Ngô Bảo Châu nhận lời mời làm giáo sư ĐH Chicago
Cập nhật lúc 11:01, 27/01/2010 (GMT+7)
- Nhà toán học Ngô Bảo Châu vừa chấp nhận lời mời làm giáo sư tại trường ĐH Chicago vào ngày 25/1. Anh sẽ chính thức về làm việc tại khoa toán của trường vào ngày 1/9/ 2010.
|
Ngô Bảo Châu (Ảnh: Uchicago) |
Ngài Robert Fefferman, giáo sư Toán, kiêm trưởng khoa Vật lý của ĐH Chicago phát biểu: "Rõ ràng, đây là một trong những nhà toán học vĩ đại nhất thời đại của chúng ta. Tôi kỳ vọng những điều thực sự lớn lao vào chàng trai trẻ này”.
Trong khi đó, ông Peter Constantin - trưởng khoa Toán của ĐH Chicago, người sẽ trực tiếp làm việc cùng Bảo Châu nhận xét: "Bảo Châu đã đạt được những thành tựu đột phá. Công trình của cậu ấy đã kết nối được hai lĩnh vực quan trọng của toán học, đó là số học và hình học".
Ông Peter khẳng định: "Với việc mời được Ngô Bảo Châu về trường, cùng với nhiều gương mặt xuất sắc khác như Kato, Beilinson và Drinfeld, khoa sẽ có 1 đội ngũ ưu tú. Khoa Toán trường ĐH Chicago đang theo đuổi vai trò lãnh đạo lịch sử của đất nước này nói riêng và nền toán học thế giới nói chung.
“Quy mô khoa toán không phải là lớn. Vì vậy, chúng tôi không thể bao quát được hết các lĩnh vực của toán học. Nhưng, với những gì làm, chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để đạt kết quả cao nhất. Chúng tôi làm việc bằng sự tận tâm và bằng sức lao động trí óc bền bỉ. Điều quan trọng nhất là chúng tôi đã nhận ra, sức mạnh sẽ tạo dựng sức mạnh. Bởi vậy, chúng tôi sẽ cố gắng chiêu mộ những nhân tài, kể cả là sinh viên chưa tốt nghiệp, đã tốt nghiệp, những nghiên cứu sinh…để có thể duy trì và phát triển những hoạt động nghiên cứu chuyên sâu về toán học của Khoa.
Những tiêu chuẩn mà chúng tôi đặt ra là rất cao và bởi chúng tôi luôn tự hào về chất lượng khoa toán. Và chúng tôi càng rất tự hào khi anh Ngô trở thành một thành viên của chúng tôi” – Ông Peter nói tiếp.
Nói về quyết định này của mình, Ngô Bảo Châu chia sẻ: “Cơ hội cộng tác chặt chẽ hơn với các đồng nghiệp tại Đại học Chicago đóng vai trò quan trọng đối với quyết định tới Chicago của tôi”.
Ngày 9/12, tạp chí “Thời đại” (Time) đã xếp công trình chứng minh Bổ đề cơ bản chương trình Langland của GS Ngô Bảo Châu là một trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu nhất năm 2009. Với phát minh này, Ngô Bảo Châu hiện là ứng viên sáng giá cho giải thưởng toán học danh giá nhất trên thế giới – giải thưởng Fields.
GS.TS Ngô Việt Trung, Viện trưởng Viện Toán học cho biết, bổ đề cơ bản đã tồn tại hơn 30 năm mà không có ai chứng minh được. Với việc chứng minh Bổ đề cơ bản, có thể nói Ngô Bảo Châu đã đưa chương trình Langland bước sang một trang mới.
"Việc cần làm đầu tiên là xây dựng lại vị trí xã hội của người thầy. Việc cải cách chính sách lương bổng cho giáo viên là cấp thiết hơn nhiều so với việc viết lại sách giáo khoa, mua lại chương trình giảng dạy ở nước ngoài" - Ngô Bảo Châu |
Ngô Bảo Châu sinh năm 1972, từng là học sinh khối phổ thông chuyên toán của ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Tổng hợp Hà Nội (nay là ĐH Quốc gia Hà Nội).
Năm 1988, anh giành huy chương vàng kỳ thi Olympic Toán quốc tế tại Australia. Mùa hè năm 1989, Bảo Châu lại tiếp tục giành huy chương vàng Olympic Toán quốc tế tại Đức.
Cũng trong năm 1989, Châu sang học tại ĐH Paris 6 (Pháp). Anh bảo vệ luận án tiến sĩ khi mới 25 tuổi tại ĐH Sư phạm Paris - ngôi trường danh tiếng bậc nhất nước Pháp.
Năm 2003, ở tuổi 31, anh hoàn thành luận án habilitation (tương đương tiến sĩ khoa học) tại ĐH Paris 11. Đầu năm sau anh trở thành giáo sư của ĐH này.
Năm 2004, Ngô Bảo Châu và thầy của mình là GS Laumon đã giành giải thưởng toán học Clay sau khi "giải quyết" được một trường hợp đặc biệt của Bổ đề cơ bản chương trình Langland. Giải thưởng danh giá về toán học trên thế giới này mỗi năm chỉ trao cho 1 - 2 người và Ngô Bảo Châu là người Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng này.
Ngô Bảo Châu được Viện nghiên cứu cao cấp Princeton mời sang làm giáo sư. Đây là nơi tập trung các nhà vật lý và các nhà toán học hàng đầu của thế giới, trong đó có rất nhiều người được giải Nobel và giải Fields.
Sau đó, Ngô Bảo Châu còn nhận được giải thưởng của Viện Nghiên cứu Toán học Oberwolfach dành cho các nhà toán học trẻ Châu Âu (2007) và giải thưởng của Viện Hàn lâm Pháp (2008).
Năm 2005, Ngô Bảo Châu đã được đặc cách công nhận là GS Toán học khi mới 33 tuổi và trở thành GS trẻ nhất Việt Nam.
Trả lời câu hỏi "Nếu được giao trọng trách đào tạo người tài cho đất nước, GS sẽ ưu tiên chọn giải pháp nào? GS sẽ bắt đầu từ đâu? Và theo ông, đào tạo ĐH VN hiện nay cần sự thay đổi gì nhất?", Ngô Bảo Châu cho biết: "Cái làm nhất là thổi lại cái tinh thần hiếu học của con người Việt Nam. Theo nhận xét của tôi, cái tinh thần này đã bị mai một nhiều rồi đấy. Phải đặt lại việc học tập lên vị trí cao nhất ít nhất trong môi trường nhà trường.... Làm sao để con em ta biết yêu việc học một cách vô tư, độc lập với chuyện miếng cơm manh áo, độc lập với cái mong ước (không có gì đáng chê) của cha mẹ là con mình trở thành bác sĩ, kỹ sư luật sư ...".
Theo Ngô Bảo Châu, để thực hiện việc thượng tôn học tập, "việc cần làm đầu tiên là xây dựng lại vị trí xã hội của người thầy. Việc cải cách chính sách lương bổng cho giáo viên là cấp thiết hơn nhiều so với việc viết lại sách giáo khoa, mua lại chương trình giảng dạy ở nước ngoài".
Viện trưởng Viện toán học Ngô Việt Trung cho biết: Bảo Châu hiện đang có kế hoạch mời một số nhà toán học hàng đầu thế giới sang Việt Nam để cùng nghiên cứu về chương trình Langland và qua đó có thể dẫn dắt một số sinh viên trẻ Việt Nam tiếp cận với hướng nghiên cứu này.
ĐH Chicago là một trường đại học tư nằm chủ yếu ở khu vực phố Hyde Park của Chicago, bang Illinois (Mỹ). Được thành lập bởi Hội Giáo dục Baptist Mỹ và nhà tỷ phú dầu mỏ John D. Rockefeller năm 1890, ĐH Chicago tổ chức lớp học đầu tiên vào ngày 1/10/1892. ĐH Chicago đã có 81 người nhận giải Nobel và được xem là một trong các trường đại học hàng đầu thế giới. (Theo Wikipedia) |
Ý kiến bạn đọc
Nguyễn Tấn Hùng, Quảng Nam, 00:31, 29/01/2010
Trước tiên, phải nói rất là tự hào khi có một người Việt Nam được vinh danh trên "mặt bằng" quốc tế!
Tôi thật đồng ý với ý kiến của anh thanh hoàn. trách việc thì nên trách mình trước, còn trách người thì hẳn phải để sau, tuổi trẻ có bảo hoài bão nhưng sống lâu mới thấu cuộc đời.
tôi nghĩ bây giờ không phải "việc cần làm bây giờ là ...", mà mỗi người cần chăm chút cho cuộc sống của mình trước đã, xã hội đi xuống là do mỗi phần tử, cá nhân trong chưa nhận thức rõ về chính mình trước khi hiểu rõ về những thứ xung quanh mình.
sự lựa chọn của anh ấy là cách anh ấy đi đến đỉnh cao của cuộc đời. hy vọng trong trái tim anh vẫn luôn luôn chảy dòng máu việt.
nguyenvietcuong, 12nguyenquyenhanoi, 21:29, 28/01/2010
Thật tự hào và kiêu hãnh cho Việt Nam ta đã có được những người con làm dạng danh đất nước. Chúng ta hoàn toàn tự hào, kiêu hãnh và cảm ơn về những con người đó. Nhờ đó mà cả thế giới biết đến Việt Nam, một đất nước ko chỉ biết đấu tranh giành lại tự do độc lập mà còn là một nước biết sản sinh ra những người con thông minh sáng tạo trên mọi lĩnh vực, khiến cả thế giới phải kinh ngạc và thán phục Việt Nam....
Hồng Lan, Nha Trang, 13:40, 28/01/2010
Xin được phản đối GS Ngô Bảo Châu:
Không thể xây dựng lại vị trí xã hội của người thầy đơn giản chỉ bằng chính sách lương bổng. Vì cái nhìn, cách ứng xử của cả xã hội đối với người thầy đã xuống cấp làm ảnh hưởng và gây áp lực lên người thầy, chứ không phải tự thân người thầy suy thoái tư cách.
Việc viết lại sách giáo khoa và mua lại chương trình giảng dạy ở nước ngoài có thể chính là cách nhà nước thể hiện sự đổi mới có tính cách mạng, thoát khỏi vòng luẩn quẩn: Quan liêu - Chương trình nặng và thiếu thực tế - Giáo viên không đủ khả năng truyền đạt - Học sinh tiếp thu kém - Bệnh thành tích - Quan liêu.
thanh hoàn, ngõ 18 huỳnh thúc kháng, 10:28, 28/01/2010
Một con người đáng khâm phục, thế mới thấy chất xám của nước ta chảy ra sông biển hết, mặc dù chất xám còn quý hơn vàng bạc, nhưng nhà nước ta lại k có kế sách gì để giữ lại. Người tài phải được đặt vào đúng môi trường thì mới phát huy được hết khả năng. Đừng trách anh ấy k làm việc ở trong nước. Chúc anh tiến xa hơn nữa.
Nguyễn Trang, Đại học Luật Hà Nội, 08:45, 28/01/2010
Một giáo sư còn quá trẻ, sao Bảo Châu lại làm được điều này? Đó là câu hỏi cho tất cả chúng ta, đặc biệt là thế hệ trẻ. Đối với 1 sinh viên năm cuối như em, cũng chưa có dự định gì cho tương lại. Sau khi đọc bài báo này xong em cần suy nghĩ lại mọi chuyện.
Trần Kim Anh, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 06:30, 28/01/2010
Tôi biết Ngô Bảo Châu từ những ngày đầu cháu sang Pháp. GS Henri người Pháp đã tận tình giúp đỡ những học sinh Việt Nam như Ngô Bảo Châu (1972) hai lần đoạt giải Toán quốc tế và Trần Bình (27/1/1973) học sinh chuyên lý của trường HàNội Amstecdam là người đầu tiên từ CHXHCN Việt nam thi đỗ vào trường Bách Khoa danh tiếng của Pháp, lần đầu tiên LÁ CỜ ĐỎ SAO VÀNG được kéo lên, tự hào lắm.Tiếc rằng 20 năm nay cháu chỉ làm việc cho người nước ngoài.
Tôi tự đặt câu hỏi tại sao những nhân tài như Bảo Châu chỉ có thẻ được phát triển khi có sự giúp đỡ của các GS nước ngoài ở Pháp và nay là ở Hoa Kỳ. Tại sao chỉ có những học sinh chuyên Toán, chuyên Lý, chuyên Hoá, chuyên Tin, chuyên Sinh mới có thể được những giải Quốc tế . Trường chuyên lớp chọn là niềm tự hào của thầy cô, của học sinh và của gia đình, có điều giờ đây các em ở đâu ? các em hướng về Tổ Quốc góp phần để dân Việt Nam mình đỡ nghèo
và mơ ước có được một giải Nôbel về Khoa học cho người Việt Nam có thể thành hiện thực ? Bộ Giáo dục Đào tạo có quyền tự hào về những học sinh ưu tú nhưng cũng thật xót xa cho những người thầy cô và học trò ở vùng sâu vùng xa cơm chưa đủ ăn , áo chưa đủ ấm.
Ý kiến của Bảo Châu thật là xác đáng, các em hãy học tập tự giác và say mê và luôn đặt mục tiêu học để làm gì có ích cho đời, học để làm người .thông minh và dũng cảm. Biết yêu và ủng hộ cấi tốt , biết đấu tranh với những gì tiêu cực trong nhà trường, ngoài xã hội, "Việc cần làm đầu tiên là xây dựng lại vị trí xã hội của người thầy , việc cải cách chính sách lương bổng cho giáo viên là cấp thiết hơn nhiều so với việc viết lại sách giáo khoa, mua lại chương trình fgiảng dạy ở nước ngoài" . Chúng ta thật đau xót và xấu hổ với loại thầy lẫn trò vô đạo đức như vụ án mại dâm đang xét sử.
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Chúng ta đã phát hiện đào tạo và sử dụng người TÀI như thế nào đang là câu hỏi lớn cho Đảng, nhà nước và những người THẦY.
Chúc mừng GS Ngô Bảo Châu, chúc mừng cha mẹ và những người thầy của Bảo Châu. Chúc mừng Viện Toán Học Việt Nam.
Ha Manh Long, 19:39, 27/01/2010
Tự hào vì những thành tựu mà người Việt Nam ta đã làm được. Chúc GS sẽ còn đạt nhiều thành tựu hơn nữa đóng góp cho đất nước và dân tộc VN
Hoamoclan, 19:26, 27/01/2010
Toi nguong mo Bao Chau, mot tai nang toan hoc kiet xuat cua Viet Nam. Tiec la anh lam viec o nuoc ngoai. Mong hang nam anh hay danh thoi gian ve de giang day va truyen cho the he tre mot long say me toan hoc nhu anh de rang danh dat nuoc
Nguyen Chuong, XVNT TPHCM, 18:57, 27/01/2010
Quan trong la lanh dao co nhan thuc va hieu duoc nhung gi anh Chau noi' khong ? Cai cach sach giao khoa, sua doi chuong trinh giao duc., ... khong hieu qua? la su lang phi nhan luc, vat luc. Nhung gi chung ta dang lam duong nhu lam nen giao duc von da~ eo` uot cang them hon~ loan.. Chung ta can nhung nha quan li giao duc co tam nhin, co nang luc. Do' moi la dieu quan trong hon het', dung o goc do nguoi lanh dao. Neu khong thi co' hang van ga choi., cung~ chi la ga choi va khong can danh' hoi dong`, ga choi cung thanh` ga` ru`.
An Hoàng, Trấn yên -Yên bái, 17:28, 27/01/2010
Tôi rất tin vào ý kiến về phát triển Giáo dục nước ta hiện nay của GS Ngô Bảo Châu.Muốn GD phát triển thì trước hết phải chú trọng đến lực lượng chủ đạo là Người Thây cùng với các chế độ tuyển dụng đãi ngộ phù hợp.Làm cho học trò noi gương Thầy ,mong muốn được như Thầy thì sự học mới là của mọi người,xã hội sẽ tiến bộ.Cần sử dụng đúng người tài ,thì mới thu hút được nhân tài.
burin, seoul, 16:52, 27/01/2010
Thật khâm phục trí tuệ của giáo sư Bảo Châu. Mong anh tiếp tục làm rạng danh người Việt và có thể tạo nhiều cơ hội cho tri thức trẻ việt nam được học tập và rèn luyện ở những môi trường học tập lành mạnh văn minh như ở Mỹ.
Lê Trùng Hưng, Quảng Ngãi, 14:13, 27/01/2010
Vẫn biết rằng tất cả đều vì nhân loại, nhưng nước Việt Nam chúng ta vẫn còn nghèo nàn lạc hậu so với các nước tiến bộ, nhưng thiếu đi một người tài thì liệu VN có nhanh chóng phát triển để sánh vai cùng các cường quốc trên năm châu hay không? Rôi đây phong trào đi làm việc ở nước ngoài với thu nhập cao sẽ trở thành tiền lệ và cuối cùng VN chúng ta lại thêm nhiều lần chảy máu chất xám.
Chúng ta hãy xem lại các em học sinh tham dự thi Đường lên đỉnh Olympia - là một hình thức tuyển chọn người tài - đến nay các em được lên đương đi học đã có bao nhiêu em về phục vụ tại quê nhà hay tuyển chọn rồi đào tạo cho nước ngoài sử dụng! Thiết nghĩ nhà nước cấn có kế hoạch sử dụng nhân tài nước Việt một cách hiệu quả để xây dựng nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh và có thể sánh vai cùng các cường quốc trên năm châu như lời Bác Hồ đã dạy.
trương văn thịnh, 13:46, 27/01/2010
Ngô Bảo Châu đúng là một nhân đất Việt hiếm có, niềm tự hào của dân tộc.
Huy Vũ, Q3, TPHCM, 13:18, 27/01/2010
Những thiên tài như anh Lê Bảo Châu chính là bằng chứng hùng hồn nhất cho hiệu quả của hệ thống trường chuyên nước ta, trong lúc các nhà báo "đánh hội đồng", lên tiếng sỉ nhục hs trường chuyên là "gà chọi" - chỉ đi thi lấy huy chương và không biết làm gì. Dĩ nhiên màn "đánh hội đồng" này được sự ủng hộ nhiệt tình của những nhân vật đã và đang là hs lười nhác, hs trung bình , yếu kém.
Tôi rất ủng hộ chủ trương mở rộng trường chuyên, lớp chọn, đất nước ta muốn phát triển và "sánh vai các cường quốc" không thể nào dựa vào những nguồn nhân lực "giá rẻ, trình độ kém" , cần thêm rất nhiều trường chuyên, cần thêm nhiều những nhân tài như anh Lê Bảo Châu.
Năm mới sắp đến, kính chúc anh Châu dồi dào sức khoẻ để tiếp tục làm rạng danh nền giáo dục Việt Nam.
thái thị ngọc anh, 10:24, 27/01/2010
Khâm phục và tự hào biết bao.Mong là những con người tài giỏi đó sẽ làm nhiều điều cho đất nước mình.