Nỗi niềm thầy giáo bị trò đánh ngất

Cập nhật lúc 06:28, 19/01/2010 (GMT+7)

-"Xảy ra hiện tượng trò đánh thầy là do người lớn chúng ta đã dễ dãi, sai lầm".

Đó là chia sẻ của thầy giáo Cao Hữu Phục - người bị học trò đánh ngất trên bục giảng trong câu chuyện với VietNamNet. Sau ngày bị trò đánh, khuôn mặt thầy Phục vẫn còn những vết bầm và trong cách nóichưa dằn hết bức xúc với cậu học trò cá biệt khi gọi tên bằng những danh xưng không dễ nghe. Dưới đây là những nỗi niềm của thầy.

"Đang đưa các em trở lại rừng..."?

Mô tả ảnh.

Một giờ học thể dục của thầy trò trường THCS An Châu.

Lâu nay, chúng ta cứ nói giáo dục là đào tạo một lớp người, nhưng dường như đang có xu hướng "đưa các em trở lại rừng".

Ngày trước, chuyện thầy giáo đánh học trò để răn đe là bình thường để dạy các em tốt hơn. Còn ngày nay, đuổi hay đánh học trò là sai quy định vì người thầy không có quyền làm những điều đó. Nhưng, cứ với cái cách nuông nhẹ, cho qua như vậy nên chúng ta đang có một bộ phận thế hệ trẻ có những thái độ sống và hành xử đáng buồn.

Thực tế, trong mỗi trường, không có nhiều học sinh cá biệt nên có thể kỷ luật, thậm chí đuổi, cho những em này bước ra xã hội. Còn khi đã ’bước vào" nhà trường, các em phải học.

Ngày xưa, phải “vắt giò lên cổ” mà học, trò hỗn láo vẫn bị loại ra khỏi trường. Bản thân tôi, học được đến lớp 6 đã muốn "mần heo ăn mừng". Còn nay, học sinh không thi cử gì mà vẫn lên đến lớp 9, lớp 10… như thường. Nhiều em "mác" là học sinh nhưng không đúng là HS. HS gì học mà không học bài, không làm bài…?

Người thầy không nên đánh HS. Đúng! Nhưng anh "không phải là HS" thì tôi đánh được chứ? Anh vào lớp không học, mặc đồ không giống học sinh… người thầy phải giáo dục anh chứ?

Đuổi em Tín ra khỏi lớp, đúng là tôi phải chịu trách nhiệm, chứ thật ra là không có quyền đuổi em ra lớp”.

Tôi có lỗi khi quá nóng vội, đã mời em ra khỏi lớp mà không giải thích. Nhưng trong lớp, tôi biết “rắn nào độc, rắn nào không độc" nên tôi chỉ đuổi mình Tín, vì đúng ra phải đuổi cả 2 em đang đánh cờ nữa.

Với các bạn trong lớp, em Tín "bắt" bạn nào, thì bạn đó phải làm theo chứ không dám cãi. Trò như vậy, còn để trong lớp thì thầy làm sao có thể làm việc được?

Học trò nghênh ngang với thầy, nhìn thầy giáo như kẻ thù thì làm sao giáo viên dạy được? Về lý thuyết, giáo viên có trách nhiệm "giáo dục". Nhưng không thể "trị" được bởi những quy định hiện hành.

Tại sao học sinh cúp tiết, nghĩ học, chửi thề nói tục… thầy cô (thầy cô quản lý - PV) không la trực tiếp học sinh mà lại trách giáo viên chủ nhiệm: “Sao (thầy, cô-PV) không xử lý nó?".

Xử lý bằng cách nào đây? Đánh không được, nói nó không nghe, đuổi không được! Vậy xử lý cách nào?”.

Tôi làm ngân hàng đã mấy năm...

Làm ngân hàng đã mấy năm, nhưng mơ nghề giáo nên tôi bỏ ngân hàng để chuyển sang. Tôi theo học Trường CĐSP An Giang khóa 1981 – 1984. Ra trường, tôi dạy học ở Trường THCS 2 Hòa Bình (huyện Chợ Mới, An Giang) trong 4 năm, cho đến năm 1988.

Thời điểm này, nghề giáo khó khăn về đồng lương nên tôi về làm nghề may. Đến năm 1998, tôi trở lại, dạy ở Trường THCS Quản Cơ Thành. Đến năm 2003, tôi chuyển sang Trường THCS An Châu cho đến nay.

Bà xã của tôi cũng là đồng nghiệp dạy cấp 2. Hai vợ chồng có một câu con trai đang học ĐH ở TP.HCM. Hàng ngày, từ nhà, ở thành phố Long Xuyên, tôi đi dạy ở huyện Châu Thành


"Không làm theo thì “biết tay” Hồng Tín"

Nguyễn Hồng Tín là một cậu HS khá đặc biệt với hai năm học lớp 6, hai năm lớp 7. Học bạ năm học trước được giáo viên phê: “Cần rèn luyện thêm hạnh kiểm…”, học lực yếu.
Trước tuần xảy ra sự việc tại lớp, Tín đã tham gia đánh nhau bên ngoài được báo về nhà trường nhưng chưa kịp xử lý.
Một thầy giáo trong trường cho biết, nhiều thầy cô đã bị em “dọa đánh” cho nên gần như có chuyện gì xảy ra cũng chỉ “làm hòa” cho qua.
Các bạn học trong lớp cũng chỉ dám làm theo những chỉ bảo của em mà ít khi dám cãi. Gần tháng nay, Tín đã bỏ học giờ Văn của thầy Phục.
Sau khi sự việc xảy ra vào chiều ngày 12 đến ngày 15/1, em Chương - người đã lấy dây thắt lưng từ tay em Tín khi Tín dùng để đánh thầy giáo - vẫn còn nghỉ học không lý do.


An Bang

Ý kiến của bạn

Ý kiến bạn đọc

Bùi Công Thuấn, k.50 Xuan Binh Long Khánh Đồng Nai, 13:08, 19/01/2010

Tôi chia sẻ nỗi bức xúc của thầy Cao Hữu Phục về việc bị học sinh xúc phạm nặng nề về danh dự và tính mạng.

Giáo dục thuyết phục là đúng, bởi vì học trò sai là do các em chưa nhận thức đúng, thầy cô cần dạy bảo các em bằng tình thương và trách nhiệm. Nhưng với những học sinh cá biệt, cần có những quy định về những biện pháp giáo dục mà nhà trường cần phải làm để giúp các em tiến bộ.

Khi một học sinh không còn là học sinh ( đến trường không phải để học, không biết giữ kỷ luật, không biết tôn trọng thầy cô và bạn bè) thì những đưá trẻ ất cần phải được giáo dục trong những trường lớp đặc biệt. Tại sao có trường chuyên cho học sinh giỏi nhưng không có trường lớp đặc biệt cho những học sinh hư ( những trường lớp này cần có thầy cô giỏi sư phạm và chế độ giáo dục phù hợp) . Những trường hợp xảy ra như đã xảy ra với thầy Phục làm nản lòng người thầy đứng lớp. Đúng như Thầy Phục noí. Bây giờ học sinh không cần học cũng lên lớp ( vì chỉ tiêu phổ cập giáo dục). Chính cách giáo dục hiện nay đang làm các em hư hỏng. Và khi người Thầy đã mất lòng tin vào chính trách nhiệm của mình thì chúng ta sẽ mất tất cả.

daohuongbk, Hung yen, 12:43, 19/01/2010

Những học trò như vậy nếu nhà trường và gia đình không quản lý và giáo dục được thì hãy để pháp luật răn đe.Không thể có chuyện học sinh đánh thầy giáo đến ngất đi như vậy được.Đất nước chúng ta mới phát triển,mới hội nhập mà sao xã hội đã hỗn loạn và không có kỉ cương như vậy.Thật buồn cho thế hệ trẻ bây giờ.Mong sao mỗi thanh niên VIỆT NAM đều tu dưỡng đạo đức thật tốt,học tập tiến tới thì đó mới thật sự là phát triển-hội nhập

Nguyễn Thị Thúy Loan, Trường TH Xuân Tâm 2, 12:18, 19/01/2010

Bản thân tôi là một giáo viên và cũng là quản lí.

Nhưng tôi ngày càng nhận rõ một điều - đạo đức học sinh ngày một đi xuống - Một học sinh trong trường tôi - ngoan giỏi khi đã học xong - sang cấp 2 mới một năm nhưng khi gặp ngoài đường hoặc một nơi nào đó em nhìn chúng tôi như người từ cung trăng xuống.

Có một câu mà ông bà đúc kết lại "Thương cho roi, cho vọt". Chúng ta đừng hiểu nhầm là phải đánh thì học sinh mới sợ thì mới thương các em.

Không phải vậy mà thương cho roi ở đây là bằng tất cả tình thương - giáo dục các em tùy trường hợp mà chúng ta sử dụng những biện pháp cho hợp lí - răn đe có, khuyên răn có, nói ngọt lấy ví dụ điển hình có và nhiều lúc đối với cấp1, 2 chúng ta cũng có thể sử dụng biện pháp đánh - nhưng trước khi đánh phải cho các em biết được em đã phạm lỗi gì? Việc làm ấy gây tác hại đến bạn bè người thân như thế nào? Chỉ 1 roi nhẹ nhàng để khuyên bảo - đừng lạm dụng hình thức này sẽ gây tác dụng ngược.

Qua bài viết này tôi đề nghị Ngành Giáo dục Việt Nam ta cần nghiêm khắc trong việc trao dồi đạo đức cho học sinh cũng như thầy cô giáo. Vì hiện nay không những học sinh mà bản thân thầy cô giáo cũng bị chi phối bởi môi trường - nên cũng có nhiều giáo viên đã bị tha hóa về đạo đức. Vì vậy tôi thiết nghĩ ngành giáo dục chúng ta cần nghiêm minh hơn trong việc xử lí kỉ luật các cán bộ quản lí, thầy cô giáo cũng như học sinh vi phạm để lấy đó làm gương.

Minh Điệp, Hà Tây, 11:50, 19/01/2010

Tôi rất đồng ý với thầy. Ủng hộ ý kiến của thầy.

Lê Hoài Trang, Gia Lai-Komtum, 11:21, 19/01/2010

Nền giáo dục của chúng ta còn rất nhiều bất cập. Uốn nắn học sinh bằng hình thức đòn roi được coi là lệch chuẩn của nhà giáo. Trong khi đó lại trói buộc nhà giáo bằng những căn bệnh thành tích để rồi những học sinh nghèo về kiến thức, kém về phẩm chất đạo đức vẫn ung dung ngồi trên lớp học. và lên từng lớp một. Kết quả những học sinh được dung dưỡng này lại dùng roi đánh lại chính người thầy của mình. Trước khi nhìn về nền giáo dục phương tây để học tập cách nhà giáo đảm bảo quyền tôn trọng học sinh hãy cho giáo viên quyền có thể đặt các em đúng vị trí mà các em xứng đáng được nhận.

tran van quy, thanh xuan - ha noi, 10:07, 19/01/2010

Tôi rất đồng ý và thông cảm với nỗi niềm của thầy Phục. Quả là giáo dục của chúng ta có vấn đề. Càng ngày càng có nhiều vụ học sinh coi thường kỷ cương, không tôn trọng thầy cô giáo. Phải chăng, những người làm quản lý giáo dục đang không thể tìm được ra hướng đi cho ngành mình. Bảo không chạy theo thành tích nhưng thực ra có phải như vậy không?

Khiêm nguyễn , TPHCM, 10:02, 19/01/2010

Đọc xong bài viết trên đây tôi thấy rất lấy làm tiếc gởi lời chia buồn về hành động của học sinh Tín đến thầy giáo. Xét theo góc độ nào thì đó cũng là hành động SAI - nhưng theo cá nhân tôi thì thầy cũng đã SAI, ít ra trong bài viết của thầy, thầy cũng đã biết tự nhận mình là sai và tôi nghĩ là người dạy VĂN, thầy cũng không kém trong lời ăn tiếng nói để nâng lên cũng như hạ xuống vấn đề.

Thế thì ... tại sao thầy lại mắc sai lầm cơ bản về cách xử lý tình huống đó. Hay vì do có thành kiến trong tâm tưởng cá nhân nữa. Theo tôi chắc chắn là thầy có định kiến đó thầy - Và thêm nữa tôi rất không hài lòng với ngôn từ của một ông giáo văn như thầy. Cái đau thể xác nó không bằng cái đau tâm hồn, những tâm hồn thiếu thường được nhìn bằng con mắt thương cảm, sao thầy không sử dụng ngôn từ nào nhẹ nhàn hơn không được sao. Thầy đủ chững chạc, và em ấy còn trong tuổi vị thành niên - có thể vừa qua tuổi ấy nhưng tư duy và suy nghĩ không thấu đáo bằng một người đã trưởng thành.

Chúc thầy mau lành vết thương.

le sum, lesum@hcm.vnn.vn, 10:01, 19/01/2010

Tâm sự của thầy Phục rất đáng để mọi người suy nghĩ...
Đừng đổ hết trách nhiệm cho ngành Giáo dục trong việc dạy người...
Dân gian nói : Dạy con từ thưở còn thơ...
Cha mẹ phải dạy con từ khi lọt lòng...Còn dạy thế nào thì sẽ được như vậy...
Tôi nghe con tôi nói chuyện với tôi , gọi thầy cô là ông này, bà nọ....là tôi đã không chấp nhận, ...tất nhiên sau lưng tôi chúng có thể gọi là khác, nhưng ít ra trươc mặt tôi, tôi phải cảm thấy chúng phải tôn trọng thầy cô...
Dân gian cũng đã dạy : Nữa chữ cũng là thầy ...cơ mà ?

Nguyễn Thuận Phẩm, Vĩnh Linh-Quảng Trị, 09:44, 19/01/2010

Cần loại bỏ những học sinh như Tín ra khỏi lớp. Chúng ta không sợ học sinh bị đuổi học sẽ trở thành hư hỏng . Xã hội còn có luật pháp xử lý. Nếu cứ vì tính nhân đạo, tính giáo dục mà nương tay, thì chắc chắn sẽ tạo điều kiện, cơ hội cho nhiều đối tượng khác có những hành động ngông cuồng hơn nữa.

Hoàng Thảo Dân, Biên Hòa, Đồng Nai, 05:58, 19/01/2010

Tôi là giáo viên và cũng đang gặp chuyện buồn từ học sinh: 13 phụ huynh học sinh có con em có học lực yếu và con em họ đã phản đối, đòi đổi giáo viên môn Toán (là tôi) vì con em họ học yếu (chúng có viết bài, nghe giảng trong lớp đâu mà chẳng yếu). Dù chính Hiệu Trưởng và rất nhiều học sinh ngoan, học khá cùng với phụ huynh trong lớp phản đối việc làm của họ. Tôi đã rất buồn và hầu như không nhấc người lên khỏi giường sau chuyện này. Vậy ai có lỗi và phải chịu trách nhiệm trong chuyện này? Ai là người sẽ trả lại sự "bình an" cho tôi?

Tin liên quan

Các tin khác