Xếp hạng ĐH danh tiếng thế giới: Hai kịch bản không thật
- Trong danh sách các bảng xếp hạng đại học danh tiếng, vị trí 10 trường top đầu thường giống nhau. Còn ở các bậc thấp hơn, các hệ thống xếp hạng khác nhau đã đã bộc lộ các biến đổi lớn hơn. Liệu có phải xếp hạng là một bài tập không có giá trị trí tuệ và được thiết kế đơn thuần để bán các báo cáo và tạp chí.
Xem phần 1: Thực hư những bảng xếp hạng ĐH danh tiếng thế giới
ĐH Yale, trường đại học đã để trường Cambridge soán ngôi và đành ngậm ngùi nắm giữ vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng năm 2009 của phụ trương tạp chí giáo dục đại học Anh (Năm 2008, trường đại học Yale xếp thứ 2).. |
Sự nhất quán kết quả của các bảng xếp hạng
Có thể nói rằng, chất lượng trường đại học đã được đo không chỉ bất biến mà việc xếp hạng các trường đại học chủ yếu là một chức năng mà cơ quan xếp hạng chọn để đo lường. Có thể thấy một thí dụ xác nhận tại trường đại học Queen ở Kingston, Canada. Trong xếp hạng quốc gia ( Maclean’s ), điều này rất lợi thế vì thu hút sinh viên giỏi được tài trợ tốt và có tài năng. Trong xếp hạng quốc tế, điều này không lợi thế, ngay cả khi so sánh với các trường đại học khác ở Canada vì quy mô nhỏ khiến trường bất lợi về mặt đo lường khi không chẩn hóa kết quả nghiên cứu.
Do quá nhiều hệ thống xuất hiện gần đây, người ta có thể kiểm vấn đề này một cách trực tiếp.
Tại đa số các quốc gia, có ít nhất ba “loại” xếp hạng riêng rẽ của các hệ thống xếp hạng quốc gia và quốc tế khác nhau (của phụ trương tạp chí giáo dục đại học Anh -THES - và Trường Đại học Giao thông Thượng Hải, cộng thêm một xếp hạng quốc gia ).
Trong các thí dụ này, người ta có thể sử dụng các loại xếp hạng hệ thông đa tầng để xem xét các tỷ số tương đối của các trường đại học trong một nước. Có thể thấy một số trường luôn vươn lên hàng đầu như: Oxford và Cambridge ở Anh; Harvard, Yale, Princeton, MIT và Stanford ở Hoa Kỳ; Bắc Kinh và Thanh Hoa ở Trung Quốc; Đại học Toronto ở Canada.
Dù có những khác biệt rất lớn giữa các hệ thống tính trọng số và tổng hợp của các xếp hạng quốc gia và quốc tế, các trường đại học này đã độc chiếm liên tục các vị trí dẫn đầu. Còn ở các bậc thấp hơn trong thang xếp hạng, các hệ thống xếp hạng khác nhau đã đã bộc lộ các biến đổi lớn hơn (tức là hiếm khi có sự thống nhất giữa các hệ thống, thí dụ trường đại học nào đứng ở vị trí thứ mười). Nhưng dù sử dụng bất kì hệ thống nào thì “các trường đại học hàng đầu” vẫn luôn là các trường đứng đầu.
Tại sao hai kịch bản không thật?
Điều này gây ra vấn đề nghiêm trọng khi giải thích kết quả. Nếu việc xếp hạng hoàn toàn không nhất quán trong tất cả các bảng xếp hạng, thì dễ dàng bác bỏ ý tưởng xếp hạng như thể đó là một bài tập không có giá trị trí tuệ và được thiết kế đơn thuần để bán các báo cáo và tạp chí.
Nếu việc xếp hạng hoàn toàn nhất quán giữa các bảng xếp hạng, thì chúng ta có thể kết luận rằng chắc chắn có một hoặc hai “siêu” chỉ số đang điều khiển việc xếp hạng tổng thể, các chỉ còn lại về cơ bản đang bị “đùa cợt” để làm rối người đọc và tạo ra sự phân biệt giả tạo.
Nhưng tất cả các kịch bản này đều không thật. Nên trên thực tế xảy ra tình hình các hệ thống xếp hạng khác nhau đưa ra các kết quả nhất quán đối với một số trường đại học nhưng với một số trường khác thì kết quả không nhất quán.
Lời giải thích đơn giản nhất cho điều này là các xếp hạng quốc tế không đo lường những gì các tác giả nghĩ mình đang đo lường. Tác giả của các bảng xếp hạng tin rằng, mỗi chỉ số là một sự ủy quyền hợp lý cho chất lượng, nếu được tổng hợp và tính trọng số hợp lý, các chỉ số này sẽ tạo ra môt “định nghĩa” tổng hợp về cất lượng.
Trên thực tế , hầu hết các chỉ số chắc chắn là hiện tượng phụ của các yếu tố ẩn không bị đo lường. Tức là, thực sự có một số “điểm đen” đang sử dụng một lực hút gây ảnh hưởng tới mọi hệ thống xếp hạng, như một số trường đại học hay một sồ loại trường ( Harvards, Oxfords và Thanh Hoa của thế giới ) luôn vượt lên hàng đầu dù có sử dụng chỉ số hay trọng số nào. Nghiên cứu về “điểm đen” này chắc chắn đáng thực hiện trong các tương lai. Tuy nhiên, chúng tôi dự đoán rằng “thời đại của các trường đại học”, “quy mô giảng viên” và “chi phí tính trên đầu sinh viên” chắc chắn là ứng cử viên tuyệt vời cho “điểm đen” này.
-
Alex Usher và Jon Medow (Viện Chính sách Giáo dục Canada)
Phần 3: Xếp hạng nào cũng không tránh khỏi bất công