"Em chọn sư phạm vì dễ lấy chồng..."

Cập nhật lúc 09:46, 21/01/2010 (GMT+7)

- ’3 năm nữa sẽ không tuyển được giáo viên giỏi’ là một lo lắng xa hay cảnh báo gần? VietNamNet đã làm một khảo sát bỏ túi với 92 SV của các trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 (ĐHSPHN1), Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (ĐHSPHN 2) và khoa Sư phạm Lịch sử, thuộc ĐHQG Hà Nội.

Nhiều SV được gia đình hướng nghiệp cho nghề sư phạm vì quan niệm: "làm cô giáo nhàn mà lại dễ lấy chồng".

61 trong số 92 SV được hỏi (hơn 66%) nói rằng họ thi vào ngành SP là do sở thích, để theo đuổi ước mơ của bản thân.

Mô tả ảnh.
Phạm Thị Hoài mơ ước làm giáo viên từ nhỏ.
Ảnh: Thanh Dung
Phạm Thị Hoài, SV lớp K59A khoa Văn, trường ĐHSPHN 1 chia sẻ: “Em có mơ ước trở thành cô giáo từ khi còn học mẫu giáo. Em thường mang tất cả búp bê, gấu bông em có ra để cho chúng làm học sinh, còn mình là cô giáo. Cứ thế theo thời gian ước mơ cứ lớn dần, lớn dần lên”.

Tuy nhiên, không phải ai vào trường SP cũng xuất phát từ sở thích.

Có người vì không thi đỗ nguyện vọng 1 nên xét tuyển NV2 vào trường SP (12/92 SV).
Một số khác lại đến với nghề SP do bị gia đình... ép buộc (12/92 SV). Một số bạn nữ chia sẻ rằng họ thi vào SP vì bố mẹ cho rằng "làm cô giáo rất nhàn mà lại dễ lấy chồng...".

Có 7 SV học SP vì "không còn trường nào khác".
Mặt khác, không phải ai theo đuổi ngành SP cũng nhận thấy được sự thiêng liêng của nghề giáo. Chỉ có 46/92 SV được hỏi (chiếm 50%) cho rằng nghề SP là nghề cao quý. 15/92 SV cho rằng đó chỉ là một nghề bình thường như bao nghề bình thường khác trong xã hội. Thậm chí, nó còn là một nghề vất vả (29/92 SV)...
Mô tả ảnh.
Phạm Mạnh Quang lo sau này lương không đủ trang trải cuộc sống. Ảnh: Thanh Dung
Phạm Mạnh Quang, SV lớp K56A, SP Toán đăm chiêu: “Đây là một nghề vất vả vì nhiều khi đi dạy từ sáng đến chiều nhưng đồng lương thì lại quá thấp. Bạn bè của mình ra trường không xin được việc, chỉ dạy hợp đồng với mức lương từ 600.000 đến 900.000 đồng. Với số tiền đó làm sao có thể đủ trang trải cuộc sống”.
Xưa nay, nghề giáo là nghề cao quý trong những nghề cao quý. Nhưng rất nhiều SV SP cho rằng đó chỉ là trên lý thuyết. Hoặc chỉ cao quý so với trước đây còn bây giờ đã “hết thời”.
Nhiều bạn còn mất niềm tin dù vẫn biết những biểu hiện tiêu cực của một số giáo viên gần đây chỉ là "con sâu bỏ rầu nồi canh".
Đặc biệt, 59/92 SV (chiếm 64%) cho rằng nền giáo dục nước nhà hiện nay chậm tiến so với thế giới. Đó là: cơ sở vật chất còn yếu kém, đội ngũ giáo viên có chất lượng cao còn mỏng, nhiều hiện tượng tiêu cực trong thi cử, nhiều dự kiến đổi mới chất lượng chưa thực hiện được, mức lương giáo viên còn thấp…
Có 21/92 SV được hỏi cho rằng nền giáo dục nước nhà đang có nhiều lỗ hổng.
“Tất cả chạy theo cơ chế thị trường, việc vào biên chế nhà nước còn bất cập, công tác quản lý giáo dục chưa tốt”, bạn Hoài chia sẻ. Hoài còn cho biết thêm ở một số trường SP khác mà các bạn của Hoài theo học, các bạn ấy còn phải "đi thầy" khi kỳ thi đến.
Còn Nguyễn Thị Ngát, SV K59A, khoa Hoá thì cho rằng: “Em thấy ở nước ngoài dường như SV và giảng viên trao đổi với nhau thoải mái và thân thiện hơn”.

Chỉ có 2 SV cho rằng nền giáo dục hiện nay tốt cả về quy mô và chất lượng.

Kết quả thăm dò 92 sinh viên

Câu 1: Vì sao chọn nghề?
61 SV vì sở thích
12 SV vì bị ép buộc
12 SV vì xét tuyển
7 SV không biết học trường nào nữa

Câu 2: Đánh giá về nghề sư phạm
2 SV cho rằng là nghề kiếm được nhiều tiền
46 SV cho là nghề thiêng liêng cao quý
15 SV cho là nghề bình thường
29 SV cho là nghề vất vả

Câu 3: Thay đổi suy nghĩ khi vào học
53 SV yêu nghề hơn
28 SV thấy không có gì thay đổi
11 SV thất vọng, chán nản

Câu 4: Sự nhận thức về trách nhiệm với nghề
66 SV thấy trách nhiệm nặng nề nhưng cao quý
4 SV không thấy điều đó
22 SV thấy bình thường

Câu 5: Thực trạng của nền giáo dục
2 SV cho là tốt về cả quy mô chất lượng
59 SV cho là chậm tiến so với thế giới
21 SV cho là xuống cấp, nhiều lỗ hổng
10 SV đưa ra ý kiến riêng của cá nhân

  • Thanh Dung

Ý kiến của bạn

Ý kiến bạn đọc

Hà Thị Lan Anh, ĐHSP Hà Nội, 11:25, 22/01/2010

Chỉ nghiên cứu trên 92 sv thì làm sao có thể phản ánh được điều gì. Hơn nữa, đối tượng nghiên cứu chủ yếu là sv năm thứ nhất, làm sao các em có đủ tri thức và kỹ năng nghề nghiệp để mà đánh giá. Nghề dạy học là một nghề vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật và đòi hỏi sự sáng tạo cao. Học sư phạm không phải để dễ lấy chồng, mà để tạo cơ hội cho chính mình từng bước hoàn thiện về năng lực và phẩm chất trong nhân cách con người. Tác giả bài báo có vẻ muốn gây " sốc" cho mọi người nên mới lấy tiêu đề như vậy, chứ thực ra nội dung đâu có giải thich và chứng minh được tiêu đề ấy. Ngược lại, nội dung bài báo rõ ràng đã khẳng định lòng yêu nghề của sinh viên sư phạm.

Mai Ha, Nam Dinh, 06:42, 22/01/2010

La mot giao vien dang dung tren buc giang rat yeu nghe va tam huyet voi nghe, sau khi doc bai viet tren va nhung y kien cua ban doc, toi khong kim duoc xuc dong. Tat ca nhung y kien do da phan nao noi len duoc suy nghi va nhung tran tro cua nhung nguoi thay nhu chung toi. Xin cam on rat nhieu!

Nguyễn Thị Minh Hoa, Lê Trọng Tấn Thanh Xuân Hà nội, 02:28, 22/01/2010

Tôi là học sinh giỏi trong đội tuyển Toán của trường, từ thần tượng những người thầy của mình đồng thời theo lời khuyên của thầy tôi mà tôi đi theo nghề dạy học. Vào trườngĐHSP, chúng tôi càng thêm yêu nghề hơn, sau mỗi lần đi thực tế, kiến tập và thực tập, được tiếp xúc với các học sinh thân yêu. Thầy trò chỉ gần gũi nhau có ít buổi mà khi chia tay cả thầy và trò đều nước mắt ngắn, nước mắt dài. Những tình cảm ấy ngay lúc này đây sau gần bốn chục năm vẫn còn lung linh trong tâm hồn tôi. Nói thế để các bạn thấy tôi yêu nghề gõ đầu trẻ đến mức nào. Và tôi thấy các trường SP thật tài tình khi truyền lòng yêu nghề cho giáo sinh của mình, không cần nhiều lời đao to búa lớn, mà chỉ cần cho tỏa về các trường tiếp xúc với học sinh là có kết quả ngay.
Khi ra trường, tôi thật may mắn, được thầy tôi, lúc này đã lên làm lãnh đạo, nhận ngay về trường cũ, giữa trung tâm của tỉnh lị (không tốn một gói chè bao thuốc), trước sự thèm muốn của bao bạn bè đồng lứa cùng được phân về tỉnh. Đáp lại sự kì vọng của thầy và NT, tôi đã có chỗ đứng trong lòng HS. Nhiều lúc tôi cứ thầm nghĩ sao mình lại may mắn đến vậy khi chọn cho mình được con đường đi đúng đắn trong cuộc đời. Mặc dù lúc đó thật nghèo khó, để nuôi nghề tôi đã phải nuôi lợn, dệt len...nhưng trong tôi không lúc nào nhiệt huyết đối với nghề giảm sút. Trường tôi ở giữa thị xã, HS không thuần như HS nông thôn lúc đó, lâu lâu lại có vụ việc cũng phức tạp lắm như đánh thầy, ném bẩn vào nhà thầy, đốt nhà thầy, thậm chí có việc rúng động toàn thể hội đồng GV như đánh con (còn bé) của thầy...Thế nhưng vụ việc nào cũng được xử lý thích đáng, khiến chúng tôi lại yêu nghề, lại yên tâm công tác. Tôi yêu các em, say sưa với nghề, và các em cũng yêu tôi, đến độ mà cô em gái của tôi học bách khoa ra, đang là kĩ sư trong một nhà máy của tỉnh, cứ tiếc rằng sao ngày trước mình không đi học SP như chị nhỉ.
Để hợp lý hóa gia đình tôi đã chuyển công tác lên Hà Nội, thay vì dạy THPT, tôi dạy THCS. Những ngày đầu bỡ ngỡ rồi cũng qua, vì HS ở THCS còn tình cảm hơn cả THPT, và nhất là tập thể GV trường tôi sống rất tình cảm đầm ấm.
Nhưng "ngày vui ngắn chẳng tày gang", hiệu trưởng cũ của chúng tôi đến tuổi về hưu.Hiệu trưởng mới về. Thế là cuộc đời đảo lộn. Thôi tôi không muốn dài dòng vào những chuyện làm các bạn buồn nữa...Nhưng nhờ thế mà tôi nhìn cuộc đời lúc này một cách "tỉnh" hơn, bớt quan liêu hơn. Và hôm nay mới có thể bình tĩnh cùng các bạn trẻ đối thoại về nghề dạy học mà các bạn đang muốn theo đuổi.
Không biết bao nhiêu bạn vào SP vì yêu trẻ, bao nhiêu bạn vì lí do khác? Nhưng dù vì bất cứ lí do gì thì các bạn cũng cần biết rõ môi trường mà các bạn sắp gắn cả cuộc đời. Các bạn dứt khoát phải chuẩn bị hành trang để đi cho trọn con đường mình đã chọn. Chứ giữa đường rẽ ngang không dễ đâu. Tôi không HÙ các bạn, những điều tôi nói sau đây để giúp bạn nào lửa rơm phải nhìn nhận lại mình.
Trước hết về chỗ làm việc sau khi ra trường: chắc bạn nào cũng muốn được vào biên chế, muốn thế bạn phải có một khoản tiền chạy việc tương đối, bao nhiêu bạn phải tự tìm hiểu cho chính xác không thì mất cơ hội. Dạy dân lập nhìn chung không mất tiền đầu vào(đôi trường vẫn mất), nhưng bấp bênh, nếu dạy yếu sẽ bị loại.
Về công việc, nếu dạy THPT, bạn sẽ được dạy đúng môn mình học, áp lực(sự không công bằng) chỉ ở chỗ được dạy lớp "ngoan" hay không.
Nếu là Tiểu học ngoài áp lực lớp ngoan, còn có nguy cơ lớn là không được đứng lớp mà chỉ làm công việc loong toong...
Phức tạp nhất là THCS :Ngoài áp lực lớp ngoan hay không được đứng lớp, còn có áp lực không được dạy đúng môn mình học.
Nếu ở trường mà lãnh đạo công tâm thì những áp lực trên sẽ được hóa giải hết. Nhưng nếu gặp lãnh đạo thiếu nhân tâm thừa dã tâm thì đó chính là cái mà họ sử dụng để lũng đoạn toàn trường, tròng thòng lọng vào cổ GV để bắt tất cả phục vụ cho cái "tôi" của họ. Mà những lãnh đạo như thế này bây giờ là đa số, vì tất cả ai muốn làm LĐ đều phải chi tiền, chi rồi thì phải thu chứ chả lẽ mất không à (!)
Về đối tượng làm việc: đối tượng làm việc của GV là HS là con người, khác với tất cả các ngành nghề khác. Trong thời điểm quá độ sang kinh tế thị trường như thế này, con người có nhiều thay đổi, mà chiều hướng tiêu cực có phần nhiều hơn. Đối diện với tiêu cực, người lớn còn có thể có bản lĩnh mà giữ mình, còn các em cứ hồn nhiên mà tiếp thu, hồn nhiên mà biểu lộ. Mọi tiêu cực của xã hội có thể nói cứ thế mà qua HS "táng" thẳng vào NT và vào các thầy cô. Cái đặc biệt nhất hiện nay, gậm nhấm sức lực nhất của HS hiện nay, biến các em thành những đứa trẻ bệnh hoạn, không phải một hai em mà gần như cả lớp đó là" trò chơi điện tử". Đó gần như là một đại dịch chưa có phương thuốc nào hữu hiệu để chữa trị.
Quan hệ thày trò giảm sút, nhưng quan hệ với cha mẹ các em còn thảm hại hơn vì nhiều lí do. Và cũng đừng hy vọng họ có thể giúp gì nhiều cho GV trong việc dạy dỗ con cái họ, một phần họ quá bận mải lo cái ăn cái mặc, một phần do các gia đình hầu hết ít con nên đã chiều con quá đáng và biến chúng thành những "ông con", "bà con".
Chính cô em gái tôi, ngày nào còn mơ nghề GV như chị, thì nay ngồi chỗ nào có dịp là dài mồm ra dè bỉu GV, chỉ vì tội có một cô giáo nào đó, mà theo cô đã "trù" con cô ấy thuở cháu mới đi học, chuyện xảy ra cách đây đã hơn chục năm, mà lần nào kể lại cô ấy cũng hừng hực như nó mới xảy ra hôm qua, rồi chuyện Tết phải đi tết nhà cô giáo ra sao. Nghe nhiều đến mức độ, có lần không nhịn được, tôi đã phải mắng: "Cả cuộc đời đi học của con mình có gần trăm thầy cô giáo dạy nó sao không nhìn vào 99 thầy cô kia, mà chỉ nhìn vào một người để kết tội cả ngành GD. Mình lúc nào cũng nói về thầy cô giáo như thế không sợ phản GD đối với con mình hay sao. Ngày lễ ngày Tết biếu được cô giáo trăm nghìn, nếu mình biết chắc con mình ngoan, liệu mình có đi lễ tết thế không, chia ra mỗi tiết GV phải chịu đựng con mình liệu có được hai ba trăm con không mà cứ nhắc đi nhắc lại rác tai thế". Ấy thế nhưng vài bữa đâu lại đóng đấy. Mà cô em tôi là dạng trí thức có bát ăn bát để thuộc tầng lớp trên của XH đấy.
Những áp lực của GV bây giờ nó đến từ nhiều phía như thế, thậm chí từ chính những người thân yêu của mình. Công việc nào càng khó khăn thì khi thành công nó càng cho ta nhiều tự hào. Bạn nào càng có đủ bản lĩnh để chinh phục thì vinh quang càng nhiều hơn trong cái nghề vốn được cả xã hội tôn vinh này. Từ tận đáy lòng tôi chúc các bạn thành công !

Hoài An, 136 Xuân Thủy, Hà Nội, 00:29, 22/01/2010

Tôi là một cán bộ của trường ĐHSPHN. Nhận xét của cá nhân tôi thì phần nhiều sinh viên ĐHSPHN là yêu nghề. Tuy nhiên, sau khi ra trường, có sinh viên đã tỏ ra khá chán nản vì phải đối mặt với cuộc sống, với thực trạng khó xin việc. Nhất là vấn đề tiêu cực trong xin việc. Theo tôi, một việc cần làm ngay là loại bỏ tiêu cực trong xin việc ngành Sư phạm. Không thể để một sinh viên SP khi ra trường phải bỏ ra khoản tiền gấp đôi chi phí học tập cả 4 năm học để xin việc. Bởi đó là một sự bất công, vô lý chưa từng thấy. Khi mà cán bộ sinh viên của trường tôi phải nỗ lực để xây dựng danh tiếng cho trường thì những sự bỉ ổi ấy đã đánh cắp tương lai, sức hấp dẫn của trường chúng tôi.

Việt Hương, Phú Thọ, 23:16, 21/01/2010

Đây là cuộc khảo sát rất thú vị. Mình là giáo viên được 6 năm rồi. Trước đây mình đã từng được tuyển thẳng vào HVCS nhưng mình đã chọn vào ngành Sư phạm vì mình muốn thực hiện ước mơ của mình. Mình thật sự lo lắng về chất lượng giáo dục của nước nhà. Đơn cử mình dạy 1 lớp chọn có thể nói là tập trung các học sinh khá giỏi của một huyện thì gần như không có em nào lựa chọn ngành sư phạm cả. Vì sao vậy???

Nguyễn Thu Hà, Hà Nội, 20:55, 21/01/2010

Tôi không đồng tình với nội dung bài báo đã nêu!
Trước hết, với tư cách là cựu sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội, tôi thấy ý kiến của 92 Sinh viên trên chưa phải là tiếng nói đại diện cho cho hơn 10 nghìn sinh viên Đại học Sư Phạm Hà Nội và gần 4 nghìn học viên cao học, nghiên cứu sinh đang học tập tại đây, đó là còn chưa kể đến hàng chục nghìn các bạn Sinh viên đang học tập tại trường Đại học Sư Phạm trong cả nước. Vì thế, kết quả khảo sát cũng như những đánh giá của bài báo chưa thể gọi là sát thực.
Thứ hai, tôi thấy nội dung bài báo chưa mang tính xây dựng. Nói về thu nhập của nghề giáo, tôi nghĩ thu nhập nhiều hay ít là phụ thuộc vào năng lực và sự cố gắng của mỗi cá nhân, dù ở nghề nào cũng vậy. Không nên so sánh thu nhập giữa các ngành mà trước hết hay so sánh năng lực và sự cố gắng của mỗi cá nhân. Thay vì nội dung viết về những bi quan của một số Sinh viên, tôi nghĩ bài báo nên nói đến những cố gắng mà toàn ngành giáo dục đang cùng hướng tới. Tuy rằng còn nhiều bất cập, còn nhiều tiêu cực nhưng theo tôi, bản thân của mỗi chúng ta hãy có một suy nghĩ tốt đẹp và hành động tích cực trước khi đòi hỏi một xã hội, một môi trường giáo dục tích cực.
Thứ ba, tiêu đề bài báo cần phải được suy nghĩ lại. “Em chọn Sư phạm vì dễ lấy chồng” mang tính chất câu khách, nó không xứng đáng là tiêu đề của một bài báo đúng nghĩa nhưng nghe ra lại rất phù hợp để kích thích sự tò mò. Nếu đây là thực trạng chung của các sinh viên Sư phạm thì nên cân nhắc lại giữa việc chọn trường và việc lấy chồng! Bởi vì đến với nghề nào cũng vậy, mỗi người phải có một niềm đam mê và trách nhiệm với việc mình làm. Không nên vì thế này hay thế kia mà có những suy nghĩ lệch lạc và bi quan. Coi Sư phạm là nghề cao quý hay là nghề bình thường như bao nghề bình thường khác thì việc trước tiên, khi đã lựa chọn nó thì các bạn nên có những suy nghĩ đúng đắn dù có thể sau khi ra trường các bạn có thể gắn bó với nghề hoặc vì lí do này lí do khác không thể gắn bó với trường lớp.
Cuối cùng, xuất phát từ chính bản thân mình, tôi luôn mong xã hội nói chung và các nhà báo nói riêng sẽ có những đánh giá khách quan về nghề giáo, về sinh viên sư phạm. Tôi chắc chắn một điều rằng nghề giáo sẽ có nhiều thầy cô giáo giỏi và tâm huyết, các trường Sư phạm sẽ tuyển được những sinh viên xuất sắc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho đất nước.

Hà Anh, ĐHBK Hà Nội, 20:37, 21/01/2010

Muốn thu hút người giỏi vào ngành giáo dục thì phải : (1) Phải cho phép các nhà giáo, nhất là nhà giáo giỏi cứ việc dạy thêm, ai cần thì học, không cần thì thôi. (2) Phải cho cạnh tranh trong giáo dục, ai dạy giỏi thì lương cao và ngược lại; trường nào dạy tốt thì học phí cao, lương cao. Cứ làm vậy xem người giỏi có chạy hết vào nghề giáo không nào.

phan anh nga, đắknông, 20:34, 21/01/2010

Qua điều tra, vẫn có 2/3 sinh viên chọn SP là vì sở thích. Nếu hỏi giáo viên đang công tác: Bây giờ có còn thích sư phạm nữa không, và nếu câu trả lời đa số là "không" thì rõ ràng, cơ chế nghành GD hiện nay đã cướp đi cái ước mơ cao quí của một nghành cao quí nhất.
Ngay cái chuyện nếu đang làm nghề mà không yêu nghề thì lấy đâu ra hiệu quả và chất lượng công việc. Còn cố mà yêu thì tình yêu đó có đích thực không?

Ng Thu Huyền, 20:13, 21/01/2010

Gia đình tôi có mẹ tôi đã làm giáo viên gần 30 năm nay, chị gái tôi cũng làm giáo viên được 2 năm rồi. Hàng ngày mẹ tôi đi làm từ 6h30 sáng, 11h trưa về nghỉ, chiều lại tiếp tục đi làm đến 5h thì được về. Chị gái tôi hàng ngày đi dạy ở 1 trường cấp 3 cách nhà 40km. ( chúng tôi ở 1 tỉnh miền núi)Và mức lương thì ra sao?? Mẹ tôi đi làm được gần 30 năm nhưng lương cũng chỉ gần 3 triệu đồng/ 1 tháng( mẹ tôi đã rất nhiều năm được công nhận là giáo viên dạy giỏi và được huân chương vì sự nghiệp giáo dục), chị gái tôi 1,2tr/tháng, vì nhà cách xa trường nên nguyên tiền xăng xe máy đã chiếm 1 nửa lương của chị tôi. Tức là lương chị tôi chỉ còn 600ngan`. Còn tiền thưởng tết, cả mẹ và chị tôi tết nao` nhiều lắm cũng chỉ 100 ngàn, hoặc 50 ngàn.

Với mức lương ấy, hàng tháng mẹ vẫn phải chi cho tôi 2 triệu( vì tôi đang học đại học ở HN, nơi mà mọi thứ giá cả đều rất đắt đỏ và học phí trường tôi thì lại rất cao).Nói thật,nếu chỉ sống = đồng lương ấy mà không dạy thêm thì cuộc sống rất khó khăn.

Thu lan , Quang binh, 19:45, 21/01/2010

Toi thay nghe nha giao cung hanh phuc ay chu . Tuy thu nhap khong cao nhung cung du nuoi con cai va phuc vu ban than .Hanh phuc lon nhat la tam hon thanh thien luon lam nhung viec thien do chinh la tam guong de con cai noi theo .Con trai toi nam nay thi dai hoc khong biet phai ghen bo me hay sao ma con toi muon thi vao DAI HOC TIEU HOC .Toi thay hanh phuc vi con trai da chon nghe cua me .Dau thu nhap khong cao nhung biet chi tieu mot chut cung khong den noi thieu thon .Moi nguoi bao lam nghe nha giao vinh quang nhung hieu theo cach cua minh toi thay vinh quang hay khong vinh quang la tuy vao cam nhan cua tung nguoi trong xa hoi ,tuy vao su cong hien cua moi nha giao de roi duoc ton vinh hay phu nhan .Dieu quan trong la toi cam thay song co ich ,don gian vay thoi cac ban a.

Pham Lan, Hai Duong, 19:42, 21/01/2010

Tôi cũng là một giáo viên vừa ra trường. Khi tôi còn là một sinh viên tôi cũng không thích ngành này, nhưng sau đợt thực tập, làm quen với môi trường sư phạm, nhất là làm quen được với học sinh, tôi thấy mình trẻ ra rất nhiều, nhớ lại rất nhiều khi mình còn là học sinh. Tôi đã có cảm giác thích nghề này. Khi ra trường, xin việc quả là khó khăn. Nhiều lúc tôi không muốn xin việc làm nhà giáo nữa. Nhưng có lẽ lúc tôi chán nản nhất va điều may mắn đã đến. Tôi xin dạy hợp đồng vào một trường, tôi vui lắm. Nhận được tháng lương đầu tiên, với số tiền 800 nghìn, không biết phải làm gì với số tiền này. Tôi cũng rất nản. Với số tiền này tôi có thể trang trải đủ cho việc ăn, ở, đi lại không nữa? Tôi sẽ trụ được lâu không nữa?

Nguyễn Thanh Mai, Sơn La, 18:46, 21/01/2010

Một cuộc khảo sát với 92 SV để rồi đưa ra những nhận xét về một nghề như vậy có khách quan không? Vẫn biết rằng nghề dạy học hiện nay nhiều khó khăn, vất vả nhưng khi đọc báo chí thấy nhiều lời kêu ca tôi thấy thật buồn. Khi đọc những thông tin về kết quả khảo sát (dù trong phạm vi rất hẹp) của các SV tôi thấy thật đáng lo ngại. Sau này ra trường, những người thầy đó sẽ dạy HS của mình như thế nào? Tôi cũng là GV đã công tác nhiều năm trong ngành GD và cũng chẳng bao giờ có tiền thưởng tết (tất nhiên nếu có chắc cũng sẽ rất vui). Nhưng tôi không bao giờ than vãn, tôi không thích để ai đó "thương hại" cho nghề của mình. Điều mà tôi thường nghĩ vào những dịp cuối năm là giá như báo chí hạn chế việc đưa ra những con số tiền thưởng tết lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng thì chắc sẽ đỡ bức xúc hơn. Vì đây không phải là mức thu nhập phổ biến trong xã hội. Nếu nhà nước có chính sách quan tâm đối với GV cũng như các ngành có mức thu nhập thấp thì tốt hơn là kêu gọi mọi người quan tâm để lo tết cho GV. Năm trước đọc thư của Bộ trưởng tôi thấy thật tủi thân cho mình cũng như các đồng nghiệp của mình. Mong rằng năm 2010 ngành GD sẽ có nhiều điều tốt đẹp hơn để mọi GV có thể yên tâm, tận tuỵ với nghề dạy học và cuối năm không còn phải nghe những lời than vãn đáng buồn nữa.

mai hoa, hai duong, 17:49, 21/01/2010

Muon danh gia duoc sat ve thuc trang giao duc viet nam va cac van de co lien quan den giao duc thi hay khao sat giao vien hien tai dang truc tiep giang day o cac cap thuoc cac vung mien khac nhau thi se ro.

le quynh chi, quang nam, 17:48, 21/01/2010

theo toi, viec lay y kien tham khao can xem lai . Co nhieu nguoi thuc te chua yeu nghe ,thong qua viec ho giang day va tinh than trach nhiem( dieu nay truoc day da tung de cap trong viec day them hoc them) thế nhưng nếu ta hỏi vì sao bạn đếnvoi nghề giáo ,cung có người trong số này tra loi nao la do yêu thjch tu be hoac day la nghe cao qui ..v..v..Do vây viec thong ke doi khi lai khong phan anh dung voi thuc te.

mai van thuong, truong DHKHXH&NV_DHQGHN, 17:38, 21/01/2010

ở đây có một thục trạng đáng báo động về vấn đề định hướng nghề nghiệp cho hs trong nhà trường và gia đình,nó sẽ co tác động rất xấu tới tương lai của các hs, và xa hơn nữa là tương lai của đất nước.

Vương Gia Thiện, Thành phố Hồ chí Minh, 17:27, 21/01/2010

Các bạn trẻ đừng có nản vì nghề giáo của mình. Các bạn thấy đấy, vợ mình là giáo viên dạy nhạc, một tuần vợ mình chỉ lên lớp dạy 2 tiết nhạc mà lương một tháng hơn 2 triệu đồng, ngoài thời gian trên vợ mình ở nhà chăm sóc con cái và phụ chồng trong công việc kinh doanh. Mặc dù không bằng các giáo viên day thêm các môn toán, lý, hoá, anh văn. Mình tự hài lòng công việc của vợ mình so với những ngành nghề thu nhập còn khó khăn hơn nhiều. Mong các bạn giáo viên hãy nhìn những người nông dân, công nhân mà cố gắng yêu nghề của mình

Hùng Vượng, Hà Nội, 17:16, 21/01/2010

Nghề giáo muôn đời nghèo. Đó là lẽ đương nhiên. Mọi nghề khác có thể lừa đảo, nghề giáo thì không thể. Mọi nghề khác được làm thêm. Nghề giáo dạy thêm sẽ bị xã hội lên án. Đúng là một xã hội một xã hội đầy mâu thuẫn. Có ai giỏi đi chọn nghề sẽ nghèo không? Chắc là không. VN sẽ đến đâu, nếu toàn người dốt làm thầy? Hãy cho các thày giáo giỏi dạy thêm thoải mái. Hãy thu tiền dạy thêm theo giá thị trường. Chắc chắn sẽ vô khối thầy giỏi.

thuy, vinh phuc, 16:00, 21/01/2010

minh thay nghe giao la nghe rat tuyet voi..minh cung dang la nam cuoi truong dai hoc su pham..minh moi di thuc tap 1 thang thoi nhung khong khi lop hoc va cam giac duoc dung tren buc giang truyen nhung kien thuc cua minh hoc tap duoc cho hoc sinh minh thay rang minh se yeu nghe hon va se co gang co nhung bai giang hay..ai cung phai chon 1 nghe va quan trong nghe do minh thay hop voi nang luc, so thick cua minh thi nhat dinh se thanh cong..tat nhien nghe giao thi luong se khong bang nhung nghe khac..nhung minh tin rang voi su doi moi tung ngay cua nen giao duc nuoc nha,cuoc song cua cac thay co giao se duoc cai thien..chung ta dang song trong 1 dat nuoc dang phat trien..neu ma nhung thay co giao cu nhin cuoc song bi quan thi` lam` sao co the truyen het nhiet huyet giong nhu"ki su tam hon" cho hoc sinh duoc..ma dieu nay minh thay hoc sinh dang vo cung thieu'..

nguyen ngoc hai, kon tum, 16:00, 21/01/2010

Đây cũng là điều làm tôi đang trăn trở dù đã có việc làm nhưng với tôi thực sự nghề sư phạm thật đã lỗi thời với đồng lương quá ít ỏi lại xa quê hương việc đảm bảo cho một tương lai tốt là điều quá xa vời. Không phải tôi quá tự ty mà đó là sự thật mong sao ngành sư phạm sẽ thay đổi. Hãy nhìn về thời Chu Văn An hay Khổng Tử để thấy mình giờ đây không bằng xưa. Cuộc tuyển chọn giáo viên đang trong cuộc khủng hoảng thừa.

Lê Linh Hạnh, Hà Nội, 15:13, 21/01/2010

Xin lỗi bạn Mỹ Duyên, không phải ai cũng là giáo viên Toán, sao bạn không lấy giáo viên Nhạc, Hoạ GDCD, Sử, Sinh, Địa ra mà so sánh. Cũng xin nói với bạn rằng công nhân học nhiều lắm hai năm và phần lớn là vừa làm vừa học nên bạn không có khoản nợ tiền ăn học lớn phải "trả" lại cho bố mẹ. Bố mẹ chúng tôi đầu tư tiền cho chúng tôi ăn học để lương chúng tôi sau này bằng công nhân, vất vả như công nhân thì ai còn dám đầu tư nữa, đi học làm gì, làm công nhân để khỏi làm khổ bố mẹ. Còn ba tháng hè nghỉ ư? xin lỗi 10 ngày đi coi thi, chấm thi, 15 ngày học chuyên đề, 10 ngày tiếp học cải cách, đổi mới phương pháp, 15 ngày nữa làm công tác tuyển sinh nhé. ..

Lê Tâm, Đồng Hới, Quảng Bình, 15:12, 21/01/2010

Tôi nghỉ chúng ta không cần bàn đến việc thiêng liêng hay cao quý vì thực tế đó chỉ là lý thuyết mà thôi. Chúng ta hãy nhìn vào sự thật là GD nói chung và gáo viên nói riêng của chúng ta hiện đã thực sự tốt chưa? đội ngủ giáo viên đã làm việc tâm huyết, thực sự cống hiến chưa?.
Theo tôi CHƯA. Có lẽ lý do đơn giản để dẫn đến từ CHƯA là lương giáo viên quá thấp. Nếu tăng lương cho giáo viên, mọi việc đều được giải quyết cả.

Phạm Ái Tự, Bắc Ninh, 14:12, 21/01/2010

Nghề Sư phạm đúng là một nghề thiêng liêng cao quý nhưng đây cũng là một nghề vất vả, nhiều áp lực. Khó có thể là một thầy giáo tốt khi người thầy luôn phải chịu ảnh tri phối bởi quan hệ chằng chịt , phức tạp trong xa hội

Nguyễn Thuận Phẩm, Vĩnh linh-Quảng Trị, 13:30, 21/01/2010

Tôi đồng ý với ý kiến của bạn Nguyễn Thọ Cương, nên khảo sát các GV đã kinh qua giảng dạy nhiều năm mới chính xác.Không hiểu sao một số người lại cho rằng làm cô giáo nhàn.Có lẽ họ thấy các giáo viên chỉ dạy một buổi còn một buổi thì làm việc nhà,sao họ không nghĩ rằng nếu một buổi làm việc nhà thì đến tối hôm đó các GV phải thức tận 11đến12 giờ đêm để soạn bài và làm các hồ sơ sổ sách khác. Thử tính xem các GV đó phải làm việc mấy tiếng đồng hồ trong một ngày.

Cầm Duy Biên, Sơn la, 12:54, 21/01/2010

Sư phạm là một nghề thiêng liêng và cao quý, bởi đó là những con người đi xây dựng tâm hồn. Giáo dục nước ta đúng là có quá nhiều bất cập. nhưng những học sinh và sinh viên ngày nay đã thực sự cố gắng học tập rèn luyện chưa hay chỉ vì lo điểm kém mà phải đến thầy cô chạy điểm, xin điểm...nếu các cô cậu học trò cố gắng học tốt liệu có thầy cô nào chấm điểm thấp không?
Tôi luôn tâm niệm về một điều, thay vì lo thay đổi xã hội hãy thay đổi bản thân mình trước đã. Phải trung thực và đấu tranh trước cái xấu.
"Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta, mà cần hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay".

Tưởng Thanh Hùng, TC-CB Phòng GD&ĐT Đông Giang, 12:51, 21/01/2010

Một cuộc khảo sát như vậy để dễ dàng định hình được hướng đổi mới cho giáo dục nước nhà. Nhưng thực tế hiện nay, đầu tư cho giáo dục còn quá nhiều bất cập, nhiều văn bản còn thay đổi liên tục. Tôi công tác tại phòng GD huyện miền núi Đông Giang được 10 năm, lương 2.100.000đ/1 tháng, rất khó khăn cho bản thân và gia đình trong việc chi tiêu và lo cho con nhỏ. sáng thứ hai lên cơ quan, chiều thứ sáu về lại gia đình, nhiều lúc nghĩ lại giáo dục lương thấp quá, tết chẳng thưởng được bao nhiêu.

Nguyễn Thị Mỹ Duyên, 167 Lê Thánh Tông, Tp. Buôn Ma Thuột, 12:40, 21/01/2010

Tôi thấy nghề giáo viên hiện nay, lương cũng khá cao so với đồng lương công nhân chúng tôi còn vất vả hơn nhiều, ngoài ra còn đi dạy thêm. Bạn của tôi là giáo viên dạy Toán nói ngoài lương dạy đứng lớp thì thu nhập dạy thêm trung bình 01 tháng cũng được 15 triệu đồng. Khoản lương dạy thêm này tôi thấy không có tính thuế thu nhập cá nhân. Thời gian của giáo viên 1 năm được nghỉ 3 tháng hè, trong khi chúng tôi chỉ được nghỉ tối đa là 15 ngày phép. Mong các bạn giáo viên cố gắng vì tương lai con em mà dạy thật tốt, đồng lương của giáo viên như vậy là sướng lắm rồi.

Nguyễn Hồng Quân, Sơn Tây, 11:57, 21/01/2010

Cần phải thống kê xem. Có bao nhiêu người học nghề giáo mà chọn nghề giáo? Có bao nhiêu giáo viên trụ được bằng nghề này trong vòng >10 năm? Có bao nhiêu giáo viên cảm thấy yêu nghề? Có lẽ đây mới là con số cần quan tâm.

Bởi sinh viên sư phạm vẫn chỉ là sinh viên mà thôi, họ chưa là giáo viên

le mai, so 6 ngo 19 duong ho sy duong vinh NA, 11:49, 21/01/2010

Tôi nhất trí với ý kiến bạn Thọ Cương .Ngoài ra tôi thấy ít nhất là 4 năm trở lai đây,số hs giỏi đi vào nghành sp đã không còn mấy.Hãy nhìn vào điểm chuẩn tuyển sinh của các trường ĐH thì rõ.Còn vì sao như vậy thì có lẽ ai cũng đã biết.

Bùi Đường, Nam Đàn - Nghệ AN, 11:02, 21/01/2010

Sao không làm khảo sát trên đối tượng là giáo viên nhỉ. Khảo sát trên SV làm sao chính xác được và phản ánh được thực trạng của nghề "cao quý".

SV nói về nghề "cao quý" chỉ như là ước mơ và nghĩ ra mà nói thôi, chứ đâu đã trải nghiệm thực tế của nghề "cao quý"
Nếu được thì Vietnamnet nên làm một khảo sát trên đối tượng là giáo viên.

Bản thân tôi cũng là một giáo viên ra trường đã 8 năm. Cũng hiểu được phần nào của nghề "cao quý"

Đinh Phương, Đà nẵng, 10:37, 21/01/2010

Điều tra này là thú vị nhưng chưa nói lên được điều gì cả vì chưa phản ảnh chính xác. Vì số lượng mẫu điều tra quá ít, đối tượng điều tra chưa đại diện, tiêu chí điều tra còn chung chung mà chưa cụ thể. Xin đóng góp ý kiến thêm như sau:
A. Về đối tượng lấy mẫu:
- Nếu muốn hỏi sinh viên sư phạm thì cần phân loại sinh viên theo năm học vì diễn biến suy nghĩ sẽ khác nhau theo thời gian.
- Nếu muốn hỏi suy nghĩ chung của ngành giáo dục thì đối tượng mở rộng từ sinh viên sư phạm đến người đã đi dạy, từ giáo viên dạy mẫu giáo đến giảng viên đại học,...
- Nếu muốn hỏi suy nghĩ chung của xã hội thì mở rộng đối tượng thêm nữa.
B. Về tiêu chí điều tra:
Cần xác định những tiêu chí đánh giá gì cần xác định định tính (ví dụ: đánh giá chất lượng đào tạo SV sư phạm ở các mức Đạt, chưa đạt,...), tiêu chí gì cần đánh giá định lượng (ví dụ: theo bạn mức lương bao nhiêu thì giáo viên có thể yên tâm giảng dạy rồi đưa ra các khoảng đánh giá như 1 triệu đến 2 triệu/tháng; 2 triệu đến 5 triệu, v.v...)
C. Về cỡ mẫu điều tra:
Tùy theo đối tượng, xác định quần thể lấy mẫu (population) rồi từ đó áp dụng cách tính thống kê, chọn độ tin cậy cần thiết để xác định cỡ mẫu, v.v...
Có như thế thì kết quả đưa ra mới có ý nghĩa cao hơn.

Đàm Vân, Tỉnh Sơn La, 10:32, 21/01/2010

Khảo sát hay, nhưng cần khảo sát GV trên diện rộng thì mới sát thực tế và quan trong hơn là khảo sát để làm gì? Nếu chỉ là để thu hút sự chú ý, rồi mỗi người một ý mà không đi đến kết quả gì thì không cần thiết. Đôi khi vì những hoạt động này mà càng làm cho người ta hiểu sai về nghề dạy học vốn vẫn được trân trọng.

lot1999, SLNA, 10:20, 21/01/2010

Tôi thấy đây là một khảo sát rất thú vị & ý nghĩa. Nếu như được tiến hành khảo sát với phạm vi rộng hơn với số lượng sinh viên và cả giáo viên nhiều hơn thì kết quả chính xác hơn.Tôi thì chỉ muốn nói rằng dù bản thân rất yêu và tâm huyết với nghề nhưng...tết dương lịch vừa rồi được thưởng 50 000 đồng còn tết âm lịch này có lẽ là 100 000 đồng thì buồn và tội cho chị em chúng tôi quá!

Lương Gia , THPT Trần Phú, Krông Nô, Đăk Nông, 10:11, 21/01/2010

Phải khẳng định rằng "nghề giáo ngày nay rất CỰC"! Lương thấp, có chắt chiu lắm thì mới đủ sống qua ngày, đặc biệt trong tình hình giá cả leo thang!
Tôi rất đồng tình với độc giả Nguyễn Thọ Cương rằng nên làm cuộc "khảo sát với những nhà giáo đang tham gia giảng dạy" thì mới chính xác được! Vì những người đang từng ngày đứng trên bục giảng như tôi và các đồng nghiệp rất thấu hiểu tình cảnh của mình!

Lê Hoàng Long, Quảng Trị, 09:52, 21/01/2010

Tôi thấy đây là một khảo sát rất thú vị. Nếu phạm vi khảo sát rộng hơn với số lượng sinh viên nhiều hơn thì kết quả còn tốt hơn.

Giáo dục nguyên khí quốc gia, quyết định tương lai của đất nước. Nhưng theo tôi thấy hiện nay số lượng học sinh giỏi theo chọn theo ngành sư phạm không nhiều nữa, họ thường đi theo các trường kinh tế và kĩ thuật nhiều hơn. Dẫn đến một kết quả là chất lượng đầu ra của các trường sư phạm có thể không còn tốt như những năm trước nữa...

Cần rất gấp các chế tài nhà nước để giữ, thu hút và đào tạo nhân lực tốt cho ngành giáo dục !

Vương Dung, Bạch Mai, Hà Nội, 09:41, 21/01/2010

Bản thân tôi cũng là một giáo viên trẻ đang dạy hợp đồng ở một trường đại học tại Hà Nội nhưng phải nói thật là mức lương hợp đồng rất thấp lại bấp bênh và không có bảo hiểm xã hội dù chúng tôi là những người trẻ rất nhiệt huyết và đóng góp không thua gì những giáo viên cơ hữu của trường. Tôi không thể về quê cũng vì không thể xin được việc ở đó, còn ở lại Hà Nội thì quả thật cảm thấy rất chật vật. Rất nhiều bạn bè của tôi đã bỏ nghề cũng vì lí do này.

Nguyễn Thọ Cương, Hải Phòng, 09:39, 21/01/2010

Các em SV còn đang trên ghế nhà trường nên mơ mộng thế thôi, phải làm khảo sát với các giáo viên đã đi làm từ 3 đến 5 năm mới chính xác.

Tin liên quan

Các tin khác