Ý kiến bạn đọc
minh quang, yên hưng quảng ninh, 17:09, 22/01/2010
Tôi rất buồn khi đọc đươc nhữnglời tâm sự trên của các đồng nghiệp,ở nơi tôi dạy học cũng vậy. Chúng tôi thực sự đơn độc, chán nản, buộc phải 'mac ke no',lòng yêu nghề mất dần theo ngày tháng.thật nặng nề mổi khi đến trường.thành tích thì cao chót vót thật xót xa
.
nguyentuyetthanh, 13:21, 22/01/2010
Tôi sinh ra và lớn lên làng Gióng (Phù đổng Thiên vương), thưở nhỏ đi học tại trường làng và được thầy giáo làng dạy học. Bao lớp học sinh ra trường dù có đi xa nhưng ai cũng nhớ thầy giáo tôi. Ấn tượng về thầy thì không gì kể hết được. Tôi xa quê ngót nghét 40 năm rồi nhưng mỗi lần về quê thăm gia đình, hội hè đình đám... gặp thầy thì tất cả học sinh cũ ai cũng kính trọng thầy, thầy vui lắm toàn gọi chúng tôi là tụi nhỏ, các con ơi... Thầy giáo xưa của thế hệ chúng tôi là thế đấy.
Khu tập thể của chúng tôi có một đôi vợ chồng mới mua nhà và dọn về ở đấy thì tôi cũng không hiểu được là tại sao một trường có tiếng tại Quận Hoàn Kiếm mà có một cô giáo tiểu học như thế. Cậy có nhiều tiền, cậy có thân quen các cấp lãnh đạo nên thả sức tung hoành, lấn chiếm đường đi để xây nhà ở, sổ đỏ thì mạo danh chữ ký của các hộ gia đình ...xây nhà không phép... Đến khi bị tập thể phát giác thì không tiếc lời chửi bới, doạ nạt , thậm chí thuê các đoàn thương binh đến gây sự, chửi bới chính quyền địa phương không cho họ phá dỡ phần xây trái phép. Chính quyền bao phen bất lực, và chỉ khổ bà con trong khu tập thể, đã mất tiền mua đường đi theo Nghị định 61/ CP mà không được sử dụng lại còn bị một cô giáo tỏ thái độ như vậy thì hỏi rằng cô giáo ấy có xứng đáng được lên bục giảng bài cho thế hệ mai sau không, cô sẽ nói gì, dạy gì cho các em? Đồng bạc đâm toạc tờ giấy là vậy đấy,.
Nguyen Tien Trung, Hà Nội, 11:48, 22/01/2010
Có những thày giáo vừa giỏi chuyên môn vừa giỏi nghiệp vụ sư phạm, nhưng cũng có một số rất ít học sinh quá cá biệt. Đuổi học sinh cá biết ra khỏi trường là tạo môi trường tốt cho học sinh còn lại, nhưng là bất hạnh với cha mẹ học sinh quá cá biêt. Giải quyết vấn đề này nên có một số ngôi trường đặc biêt như trường của Makarenko để giả quyết mâu thuẫn trên.
THANH, HÀ NỘI, 11:08, 22/01/2010
Thưa các chú các bác! Cháu năm nay mới 26 tuổi và hiện là giảng viên của 1 trường đại học tại Hà Nội. Cháu cũng từng học ở nước ngoài gần 10 năm, các bạn cháu thấy cháu đi học về lại làm giáo viên, họ thật ngạc nhiên vì tại sao giờ này vẫn có người như cháu (phải nói là có tài) vẫn theo đồng lương ba cọc ba đồng. Nhiều lúc các bạn hỏi về lương cháu không dám nói thật mà cứ phải tránh đi, nhưng trong lòng cháu thật tủi lắm. Cháu theo cái nghề này vì nhà cháu cũng là 1 gia đình toàn bộ là giáo viên đủ các cấp và cháu cũng rất yêu nghề. Bố cháu nói: "Con ạ hãy theo nghề cha vì dù thế nào nó cũng là nghề cao quí lắm". Giờ đây cháu cũng đã đi dậy được hơn 1 năm nhưng cháu thấy vị thế của nghề giáo chỉ còn là cái tiếng và cái vinh trong quá khứ. Chúng ta đang tâm huyết với nghề bằng niềm tin trong quá khứ. Sao lại buồn quá!! không biết nói với ai cháu vào đây để chia sẻ cùng mọi người
Mr Năm, BN, 09:24, 22/01/2010
Các thầy cô ơi nghề giáo mà phải thực hiện những áp đặt của xã hội như vậy liệu có dậy tốt được không?
Vậy các thầy hãy thực hiện 8 điều sau đây khi vào lớp:
01. Không nói gì, chỉ dạy.
02. Không cho điểm kém.
03. Cho học sinh chơi nhiều.
04. Dùng phương pháp dạy học mới " Học sinh tự học".
05. Tránh xa học sinh.
06. Không tiếp xúc phụ huynh.
07. Không tiếp xác học sinh.
08. Hêt giờ về.
Lan Anh, HCM, 08:22, 22/01/2010
Tôi hiện nay là một giáo viên của một trường Chuyên, so với đồng nghiệp có rất nhiều thuận lợi : lương cao hơn, dạy ít tiết hơn, học trò cũng ngoan hơn, nhưng nói thật sau này tôi không bao giờ cho con tôi vào nghề sư phạm vì nó bạc bẽo quá.
Cả xã hội đều thay đổi, các giá trị đều không còn nguyên vẹn nhưng thầy cô mãi mãi phải "trong sáng" trong mắt học trò. Các em bây giờ quá hiểu về xã hội với những bất công của nó, thì thầy cô phải nói gì đây? Nói thật thì sai nguyên tắc giáo dục, nói dối thì học sinh không nghe và tất nhiên là không tin dẫn đến mất niềm tin vào thầy cô!!!
Học sinh cấp 3 chỉ có 5 /24 tiếng ở trường nhưng học sinh hư thì đổ hết lên Nhà trường, thầy cô?
Nhìn vào thấy giáo viên lên lớp ít tiết thôi nhưng thực sự để giảng bài 1 tiết thì phải đầu tư vào đó quá nhiều thời gian mà chỉ có những người trong nghề mới hiểu! Vì thế mới có chuyện đi thi giáo viên dạy giỏi, 1 tiết dạy ít nhất giáo viên phải chuẩn bị 2 ngày mất ăn, mất ngủ!!! Vậy thì nếu yêu cầu giáo viên lên lớp thường xuyên với những tiết dạy "chất lượng" như thế, giáo viên chắc có lẽ chẳng ai dám trụ lại với nghề cho dù có thêm 100% tiền đứng lớp!
Còn giáo viên muốn dạy thêm để cải thiện đồng lương ít ỏi của mình thì nay trường hỏi, ngày kia sở hỏi, dọa nạt đủ đường cho dù dạy thêm thì thực chất cũng bán thời gian ngoài giờ của mình , sức khỏe của chính mình!!!
Nói chung nghề giáo viên chỉ thích hợp cho những ai có sức khỏe thật tốt, có tiềm lực kinh tế thật mạnh để nghề đi dạy chỉ như là đi dạo chơi và không vướng phải "bụi trần"!!!
Thiên Hương , 15 Dã Tượng, 08:18, 22/01/2010
Ai là quan toà ở chốn học đường ?
Thực ra , không vi phạm các yêu cầu giáo viên 8 không , nhà sư phạm vẫn có thể " trị " các học trò ngỗ nghịch lười học bằng các nội quy kỷ luật của học đường mà mức " án " cao nhất là đuổi học .
Câu hỏi cần được trả lời nghiêm túc : Ai là quan toà ở chốn học đường ?
Nếu thiếu cái " tâm " , thiếu tình thương yêu , tôn trọng con người , thậm chí thiếu khả năng về giáo dục học , tâm lý học xã hội , nhà sư phạm có thể " quy án " sai , đẩy những học sinh bình thường ra khỏi học đường là nơi có trách nhiệm dạy dỗ đào tạo con người ; nơi mà sinh thời , Hồ Chủ tịch thường mong ước " tôi muốn dân ta ai cũng được học hành ".
Tôi xin kể 1 câu chuyện có thực để bạn đọc cùng tham khảo . Cách đây 10 năm , cháu T.. của tôi học lớp 8 trường THCS L.V.T. tại TPHCM . Từ bậc tiểu học , năm nào cháu cũng là học sinh giỏi . Cuối học kỳ 1 lớp 8 , mẹ cháu mất . Là con một , đây là vết thương tinh thần rất lớn , khiến cháu học sa sút . Trên lớp , cháu cố theo dõi cô giảng trên bảng nhưng không thể nhớ nổi bài học . Cô D.. , giáo viên chủ nhiệm đánh giá cháu không có nghị lực khắc phục khó khăn và cho hạnh kiểm xấu ( 3 điểm ), càng làm cháu thêm hoang mang muốn bỏ học .. Cũng còn may , cháu còn có quý nhân hỗ trợ. Cô M.. , giáo viên chủ nhiệm lớp 7 đã biết cháu vốn là học sinh giỏi hạnh kiểm tốt và sự đánh giá của cô D.. là quá khắt khe với 1 thiếu niên 14 tuổi , nên đã góp ý với cô D.. rồi cùng cô Y.. , hiệu phó , an ủi giáo dục , động viên cháu trấn tĩnh tinh thần trở lại . Cuối năm đó , cháu đủ diểm lên lớp 9 , rồi tốt nghiệp THCS với điểm thi giỏi ( 8,2/10), tiếp đó tốt nghiệp THPT cũng với điểm thi giỏi (8,42/10) , trúng tuyển vào đại học công lập trong nước và hiện nay cháu đang học tại 1 trường đại học bách khoa ở Pháp . Đến đây , xin nhường chỗ để các bạn đọc rút ra kết luận và cùng tìm ra lời giải .
c1kientho2, 22:07, 21/01/2010
Tôi về quê, mẹ tôi hỏi: Con đem gạo đi không? tôi trả lời: Không ạ.
Mẹ lại hỏi: Con lấy tiền đi không?
- Không ạ.
- Lâu ngày không về con có lên thăm nhà bác trưởng họ với lại thắp nhang cho tổ tiên không?
- Không ạ.
Mẹ tỏ ý không vừa lòng nhưng rồi lại hỏi tiếp:
- Dạo này thằng cả có còn đi học thêm ban đêm không?
- Không ạ.
Rồi đến lúc tôi đi, vẫn mang gạo vẫn mang tiền đi. Khi chuẩn bị nổ máy xe thấy bác trưởng họ vội vàng chống gậy tới gọi, tôi xuống xe, bác lập cập chạy tới đưa cho tôi gói bánh, và nói:
- Đem lộc về cho các cháu, hè đem vợ con cho nó về quê chơi.
Mẹ tôi lẩm bẩm: vậy mà nói cái gì nó cũng "không, không"
Ông anh tôi bảo: Nó bị bệnh nghề nghiệp- Giáo dục bây giờ đương thực hiện "Hai không, bốn không" gì đó. Thằng này nó thực hiện triệt để quá nên nó nhầm thôi mẹ à!!!
nguyen thi Huong, hai duong, 21:44, 21/01/2010
Toi la mot giao vien tieu hoc dong tinh voi y kien cua cac ban nhung chua dong ý voi y kien cua Chau Thanh Tung dau nha, y kien cua ban chi dung voi HS- CD hay THCN thoi , HS tieu hoc va THCS thi khong han thay co day khong hay, kien thuc han che ma HS khong thich hoc, luoi hoc, duoc gia dinh chieu qua, hoc lay le thoi nen khi di hoc ma ngoi hang gio lien thi khong chiu duoc nen quay ra nghich, pha ma co giao co phat thi lai vi pham dao duc nha giao nen nhieu khi danh mac ke HS thoi, day duoc den dau HS tiep thu duoc sao thi duoc, minh khong ep,...
Nguyễn Văn Thuấn, Trường THCS Kỳ Lợi, 21:17, 21/01/2010
Là một giáo viên, về thu nhập tôi không muôn nói ở đây. Vì ai cũng biết như thế nào rồi. Nhưng cái tôi muốn chia sẽ cùng mọi người dân đó là cách chúng ta đang dạy con em mình. Theo tôi nghĩ, học sinh thời nào củng vậy "nhất quỹ, nhì ma, thứ ba là học trò". Chúng lúc nào cũng nghịch. Học sinh bao giờ củng là học sinh. Các em như thế nào là ở giáo viên và phụ huynh. Thầy có đánh trò vài thước thì củng vì dạy bảo nó, và nó sợ, nó sẽ nghe thầy. Và là thầy bao giờ cũng dạy những điều tốt đẹp cho các em. Từ đó các em sẽ tiến bộ. Nếu có lỡ tay đánh các em đau một tý thì củng xót xa lắm chứ. Để nó đau một tý hay để cho các em muốn làm gì thì làm. Và rồi lớn lên các em sẽ thế nào. Tôi sợ với các quy định như hiện nay rồi sẽ hỏng nhiều thế hệ. Làm thầy đau xót lắm các vị lãnh đạo ơi! Các quy định tạo điều kiện cho giáo viên dạy bảo các em hay là đang kìm hảm sự giáo dục! Cha ông mình có một câu "ngài roi voi búa", tôi luôn tin tưởng vào sự đúc kết của các thế hệ đi trước. Cho các em đau một tý hay để hỏng cả một đời người?
Hoài Sanh, Hà Tĩnh, 20:46, 21/01/2010
Thật là xấu hổ cho một xã hội vốn vẫn tự hào là "tôn sư trọng đạo" mà các Thầy cô giáo giờ lại quá sợ học sinh! Lỗi này thuộc về ai đây? Xã hội là ai? Là mỗi người đấy, là các vị phụ huynh đấy. Các vị hãy nghĩ lại mình đi!
Thu Lan , Quang Binh, 20:12, 21/01/2010
KHi lam thay thi ta ngan ngam nhung hoc tro ca biet nhung nghi lai khi ta la tro ta cung ngan nhung thay day ma tro khong hieu ,nhung thay qua khat khe lam tro phai so khi hoc voi thay .Doc nhung loi chia se cua CHAU THANH TUNG o TP HCM toi that tam dac voi 4 nguyen nhan ban dua ra .Gia nhu moi nha giao deu thau hieu va dam noi nhu ban toi tin chac rang nha truong se lam duoc nhung dieu KI DIEU trong giao duc HS ca biet .CAM ON NHE NHUNG CHIA SE TU DONG NGHIEPCHAU THANH TUNG
Đỗ M. Châu, 30 B Hạ Hồi Hà nội, 14:44, 21/01/2010
Tôi đã từng nhiều năm là giáo viên đủ 3 cấp tiểu,trung,đại học. Ở đâu cũng có học sinh cá biệt, quấy rối việc giảng dậy và học tập trong truờng, hỗn láo với các thầy cô, nhưng chưa bao giờ thấy có hiện tuợng đánh lại thầy, thậm chí đâm chém thầy cô giáo như hiện nay. Đúng là đời sống vật chất có lên, nhưng đạo đức thì lại xuống cấp. Lỗi tại ai ? Rất đúng khi thầy cô giáo không đuợc đánh, sỉ nhục học sinh, phạt đứng góc lớp v.v...nhưng nhà truờng có hội đồng kỷ luật kia mà. Nhất là các bậccha mẹ cũng phải có trách nhiệm giáo dục các em, không bao che hay dùng sức ép đối với nhà truờng và thầy cô giáo.
Đọc các tin trên mà lòng tôi thấy buồn và cũng nghĩ "bao giờ lại có (đạo đức) thời xưa ?
Tiên, Phú Yên, 13:56, 21/01/2010
Tôi cũng thấy trơ trọi. Ngoài ra có những em là con ông này bà nọ nên lỡ HS đó có cá biệt thí phải là ngơ đi.
Hãy xem lại cách làm phổ cập, phổ cập là chính sách lớn đúng đắn, nhưng cách làm e còn có điều gì bất ổn. Ở chỗ tôi, có học sinh cá biệt bị đuổi học 1 tuần nhưng mới hai ngày thầy cô lại phải vào năn nỉ đi học lại. Thật là chuyện cười ra nươc mắt. Trường tôi, họa hoằn mới kỷ luật, nhưng không ghi vào học bạ, và đuổi học 1 tuần nhưng vẫn đến lớp kẻo mất bài> Thật là những kiêu kỷ luật có một không hai. Tôi đọc trên báo Tuổi trẻ có thầy đã viết "chúng tôi đang dạy chương trình lớp 12 cho những học sinh lớp 1" Ôi giáo dục của ta!
Hà Thanh Tùng , 60 Đào Duy Anh, 13:55, 21/01/2010
Tôi thật sự giật mình khi đọc hết những ý kiến của bạn đọc . Giật mình vì đây là ý kiến của nhiều thày cô giáo ở mọi vùng miền đất nước , kể cả Hà Nội , đều than về tình trạng ngỗ ngược phá phách vô lễ của học sinh . Tôi cũng giật mình vì thế hệ chúng tôi đã học qua bậc trung học ở Hànôi sau năm 1945 mà không thấy tình trạng ngỗ ngược phá phách như thế . Hồi đó không có nhà Trường nào cần đề ra yêu cầu giáo viên 8 không .
Nói vậy để khẳng định rằng thói ngỗ ngược phá phách vô lễ không phải là bản chất vốn có của học trò Viêt Nam. Cũng không thể đổ lỗi cho kinh tế thị trường vì ai đã từng vài năm ở các nước có kinh tế thị trường , chẳng hạn Nhật , Hàn Quốc , Pháp , Đức , Phần Lan v..v..đều dễ dàng xác minh điều này . Vậy nó chỉ đang rộ lên tại Việt Nam ở thì hiện tại . So sánh và khoanh vùng lại như thế để các nhà giáo dục học, xã hội học, tâm lý học tìm nguyên nhân và cách giải cho chính xác cả về lý luận và thực tiễn.
phạm phú thanh sơn, da nang, 11:35, 21/01/2010
Có lẽ bất lực và ngán ngẩm là tâm trạng chung của đại đa số các giáo viên nước mình. Chúng tôi không biết làm gì hay tâm sự với ai nữa. một nghề được cho la cao quý, là người đào tạo con người làm chủ đất nước nhưng chúng tôi không có quyền nào đáng kể cả. trong quân đội có quân lệnh, trong nhà có lệ nhà, nhưng trong trường chúng tôi có nội quy nhưng không được dùng cho học sinh.Chúng tôi nào phải ghét gì các em mà đánh. Đánh các em mà chúng tôi cũng đau lòng lắm. Mà nào phải là đồng lương của chúng tôi cao. Nghe, thấy các đồng nghiệp ở mầm non, tiểu học, trung học càng thảm hơn. Lương không đủ sống là tình trạng chung. Có lẽ, chúng tôi đang sống với nghề sư phạm bằng lý tưởng nghề nghiệp. Cái mà đang vơi đi từng ngày theo tiếng thở dài. Có lẽ sau này chẳng có ai trong chúng tôi cho con cái chúng tôi đi theo cái ngành này nữa.Thật buồn!
Châu Thanh Tùng, 778/21 Nguyễn Kiệm, P.4, Q.PN, TP.HCM, 11:26, 21/01/2010
Tôi xin chia sẻ với các bạn đồng nghiệp
Tôi từng đứng lớp giảng (Bậc CĐ, TCCN), học sinh sinh viên rất phá và ba gai...
Những lúc nghỉ giải lao Tôi không vào phòng nghỉ riêng của giáo viên, mà thường tìm cách gần gũi với các em quậy phá, để được nghe tâm sự...
Sách có câu "nhứt Quỉ, nhì Ma, thứ ba là..."
Học sinh sinh viên quậy phá trong lớp có 4 nguyên nhân sau:
1/ Giáo viên giảng dạy truyển đạt không tốt, người học không hiểu...
2/ Giáo viên bị hạn chế kiến thức về chuyên môn...nên người học "không "tâm phục khẩu phục"
3/ Giáo viên quản lý lớp không tốt (VD: một HS đang có biểu hiện phá, thậm chí ngồi ngay bàn thứ nhất, thế mà GV coi như không thấy vẫn giảng bình thường vì sợ đụng chạm)
4/ Giáo viên có thái độ, đạo đức, tác phong không tốt lắm...nên HS không "tôn Sư trọng Đạo"
Nguyen ANh Tuấn, THPT TT Đạm Ri, 10:58, 21/01/2010
Đó là cái khó khăn chung mà giáo viên chúng ta hiểu là cực hình.
nhưng các anh chị có đồng ý với tôi cái tôn sư trọng đạo bây giờ bị coi thường quá.
Thương học sinh theo kiểu như ông bà ta xưa "THƯƠNG CHO ROI CHO VỌT" thì lại vi phạm nhân quyền.
Còn tôn trọng một đám dở ông dở thằng như các học sinh cá biệt thì quả là niềm cay đắng và xót xa cho một giáo viên có "Tâm" như các anh chị.
nhiều lúc thấy rất (nói hơi nặng một tý) hổn xược nhưng phải ngọt ngào làm ngơ.
Tôi băng khoăn không biết rồi đây cái đức của người tài của dân tộc ta đi về đâu.
Thôi thì các anh chị hãy cố gắng may mắn ra còn một và phụ huynh thấu hiếu cho chúng ta và dạy dỗ con em mình cho ra "CON NGƯỜI" hơn.
Chúc các anh chị cùng nhau tìm ra sáng kiến hay hơn để giáo dục đúng hơn, mà không vi phạm quyền trẻ em mà vẩn đáp ứng được yêu cầu của giáo dục.
Phan Xuân Hồng, K10, thị trấn Phố Châu, Hương Sơn, 09:57, 21/01/2010
Tôi đề nghị với Bộ Giáo dục là bắt buộc giáo viên phải dạy hết toàn bài tức là hết từ ngữ trong sách in của Bộ, nhất là sách tiếng Anh của mỗi lớp. Vì có trường hợp cô giáo không dạy hết trong sách để bắt buộc học sinh phải học ở nhà cô hoặc tổ chức lớp dạy thêm. Điều này, làm ảnh hưởng đến chất lượng của học sinh, nhất là học sinh nghèo không có tiền học đi học thêm. Mà ở lớp thì thầy, cô không dạy hết bài nên học sinh không hiểu hết. ... cực cho học sinh. Mong quý Bộ lưu ý quản lý vấn đề này.
Nếu thầy, cô nào vi phạm, đề nghị cho học sinh hoặc phụ huynh tố giác, nặc danh để nhà trường, phòng, sở và bộ biết kỷ luật.
Còn nếu học sinh không chịu học thì đề nghị phụ huynh cho học sinh đó nghỉ học để khỏi làm ảnh hưởng đến học sinh khác. Chúng ta không thể cứ để phổ cập tất cả mà chất lượng lại không có.
Phạm Công Phán, Hải Phòng, 07:00, 21/01/2010
Tôi là một người đã có 30 năm tuổi nghề, đã có chung những nhọc nhằn như trên, đã từng nghĩ tới những gì đó tốt đẹp hơn sẽ đến với nghề giáo. Nhưng có lẽ vì quá tâm huyết với nghề nên mong mỏi vậy thôi. Chứ thay đổi làm sao được một cơ chế, một nếp nghĩ. Cũng phải thấy thực tế đối với HS, GV " tám không". Nếu nói rộng ra thì GV có bao nhiêu "không" khi mà xã hội ào ào lướt đi.
Phổ cập GD ư? Nhà trường phổ thông phải nhận mọi đối tượng trong độ tuổi.Cứ tưởng thế thôi chứ mới có hơn 62% độ tuổi 6 - 24 đi học( 2/3) . HS THCS đang bùng nổ tính cách. Mà vẫn phải " tám không" để thực hiện phổ cập. Cho nên chuyện " Sáng 5 chiều 1" đã xảy ra. Rồi xoá mù, tái mù... từ chữ đến ngoại ngữ, tin học... mà chưa sáng ra được.
GV chịu nhiều áp lực quá. Cuộc chiến " Hai không" bao giờ mới có hồi kết???
Chưa nói đến lương, thưởng. Nhà giáo nhọc nhằn quá. Càng tâm huyết càng nhiều nhọc nhằn. Phải cay đắng nói ra điều này.
Cũng hi vọng Luật Giáo dục thực hiện từ 1/7/2010 và những gì sau đó nữa có cải thiện được chút nào chăng?
Đinh Ngọc, Ninh Bình, 21:06, 20/01/2010
Em là sinh viên sư phạm năm 2 còn chưa kịp vào nghề
Trong em, đang hừng hực lòng yêu nghề yêu trẻ,vẫn đang tự hào ngút trời về "nghề cao quý nhất trong tất cả các nghề cao quý này"
nhưng đọc xong trùm bài viết này,dù em đã đc nghe rất nhiều về những khó khăn của nghề giáo nhưng em vẫn ko khỏi bàng hoàng và ...lo sợ
như là bị dội 1 gáo nước lạnh vào đầu vậy
sau này ra trường,đối với giáo viên trẻ như em biết làm thế nào đây
thật là đáng sợ
Tiep - LS, LS, 20:48, 20/01/2010
Tôi đã đọc tất cả các ý kiến của các thầy cô.
Là một giáo viên trẻ mới bước vào nghề được 2 năm học. Tôi nhận thấy nền giáo dục nước nhà vẫn còn rất nhiều đều đáng bàn. Ngay chuyện phụ đạo học sinh yếu kém cũng vậy, có tới 5 thầy cô chạy theo nịnh nọt để dạy cho 1 em học sinh cá biệt, trong khi em này không hề muốn học. Vậy tại sao phải cố gắng nhồi nhét kiến thức khi mà em đó không thể và không muốn tiếp thu? Thầy cô giáo thời nay phải chịu rất nhiều áp lực từ cuộc sống cũng như từ công việc, khi lên lớp giáo dục các em, nhưng lúc nào cũng lo lắng sợ vi phạm vào "những điều giáo viên không được làm" thì làm sao có thể giáo dục được các em học sinh tốt được.
Nguyễn Vũ Nhã Khánh , Nha Trang - Khánh Hòa, 19:53, 20/01/2010
Tôi cũng là một giáo viên với tuổi nghề lần tuổi đời đều rất trẻ. Mấy hôm nay, báo chí có rất nhiều bài viết của thầy cô giáo với bao nỗi niềm bức xúc với những việc xung quanh chuyện dạy học.
Đối với gia đình tôi, khi đọc những bài báo này tôi buồn một, mẹ tôi, một hiệu trưởng về hưu, lại buồn mười. Bởi chính mẹ tôi là người định hướng tôi theo nghề giáo. ngày ấy tôi chỉ thích làm kinh tế. nhưng mẹ đã vẽ ra cho tôi một bức tranh tuyệt đẹp về nghề giáo và hình ảnh người giáo viên. Tôi nhớ mãi điều mẹ đã bảo:" Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý". Mẹ tôi đã từng bị cắt lao động tiên tiến chỉ vì mẹ tôi đã tìm cách kiếm tiền để thưởng cho giáo viên ăn Têt(50.000 đồng). Đoàn thanh tra về kiểm tra trường, đã bắt mẹ tôi tường trình và cuối cùng, giáo viên đã phải trả lại 50.000 đồng.
Tôi đã có gia đình với 2 đứa con nhỏ, tôi vô cùng biết ơn chồng tôi vì chính chồng tôi đã gánh giúp tôi gánh nặng kinh tế của cả gia đình tôi và lo chuyện hiếu hỉ hai bên gia đình nội ngoại. Mỗi khi nghĩ về ngày xưa thời đi học, tôi đã thấy mình may mắn vì ngày ấy chống tôi dù tốt nghiệp trường sư phạm giống tôi nhưng anh đã chuyển ngành để tôi có cơ hội theo đuổi ước mơ, đam mê dạy học của tôi.
Các bạn tôi làm những ngành nghề khác đều tỏ ra kinh ngạc khi nghe đến tiền lương và tiền thưởng của giáo viên. Tôi buồn và thấy đau xót quá. đến bao giờ xã hội mới đánh giá đúng vị trí của chúng tôi.
Nguyễn Văn Tam, Đồng Thịnh - Sông Lô - Vĩnh Phúc, 19:29, 20/01/2010
Tôi đã đọc bài viết này từ mấy hôm nay và đọc lần lượt hết các ý kiến của mọi người.
Tôi là một giáo viên trẻ mới đi dạy được 3 năm nhưng có lẽ những bất cập và bất công trong giáo dục có kể cả ngày chẳng hết.
Đúng như mọi người nói, nếu con tôi sau này có lẽ cũng không bao giờ tôi chọn cho chúng theo nghề giáo viên. Đi làm và đi dạy thì tôi mới thấy nghề giáo viên không như mình nghĩ, nào là đủ thứ đổ lên đầu, hết chuyện lãnh đạo phòng, sở kiểm tra , kiểm định, rồi thì bắt bẻ hồ sơ này nọ lại đến lãnh đạo trường lúc nào cũng đe dọa phải thế này thế kia.
Một điều đáng buồn nữa là các bậc phụ huynh học sinh ở trường đặc biệt là lớp tôi họ phó mặc hoàn toàn trách nhiệm cho giáo viên.
Đơn cử là một chuyện như thế này, từ đầu năm đến giờ tôi chỉ trông chờ và mong sao có một PHHS nào đó đến hỏi tôi về tình hình học tập của con cái họ thế nào ? nhưng không, không một người nào,,,, tôi thấy buồn quá.
1. Một điều nữa làm cho giáo dục chúng ta không bao giờ lên được là còn tình trạng chạy chức, chạy quyền trong các trường học. Người có năng lực thì không được trọng dụng, còn người kém thì lại làm lãnh đạo vì họ có tiền, có anh em,có ô dù nâng đỡ thử hỏi lãnh đạo kiểu ấy thì ai muốn làm, ai phục...
2. Giáo dục lại bị chính quyền can thiệp quá sâu, chẳng hạn họ có quyền bổ nhiệm các cán bộ quản lý trong các trường đấy là mầm mống cho việc chạy chức, chạy quyền ....
nguyễn tiến hùng, Hà Nội, 18:39, 20/01/2010
Áp lực, thử thách, khó khăn đều là khách quan, bản thân các nhà giáo đều biết rất rõ khi vào nghề. Vấn đề chính ở đây là tìm cách khắc phục từng lúc, từng nơi và từng cá nhân cụ thể chứ không nên gộp cả ngành giáo dục vào làm một, có những giáo viên sống tốt với thu nhập chính đáng của việc làm thêm, có những nhà giáo có quan hệ tốt để có những nguồn thu lương thiện từ các khoản đầu tư chứng khoán, bất động sản, có những thầy cô dùng thời gian ngoài trường lớp tăng gia sản suất...
Chúng ta là nhà giáo mà ngã lòng thì các mầm non tương lai của ngành giáo dục sẽ tựa vào đâu, xã hội chẳng từng có lúc khó khăn hơn nhiều mà sao các thầy cô vẫn đứng vững, cứ nhìn thẳng chứ quay ngang quay ngửa sẽ so sánh và động lòng vì các ngành kinh doanh họ kiếm tiền nhiều, nhanh nhưng nghề giáo là công việc tích đức cho đời sau, không thể một chốc mà lương cao vút lên được, không có ngành nghề nào được phép đòi hỏi ưu đãi quá khác biệt về lương so với các ngành khác được, nên công tâm và cũng bình tâm lại để vững tâm bước tiếp con đường giáo dục đau đớn, vất vả nhưng cũng đầy vinh quang của chúng ta, vật chất chỉ phát huy giá trị khi nó được lồng trong khung cảnh của tinh thần lành mạnh.
Lê Thị Ngọc Hằng, 16:25, 20/01/2010
Tôi cũng là GV THPT. Đúng là hiện nay để sống được với đồng lương của mình thì GV viên phải tính toán rất vất vả, không đơn giản chút nào, và dù rằng mỗi ngày dạy học trung bình 4 tiếng nhưng lượng thời gian mà GV viên làm việc cho nghề của mình ở nhà là không ít. Tuy nhiên thiết nghĩ GV không nên vì vậy mà đánh mất trách nhiệm và lương tâm của mình. Làm thế nào để chăm lo cho việc học của HS là thiên chức của mình khi đã chấp nhận chọn ngành này. Trong thực tế, việc đạo đức HS hiện nay bị xuống cấp là điều ai cũng thấy rõ, tôi nghĩ rằng đây không chỉ là trách nhiệm của các thầy cô giáo mà là cả xã hội, khi mà hằng ngày GV phải đối mặt với rất nhiều "cậu ấm, cô chiêu" thường xuyên được nuông chiều quá mức, trong khi đó ngược lại trong trường học, những bài học sinh động để giáo dục đạo đức làm người rất cần thiết nhưngcòn quá ít.
Trần Thị Hồng Loan, Phan Thiết, 14:25, 20/01/2010
Tôi không đồng ý với ý kiến bạn Lê Thanh Bình( Nha Trang-Khánh Hoà )Tại sao bạn lại nói chúng tôi dạy 1 ngày giỏi lắm là 4 tiếng ?( Chúng tôi dạy 2 buổi trên/ngày- Trường Tiểu học :học sinh học 2 buổi) Bạn chưa biết gì ngành khác khi ra khỏi cơ quan là chẳng vướng bận gì việc cơ quan còn chúng tôi khi ra khỏi nhà trường thì phải còn soạn giáo án , chấm bài nên nhiều khi công việc gia đình chẳng giúp gì cho cho chồng và con mà về nhà phải tiếp tục làm công việc cho ngày mai lên lớp.Bình ơi!!!! Bạn chưa đi sâu và sát với ngành giáo rồi.
tran nguyen vu nhat ha, vungtau, 08:14, 20/01/2010
GD ngày nay coi trong người học chứ không coi trọng người dạy
Bản thân tôi cũng là một GV THCS, tôi đến với nghề giáo bằng niềm say mê bởi đó là ước mơ cháy bỏng một thời, lại vừa có "chút năng khiếu bẩm sinh " vì được sinh ra và lớn lên trong một gia đình, dòng họ có truyền thống dạy học. Mới vào nghề được 8 năm nhưng cái nhiệt huyết từ những ngày đang ngồi học trên ghế giảng đường đã không còn nữa, mà thay vào đó là sự "chới với," bàng hoàng bởi ... GV chúng tôi không hề được coi trọng.
Tôi rất tâm đắc với bài viết của các bạn ở trang này, ý kiến của các bạn đã phản ánh rất đúng, rất sát thực những nỗi khốn khổ của GV trong thời đại ngày nay, và theo tôi nghĩ đang còn hàng trăm, hàng ngàn nỗi khốn khổ khác mà không thể kể hết ra được, bởi những nỗi khổ đó còn tùy thuộc vào sự quản lý của mỗi trường. GV chúng tôi vẫn thường nói vui với nhau rằng : "Mình đã sai lầm rồi thì không thể để con cái mình sai lầm nữa","Hy sinh đời bố củng cố đời con"...Bây giờ, nếu cho tôi sự lựa chọn khác chắc chắn tôi không bao giờ lựa chọn ngành GV.
Nguyên, Hà nội, 07:54, 20/01/2010
Là một GV trẻ, tôi thấy buồn cho cái nghề được gọi là cao quý của mình, bởi GV bây giờ chả có quyền gì cả, đồng lương thì ít ỏi, đủ thư áp lực: Chuyên môn, lẫnh đạo, phụ huynh và cả từ HS nữa.
Thử nghĩ xem một cô giáo nhỏ bé đứng trước một tập thể HS 40 - 50 em, đang tuổi ăn, tuổi lớn mà chỉ có 45 phút để hoàn thành bài giảng của mình, nhưng vào lớp có giảng ngay được đâu, đủ vấn đề phải giải quyết mà không cho chúng tôi những quyền nhất định thì làm sao chúng tôi có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình.
An Khai, 00:04, 20/01/2010
Tôi thông cảm cho quý vị giáo viên (tôi cũng từng có 10 năm là GV PTTH) nhưng quý vị phải tập và can đảm thay đổi kiểu dạy học và phạt học sinh như vẫn từng làm hơn 100 hay 1000 năm qua. Chủ trương "Tám Không" là hoàn toàn đúng.
Hãy cố gắng khen học sinh nhiều hơn. Một học sinh không chịu học không có nghĩa là em đó hư, có thể em đó có các năng khiếu khác. Vấn đề là không nên dùng sự ngoan ngoãn dễ bảo hay học chữ giỏi để so sánh các em với nhau. Và xã hội thì không nên dùng chuyện vào đại học hay học giỏi để ca tụng các em.
Nhiều em học chữ không giỏi nhưng ra đời thành công lớn. Cứ nhìn "em" Bill Gates thì thấy.
Nguyễn Lê, N.A, 23:51, 19/01/2010
Xin chào Nguyễn Thị Minh Hoa. Chào mọi người. Tôi ngồi suốt 2h, đọc hết mọi ý kiến của 9 trang và ngẫm lại thấy nổi lên mấy chuyện :
1. Trước hết là biết bao những "bất cập" của XH đã và đang đổ lên đầu các thành phần của ngành GD. Những người hiểu và cảm thông, cố gắng tìm một cách tác động nào đó để hạn chế, khắc phục ... còn ít lắm.
2. Riêng về ngành GD, ở tầm vĩ mô, chưa định hình được những định hướng mở, phù hợp, đúng đắn ... để có thể tạo niềm tin, sức bật cho ngành trước mắt cũng như lâu dài. Thậm chí, ở nhiều mặt, đặc biệt là "hạch toán ăn chia" thì lại trì trệ, sai lệch, phản khoa học, gây tác động tiêu cực ngày càng lớn trong ngành.
3. Quan tâm chất lượng DẠY - HỌC nói chung còn mờ nhạt, việc chỉ đạo để "GD HS cá biệt" lại càng là chuyện phó mặc cho GV. Các cấp lãnh đạo trung gian (Trường - Phòng - Sở) chỉ làm theo như cái máy, không tự chủ, sáng tạo ...
4. Thanh lọc những GV chưa đạt chuẩn là việc làm cần thiết, thường xuyên. Song liệu những CB giáo dục do chạy chức, chạy quyền thì giải làm sao?
5. Tôi nghĩ, Có biết bao nhiêu chuyện ngang trái ngay trong sự vận hành của bộ máy Ngành mà hình như Ngành vẫn cứ cố ý giữ, không chịu khắc phục, sửa chửa. VD : XH đã bỏ mặc cho sự sống phập phù của GV trong thời buổi thị trường, thậm chí chỉ nhìn nhà giáo bằng một khóe mắt ...
Với một GV suốt đời chỉ là một ông giáo nghèo, đến cái danh dự như "HUY CHƯƠNG VÌ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC" phải 20 - 25 năm mới có mà cũng chỉ là manh giấy, không có khung kèm theo, không một lời trao ở chốn riêng tư nhất là Hội đồng giáo viên (chứ chưa nói là buổi chào cờ...) Nếu nhìn ra XH, các lứa HS của 25 năm trước là quân nhân, CA, doanh nhân thì họ đã là cấp, chức, thu nhập, huân, huy chương ...
Nguyễn Hoa, Thanh Hóa, 21:44, 19/01/2010
Đọc những ý kiến của các đồng nghiệp mà cảm thấy buồn.Tuy nhiên ý kiến nào cũng có lý.Nhưng " Đã mang lấy nghiệp vào thân" thì phải chịu vậy Cứ làm việc theo lương tâm của một con người các bạn sẽ cảm thấy thanh thản.
nguyen dong, vinh, 21:26, 19/01/2010
Trước đây tôi củng học sư phạm. Ra trường với một khát khao cháy bỏng là cống hiến hết mình cho công việc.nhưng thực tế cuộc đời quá trái ngang .Tôi làm việc cố thể nói "trên đe dưới búa" tôi nối thế là không quá ,có thể chỉ những bạn đồng cảnh ngộ mới thấu hiểu.Chỉ sau vài năm quá chán ngán với cảnh đó tôi đả bỏ nghề để theo học lớp lập trình viên quốc tế, cuối cùng được nhận vào làm việc tại một công tty phần mềm với đồng lương kha khá.Tuy vây tôi vẫn thấy thích nghề dạy học.
lâm khanh chung, huong giang- nam dong - hue, 18:56, 19/01/2010
Toi nghi rang, chung ta nen vi hoc sinh than yeu, xin dung vi bat ki ly do nao ma phan xet hoc sinh cua minh, Hay lang nghe, thau hieu, cam thong va tan tinh voi chung... ban se thay minh da lam duoc mot viec ma it ai lam duoc . Nghe gv rat cuc kho , nhung cung co gia tri cua no.Toi tin rang neu ban xem hoc sinh nhu con cai cua minh, thi chung cung xem ban nhu la bo me chung vay. Se rat kho khan de lam duoc dieu nhu toi noi nhung ban cu thu di. hay co gang hon mot ti, mem mong hon mot ti voi hs cua minh.Chuc quy thay co manh khoe.
Nguyễn Thị Hải, Thanh Hoá, 17:09, 19/01/2010
Làm giáo viên bây giờ quá cực. Lương thấp, có khoản tiền gì thì cắt trước cắt sau, ngày Tri Ân các nhà giáo 20/11 thì mỗi giáo viên được 10 000 đ tiền nước uốngtheo quy định của nhà nước. Học sinh bây giờ đạo đức xuống cấp trầm trọng , hay nghỉ học đi chơi, hoặc chơi game. Mỗi lần không thấy học sinh tới lớp giáo viên lại phải đi kiếm. Học sinh lười học với trăm ngàn lý do đòi nghỉ học, lúc đó giáo viên lại phải tìm tời tận nhà để vận động các em ra lớp... Đó là những việc làm tích cực của giáo viên mà không ai hề biết. Thế nhưng chỉ một vấn đề tiêu cực nhỏ nào đó thì dư luận báo gới tha hồ mà lên tiếng.
Thái Quang Trung, Tam Hưng Thanh Oai Hà Nội, 13:24, 19/01/2010
Từ ngày xưa đến nay, trẻ không roi vọt làm sao ngoan được. Chúng ta những người lớn như ngày nay, đều đã trưởng thành thử hỏi xem có ai lại không có roi vọt mà trưởng thành? Bây giờ kinh tế phát triển, mọi người chu cấp cho con cái đủ đầy quá, thiếu một tí là sợ con khổ, nếu có hư mà bị thầy cô phạt thì xót xa. Tôi không dung túng những thầy cô lạm dụng roi vọt để hành hạ học sinh nhưng không có kỷ luật thì không thể nghiêm được. Quân đội ta cũng vẫn duy trì kỷ luật quân sự đấy thôi. Khẩu hiệu là Kỷ luật là sức mạnh của Quân đội. Mong rằng các nhà làm chính sách nên nghĩ lại.
bình minh mưa, bình phước, 11:33, 19/01/2010
"Đã toan lấy phấn làm chèo
Con thuyền nhân ái cắm neo cuối trời"
Nguyễn Đức Trung, Hưng Yên, 09:29, 19/01/2010
Việc của trường An Châu chỉ là chuyện nhỏ thôi! Nhiều nơi học sinh không đánh giao viên trên lớp thì ra khỏi trường đánh, hoặc nhờ vả băng nhóm của mình đánh. Học sinh nhờ người đánh giáo viên là bình thường. Còn giáo viên đánh học sinh thì " ÔI TRỜI ƠI " .....
Trần Quốc Hưng, Mĩ Hào, Hưng Yên, 08:53, 19/01/2010
Theo tôi, để thay đổi được tình trạnh giáo dục như hiện nay thì cần phải có một cuộc Cách Mạng lớn trong toàn xã hội. Mà cuộc cách mạng này phải bắt đầu từ cấp trên trở xuống (từ bộ xuống cấp cơ sở). Bộ giáo dục phải có những quy định thật đúng đắn và thật rõ ràng đối với giáo viên và học sinh. Bộ giáo dục cần chấm dứt hiện tượng thi đua khen thưởng như hiện nay. Chính vì việc thi đua khen thưởng như hiện nay (thành tích) mà các trường báo cáo lên cấp trên đều là báo cáo "điêu". Nhất là việc báo cáo điểm của học sinh đều không đúng thực chất, hiệu trưởng nào cũng chỉ đạo giáo viên làm điểm báo cáo "điêu".
Phương Hà, 56 Vũ Trọng Phụng - Thanh Xuân - Hà Nội, 08:17, 19/01/2010
Từ khi sinh ra, tôi chưa bao giờ mơ ước trở thành giáo viên mặc dù rất yêu quý các Thày cô của mình. Nhắc đến nghề này, tôi luôn thấy 1 sự quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày: Đi trên 1 con đường, tới một ngôi trường, tới ngần ấy lớp, giảng ngần ấy môn và quen ngần ấy đồng nghiệp và khi về lại đi trên 1 con đường cũ.
Tôi luôn nghĩ nghề này vô cùng nhàm chán và đơn giản thậm chí là bệnh tật như mẹ tôi: Sau khi nghỉ hưu, mẹ tôi bị chứng viêm phổi mãn tính.
Cũng có 1 lý do khiến tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ làm giáo viên, đó là môi trường giữa các Thày cô là sự cạnh tranh bên trong về chức vụ và cơ hội giảng dạy cho mỗi người.
Tôi cũng cảm thấy chán bởi sự giáo dục một cách vô cùng lý thuyết trong môi trường đại học. Bốn năm học đai học, các bạn của tôi ra trường chẳng khác những người chưa học gì khi những lý thuyết tại trường không dậy họ cách làm việc.
Còn nhiều lý do nữa để tôi không bao giờ nghĩ mình sẽ làm giáo viên.
Nhưng công việc của tôi bây giờ lại là giáo viên. Hiện tôi đang giảng dạy tai một trường ĐH mà người lãnh đạo luôn trăn trở hướng đi cho giáo dục nước nhà, một hướng đi hoàn toàn đổi mới.
lê thanh bình, nha trang- khánh hoà, 06:54, 19/01/2010
Các bạn cứ nói là đồng lương giáo viên không đủ sống, nhưng lương các bạn hiện giờ là (2,34x650)x1.3 nữa vị chi gần 2 triệu.
Các bạn thử ra ngoài xã hội thử là việc xem , trăm thứ chuyện đau đầu, chuyện sếp , đồng nghiệp ganh ghét, đối nội đối ngoại. một ngày hết 10 tiếng với 100% sức lực, tối về phải chăm lo cái gia đình bé nhỏ nữa, rồi chuyện con cái học hành, thầy cô, ra bài nhiều quá, con không làm hết cô giáo la con, làm ngoài còn có thu nhập để trả tiền học thêm và các khoản phát sinh của nhà trường, còn làm công chức thì sao ? một điều chắc là lương thấp hơn giáo viên rồi.
Một ngày giáo viên dạy bao nhiêu thời gian? giỏi lắm là 4 tiếng , công chức nhà nước, một ngày làm 8 tiếng, rồi nội bộ đấu đá, đồng nghiệp với nhau mà bằng mặt không bằng lòng. Trong cơ quan thì vừa lòng sếp lớn, sếp nhỏ, và nhiều chuyện không như ý nữa . Thôi tổng kết là như vậy để thấy mỗi ngành mỗi nghề đều có cái khó và khổ như nhau.
Anh Thu , 23 Đinh Tiên Hoàng , 06:24, 19/01/2010
Đọc ý kiến trên đây , tôi càng thấy sự bức bách phải cải cách giáo dục từ bậc tiểu và trung học và cần bắt đầu từ sự thay đổi của người thày vì hình như các nhà sư phạm đã mất đi tính nhân văn và đang bế tắc về cách giáo dục con người .
phan anh nga, đắknông, 22:17, 18/01/2010
Chào cô Minh Hoa. Những gì cô nói thật chẳng sai tý nào.
Một thực trạng nguy hiểm nữa là bệnh thành tích tập thể trong ngành GD vẫn không giảm. Hiện nay, các trường đua nhau lên chuẩn Quốc Gia. Đây là chỗ núp an toàn , hợp pháp cho bệnh thành tích. Đặc biệt đối với các trường thuộc hệ thống phổ cập, khi lên chuẩn, không biết giáo viên có được lợi gì không nhưng cái cơ bản nhất của nhà trường là chất lượng thì toàn đồ giả. Học sinh hiện nay cũng khôn lắm, chúng đều hiểu rằng dù thế nào thầy cô cũng sẽ nâng điểm cho chúng để tấm biển hiệu của nhà trường không bị gỡ xuống. Rồi giáo viên cũng tặc lưỡi: Cho nó ra trường cho xong chuyện, nếu muốn thì lên cấp III hẵng hay. Thế là hàng loạt các giấy chứng nhận tốt nghiệp THCS được cấp mà học sinh thực chất chẳng có gì trong đầu. Nếu loại này nhiệt tình với con đường học vấn, chịu khó đi học bổ túc cũng được, sau đó vào các trường chuyên nghiệp không thi tuyển, bằng con đường liên thông rồi cũng trở thành cử nhân, nếu học nữa sẽ thành Ths, có khi là TS cũng nên(!)
Sao không chỉ cho chúng thiếu gì cách để sống, kể cả là sống có văn hóa mà không cần bằng cấp mà cứ phải đi học trong khi không có khả năng để học?
La Thuỵ Thanh , 80 Trần Nguyên Hãn, 22:15, 18/01/2010
Nếu không còn tình thương và tôn trọng con người , xin đừng chọn ngành sư phạm.
Để dạy con trâu cày , bác thợ cày phải điều khiển bằng sợi dây buộc vào mũi trâu và cây roi . Là nhà giáo , bạn không thể dạy học trò của mình như dạy con trâu . Xã hội tôn vinh ngành sư phạm vì đó là công việc dạy dỗ con người mà muốn dạy dỗ con người , trước tiên bạn phải thương yêu và tôn trọng nhân cách con người . Bạn cũng không thể bắt dân tộc Việt trở lại thế kỷ 19 hoặc đầu thế kỷ 20 ; khi đó các ông đồ thể hiện tình thương trò bằng roi vọt .
Cái gì cũng có cái lý của nó , nhưng gộp mọi việc lại thì khó tìm ra chỗ gỡ mối rối . Lương thầy cô giáo quá thấp , không đủ sống thì nhà nước có trách nhiệm giải quyết nhưng là nhà giáo , bạn đừng vì nỗi vất vả mưu sinh , để bùng phát những cơn giận dữ , rồi trút những cơn giận đó lên học trò của bạn bằng roi vọt .Có những phụ huynh không dạy con đến nơi đến chốn , phó thác cho nhà giáo . Họ phải sửa lỗi đó của họ nhưng bạn đừng vì thế mà không thương yêu và tôn trọng học trò của bạn . Họ giao con cái cho bạn dạy dỗ vì họ tin bạn là nhà sư phạm . Bạn đừng bao giờ để mất tình thương con người . Mọi hình thức nhục hình áp dụng trong môi trường sư phạm không bao giờ đạy dỗ được con người nên người. Thật ra yêu cầu " 8 không " chẳng phải là bây giờ mới đề ra ..
Nếu không có tình thương yêu và tôn trọng con người , xin bạn đừng chọn ngành sư phạm . Bộ giáo dục cũng không nên ép các nhà giáo phải theo đuổi ngành sư phạm đến cùng , một khi nhà giáo đã không còn tình thương yêu và tôn trọng con người .
Nguyễn Thanh Tùng, Hải Dương, 21:41, 18/01/2010
Tôi đang dạy ở một trường trung học loại khá của tỉnh Hải Dương. Đa số học sinh trong trường có ý thức khá trong học tập, phụ huynh cũng khá quan tâm đến thầy cô giáo. Nhưng sau 21 năm đi dạy, cũng không đến nỗi nghèo hèn gì, thậm chí so với nhiều bạn nghề cùng lứa còn được coi là có tiếng và có miếng, nhưng nói thật nhé: nếu được chọn lại, tôi không chọn nghề này. Và con cháu nhà tôi, cứ nhìn các bậc tiền bối trong gia đình, nhìn cha mẹ, cô, dì làm giáo viên với công việc như thế, áp lực như thế và ...thu nhập như thế, thì dù không ai vận động, chúng đều nhất loạt..nói không với ngành sư phạm!
Người yêu nghề, Tuyên quang, 21:18, 18/01/2010
thầy giáo Macarenco mà đến nhà trường nước ta hiện nay, nhất là trường nằm trong diện tỉnh đang chạy đua thành tích phổ cập giáo dục thì cũng chào thua. Hơn thế, hầu hết Thầy cô đèu có ý thức dạy trò cho ngoan nhưng xảy ra chuyện thì lỗi lại thuộc về Thầy .Không một ai bảo vệ kể cả công đoàn hay BGH.
Huỳnh Thanh Cườg, Châu Thành- Sóc Trăng, 20:05, 18/01/2010
Tôi là một giáo viên THPT, Tôi rất đồng cảm với tất cả quý thầy cô đang đứng trên bụt giảng. vì học sinh bây giờ chưa ngoan quá nhiều là do các em có quá nhiều quyền:
1) Quyền được có bằng cấp lớp 9 mà không cần học
2) Quyền được nghỉ học mà giáo viên không dám nói vì nói đến là xúc phạm đến nhân phẩm học sinh.
3) Quyền được đánh thầy, chửi thầy (nhưng thầy không dám phản ứng vì trường học thân thiện).
4) Quyền được lên lớp mỗi năm(vì chỉ tiêu cấp trên giao)
Nguyễn Đức Nam, Cộng Hòa Yên Hưng Quảng Ninh, 19:35, 18/01/2010
Xin cảm ơn cô Nguyễn Thị Minh Hoa đã phản ánh đúng thực tại những bức xúc của nghành giáo dục. Chỉ có những ai đứng lớp thì mới biết được nỗi bức xúc này mà thôi. Năm học 2008-2009 vừa qua, lớp tôi chủ nhiệm có học sinh đánh bạn sau đó bỏ đi không về nhà. Là giáo viên chủ nhiệm, tôi đã gọi điện báo cho gia đình như những lần trước. Nhưng lần này, còn một tuần nữa là thi hết kì II, phụ huynh em đó uống rượu lên trường gây rối ( Năm trước, phụ huynh này cũng thế và còn dọa đánh giáo viên); cuối năm học, là giáo viên chủ nhiệm tôi bị hạ thi đua vì BGH cho là tôi không có trách nhiệm vói học sinh.
Hôm xảy ra chuyện, tôi có giờ tiết 4 và 5 buổi chiều (16 giờ 30 đến 17 giờ) thì lúc HS đánh nhau là 12 giờ, tôi làm sao có mặt để giải quyết? tôi thấy đó là điều bất công. Khi tôi xếp học sinh đó hạnh kiểm yếu thì hiệu trưởng yêu cầu đưa lên loại hạnh kiểmTB. Tôi không đồng ý vì HS này đã vi phạm kỉ luật 4 lần trong năm, đã được hội đồng xét duyệt hạnh kiểm nhất trí. Thế nhưng, vẫn bắt tôi phải đưa lên loại TB ( mà em này phải thi lại môn toán). Tôi thiết nghĩ cứ làm như vậy thì làm sao còn giáo dục được HS. Và đó mới là sự nguy hiểm của ngành.
Đỗ Hồng Ân, Long An, 19:21, 18/01/2010
Trong năm học này ở một số địa phương, các trường THCS trên địa bàn tập hợp những học sinh yếu kém của từng khối để biên chế thành một lớp riêng. Trong những lớp "đặc biệt" này chỉ toàn những học yếu kém hoặc có hạnh kiểm yếu, chưa ngoan. Nói thật, vào dạy những lớp này tất cả giáo viên đều chỉ mong cho mau hết tiết để ra khỏi lớp, chứ không ai có tâm huyết để truyền đạt kiến thức.
Không phải vì các em học yếu mà thầy cô giáo chán dạy, mà do các em không hề có một chút ý thức nào về chuyện học, vui thì vào lớp học, buồn thì bỏ học mà không cần phải xin phép ai, các em không có một mục tiêu nào cho việc học tập, rèn luyện vì nhìn xung quanh ai cũng như mình, chẳng có một tấm gương nào để các em hướng tới.
Mặt khác, các em luôn mang nặng mặc cảm mình là những công dân "hạng hai", là "đồ phế liệu", ngay cả các em học sinh lớp khác cũng nhình những em học sinh bằng những cặp mắt dè bỉu, và chẳng ai thèm chơi với những em học sinh thuộc những lớp "dạng hai" này.
Trong một lớp học bình thường, với thời lượng một tiết học 45 phút giáo viên còn rất vất vả để dạy hết bài, huống gì trong một lớp chỉ toàn là học sinh yếu kém thì làm sao giáo viên có thể hoàn tất hết giáo án. Trong một lớp có một vài học sinh yếu kém thì giáo viên có thể quan tâm giúp đở nhiều vì đó là số ít, còn trong lớp 45 hs yếu thì giáo viên có ba đầu sáu tay cũng không thể giúp hết các em.
Tôi không hiểu liệu cuối năm, nếu không có sự "giúp sức" của giáo viên thì liệu những học sinh thuộc những lớp "đặc biệt" này sẽ như thế nào ?
hoàng cường, thcs naban- ms sơn la, 19:11, 18/01/2010
ngẫm lại ngày xưa mình đi học sợ thầy hơn bố mẹ mà thèm .giờ đứng trên bục giảng thấy hai vai nặng chĩu .mình bảo vệ HS trong mọi hoàn cảnh như người lái đò với hành khách vậy mà ai xẽ bảo vệ mình hết phụ huynh bây giờ lại HS .liệu còn ai nhớ ( nhất tự vi sư bán tự vi sư ) không ?? ?
Ke xuan, xa, 17:25, 18/01/2010
Đọc nhiều, đọc nhiều quá, cũng chẳng để làm gì nữa. Đã theo cái nghề cầm phấn thì lúc nào đời chả "bạc" rùi. Tôi mới ra trường được 6 năm thui, nhưng chứng kiến cũng nhiều rồi (bởi trường tôi là trường chuẩn quốc gia đầu tiên của Tỉnh). Thế nên chúng ta có nói ở đây cũng chẳng ích gì. Thôi thì cứ cố gắng được đến đâu thì đến, sống sao cho không quá hổ thẹn với lòng mình được rồi. Chỉ có mỗi chúng ta thui cũng khó mà có thể làm nên chuyện. Hãy sống, và làm việc hết mình. Dù không yêu nghề nhưng hãy vì những ánh mắt ngây thơ của những đứa trẻ - nhiều đứa không có tội.
Chúc gia đình mình mạnh khỏe!
Lê Quốc Nhất, Chương Mỹ- Hà Nội, 16:52, 18/01/2010
Tôi đã tốt nghiệp sư phạm.Tôi cũng đã trải qua các giai đoạn khác nhau của tuổi học trò. Vì thế tôi đều hiểu được cảm giác của người dạy và người học. Những học trò hư, thầy (cô giáo) phạm sai lầm không phải là con số nhiều.Chúng ta hãy nhìn xem : Phần lớn các học sinh Việt Nam đều chăm ngoan, hiếu học...
Mặt khác :Các thầy cô giảng dạy từ xưa tới giờ -có rất nhiều thế hệ đã được học tù chính những người thầy đáng kính ấy nhưng có thấy nhiều điều luật phải đưa ra đâu?
Tôi thiết nghĩ :Thay vì cứ đưa ra những hình ảnh xấu ấy,chúng ta hãy nêu nhiều gương thầy và trò dạy tốt và học tốt sẽ là tốt hơn. Bác Hồ đã từng đưa ra khẩu hiệu:" thi đua dạy tốt và học tốt " hay là "xây đi đôi với chống".. Nói như vậy ý tích cực sẽ được suy nghĩ nhiều hơn.
Nguyễn Thị Minh Hoa, Lê Trọng Tấn Thanh Xuân Hà Nội, 11:57, 18/01/2010
Tôi là người viết bài mà tòa soạn đặt tên là :" Không phải bao giờ và ở đâu cũng có thầy Macarenco".
Tôi xin nói tiếp tới một thực trạng nguy hiểm của ngành Giáo dục (GD), mà một vài phản hồi ở đây có nhắc đến,nhưng chắc mọi người chưa thật chú ý.
Đó là những cảnh báo rằng 3 đến 10 năm nữa, chúng ta sẽ không tuyển được người giỏi vào ngành GD. Tôi nghĩ rằng không phải 3 đến 10 năm nữa, mà ngay cả hiện nay chúng ta đã đang và sẽ không thể tuyển được người giỏi làm nghề dạy học (DH). Vì sao vậy ?
Trừ những người giỏi đã trót ở gần hết đời hoặc quá nửa đời người với nghề đành ở lại, chứ còn có ai năng động, có tâm, có tầm, có tài lại chịu làm việc ở môi trường nhiều áp lực như nghề DH (áp lực như thế nào xin để một dịp nào có thời gian tôi sẽ trao đổi kỹ hơn), để rồi chỉ nhận được một đồng lương giật gấu vá vai, còn có dạy thêm dạy nếm thì như một trò ăn xin, ăn "bẩn", trước sự miệt thị của xã hội.
Còn người trẻ, đã trót học Sư phạm(SP), có ai kiên trì đi dạy hợp đồng(HĐ) năm này qua năm khác với số tiền chưa đủ tiền ăn sáng không ?
Ở trường tôi có những em dạy HĐ đến năm thứ ba mà chỉ được trả có 200 000đ mỗi tháng. Lợi dụng sức trẻ, ngoài việc phân nhiều giờ, còn giao cho các em đủ mọi việc, nào là công tác Đoàn Đội, Thư viện, phòng Thí nghiệm,...nói chung là đủ mọi việc hầm bà làng không tên không tiền..., mà làm có sao còn ăn mắng nữa. Thậm chí có em sau khi tốn kém nhờ vả để dược dạy HĐ, không ngờ thực tế cay đắng như thế, về khóc với mẹ, rồi hai mẹ con cùng ôm nhau khóc. Có người sẽ hỏi sao các em không thi vào biên chế đi để ăn lương Nhà nước ? Xin thưa có tiền không? Đâu phải ít, nếu là 3 môn có thể kiếm ăn bằng dạy thêm ( đó là nói có thể thôi, chứ còn vào được biên chế rồi, có lo lót để được phân dạy đúng môn chính không hay toàn môn phụ, được phân dạy môn chính rồi có tổ chức được lớp dạy thêm không, rồi tổ chức được có thu được tiền không hay là lại thất thu, lại còn là cả một vấn đề mà không phải giáo viên hiền lành nào cũng làm được) như Văn, Toán, Anh, tùy từng địa bàn mà người ta ra giá (mà giá này người ta có nói thẳng với mình đâu, qua cầu nọ cầu kia dò dẫm, có người đến năm thứ ba thứ tư vẫn lỡ vì "đấu" chưa tới "giá"), ở Hà nội năm nay để vào một trường trung bình chắc phải cỡ trên dưới 150 triệu đồng. Những môn khác, cái giá để làm người Nhà nước chắc cỡ trên dưới 50 triệu đồng. Làm người Nhà nước rồi thì công việc đồng lương thế nào ai cũng biết. Trong khi các công ty các liên doanh người ta chào mời, đào tạo, đãi ngộ người tài thế nào, chỉ một cú lích chuột, liệu có nên bỏ qua?
Thế còn ai muốn vào ngành SP không?Chắc là vẫn có đấy. Nhưng tuyệt đại đa số chắc không phải con em GV. Trong khi các ngành khác như là Ngân hàng, Bưu điện...việc cho con vào ngành là một ưu đãi của cha mẹ. Thì trong ngành GD không có, nhưng giả sử nếu có thì sẽ là một nỗi khiếp sợ của cha mẹ. Trước đây 3 năm, trường tôi có một GV đem ý định cho con thi vào SP ra kể với đồng nghiệp, cả trường không một ai không gàn anh, những người chân tình thì khuyên anh đừng, những người mạnh mồm thì bảo "hâm".
Trong thời đại cạnh tranh như thế này, ngành nghề nào còn bao cấp, ngành đó không tuyển được người tài, nhà nước càng có nhiều ưu đãi tầm vĩ mô thì càng béo bở người canh cổng ở vi mô. Ngành GD là một ngành nghề bao cấp như thế. Và hiện nay nó là con ngỗng đẻ trứng vàng cho những nhà quản lý, còn GV thì nói chung là... đổ vỏ.
Nhà nước ưu đãi, đến dược tay GV thì rất ít, nhưng những vất vả trong dạy dỗ HS là thực tại hàng ngày, những điều kêu rêu cũng là thực tại hàng ngày, nhiều đến mức nhiều lúc mình không còn muốn nhận mình là GV nữa. Hỏi như vậy còn ai muốn vào nghề DH nữa, trừ trường hợp "chó chạy cùng sào đành vào... SP"!
Phan khang, Ninh Binh, 09:52, 18/01/2010
Cảm ơn bài viết ! Tôi muốn hết lòng vì học sinh nhưng không thể làm được vì các em quá lười học và bệnh thành tích, cơ chế quản lý Giáo dục còn quá bất cập.
Nguyễn Văn Tuấn, P508C2,Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội, 09:35, 18/01/2010
Khi có một học sinh làm mất trật tự trong lớp, giáo viên yêu cầu học sinh đó đi ra ngoài để cho lớp được làm việc cho có kết quả, nếu học sinh đó nhất định không chịu đi ra thì giáo viên đó có thể tiếp tục công việc giảng dạy được nữa hay không?
Nguyễn Đình Nguyên, 08:52, 18/01/2010
_ Có nhiều điểm trong bài viết này tôi rất đồng ý với tác giả, tuy nhiên việc nhận định rằng "giáo viên không có chút quyền lực nào đối với học sinh" là điều tôi không hoàn toàn đồng ý. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua rất nhiều các bài báo về những "hành vi xấu" của giáo viên đối với học sinh gần đây mà rất nhiều báo đã đưa tin, nếu nói "giáo viên không có chút quyền lực nào" là không đúng.
_ Thực tế, vấn đề ở đây chính là khả năng quản lý & dạy dỗ những học sinh "cá biệt". Là giáo viên chắc chắn ai cũng biết trong 100 em học sinh thì thế nào cũng có vài học sinh "cá biệt", nhưng vấn đề ở đây là các em này "cá biệt" như thế nào & chúng ta đã có những nhìn nhận cũng như tìm hiểu gì về "nguyên nhân" gây nên sự "cá biệt" đó chưa? Ở bài trên, tác giả đã cho chúng ta thấy hiểu biết của tác giả về một trong những nguyên nhân gây nên sự cá biệt, đó là "không muốn học mà vẫn phải đi học". Tuy nhiên đây chỉ là 1 trong số rất nhiều những nguyên nhân mà thôi và nếu chỉ dựa vào 1 nguyên nhân này để đánh giá các học sinh "cá biệt" thì theo tôi là hoàn toàn không hợp lý & phản giáo dục. Dĩ nhiên, bản thân là 1 giáo viên và cũng đã từng được đào tạo để "dạy học" tôi hoàn toàn hiểu rằng các "giáo viên" ngày nay không được "đào tạo" để có thể quản lý hay dạy dỗ những học sinh "cá biệt" này, đây là những trường hợp vô cùng đặc biệt & tùy thuộc hoàn toàn vào khả năng cũng như "cái tâm" của người giáo viên, không có trường "sư phạm" nào dạy sinh viên về những điều thực tế có thể gặp phải này nên họ (các giáo viên sau khi ra trường) hoặc phải suy nghĩ tìm biện pháp giải quyết, hoặc bỏ lơ cho ra sao thì ra.
_ Có một điều rất rõ ràng mà tôi còn nhớ khi học trong trường "sư phạm", đó là hình thức kỷ luật "đuổi học" thì rất dễ dàng, nhưng đó chính là điều cho thấy "sự bất lực của nghành giáo dục" đối với học sinh đó.
_ Ở đây chúng ta có thể tìm ra rất nhiều những biện pháp cũng như phương thức để tránh cho tình trạng này xảy ra, và tôi luôn tin rằng có rất nhiều nơi trong nước ta cũng như trên thế giới đã có các biện pháp hữu hiệu để nắm bắt & quản lý các học sinh "cá biệt" như thế. Để minh họa tôi xin đưa ra vài biện pháp tham khảo như sau :
+ Tập trung những học sinh "cá biệt" (mức độ cao, mức độ mà 1 giáo viên bình thường không thể quản lý được) vào 1 lớp học "cá biệt" nào đó, và dĩ nhiên chúng ta cũng cần một giáo viên "cá biệt", người có khả năng cũng như kinh nghiệm trong việc "giáo dục" những học sinh này. Dĩ nhiên tốt nhất là không nên công bố rõ ràng rằng lớp đó là lớp "cá biệt" để tránh việc các em bị "phân biệt đối xử". Tôi thấy biện pháp này được sử dụng khá phổ biến ở các nước & ngay cả nước ta cũng có nhiều nơi đã sử dụng, đây là 1 biện pháp khá dễ dàng & khả thi.
+ Gần đây có một số trường ở nước ta đã áp dụng tốt hình thức "tư vấn tâm lý" cho học sinh, tức là tạo ra một nơi để học sinh có thể "tự do trao đổi & được tư vấn về các vấn đề tâm lý" của bản thân, thông qua đó chúng ta có thể tìm hiểu & nắm bắt tình hình tâm lý chung của các học sinh, ngoài ra nhờ đó chúng ta cũng có thể tìm hiểu rõ hơn về những học sinh được cho là "cá biệt" & sẽ có những phương pháp giải quyết thích hợp. Việc này cũng cần sự hỗ trợ từ phía Bộ GD vì hiện nay chúng ta chưa có "cơ chế" cho các "giáo viên tâm lý" trong trường Phổ thông.
+ Khi xảy ra một trường hợp như việc của em "Tín" điều đầu tiên là giáo viên & gia đình phải bắt tay tìm hiểu nguyên nhân thật sự của "những hành động" nông nổi của em ấy, đừng vội đánh giá & xua đuổi em ấy ra khỏi "môi trường giáo dục" tốt đẹp. Giáo dục chỉ thật sự có hiệu quả nếu giải quyết được những học sinh "cá biệt" như thế chứ không phải chưa làm được gì đã vội vàng đẩy các em ra "môi trường xã hội" & để mặc cho "đời" dạy các em. Ngay cả khi các biện pháp hoàn toàn "bất lực" trước sự "cá biệt" nào đó thì cũng vẫn còn những "môi trường giáo dục cá biệt" khác mà chúng ta có thể sử dụng để "vớt vác" lại sự bất lực của nghành giáo dục chính thống.
+ Có rất nhiều trường hợp các học sinh "cá biệt" lại là những người có "năng khiếu bẩm sinh", những trường hợp rất đặc biệt, đòi hỏi phải có sự "quan tâm đặc biệt" của nghành giáo dục cũng như sự hiểu biết của các "giáo viên có kinh nghiệm về tâm lý" để có thể biến các em trở thành những nhân tài có ích cho xã hội & đất nước. Tôi thấy tâm lý chung của các giáo viên ngày nay là cứ học sinh nào không chịu nghe lời mình là gán ngay cho cái mác "cá biệt" mà đôi khi không chịu tìm hiểu rằng cái việc "không nghe lời" đôi khi là biểu hiện cho một tính cách "độc lập" & "tự do sáng tạo", là một tính cách đặc biệt hầu như là hiếm được để ý quan tâm trong môi trường giáo dục ở nước ta hiện nay. Dĩ nhiên tôi đưa ra giải pháp này không phải để bao che cho các trường hợp "cá biệt" này, mà tôi chỉ muốn nói rằng có nhiều việc chúng ta nên "khách quan" nhận xét chứ đừng vội phán xét theo "suy nghĩ chủ quan" của mình, hãy hiểu rõ học sinh trước khi đánh giá chúng. Đây là một biện pháp khá đặc biệt & hoàn toàn khó chấp nhận được với tình hình giáo dục của chúng ta hiện nay, tuy nhiên điều gì cũng có ngoại lệ.
_ Trên đây là những ý kiến & suy nghĩ riêng của tôi, nói chung tôi chỉ muốn nói lên rằng, chúng ta, những nhà giáo dục nên có cái nhìn "khách quan" & "rộng lượng" hơn đối với những trường hợp "cá biệt" như thế này. Nếu chưa tìm hiểu kỹ mà đã vội phán xét các em thì đó là biểu hiện cho thấy "sự bất lực" của nghành giáo dục ở nước ta. Làm "thầy" không bao giờ là việc "dễ dàng" như nhiều người hiện nay vẫn nghĩ, "tiên trách kỷ, hậu trách nhân", hỡi các giáo viên có tâm với nghề, xin đừng để tinh thần "Tôn sư trọng đạo" ngày càng trở nên xa lạ trong truyền thống "dạy & học" của chúng ta.
Phạm Viết Huy, Thành Phố Vinh - Nghệ An, 08:01, 18/01/2010
Tôi rất bất bình với việc học sinh đánh thầy. Cho dù với bất cứ lý do gì đi nữa. Các lỗi mà HS gây ra theo tôi là hoàn toàn do sự quản lý, giáo dục yếu kém của Gia đình. Tôi rất thích câu chuyện Tổng Thống ABRAHAM LINCOLN Viết thư GỬI THẦY HIỆU TRƯỞNG NGÔI TRƯỜNG NƠI CON TRAI ÔNG THEO HỌC. Đến cả Tổng Thống Mỹ mà còn bảo Thầy Cô hãy phạt nặng nếu Con Ông phạm lỗi nói chi đến mình. Qua đó Tôi thấy sự đáng trách của gia đình và học sinh hơn là lên án các Thầy Cô.
Hy vọng đó chỉ là những con sâu làm Rầu nồi canh.
Phan Thanh Toan, Hà Nội, 07:44, 18/01/2010
Những cái chuyện đó trong giáo dục Việt Nam bây giờ có gì là lạ đâu? nó là chuyện bình thường mà và nó xảy ra ở tất cả các cấp học từ tiểu học cho đến đại học. Tôi đang giảng dạy tại một trường Đại Học lớn tại Hà Nội, nhiều khi thấy cảnh học tập của sinh viên mà chỉ muốn bỏ nghề, có những tiết dạy tôi không dám nhìn xuống lớp vì nếu nhìn xuống là không con hứng phấn để dạy tiếp nữa.
Nhưng chúng ta những người thầy, người cô cũng đừng quá khắt khe với các em làm gì. Có những sinh viên đã thẳng thắn nói với tôi rằng thầy ơi em rất biết ơn thầy đã trách mắng và bắt em phải học hành nghiêm chỉnh nhưng em nói thật là "ra trường rồi em không có tiền chắc cũng không xin được việc ở quê em đâu, ở đó họ bằng cấp chỉ là thứ yếu thôi" -đây là một sinh viên học Sư Phạm.
vô danh, 00:49, 18/01/2010
Hãy dạy cho học sinh ngay từ khi vào lớp 1 khả năng cảm nhận nỗi đau và khó chịu của người khác. Giúp học sinh trước khi hành động suy nghĩ đến cảm xúc của người đối diện và từ đó hiểu ra rằng đừng làm những gì bản thân không muốn ảnh hưởng đến người khác. Tôn trọng người để đc tôn trọng lại. Nếu thất bại trong việc giáo dục học sinh những điểu căn bản đó thì mâu thuẫn thế này còn xảy ra dài dài. Giáo dục học sinh những bài học căn bản làm người ngay từ lớp 1 đơn giản và hiệu quả. Hãy dùng những điều trực quan sinh động, những ví dụ xảy ra hằng ngày.
Nguyễn Văn Hòa , Hồ Chí Minh, 00:47, 18/01/2010
Tôi là một giáo viên nhiều năm kinh nghiệm , mà đến giờ tôi và rất nhiều thầy cô ở trong trường cũng nản lắm rồi , nhiều khi động viên nhau muốn dạy tiếp thì phải mắt mù , tai điếc , có những lúc lỡ nóng với học sinh mà bị phụ huynh đưa lên ban giám hiệu thì bị cắt thi đua , nặng hơn là đưa lên sở , lên báo chí . Nên giờ quả thực chúng tôi thấy buồn quá , nhiều khi nói với nhau nếu kiếm được nghề khác thì nghỉ đi làm việc khác cho đỡ ấm ức .
HT, HCM, 23:04, 17/01/2010
Thế nếu GV có những quyền đó thì HS sẽ ngoan hơn sao? Sẽ giải quyết được vấn đề chứ ? Như trường hợp vừa qua lá 1 HS có hoàn cảnh gia đình không hạnh phúc, hư hỏng do giao du với bạn xấu bên ngoài, học lực 4 năm 2 lớp... ? Có những quyền kia thì GV sẽ làm được gì ? 1 HS đã chẳng còn coi trọng thầy cô, không thiết tha với việc học thì đánh đập hay đuổi ra khỏi lớp có làm HS đó thay đổi đc không ?
Chuyện HS đánh GV xảy ra nhiều, nhưng chuyện GV đánh, phạt HS đến nhập viện, mang di chứng suốt đời tìm trên báo cũng không ít hơn. Dù đã cấm nhưng có ai dám chắc hàng ngày trong các lớp học khắp cả nước không có chuyện HS bị đánh hay bị mắng, phạt ?
GV bị hạn chế quyền lực đi nhưng HS chẳng có thêm quyền gì cả chứ đừng nói đến dân chủ ? Ngay cả 1 việc đơn giản là 1 lớp xin đổi GV bộ môn nhưng chẳng bao giờ được nhà trường lưu ý thì GV có áp lực gì ? Có chăng là áp lực thành tích từ chính trong ngành, trong trường chứ không phải từ HS.
Nguyễn Hồng Hà, Hải Dương, 22:50, 17/01/2010
28 năm trong nghề, là một GV giỏi, nhưng quả thật bây giờ thấy nản lắm. HS ngồi nhầm lớp do đầu vào quá thấp, ngoài ra còn không ít HS được chạy chọt xin vào, HS có cha mẹ ủng hộ tiền cho nhà trường...Đạo đức kém, học dốt. Bài kiểm tra phải theo chuẩn do Tổ CM-nhà trường thống nhất, điểm thấp, phải kiểm tra lại và bị BGH đòi phải giải trình tại sao? Cos rất nhiều HS dạng này, điểm KT học kỳ được GVCN+BGH chữa điểm nên coi thường GV dạy trên lớp. Học buổi thứ 2 cũng không khá được vì ngồi nhầm đến 3-4 lớp ( Lớp 11 mà KT cơ bản lớp 6-7 không có) vẫn phải dạy để còn lấy tiền cho trường ... Cách làm như không ít trường hiện nay thật buồn. Không biết cấp trên có biết hay không?
Nguyễn Hoa, Vĩnh Trung, Thanh Khê, Đà Nẵng, 22:34, 17/01/2010
Còn rất nhiều "cái không" nữa bởi "Học sinh là Thượng đế" - lời một hiệu trưởng "dạy" giáo viên phải vậy để "đừng bị nóng nảy" khi gặp phải một tình huống gì. Kìm chế! Kìm chế! Và hãy kìm chế!!!
Về phía học sinh, cứ quậy, cứ phá, đố giáo viên dám làm gì mình vì đã có phụ huynh ủng hộ, vì đã có giáo viên khác đỡ đầu (đó là bạn của cha mẹ mình, đó là những nhà tư vấn xúi giục thưa kiện đồng nghiệp rất tài ba để nhằm hạ uy tín nhau), đã có nhà báo, ... Tất cả đều là phe mình thì có gì để sợ!!!
TĐT, Thái Bình, 22:09, 17/01/2010
Tôi đã 20 năm đi dạy, Khi tôi mới ra trường: HS hư, tôi bảo không sửa, tôi vút cho một vài thước lằn mông, tôi còn coi thi rất đúng quy chế, cho điểm học sinh tôi dạy đúng với học lực của học sinh, tôi đi đến đâu coi thi đồng nghiệp, học sinh ở đó sợ, ghét. Học sinh của tôi nhiều em cũng không thích tôi vì những điều ấy. Nhưng tôi cứ "hâm" thế, tôi cứ "kiêu" thế, tôi cũng đã phải chịu các phản ứng khó chịu (không thể nói ra được), khi tôi được Phòng Giáo dục chuyển từ xã xa nhà về gần nhà hơn, ông hiệu trưởng ở trường mới từ chối nhận tôi và nói thẳng: Anh coi thi nghiêm quá, giáo viên nơi khác về coi khó trường nhà đã vậy anh lại cho điểm học sinh của trường thấp sẽ thấp ảnh hưởng thi đua của trường...
Cũng may bây giờ các cuộc vận động của Bộ trưởng cho tôi niềm tin vào việc tôi làm.
Và cũng may hơn nữa là bây giờ tôi nhìn lại: các học sinh tôi trưởng thành nhiều: có em đã có học vị cao hơn cả thầy, có em bị tôi cho lưu ban nay là kỹ sư, bác sỹ có em chẳng thành đạt trong con đường học hành, nay chỉ làm xe ôm, bốc vác, họ trông thấy tôi vẫn đon đả chào ( trong số đó cũng có cậu, thủa học trò, vô lễ với thầy), tôi nghĩ mình đã được an ủi.
Nghề dạy học cũng sẵn có những rủi ro, giáo viên phải chấp nhận thôi. Tài năng như Tề Thiên Đại Thánh, đạo đức như Đường Tăng sự nghiệp lấy kinh vẫn phải chịu 9X9=81 kiếp nạn cơ mà, mình làm theo lương tâm mình vậy thôi, còn nếu mình vì học sinh mà lại bị chì trích thì hãy coi là tai nạn nghề nghiệp vậy.
Nguyen Thanh Thuy, 22:08, 17/01/2010
Nói như bạn Nguyễn Hữu Hiệp dưới đay tôi không tán thành. Đừng đổ nỗi cho tất cả tại thầy. Học sinh mở mắt ra là thấy tiêu cực: ra dến dường thấy mua gian bán lậu, về nhà bố làm cán bộ đút túi tiền công, nào đánh lộn trộm cắp, nào các trò chơi mang tính bạo lực... Tất cả khi mà khi mà cơ chế thi trường đang từng giờ từng ngày phát triển mang theo cả mặt tích cực lẫn tiêu cực. Vậy chỉ riêng người thầy liệu có thể trồng toàn những cây thẳng?
Ke xuan, xa, 21:44, 17/01/2010
Gửi bạn: Nguyễn Hữu Hiệp, Học viện quản lý giáo dục
Bây giờ bạn đang là sinh viên, với cách nghĩ của bạn như vậy thì tôi nghĩ bạn đúng chỉ là một đứa trẻ con mang thân hình của người trưởng thành mà thôi. Hãy nhớ rằng, ông cha ta từ xưa đã có câu: "Cha mẹ sinh con, trời sinh tính". Có lẽ tôi không cần phân tích nhiều làm gì. Chỉ câu nói đó là đủ, nếu như bạn có đủ hiểu biết để hiểu hết nghĩa của nó. Còn nếu bạn không hiểu thì hãy tìm môt đứa trẻ- một đứa trẻ thôi nó sẽ nói cho bạn biết.
Chúc bạn may mắn với công việc của mình.
TRAN MINH, nam định, 21:38, 17/01/2010
Thật đau lòng cho thầy cô giáo như chúng tôi phải nghe phụ huynh nói: Tôi xin thầy cô cho con tôi được học ở trường. Nó về nhà nó đánh cả tôi. Nếu các thầy cho con tôi nghỉ học thì coi như tôi mất con. Ai có làm thầy cô giáo mới hiểu làm thầy giáo thời nay khó thế nào? Đâu còn đơn giản như khi đất nước ta còn nghèo và lạc hậu. Cả xã hôi đang vận hành theo cơ chế mới. Chỉ có thầy cô là không được đổi mới. Thật đau lắm thay nghề thầy giáo!
ThS Phan Dân, Thái Bình, 21:36, 17/01/2010
Cha - Mẹ: Đời cua cua máy, đời cáy cáy đào.
Con cái - Học sinh: Trời sinh voi, trời sinh cỏ.
Thầy - Cô: Sống chết mặc bay tiền Thầy bỏ túi.
Tôi là một GV, nhưng sự thật khi không được mắng, được phạt, được đòn roi đối với học trò thì không biết lấy VŨ KHÍ gì mà răn đe chúng nữa! Với HS học tốt, hiếu học thì dọa không dạy các em còn "sợ" chứ với đám cá biệt (thực tế là không ít) thì "chúng nó" cũng chẳng cần. Có lẽ cái Hành trang để lấy UY trước HS nói chung là Đạo đức Nhà giáo, song thứ này tôi thấy nó cứ nhợt nhạt sao ấy, không rõ nghĩa lắm?! Hỡi các GS-TS, đặc biệt là các nhà Tâm lý, Lãnh đạo các cấp, các Luật gia biên soạn luật - hãy xuống trường học và bắt tay vào làm việc với thực tế cùng chúng tôi, và hãy để cho chúng tôi được sáng mắt sáng mũi. Xin cám ơn các Quý ngài.
Đặng Lưu Hương, Huế, 21:34, 17/01/2010
Tiên học lễ, hậu học văn. Đáng để suy ngẫm lại.
Nguyễn Quốc Quân, 20:14, 17/01/2010
Tôi thấy học trò cấp 2 và 3 bây giờ "mất dạy" nhiều quá, không như thời chúng tôi lúc trước. Tuy chúng tôi lúc đó cũng có giỡn, nói chuyện trong lớp bị giáo viên bắt gặp rồi bị đánh cho vài cái "tát" hay bắt nằm xuống bàn học lấy thước đánh vào mông; khi bị đánh như vậy chúng tôi rất đau và sợ. Ngày nay đã ra trường mười mấy năm, chúng tôi vẫn quý những giáo viên đã "đánh mà thương".
mai nguyen, hanoi, 20:13, 17/01/2010
Chúng ta cứ mãi nói về giáo dục, tốt thì ít, xấu thì nhiều, trong khi đó lại quên mất một việc rất quan trọng là để trưởng thành , ai cũng phải học qua trường , qua lớp. Ăng Ghen định nghĩa: con người là tổng hòa của tất cả các mối quan hệ xã hội. Thế thì học sinh hư phải cả xã hội chịu trách nhiệm chứ , sao lại chỉ là ngành giáo dục. Những người nói hay hãy thử làm nghề dạy học xem sao. Nếu tình hình thế này , chỉ mươi năm nữa ,liệu còn tuyển được học sinh giỏi vào sư phạm nữa không? khi đó lấy gì để mà cải cách giáo dục đây? cuộc sống quanh ta đầy những tiêu cực, chả thấy ai bới móc, mấy ông giáo quèn suốt ngày bị lên án, nhiếc móc, thật phi lý. Nói thật lòng, tôi làm nghề dạy học ba mấy năm, cũng dạy đỗ không biết bao nhiêu học sinh vào các trường đại học và cao đẳng mà giờ còn chán không để đâu hết. Có lần tôi "lừa " mãi cậu út theo nghề bố , vậy mà học được hơn năm đại học sư phạm, chàng ta trở mặt nhất định bỏ, tôi đành chào thua; Mà chẳng riêng con tôi , tất cả học sinh tôi dạy đều không muốn đi sư phạm; đến lúc đó có khi lấy máy dạy học cũng nên.
THU LAN , QUANG BINH, 20:03, 17/01/2010
Thoi nao cung vay co thay gioi moi co tro gioi .Co thay tot moi co hoc sinh ngoan.co khi nao thay tu hoi minh vi sao tro khong muon hoc voi minh ? Toi la mot giao vien o vung que ngheo kho nhung hoc tro ca biet van con nhung khong te den noi tro lai danh thay .Theo toi tro co cai ten TRO CA BIET la do THAY dat lai ten ay chu .Cho du co bien minh the nao thi tro chua ngoan loi mot phan la o thay .Toi xin ke mot chuyen nho cua tro ca biet que toi : vao dip thi GVDG cap huyen gan day khi vao du gio lop 4 toi da co tinh ngoi gan HS nghich nhat lop de kem cap .Vua du gio dong nghiep toi vua giup em lam bai ,chi 35 phut troi qua toi nhin em khong con la mot hoc sinh ca biet nhu biet danh lop da gianh cho em .truoc khi chia tay em kip noi voi toi :UOC GI EM DUOC CO DAY MOT NAM .The day hoc sinh ca biet da co mot dieu uoc ,.Mot dieu uoc cua tro toi kho thuc hien lam toi day dut den tan bay gio .,,,,.Tro ca biet la do thay dat ten .Tro khong muon hoc loi mot phan la do thay day chua hap dan .Ngay xua thay ngheo nhung tinh cam thi giau lam .Ngay nay thay khong ngheo nhung tinh cam lai khac xua .
Hải Thanh, Thanh Hóa, 20:02, 17/01/2010
Tôi 50 tuổi rồi, tôi không phải là Nhà giáo, nhưng có lẽ 10 năm trước Thầy giáo đáng kính của tôi thuyết phục thêm chút nữa thì tôi đã có thể được đứng trên bục giảng, bên cạnh Thầy.
Lý do của tôi thì đơn giản "Em cần phải lao ra ngoài cuộc sống, Thầy ạ. Em hứa sẽ xứng đáng với Thầy, với HUT thân yêu". Và tôi đã làm được, năm 2009 vừa mang đến cho tôi 2 giải thưởng danh giá, vài hôm nữa tên của tôi và doanh nghiệp tôi lại được gọi lên, cả nước sẽ lắng nghe. Lần vui nào tôi cũng nhớ về Thầy, về HUT đầu tiên, rồi nhớ lại xa tít tắp những năm tháng tuổi thơ nghèo khó mà yêu Trường đến thế.
Ngày 20 tháng 11 vừa qua tôi đã viết rất, rất dài trên blog cá nhân và trên Diễn đàn mạng của doanh nghiệp, trong nước mắt mà gọi tên từng Thầy Cô của mình lên. Bởi vì tôi và bạn bè có được nhiều, quá nhiều những Người Thầy, những ngôi Trường đẹp, bao la đến thế, dạy dỗ ân tình, kích thích trí tuệ đến cùng và nâng cánh cho chúng tôi bay lên vinh quang như hôm nay.
Tình cảm Thầy Trò là tình cảm gắn bó mãi mãi trong cuộc đời và thiêng liêng lắm. Sẽ thành con người có ích, có đầy đủ trí tuệ và ý chí dựng xây cuộc sống tốt lành nếu nắm bắt được, hưởng thụ được tình yêu ấy.
Các Thầy, các Cô hãy đừng buồn, đừng nản chỉ vì một vài học sinh cá biệt, hay từ cha mẹ chúng, hoặc từ một xu thế xã hội đang phải tự điều chỉnh. Phía sau các Thầy Cô và Nhà trường là cả một rừng học trò đang hàng ngày ngóng đợi bài giảng mới.
NGuyễn thị Hoa , THCS Thái Nguyên, 19:50, 17/01/2010
Qua trường hợp thầy giáo bị 1 h/s THCS đánh ,tôi lại nghĩ đến trường hợp của tôi ...
Tôi từng bị học sinh dùng điện thoại "tăng" cho rất nhiều lời tục tĩu chỉ với một lí do đơn giản là tôi đã từng dạy chúng ,thậm chí là từng giúp đỡ chúng ...
Sau đó là chúng vào tận trường sở tại hành hung tôi bằng 1 cái tát ...vì tôi đă nhắc nhở chúng ...Nhưng ở trường học nơi tôi dạy học khi đó -từ bảo vệ đến lãnh đạo trường tất cả đều mặc kệ tôi đi trình báo chính quyền ...cho tới khi mọi chuyện rõ ràng vì không muốn ảnh hưởng tới cái gọi là"phong trào"mang tiếng cho trường và xã ...nên tất cả mọi chuyện đều bỏ lửng và cho qua .Và thế là kẻ mất dạy kia lại có quyền nhơn nhơn coi thường chúng tôi và có cơ hội lại tái diễn những việc đã làm ...
Tôi lấy làm rất bức xúc không chỉ cho tôi mà cho cả những đồng nghiệp không may gặp phải những sự cố nghề nghiệp đau lòng như tôi .. . Chúng tôi phải chịu thiệt thòi bởi quá nhiều áp lực ...Lên lớp đấy mà còn phải lo cái gọi là an toàn cho tính mạng thì làm sao mà có thể yên tâm giảng dạy ..Đúng là "quyền rơm vạ đá"...
Vĩnh Nam, Nha Trang, 19:24, 17/01/2010
Tôi không đồng ý với ý kiến của A. hiệp đâu. tại sao lại lỗi do giáo viên?? Giáo viên có chở học sinh đi học vượt đèn đỏ không? Giáo viên có cho học sinh uống sữa rồi vớt hộp sữa giữa đường không? giáo viên có nhận hối lộ trước mặt học sinh không ... nhiều lý do đó để nói rằng học sinh hư như bây giờ thì chúng ta phải chia đều hết cho tất cả các thành phần trong xã hội chứ ko nên nói chung chung cho GV. A.Hiệp nên xem lại ý kiến của mình đi.
Nguyễn Hoàng , Tuyên Quang, 19:18, 17/01/2010
Những học sinh cá biệt ở trường nào cũng có , tất nhiên là không nhiều . Đa số các em này đều có hoàn cảnh gia đình "Đặc biệt ". Đáng thương nhất là những em không may mồ côi ,một số em thì do cha , mẹ ly hôn phó mặc việc nuôi dạy con cái cho người nhà , một số em thì cha , mẹ mải kiêm tiền , kiếm sống và đáng buồn nhất là một số em là con cái các vị có chức , có quyền , có tiền .
Phổ cập giáo dục đã đưa tất cả các em đến trường trong khi chúng ta chưa phổ cập được phương pháp giáo dục tối ưu cho tất cả các loại hình học sinh đó .Đáng buồn hơn là do thiếu giáo viên khi thực hiện phổ cập , nhiều nơi , nhiều vùng đã phải tuyển đủ loại hình "Giáo viên ", thậm chí không phải là giáo viên mà chỉ cần có chứng chỉ "Nghiệp vụ sư phạm "vào làm nhiệm vụ giáo dục .
Giáo dục đâu phải chỉ là Dạy học vì vậy đa số giáo viên trẻ không giải quyết nổi các tình huống sư phạm , nhiều giáo viên chủ nhiệm chỉ biết cách phạt học sinh chứ không thể thuyết phục nổi học sinh , một phần do thiếu tri thức một phần không nhỏ là thiếu cả tư cách . Phạt học sinh không xong thì đùn đẩy lên Ban Giám hiệu , lên Hội đồng kỷ luật . Nếu Ban Giám hiệu , Hội đồng kỷ luật cũng thiếu cả tri thức lẫn tư cách nữa thì hậu quả thật khôn lường .
Đồng ý rằng sự nghiệp Giáo dục ngày nay đã có nhiều điểm khác xưa , các khác nhất mà mọi người phải lưu tâm là : Xã hội ngày nay quá nhiều cạm bẫy , quá nhiều tệ nạn . Cha , mẹ học sinh ai cũng kỳ vọng và con cái , họ rất sợ con cái họ tiếp xúc với xã hội , vì vậy họ kỳ vọng rất nhiều ở nhà trường , ở thầy , cô giáo . Ở đó vãn là môi trường trong sạch hơn nhiều môi trường khác . Ngành giáo dục cũng đã tự nhận vào mình phần việc đó , nhiều trường ,nhiều nơi đã tổ chức dạy học cả ngày , thậm chí lo cả từ ăn , ngủ buổi trưa . Nhiều nơi các gia đình có điều kiện thì bỏ tiền ra cho con đi học thêm cả ngày , cả đêm , cả hè . Kiến thức thu lượm được nhiều hay ít có khi họ chẳng cần quan tâm đến , họ chỉ cần các , thầy cô quản lý , trông coi hộ con cái cho họ là được .Đội ngũ thày , cô đâu phải tất cả đều đạt được những kỳ vọng của cha mẹ học sinh, đa số họ mới chỉ được đào tạo chủ yếu là kiến thức (mà chưa chắc đã đạt chuẩn kiến thức ), vì vậy thầy , cô đâu phải tất cả đều là tấm gương (đó là điều khó mà đạt được ).
Ngành Giáo dục phải nhanh chóng thay đổi chiến lược Giáo dục , thay đổi tư duy để đáp ứng được kỳ vọng của cha mẹ học sinh , của xã hội, thay đổi phải làm ngay là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và Giáo viên.
Là người đã có gần 30 năm giảng dạy ở cấp THPT ,và cũng là thành viên của Hội đồng kỷ luật rất năm ,nay cũng sắp đến lúc về hưu., Tôi cũng đã được dạy và xử lý rất nhiều tình huống như thầy Bình, nhưng chưa bao giờ tôi phải phạt một học sinh nào , gặp trường hợp như vậy nhẹ nhàng nhất là tôi hỏi ngay học sinh đó "Hôm nay tôi giảng bài dở quá à , chắc là tôi giảng không hay nên tôi thấy các em đánh cờ mà không nghe giảng ". Nặng lời hơn "Em không thích học giờ của tôi à , nếu thực sự em không thích học giờ này , em cứ việc xin tôi ra ngoài chơi để cho các bạn khác học ".(Tôi chỉ là giáo viên dạy môn Công nghệ ) .
Tất nhiên giờ đầu tiên vào dạy bất cứ lớp nào thầy trò tôi đều có một khoảng thời gian làm quen và thoả thuận với nhau một số quy ước .Vì vậy đừng vì sức ép của thu nhập , đừng vì học sinh bây giờ nhiều em có ô , dù , bố mẹ chúng có nhiều tiền , quyền cao mà tự đánh mất mình trước mặt học sinh , hãy thương yêu các em hét lòng bởi đa số học sinh cá biệt chúng đều có hoàn cảnh cá biệt .
Nguyễn Xuân Trí, 18:51, 17/01/2010
Hôm nay đọc bài này, tự nhiên thấy sao giống như câu chuyện giao thông trước kia giữa người đi bộ hay đi xe đạp với người đi xe gắn máy.
Dù có sai hay đúng, tất cả lỗi đều do người giáo viên gây ra. Cái “8 không” sao lại tiểu tiết đến vậy. Biết bao nhiêu bài báo lên án về sự xuống cấp đạo đức của học sinh, sinh viên ngày nay, quy định như vậy có khác nào tạo thêm động cơ cho sự xuống cấp ấy. Giáo dục của chúng ta không thể nào phát triển nếu chúng ta không có tầm nhìn vĩ mô, có sự quản lý vĩ mô. Thay vì nhìn vào những hành động của người thầy với học sinh, hãy nhìn vào điều kiện, động cơ để có những hành động đó. Nếu có quy định “Không” thì cũng cần có quy định “Được” để người thầy biết cách quản học sinh hư, cá biệt như thế nào.
Đinh Xuân Tùng, Ninh Bình, 18:19, 17/01/2010
"Đúng là giáo viên hiện nay cũng có một vài hiện tượng tiêu cực ảnh hưởng của cơ chế thị trường như dạy thêm, ..."?
Tôi không biết tác giả Hoàng Thanh Ninh không biết hay giả vờ không biết chứ theo tôi hiện nay không phải chỉ một vài trường hợp mà nói thẳng ra là một phần rất lớn giáo viên, nhất là ở thành thị, có hiện tượng tiêu cực, còn vì sao thì các bác nào có con em đi học đều hiểu cả. Và hơn nữa những trường hợp này không phải ảnh hưởng của cơ chế thị trường. Tôi đã từng sống và làm việc nhiều năm ở nước ngoài và tôi thấy họ cũng nằm trong cơ chế thị trường nhưng không hề có những chuyện như vậy. Cứ thấy gì lại đem cơ chế thị trường ra làm bia thì làm sao mà tiến bộ được.
Tôi đã từng biết những hiện tượng giáo viên đi thi giáo viên dạy giỏi mà chạy chọt mua giải (ở ngay trường chuyên của tỉnh hẳn hoi), thử hỏi những giáo viên như thế thì có tư cách gì mà mắng học sinh khi học sinh quay bài ... Rồi những chuyện như giáo viên mở lớp dạy thêm tại nhà, ai không đi học thì bị trù úm thì cứ xảy ra như cơm bữa.
Nếu giáo viên không đủ tư cách thì làm sao học sinh có thể phục và nghe lời được, rồi lại cứ kêu than "Bây giờ giáo viên không có đủ quyền" hay "Bây giờ giáo viên không được kính trọng".
Thượng bất chính, hạ tắc loạn.
Trần Minh, 17:34, 17/01/2010
"Những học sinh cá biệt so với toàn trường có tỉ lệ rất nhỏ, nhưng các em nhiều khi, nhẹ thì làm rối loạn, nặng thì làm khuynh đảo cả nền nếp dạy và học của toàn trường. Ngặt nỗi, học sinh bây giờ có nhiều quyền, còn giáo viên thì lại trơ trọi một mình. Bên cạnh đó, còn gặp nhiều rào cản hữu hình hay vô hình."
Rào cản dù vô hình hay hữu hình cũng do con người tạo ra mà thôi. Ban giám hiệu đã làm gì? Thầy cô trong Hội đồng nhà trường đã làm gì?... khi mà một thầy / cô nào đó trở thành nạn nhân??? Sợ mất danh hiệu thi đua của trường! Sợ mất cái ghế mình đang ngồi! Sợ mất "nồi gạo" của riêng mình! Thậm chí có cả giáo viên trở thành kẻ tiếp tay với học sinh, phụ huynh học sinh để giẫm đạp đồng nghiệp mình vì cái thứ tự ưu tiên trong kết quả xếp loại thi đua! ... Sợ và sợ...!!! Và cái kết cục, học sinh có tất cả mọi quyền, còn giáo viên đang mất tất cả mọi quyền!!!...
hoang nghia dung, thaibinh, 17:26, 17/01/2010
xin trich thu cua tong thong Abraham Lincoln - Tổng thống thứ 16 của Hợp chủng quốc Hoa Kì (1861-1865) nổi tiếng là một diễn giả tài giỏi. Ngay sau khi ông qua đời ngày 15-4-1865 do bị ám sát, rất nhiều người đã tiến hành sưu tầm những bài diễn văn,bài phát biểu, những lá thư của ông. Số di cảo này giúp người đọc hiểu được nhiều sự kiện lịch sử và mang lại một hình ảnh sâu đậm về cuộc đời và sự nghiệp của Abraham Lincoln. Ngoài bộ tiểu sử Abraham Lincoln gồm 6 tập của Carl Sandburg, thì những công trình được thực hiện công phu là The Papers of Abraham Lincoln do Ilinois Historic Preervation Agency thực hiện, Cllected Works of Abraham Lincoln của Hiệp hội Abraham Lincoln và Virginia Fehrenbacher (Staord, năm 1996).Riêng Hiệp hội Abraham Lincoln không chỉ sưu tập biên soạn thư và những bài phát biểu của ông mà còn đưa ra danh sách những câu nói, những bài phát biểu, những lá thư gây nhiêu tranh cãi là có phải của ông hay không. Lá thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai do Abraham Lincoln viết mặc dù còn gây nhiều tranh cãi, nhưng rất phổ biến và được nhiều người biết đến.
Kính gửi Thầy
Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin Thầy hãy dạy cho cháu biết: cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ở đâu đó sẽ có một người chính trực; cứ mỗi một chính trị gia ích kỷ ta sẽ có một nhà lãnh đạo tận tâm.
Xin thầy hãy dạy cháu biết cứ mỗi kẻ ghét bỏ ta thì ta lại tìm thấy một người bạn. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết, nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đô la kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn quý giá hơn nhiều so với năm đô la nhặt được trên hè phố.
Xin thầy hãy dạy cho cháu biết cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ.
Xin dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui thầm lặng. Dạy cho cháu biết được rằng những kẻ hay bắt nạt người khác nhất lại là những kẻ dễ bị đánh bại nhất.
Xin hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kỳ diệu của sách nhưng cũng cho cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh bay trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng và những bông hoa nở ngát bên đồi xanh.
Xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng thà bị điểm kém còn hơn gian lận trong thi cử.
Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đó hoàn toàn sai lầm.
Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hòa nhã, và cứng rắn với những kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chạy theo thời thế.
Xin hãy dạy cho cháu biết, phải lắng nghe tất cả mọi người, nhưng cũng xin thầy dạy cho cháu biết cần phải sàng lọc lấy những gì tốt đẹp...
Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã… Xin hãy dạy cho cháu biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt.
Xin hãy dạy cho cháu biết chế diễu những kẻ yếm thế và cẩn trọng trước sự ngọt ngào đầy cạm bẫy.
Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người trả giá cao nhất, nhưng không bao giờ cho phép ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình.
Xin hãy dạy cho cháu biết ngoảnh tai làm ngơ trước một đám đông gào thét… và đứng thẳng người bảo vệ những gì cháu cho là đúng.
Xin hãy đối xử với cháu nhẹ nhàng nhưng đừng vuốt ve nuông chiều cháu, bởi vì chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện nên một con người cứng rắn.
Xin hãy giúp cháu có được sự can đảm để không dung thứ sự sai trái, và giúp cho cháu có đủ sự bền chí để là người dũng cảm.
Xin hãy dạy cho cháu biết rằng, cháu phải luôn có niềm tin tuyệt đối vào bản thân, bởi vì khi đó cháu sẽ có niềm tin tuyệt đối vào nhân loại.
Đây quả là một yêu cầu quá lớn, tôi biết, thưa thầy. Nhưng xin thầy cố gắng hết sức mình, nếu được vậy con trai tôi quả là một cậu bé hạnh phúc và may mắn!
tran dinh toan, thaibinh, 17:19, 17/01/2010
Là một giáo viên cấp 2 dạy tiếng Anh,cũng thường xuyên cập nhật tin tức trên mạng.
Tôi thấy ngành giáo dục còn quá nhiều bất cập. Chương trình sách giáo khoa, bệnh thành tích đáng buồn là nó đã thành hệ thống. Hiệu trưởng phảI chịu trách nhiệm chất lượng với phòng, phòng chịu với huyện,huyện với tỉnh. Như thế nó tạo cho bệnh thành tích một bước đệm rất hoàn hảo. Đầu năm đăng kí thi đua năm sau phải cao hơn năm trước. Đúng như bộ trưởng nói kết quả thi tốt nghiệp năm sau mấy năm trở lại đây luôn cao hơn năm trước nó ném đá gạch mất mạng).
Sau đó có chủ trương gộp 2 kì thi đại học lại. TôI thấy như thế thì lo cho đất nước quá. Bệnh thành tích như thế thì làm sao mà phản ánh đúng được thực chất để căn cứ vào đó mà xét kết quả vào đại học. Yếu tố vùng miền cũng rất quan trọng. Làm sao mà công bằng được khi một học sinh giỏi ở vùng sâu vùng xa có thể bằng được học sinh tương tự như ở đồng bằng,thành phố. Hiện nay kì thi vào đại học là tin cậy nhất lại co chủ trương bỏ,ko hiểu nữa. Không thể áp dụng mô hình Mĩ vào đây được. Nước họ có hệ thống kiểm định độc lập và làm rất tốt. Tất cả học sinh trước khi thi vào đại học đều phảI trảI qua các kì thi kiểm định tú tài có giá trị trên toàn đất nước. Tôi học tiếng Anh nên có may mắn được hỏi một số chuyên gia dạy người Mĩ về hệ thống giáo dục của họ. áp dụng không tổ chức thi đại học nữa sẽ thất bại. Lại con ông cháu cha có cơ hội thôi .
Là giáo viên bây giờ khổ lắm, đủ các loại hồ sơ, nếu học sinh yếu thì dạy miễn phí không thu tiền,bỏ học thì đến nhà vận động nhiều lần kèm theo hứa chu cấp quần áo sách vở(mà đôI khi chúng tôI phảI tự bỏ ra). Chúng tôi cũng là người.PhảI sống chứ! Ngành giáo dục rất thích bệnh “phong trào”, hô hào. Nói thật nhiều khi chúng tôI cũng không nhớ nổi các cuộc vận động nữa. Chúng tôI đang đợi phong trào sang năm là gì. Giáo viên là người dễ bắt nạt nhất, ko muốn vào Đảng dọa chuyển trường,đầu năm phòng giáo dục khua trà rào,giáo viên như cá nhảy túi bụi.Lại phảI lo tiền để khỏi phảI chuyển.Học sinh bây giờ hư lắm,tiếp xúc nhiều với phương tiện truyền thông nên tinh ranh.Nghịch mà dại thì vô lễ với thầy cô vỗ mặt, khôn thì chống đối ngấm ngầm. Ngoài đồng lương ra chẳng kiếm có thu nhập thêm.
Hôm vừa rồi thấy bộ trưởng giáo dục phát biểu là từ năm 2010 các thầy cô có thể sống bằng lương. Sau đó ngài tính giáo viên đại học mới ra trường được 2,3 tr đồng(không bằng anh thợ xây),nhưng kèm vào đó là từ 50-70 triệu tiền “chạy” biên chế. Nhiều vùng được biên chế nhà nước là oai lắm,người nhà nước mà! Thế là chúng tôI chuẩn bị cuộc chạy marathon để trả nợ. Khổ lắm kiếp giáo viên!
bình minh mưa, Bình Phước, 15:15, 17/01/2010
Học sinh bây giờ được quyền dân chủ, nhưng dân chủ nhiều khi thành quá trớn. Trong khi đó GV có quá nhiều áp lực, lại không được bảo vệ, hơi một chút là đổ lỗi cho GV, học trò hư cũng đổ cho GV, học trò dốt cũng đổ cho GV.
Đa số chúng tôi đều mong muốn các em nên người, nhưng chúng tôi đâu có quản các em 24/24? Tôi thấy càng nhiều bài báo đăng những tin kiểu này, càng nhiều học sinh và phụ huynh có phản ứng tiêu cực hóa với GV chúng tôi.
Ngày xưa thầy đánh trò bầm dập cả tay vì không học bài, sao trò vẫn kính thầy và nhớ thầy đến vậy? Và ngày xưa hình như cũng không có nhiều lắm những bài báo đưa những tin thế này. Tôi thấy việc đưa tin của báo là tốt nhưng nhiều khi trở thành hệ lụy, mang lại những kết quả ngược lại với mong muốn của chúng ta, các vị cứ nghĩ cho sâu mà xem.
Nguyễn Hữu Hiệp, Học viện quản lý giáo dục, 15:12, 17/01/2010
Tôi hiện đang là sinh viên năm thứ 3 chuyên ngành quản lý giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục.
Đọc những dòng tâm sự của những thầy cô có nhiều năm công tác trong nghề "trồng người" bất kỳ ai cũng thấy xót xa, xấu hổ trước những hành vi không sư phạm của một số em học sinh bây giờ...
Tuy nhiên, nhìn một cách toàn diện ở thế hệ nào cũng có người thế nọ, người thế kia, nếu như có những học sinh cá biệt hay quậy phá thì cũng có một số thầy cô xuống cấp về đạo đức, chạy theo lợi nhuận...
Phải chăng đó là những "con sâu" làm đau đầu ngành Giáo dục. Nhưng xét đến cùng thì tình trạng những học sinh cá biệt, những hành vi thiếu sư phạm của học sinh có nhiều nguyên nhân từ GĐ, Nhà trường và Xã hội... nhưng phần nhiều do cách GD của thầy cô mà ra, ngay từ khi mới đi học nếu các em được thầy cô làm gương trong học tập và làm việc thì đâu có tình trạng như trên.
Lê Khắc Thục, Trường THPT Tân Kỳ, 15:07, 17/01/2010
Phải chăng, định hướng của ngành giáo dục chưa theo kịp xu hướng đổi mới?
Tôi là giáo viên THPT, cũng làm chủ nhiệm trên 10 năm rồi, nhận thấy ngày giáo dục gần đây có nhiều đổi mới, đổi mới trong phương pháp giáo dục, sách giáo khoa, các chủ trương các cuộc vận động liên tục được đưa ra, năm nào cũng thấy mới và hay cả. Điều đáng buồn là vị trí người thầy đang dần mất đi, xã hội ngày càng ít tôn trong hơn. Tai sao như vậy?
Thứ nhất, trong tất cả các cuộc vận động chưa có cuộc vận động nào nâng cao được đời sống cả về vật chất và tinh thần của người giáo viên mà chỉ gây thêm áp lực trong công việc thôi.
Thứ hai là muốn xã hội tôn trong nghề giáo thì đầu tiên là đối tượng giáo dục phải tôn trọng, nhưng ngược lại các qui định mới, các phương pháp mới đều lấy người học làm trung tâm, thầy ở rìa, tự học là chính, thầy có vai trò gì đâu. Và đặc biệt quyền của người học được xã hội bảo hộ rất nhiều, còn quyền của người dạy thì sẽ bị chính những người trong ngành xét nét kỹ lưỡng và cuối cùng là kết luận theo chủ trương mới. Buồn lắm!
Thứ 3 là khoảng 10 năm nữa, chúng ta sẽ chỉ có những người kém nhất làm giáo viên, vì ngày nay không một học sinh giỏi nào đi học sư phạm, và họ hình dung theo phương pháp mới thì không cần giáo viên giỏi vẫn có thể có học sinh giỏi thì phải. Mà giáo viên như vậy thì tôn trong sao được. Thế đấy, cách định hướng giáo dục theo nước nào thì không biết, nhưng nước ta thì nền giáo dục đang ở giai đoạn giống hiện đại tiên tiến, nhưng bên trong thì không phù hợp và đáng buồn.
le thong hieu, da nang, 15:00, 17/01/2010
Vấn đề này sao các vị là những người có học mà suy nghĩ nông cạn thế. Làm gì cũng nên điều tra và giải thích rõ nguyên nhân.
Tôi không phải con mồ côi nhưng là con nhà nghèo,cách đây hơn mười năm, ở nhà với trăm thứ việc đã bị cha mẹ rầy la chưa đủ lại bị hàng xóm, anh em họ hàng khinh rẻ, mỗi khi buồn họ cũng gây sự đánh mẻ đầu sứt trán, rách môi mà tôi cũng chẳng hiểu nguyên nhân là sao. Sau rồi tôi mới biết rằng bố tôi nghèo, lại bệnh tật, anh em trong gia đình không đoàn kết nên họ ghét họ, họ thành kiến và họ hành động cá nhân như dã thú.
Đã thế thầy cô ở trường có những người đến bây giờ đã trở thành một người kỹ sư, một chủ tịch hội đồng quản trị của một công ty cổ phần, quản trị cả gần ngàn người có cả những người may mắn, có cả những số phận bất hạnh. Nhưng càng trưởng thành, càng phải chăm lo cho đời sống của nhiều người, càng hiểu nhiều hơn về số phận của những cảnh đời tôi càng thêm căm ghét một số người mặt ngoài mang tiếng là thầy cô của mình nhưng mặt trong thì không đáng tôn trọng như những người không quen biết. Họ không đáng tôn trọng bởi miệng họ giảng điều đạo lý, thế mà có trong số thầy cô phần lớn rất đáng kính, có những kẻ côn đồ, những kẻ có sức mạnh thì dương sức tát vào mặt tôi, có kẻ thì nhục mạ mỉa mai vì những thứ chẳng phải do tôi gây nên như có kẻ nào đó nói chuyện lập tức là tôi vu cho ngay và bị ăn tát ngay, có kẻ nào đó lao tàu bay giấy thì lập tức bị đuổi ra khỏi lớp không một lời giải thích rồi gọi lên phòng hiệu trưởng để rằn mặt, rồi đuổi học 1 ngày, hai ngày...
Thật may họ tôi là người có đạo đức, cha mẹ tôi dạy tôi đạo lý làm người. Nếu không tôi nghĩ với tính bồng bột lúc đó tôi sẽ hành động như em Tín thôi. Tôi biết họ ghét tôi vì cả lớp chỉ có bố mẹ tôi là làm nông nghiệp nghèo khó, tôi thì đen đủi không khác cục than. Cái nghèo, cái xấu đó là đã trở thành những câu thóa mạ như " đồ bần nông", " cái mặt đen như bãi..."," mày rồi cũng về bốc... như cha mày thôi"...
Điều đó làm tôi căm thù. Tôi đã quyết tâm một ngày nào đó, sẽ đem họ ra khỏi ngành giáo dục để họ bươn chải và học những bài học ở đời như tôi đã phả học. Điều đó chắc cũng sắp thành hiện thực thôi.
Các bạn và các thầy cô tốt thông cảm, tôi thù ghét những kẻ không có tư cách, tôi mong các thầy cô "học nữa, học mãi và học lại". Các thầy cô phải vừa hồng vừa chuyên để có cái nhìn tổng quát về xã hội. Thân ái!
Trần Văn Quang, Đà Nẵng, 14:19, 17/01/2010
Thay đổi nhận thức về giáo dục ở tầm vĩ mô mới có thể tạo ra chuyển biến.
Tôi không phàn nàn về việc giáo viên bây giờ không được phạt, không được la mắng, không được đánh đập,.... học sinh. Xã hội văn minh không thể chấp nhận việc đó.
Tôi chỉ mong muốn có những thay đổi nhận thức từ tầm vĩ mô để làm sao tạo ra sự nhận thức xã hội, xem học tập là nhu cầu tự thân của mỗi người. Trong đó, trước hết, phải nhận thức được phổ cập giáo dục là nhu cầu của chính con người trong xã hội hiện đại, để có kiến thức phổ thông có bản đáp ứng yêu cầu tối thiểu của cuộc sống. Vì thế không giao phó toàn bộ nhiệm vụ phổ cập giáo dục cho nhà trường.
Đồng thời cũng cần nhận thức rằng nhà trường có nhiệm vụ giáo dục, đào tạo theo Điều lệ nhà trường phổ thông. Những trường hợp không thực hiện theo những qui định trong điều lệ đều bị xử lí kỉ luật, kể cả kỉ luật đuổi học. Học sinh cá biệt nếu làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nề nếp của trường, đã nhiều lần giáo dục không được phải bị cưỡng bức giáo dục tại các trường giáo dưỡng. Các cấp quản lí giáo dục không nên cứng nhắc trong việc lấy chỉ tiêu duy trì sĩ số bằng bất cứ giá nào làm tiêu chí đánh giá thi đua. Có như vậy, thầy cô giáo mới yên tâm thực hiện chức phận của mình, giáo dục mới thực sự có chất lượng.
Vũ Dũng Nam, Gia Nghĩa Dăk Nông, 13:55, 17/01/2010
Là giáo viên là người phục phụ học sinh làm gì có quyền gì? Tôi có thể làm được hơn thế. Nhưng chúng ta cần dân chủ hơn. Học sinh ai ai cũng đều muôn học muốn hiểu hiểu biết chẳng ai muốn rốt cả. Chỉ tiếc là giáo dục của ta quá lỗi thời. Bây giờ cứ cho học sinh được chọn thày mình thích , được chọn môn học mình thích thì có những chuyện đó xảy ra không? Ngoài ra ngành giáo dục của ta có nhiều giáo viên kém mà ngành không dám bỏ. Lương thì thấp lại ngày càng phải làm nhiều việc máy móc, nhiều quy định phiền toái. Giáo viên dạy tốt cũng bằng lương GV bình thường. Chỉ có trả lương theo thâm niên. Cái đó là do ai? Nhờ chuyển câu hỏi này giúp tôi cho ông Nhân và bộ giáo dục trả lời giúp. Nếu các ông và nhà nước ta giải quyết được thì hãy trách chúng tôi.
Tóm lại.
Học sinh chúng tôi có nguyện vọng :
Được chọn thày dạy tốt.
Được chọn học môn mình thích hợp với sở trường.
Giáo viên chúng tôi có nguyện vọng.
Được trả lương theo lao động và hiệu quả làm việc bớt phiền toái về hồ sơ sổ sách và hội họp.
Được đào tạo thêm nâng cao thêm theo nhu cầu mỗi năm.
Bao Công , Vĩnh Long, 13:32, 17/01/2010
Ngày nay người ta nói "tiền- tài" chỉ có tiền là có tài, không lo học là phải
Tôi thấy việc này là kết quả lai ghép của các nước, không cho đánh, phạt,.. đó là kết quả trao quyền cho học sinh, tại sao trước đây nền giáo dục của ta rất tôn trọng thầy giáo, còn hiện nay thì sao? Áp dụng theo các nước là tốt, nhưng nên nhớ lại nước ta là một nước nông nghiệp, việc học hành có gia đình quan tâm, có gia đình không, học sinh thì có em ý thức học, có em không ý thức học. Còn ở nước ngoài thì họ tự học, không cần phải ép buộc, chính vì thế chính sách của họ mềm dẻo. Ngày xưa, thầy giáo ra đường, học sinh thấy là cúi sát đất mà chào. Ngày nay, Giáo viên "tám không" là không thể.
Phạm Thế Anh, Hồng Lĩnh, 12:37, 17/01/2010
Tôi muốn bổ sung thêm những điều "Không được" của Hoàng Thanh Ninh (Hà Nội)
Không được giáo dục Học sinh cá biệt bằng mọi cách ngoại trừ những lời răn dạy nhẹ nhàng như Bố Mẹ ở nhà đã dạy các em!
Nguyễn Minh Đức, Bình Thuận, 12:22, 17/01/2010
Làm Thầy làm Cô ngày nay thật là khó! Đó là cái câu mà tôi thường nghe những người trong cuộc vẫn nói.
Nghĩ đi nghĩ lại đúng là khó thật. Mà không khó sao được, vì họ phải làm cái nhiệm vụ mà biết bao người trong chúng ta không dám làm, đó là dạy Người và sản phẩm của họ lại không phải là một sản phẩm tầm thường, vì đó chính là con người theo đúng nghĩa của nó với đầy đủ trí tuệ, nhân cách và đạo đức lối sống. Có lẽ chính vì điều đó mà xã hội chúng ta thường dùng rất nhiều lời hay - ý đẹp để tôn vinh "người Thầy". Đây là một nghề có những đặc trưng rất riêng, mà có lẽ bất cứ ai khi quyết định chọn nó đều đã sẵn sàng mang hết tâm trí để dốc lòng vì nó. Tuy nhiên, năng lực, sở trường, tình tình của mỗi thầy cô cũng khác nhau nên phương pháp giáo dục cũng không thể giống nhau được, trên đời này chỉ có một và chỉ một thầy Macarenco chứ không thể nào có 2 được. Nhưng bản thân tôi thiết nghĩ, có lẽ làm giáo dục bây giờ khó hơn rất nhiều so với cái thời của thầy Macarenco, nhất là trong hoàn cảnh cơ chế thị trường hiện nay:
Cái khó thứ nhất: người Gv luôn phải là người gương mẫu và luôn phải tự điều chỉnh hành động, tự phải hoàn thiện mình trong mọi điều kiện. Điều này rất khó vì con người chúng ta đâu dễ chiến thắng được bản thân mình.
Cái khó thứ hai: Trước áp lực của cơ chế thị trường nhiều lúc người GV phải gồng mình lên để không đánh mất mình, để không bán rẻ lương tâm của mình trước cám dỗ của xã hội. Tuy nhiên, "Cơm áo không đùa với khách thơ", "an cư lạc nghiệp", khi mà cái cảnh "cơm, áo, gạo, tiền" đang còn là một gánh nặng thì việc nếu có một người GV nào đó bỏ cái nghề mình tâm huyết, bỏ cái ước mơ đứng trên bục giảng thì cũng là điều bình thường. Nhất là đối với những GV trẻ, họ là những con người của thế hệ năng động, nhiệt tình và rất yêu nghề (đa số là như vậy), nhưng đồng lương của họ quá thấp, đôi khi không đủ trang trải cuộc sống bản thân, lấy gì làm những việc khác.
Đó là chưa kể tới chế độ đãi ngộ đối với GV, tôi xin đơn cử một ví dụ thôi, đó là tiền thưởng tết, hay theo quy định mới thì GV sẽ bị cắt hoàn toàn tiền dư tiết chấm bài....Nói về chuyện tiền lương - thưởng của GV thì có lẽ phải nói cả ngày mới hết.
Cái khó thứ ba: Đó là việc cải cách giáo dục của chúng ta đang được làm theo kiểu chắp vá, "cầm đèn chạy trước ô tô". Đổi mới là đúng, nhất là trong thực tế xã hội hiện nay thì đổi mới dường như là một yêu cầu bức thiết đối với ngàng giáo dục. Tuy nhiên, qua thực tế đổi mới thì thế nào? Điều này ai cũng biết rất rõ và cũng đã tốn không ít giấy mực của những nhà nghiên cứu, các nhà báo... Riêng tôi thì chỉ thấy chúng ta đang cố gắng nhét thật nhiều thứ vào một cái bao hẹp, và rồi người khổ nhất là GV. Tôi có cảm giác, hình như những thầy giáo, cô giáo và các em học sinh hiện nay đang bị biến thành những "vật thí nghiệm" của Bộ Giáo dục vậy!!!???
Cái khó thứ 4: nước ta bước vào thời kỳ hội nhập với nền kinh tế quốc tế, bộ mặt nước nhà cũng thay đổi từng ngày - từng giờ, kèm theo đó là những mặt trái của xã hội đã và đang được thế hệ trẻ ngày nay tiếp cận rất nhanh. Ngày nay ở mỗi gia đình, nào ông bà, cha mẹ và người thân đều hết lòng giáo dục con em minh, nhưng chúng ta thấy rõ một điều là dạy con quá khó. Vậy thầy cô giáo dạy hàng chục, hàng trăm đứa học sinh thì sẽ khó thế nào? Một ngày các em chỉ ở trường khoảng thời gian rất nhỏ so với ở nhà, tại sao rất nhiều phụ huynh lại "giao phó hoàn toàn" việc dạy dỗ con em mình cho thầy cô? Khi con mình có lỗi, nhất là có lỗi nhiều lần mình có chửi, có la hay có đánh đòn nó không?... Những câu này xin để mỗi người tự trả lời. Đòi hỏi quá nhiều nhưng cơ sở để GV đáp ứng những đồi hỏi ấy chỉ có vỏn vẹn hai chữ là "Lương tâm" thì e rằng quá ít.
........
Còn quá nhiều điều khó nữa, mà không thể nói hết. Chỉ xin mọi người hãy một lần đọc lại bức thư của Tổng thống A.Lincohn gởi cho thầy giáo dạy con mình, để rồi từ đó chúng ta có một cách nhìn nhận khác một chút về "giáo dục" hiện nay.
Trần Hùng Thắng, Cao học K18 ĐHSP HN, 12:10, 17/01/2010
Thời kì nào cũng cần phải có giáo dục và đào tạo. Đó là con đường ngắn và hiệu quả nhất cho sự thịnh suy của mỗi quốc gia.
Mỗi thời kì lịch sử cũng có mối quan hệ giữa người dạy-người học khác nhau. Xưa, đất nước ta chịu ảnh hưởng của đạo Nho, thầy giáo được coi như cha, thậm chí hơn cha (Quân -sư - phụ, tức là vua- thầy -cha). Nhưng ngày nay, sự giao thoa văn hóa toàn cầu đã làm cho tính cá nhân được đề cao, dân chủ được coi trọng. Vì vậy trong quan hệ thầy trò cũng đổi thay.
Người thầy được hiểu trước tiên là người dạy kiến thức, sau đó mới đến rèn đạo đức. Đôi khi tính dân chủ, tôn trọng cá nhân của chúng ta lại chưa được hiểu một cách đầy đủ, toàn diện. Nhất là nền kinh tế thị trường làm cho người ta cảm nhận dường như tính dân chủ, tôn trọng cá nhân thuộc về kẻ mạnh. Cho nên rất nhiều sự vi phạm đạo đức con người sơ đẳng nhất bị vi phạm. Đôi khi người ta hiểu cái tát học sinh là xúc phạm thân thể, sự tức giận là xúc phạm tinh thần ,danh dự...nhưng lại không nhìn về ý nghĩa thực sự của nó . (không phải tôi cổ vũ bạo lực trong nhà trường) . Người ta chưa vội suy xét nhưng người ta sẵn sàng hành động theo số đông (như vụ người dân lật xe oto ở Hà tây vì nghe nói có người bắt cóc trẻ em)...Trong khi ở nhà bản thân các bậc cha mẹ lại bất lực trước hòn máu của mình, mong muốn đưa con vào trường để cháu nên người nhưng lại đau xót khi con cái bị cái bạt tai đạo đức. ...
Nhà trường không phải lúc nào cũng giáo dục được tất cả các đối tượng, người dạy không phải lúc nào cũng hoàn hảo và đủ thời gian công sức để rèn luyện tất cả các cá nhân thành các sản phẩm công dân hoàn hảo.
Chúng ta đã có những trường giáo dục đặc biệt cho các đối tượng khó rèn luyện được trong môi trường sư phạm bình thường , thì nên mở rộng hơn các đối tượng đó. Làm như thế chúng ta vừa đỡ tốn tiền, thời gian, công sức...mà hãy để cho đội ngũ nhà giáo đặc biệt giáo dục các đối tượng đặc biệt ở môi trường đặc biệt. Đồng thời, chúng ta thay đổi các qui định, luật lệ trong giáo dục một cách linh hoạt, có độ mở cần thiết để áp dụng cho hiệu quả, tránh máy móc, cứng nhắc.
Nguyễn Danh Hưng, Bắc Ninh, 12:09, 17/01/2010
Xin Chào những đồng nghiệp !
Phải nói rằng chỉ có trong cùng hoàn cảnh thì chúng ta mới hiểu nhau
Làm Thầy cô giáo bây giờ vất vả quá.
Trần Hậu Định, TP- Hà Tĩnh, 12:06, 17/01/2010
Chia sẻ với nỗi khổ của giáo viên thời nay,tôi có câu chuyện của cháu tôi. Cháu học yếu nhưng rất ngoan hiền. Cô giáo hỏi bài cũ cháu vẫn thuộc bài nhưng do lỗi quên không đưa vở bài tập cho bố mẹ ký vào vở "theo qui định của cô" vậy nhưng đứng trước lớp cô giáo xé toang cuốn vở của cháu. Bởi qui định 8 không đó không có quy định giáo viên xé vở của học sinh chắc lẽ điều này giáo viên được làm?
Nguyễn Thuận Phẩm, Vĩnh Linh-Quảng Trị, 11:33, 17/01/2010
Tôi cũng là một GV. Tôi cũng chẳng sợ H S trả thù. Tôi chỉ sợ một nỗi, với tình hình hiện nay như thế thì sẽ có rất nhiều G V chán nản, phó mặc thậm chí chẳng cần trách phạt "Sống chết mặc bay ,tiền thầy bỏ túi"