Trường học Mỹ "sốt" tiếng Hoa

Cập nhật lúc 17:29, 22/01/2010 (GMT+7)
Theo một cuộc nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ, hàng nghìn các trường công lập của nước này đã ngừng dạy môn ngoại ngữ trong suốt thập kỷ qua. Đây quả là thông tin đáng lo ngại vì trong thời kỳ hội nhập quốc tế một cách sâu rộng mạnh mẽ như thế này, mỗi quốc gia đều cần những người biết một hay nhiều ngoại ngữ để có thể tiến hành trao đổi, buôn bán đàm thoại trong kinh tế, chính trị, và ngoại giao.

Tuy nhiên một dòng chảy đang đi ngược với xu hướng này khiến các nhà giáo dục và các nhà xây dựng chính sách rất quan tâm. Đó là trong khi nhiều bộ môn ngoại ngữ bị bỏ rơi thì rất nhiều trường ở Mỹ lại đang chạy đua mở các lớp học tiếng Trung.
Nếu nói tiếng Anh thì hãy chỉ nói thầm
Nếu nói tiếng Anh thì hãy chỉ nói thầm


Nhiều trường còn tự chi tiền để tiến hành mở các lớp học này. Tuy nhiên, hàng trăm các trường khác vẫn đang huy động những nguồn hỗ trợ bên ngoài. Chính phủ Trung Quốc đang gửi giáo viên bản ngữ của họ tới các trường học trên khắp nơi trên thế giới và đồng ý sẽ trả lương cho họ. Và tất nhiên, trong thời buổi khủng hoảng kinh tế, ngân sách eo hẹp, nhiều trường của Mỹ không có lý do gì để từ chối nhã ý này của chính phủ Trung Quốc.


Tại Massillon, Ohio, trường phổ thông trung học Jackson bắt đầu chương trình học tiếng Trung từ mùa thu năm 2007 với 20 học viên. Và bây giờ số lượng học sinh theo học đã lên tới 80. Bà Parthena Draggett. trường ban ngoại ngữ của trường cho biết.

“Chúng tôi có một giáo viên tiếng Hoa miễn phí. Chúng tôi cũng muốn mở chương trình dạy tiếng Tây Ban Nha, nhưng chẳng thể tìm được một giáo viên nào mà không phải trả lương cho họ".

Nhưng thực tế, giáo viên tiếng Hoa ở trường Jackson không hề làm việc không công. Anh ta vẫn nhận được tiền hỗ trợ từ chính phủ Trung Quốc và từ cả chính quyền địa phương.
Mô tả ảnh.
.


Hiện chưa có con số chính xác, nhưng theo kết quả một cuộc khảo sát do chính phủ Mỹ tiến hành thì có khoảng 1.600 trường công và tư của Mỹ đang dạy tiếng Hoa. Và con số này càng ngày càng tăng theo số mũ.


Một nghiên cứu khác cũng cho thấy trong khoảng xấp xỉ 27 500 trường cấp cấp 2 và cấp 3 có giảng dạy ít nhất một môn ngoại ngữ, thì tỉ lệ lớp tiếng trung tăng 4% vào năm 2008 so với chỉ 1% vào năm 1997.
“Nó thực sự đã làm thay đổi tình hình giáo dục ngoại ngữ của nước Mỹ”, bà Nancy C. Rhodes, giám đốc trung tâm ngôn ngữ ứng dụng, đồng tác giả của cuộc nghiên cứu này nhận xét.

Một dẫn chứng khác chứng minh rằng tiếng Trung đang ngày càng lan rộng trên đất Mỹ, đó là số lượng học sinh tham gia các kỳ thi lấy chứng chỉ tiếng Trung cũng tăng mạnh mẽ. Nó đã vượt qua tiếng Đức và đứng thứ 3, chỉ sau tiếng Tây Ban Nha và tiếng Pháp.

“Chúng tôi lấy làm ngạc nhiên vì chỉ trong một thời gian ngắn những người thi chứng chỉ AP (Advanced Placement) tiếng Trung Quốc lại vượt qua cả tiếng Đức”, ông Packer, phó giám đốc cơ quan giáo dục Mỹ College Board cho biết.
Mô tả ảnh.
Một lớp học tiếng Trung tại Mỹ
Cách đây 10 năm, những trường có dạy tiếng Trung chủ yếu là ở bờ đông và bờ tây Mỹ. Nhưng giờ đây, cả những trường ở khu vực trung tâm như các bang Ohio và Illinois ở vùng trung đông, Texas, Gieogia tại miền nam và Colorado, Utah ở vùng núi đá phía Tây cũng bắt đầu mở các chương trình tiếng Trung. Điều đặc biệt là những vùng này cũng chẳng hề có đông cộng đồng người Hoa sinh sống.

Mỹ đã từng tiến hành một cuộc nghiên cứu về tình trạng bùng nổ việc học ngoại ngữ trước kia và thấy rằng đôi khi nó chỉ là hiện tượng bong bóng. Những năm 1980, khi Nhật Bản bắt đầu nổi lên và cạnh tranh vị thế kinh tế với Mỹ, tiếng Nhật được người Mỹ rất ưa chuộng. Tuy vậy ngôn ngữ này giờ đây không còn được quan tâm như trước. Không chỉ tiếng Nhật, mà nhiều ngôn ngữ khác cũng đánh mất vị thế của mình trên đất Mỹ, như tiếng Pháp, Đức hay là tiếng Nga.

Kết quả cuộc nghiên cứu này con cho thấy tiếng Tây Ban Nha vẫn đang là thứ tiếng được ưa chuộng nhất và được giảng dạy ở hầu hết các trường đại học. Vào năm 2008, có đến 88% trường tiểu học và 93% trường cấp hai và cấp 3 cũng đều coi tiếng Tây Ban Nha là môn ngoại ngữ chính.

Các chuyên gia về ngôn ngữ cho rằng có một số yếu tố khiến tiếng Hoa bỗng trở thành “cơn sốt” tại Mỹ. Đó là các bậc phụ huynh, học sinh và các nhà giáo nhận thấy rằng Trung Quốc đang ngày càng lớn mạnh và vì thế họ tin là học tiếng Hoa sẽ mang lại nhiều cơ hội trong cuộc sống và sự nghiệp.

Nhân tố nữa trở thành đòn bẩy cho tiếng Hoa đó là từ một chương trình hợp tác giữa cơ quan giáo dục phổ thông Mỹ College Board với Hanban - một tổ chức thuộc Bộ Giáo dục Trung Quốc. Từ năm 2006, Hanban chi một khoản tiền lớn để mời hàng trăm giáo viên và các nhà quản lý giáo dục Mỹ tham quan Trung Quốc. Và từ chuyến đi miễn phí này mà nhiều chương trình dạy tiếng Hoa ra đời trên đất Mỹ.

Từ năm 2006 đến nay, Hanban cũng đã đưa 325 giáo viên tình nguyện người Trung Quốc sang làm việc tại các trường học Mỹ , và trả cho họ 13.000 USD tiền lương mỗi năm. Hợp đồng làm việc của các giáo viên này có thể kéo dài từ 1 năm thành 3 năm nếu muốn.

Ngoài khoản này, chính quyền địa phương ở Mỹ cũng hỗ trợ thêm cho các chương trình quy mô nhỏ hơn. Họ sẵn sang chi trả chi phí ăn ở 1 năm cho các giáo viên Trung Quốc.
a6.JPG

Như ở trường Jackson ở Ohio, trong suốt hai năm đầu thực hiện chương trình tiếng Hoa, chính quyền địa phương đã mời các giáo viên Trung Quốc đến giảng dạy và cung cấp cho họ nhà cửa, ô tô, tiền xăng dầu, bảo hiểm y tế và các khoản phụ trợ khác trị giá khoảng 26 000$. Năm nay, chính quyền bang còn quyết định mời một giáo viên Trung Quốc dày dặn kinh nghiệm về giảng dạy. Số tiền dự tính mà họ sẽ chi là 49,910$ tiền lương, và các khoản phụ trợ khác, ngoài ra giáo viên này còn nhận được 13 000$ chi phí du lịch do Haban chi trả, khiến cho mức sống của giáo viên này tương đương này không hề thua kém so với một giáo viên Mỹ.


Lí do để trường Jackson thực hiện chương trình giảng dạy tiếng Hoa cũng xuất phát từ chuyến thăm Trung Quốc của bà trưởng bộ môn, Draggett. Đây là chuyến đi do Hanban tài trợ cho phái đoàn gồm 400 nhà giáo dục đến từ 39 bang của Mỹ. Sau khi đi tham quan, du lịch về, bà đã rất hứng thú bắt tay vào việc mở chương trình dạy tiếng Hoa. Bà cũng cho biết thêm rằng kể từ mùa thu năm nay, số tiết dạy tiếng Đức sẽ giảm dần.

Một trường hợp khác là trường Yu Ying, Washington. Từ mùa thu năm 2008, tất cả các lớp với tổng cộng 200 em học sinh từ tuổi mẫu giáo đến cấp hai đều học các môn bằng hai thứ tiếng Anh và Hoa. Các nhà quản lý ở đây đã không sử dụng giáo viên của Hanban mà họ tự thuê giáo viên vì muốn người dạy gắn bó lâu với trường.

"Chương trình hỗ trợ của Hanban đó rất tốt đối với nhiều trường, nhưng chúng tôi muốn giáo viên ở đây thật lâu", hiệu trưởng Mary Shaffner cho biết. Trường Yu Ying thuê 5 người Trung Quốc bản ngữ đang sống ở Mỹ về làm giáo viên. Một trong số đó là Wang Jue, một người Hoa người đã sống ở Mỹ từ năm 2001 và đã tốt nghiệp đại học Maryland.

Cô Wang cho biết, sau một tháng học, các em bé mẫu giáo của trường này đã có thể nói những câu ngắn như "Cháu muốn ăn trưa" hoặc "Cháu đang tức đấy" bằng tiếng Hoa.
  • Sinh Phạm (Theo New York Times)

Ý kiến của bạn

Tin liên quan

Các tin khác