lạc của hơn 240 phụ nữ khác, vốn cũng là nạn nhân của các binh sĩ "dỏm" thông qua những website hẹn hò trực tuyến.

Không phải tất cả trong số họ đều mất tiền, nhưng nhiều người đã mua máy tính xách tay, điện thoại di động và máy ảnh để gửi tới địa chỉ mà bọn lừa đảo nói là có bạn bè của chúng.

Đại sứ quán Mỹ khuyến cáo, bất kỳ ai là mục tiêu của nạn lừa tình cần phải báo cáo trường hợp của họ cho lực lượng cảnh sát địa phương. Rebecca đã thông báo vụ việc của mình, nhưng nhận được câu trả lời rằng cô không có cơ hội nhận lại số tiền đã mất.

Tuy nhiên, trong trường hợp của Jean, cảnh sát đã tìm cách lần theo dấu vết một vài trong số các khoản tiền cô đã gửi tới những tài khoản ở Nigeria và California. Chúng chỉ khoảng 13.000 Bảng, số tiền an ủi quá nhỏ bé so với tổng số gần 100.000 Bảng cô đã gửi cho kẻ lừa đảo.

Một năm sau khi bị giăng bẫy, Jean vô cùng đau khổ khi biết cô mắc lừa và cảm thấy cô đã khiến gia đình thất vọng.

Cô cay đắng thừa nhận: "Điều đau lòng nhất là, khi chồng tôi qua đời vì bệnh ung thư, anh ấy đã sắp xếp mọi thứ trong trật tự. Anh ấy đã sắp xếp để tiền được đem đầu tư và do đó tôi có một khoản thu nhập hàng tháng cũng như một cuộc sống tươm tất. Và rồi, tôi đã hoang phí toàn bộ số tiền. Điều đó khiến trái tim tôi tan nát.

Tôi có ba đứa cháu vị thành niên. Tôi muốn giúp đỡ các cháu và cho chúng tiền tiêu vặt. Nhưng, tất nhiên, tôi đã phải nói với chúng mọi việc và rằng điều đó có nghĩa tôi không thể cho thêm chúng bất cứ thứ gì được nữa.

Tôi rất gần gũi với gia đình và tôi cảm thấy mình đã làm họ thất vọng. Người con trai nói với tôi rằng: Mẹ đã bao lần nói với chúng con phải cẩn thận rồi? Và bây giờ hãy nhìn vào những gì mẹ đã làm".

  • Thanh Bình (gt)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
Triều Tiên sẽ
Triều Tiên sẽ "trình diễn" loại vũ khí nào?

Gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng đang xôn xao về việc Triều Tiên đang gấp rút chuẩn bị cho một cuộc diễu binh lớn nhất.

Ngắm bộ phận to nhất, dài nhất của con người
Ngắm bộ phận to nhất, dài nhất của con người

Những bộ phận dài nhất, to nhất trên cơ thể con người đã được đo đạc kỹ và được công nhận trên toàn thế giới.

Ngắm các biểu tượng tình dục - Ngày ấy, bây giờ
Ngắm các biểu tượng tình dục - Ngày ấy, bây giờ

Thời gian đã làm phôi pha ít nhiều sự bốc lửa của các biểu tượng tình dục thập niên 1980 như Madona, Richard Gere...

Hàng trăm người mặc đồ lót xếp hàng trên phố
Hàng trăm người mặc đồ lót xếp hàng trên phố

Hằng trăm người dân New York (Mỹ) đã mặc đồ lót và xếp hàng dài trước cửa hàng của hãng thời trang Desigual từ 1 giờ sáng.

,
,
,