Học sinh lớp 7 đánh thầy bất tỉnh 3 giờ đồng hồ

Cập nhật lúc 09:23, 14/01/2010 (GMT+7)

- Chiều ngày 12/1, vì bị thầy yêu cầu rời khỏi lớp, một học sinh đã dùng dây thắt lưng đập hỏng điện thoại và đánh thầy ngất nhiều giờ liền, phải nhập viện cấp cứu.

Học sinh Nguyễn Hồng Tín (HS lớp 7A8, Trường THCS xã An Châu, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) đã tường trình tại công an thị trấn An Châu: Chiều ngày 12/1, sau giờ giải lao, khi có trống báo vào tiết nhưng vẫn còn cờ trên bàn (do các nhóm chơi trong lớp) nên em Tín dẹp cờ. Đang loay hoay thì thầy Phục yêu cầu em ra khỏi lớp, mà không giải thích vì sao.

Khẩu hiệu "trường học thân thiện, học sinh tích cực" được kẻ ở cổng trường
Tín thắc mắc “sao nhiều bạn chơi mà thầy chỉ đuổi mình em”, thầy Phục không trả lời mà gọi thầy Hồ (phụ trách đội) đến khuyên Tín em ra khỏi lớp cho thầy Phục tiếp tục tiết dạy với lớp.

Trong lúc đi ra khỏi lớp, Tín đã rút dây thắt lưng đập lên bàn làm hỏng điện thoại của thầy, rồi xảy ra xô xát.

Thông tin từ nhà trường, tinh thần còn bất ổn nên thầy Phục đang được nhà trường cho nghỉ phép đến hết tuần.

HS Nguyễn Hồng Tín sinh năm 1994 nhưng vẫn đang học lớp 7. Hai năm liền em học lớp 6, và tiếp đó là 2 năm học lớp 7. Hạnh kiểm được xếp loại yếu. Cha mẹ đã sống ly thân, Tín đang sống cùng bà ngoại.

Thầy Tường (Hiệu trưởng nhà trường) cho biết, sáng nay (14/1) trường đã mời bà ngoại của Tín lên làm việc.

Ngày mai thứ bảy, nhà trường sẽ họp ban kỷ luật của trường, thông qua căn cứ các chứng từ công an và của trường để đưa ra hình thức xử lý kỷ luật.

Hiện tại, Tín đã được đại diện gia đình bảo lãnh về nhà.

  • An Bang

Ý kiến của bạn

Ý kiến bạn đọc

vô danh, hà nội, 08:52, 17/01/2010

Đáng buồn cho một thế hệ học trò, nền giáo dục nước ta đang đứng trước một dấu hỏi lớn mà câu trả lời vẫn còn xa tít tắp...

pham thi xuan mai, to 16 ap hoa long 3 thi tran an chau cua thanh an giang, 08:28, 17/01/2010

minh la hoc sinh cua truong nay.That su thi Tin rat co loi,viec danh thay la 1 hanh vi khong the tha thu.Ong cha ta ngay xua da day ton su trong dao ,Tin da la 1 hoc sinh khong ra j ma con danh thay thi that la vo on..Nhung doi voi Tin thi co tam ly ai cung so minh Cng la hcoc sinh minh hieu rat ro.Qua that minh rat buc xuc nhung hien tai minh cung rat so .Minh thay that buon khi nghe tin nay minh cung mong la co bien phap that hop li de ran day luon nhung nguoi ve sau

phamphuong, baclieu, 22:04, 16/01/2010

Là một giáo viên tôi rất đau lòng và bức xúc khi đọc bài này. Quả thật chúng tôi đang chịu nhiều áp lực từ nhiều phía.... Khi học sinh có những hành vi như thế hơn ai hết chúng tôi là người chịu trách nhiệm trước xã hội và dư luận vì chúng tôi là những người trực tiếp giáo dục các em, nhưng chúng tôi đã thất bại trong những trường hợp như thế. Trách nhiệm rất nặng nề, nhưng chúng tôi không được phép thế này ,không được phép thế kia....Đôi lúc bức xúc quá đồng nghiệp tôi đùa rằng " thầy giáo chứ đâu phải thầy chùa đâu mà nhịn cho được". Hãy cho chúng tôi một ít quyền thì mới mong khắc phục được tình trạng xuống cấp hiện nay.

Quang Ninh, Ha Noi, 21:07, 16/01/2010

Vì cũng là một GV THCS nên tôi cố gắng đọc hết 15 trang bình luận của độc giả để xem mọi người đánh giá thế nào trước sự việc trên.

Cá nhân tôi chẳng muốn bình luận thêm việc thầy sai hay trò sai, nên xử sự thế nào. Mọi người đã nói quá nhiều rồi. Tôi chỉ muốn nêu vài suy nghĩ để chia sẻ cùng mọi người.
Đúng là GV hiện nay cũng có vài hiện tượng tiêu cực ảnh hưởng của cơ chế thị trường như dạy thêm, nhận quà biếu của cha mẹ HS vào những ngày lễ tết... Rồi thiên vị người này, trù úm người khác. Nhưng phần lớn GV đều giữ tư cách, công bằng trước HS. Thường thì đã trách phạt HS là HS đó phải có lỗi. Ở trên, nếu thực sự thầy Phục không giải thích lí do thì có thể vì lí do đã quá rõ ràng, cả lớp đều biết. Còn nếu có một số em cùng chơi nhưng TG chỉ phạt 1 em thì có thể ngoài việc chơi cờ, HS đó còn mắc thêm lỗi khác tiếp sau việc chơi cờ đó. (Em đó lỗi nặng hơn các em khác). Hơn nũa, đây mới chỉ là ý kiến từ một phía, chưa biết đúng vậy không.
Có làm GV, mọi người mới hiểu được GV bây giờ nhiều khi khổ lắm:
- Không được đánh HS.
- Không được đuổi HS ra ngoài.
- Không được phạt HS đứng xó
- Không được quát mắng xúc phạm nhân cách HS
- Không được dùng điểm để phạt HS
- Không được phạt HS không cho học môn của mình
- Không đươc bắt HS viết 100 lần lời xin lỗi
- Không được bỏ bài không dạy khi giận dỗi ....
Chỉ khổ những GV phải đứng những lớp có quá nửa HS không muốn học. Ngồi trong lớp không ghi bài, không nghe giảng, không phát biểu xd bài thì phải quậy thôi. Vậy mới có cảnh: Thầy quay lên bảng viết bài thì bên dưới có vài tiếng huýt gió, thầy quay xuống: im lặng! Thầy quay lên viết tiếp: cười ồ! Rồi một nhóm đá chiếc ca bằng I nox (dùng để uống nước của lớp) lăn lông lốc trong gầm bàn, kêu lông kông lông kông .... Thầy quay xuống hỏi: "em nào làm vậy?" Nín thinh! Thầy quay lên, lại lông kông, lông kông.... Vui lắm!
Ức chế quá, vẫn phải dạy vì 45 phút không có thời gian để giải quyết mấy việc đó. Vả lại, đó là chuyện thường ngày, chẳng lẽ hôm nào cũng bỏ dạy để giải quyết việc vặt? Bây giờ lại "Trường học thân thiện, học sinh tích cực", rồi còn áp lực từ nhiều phía.
Biết làm sao đây?

Bùi Văn Bửu, THCS Phạm Văn Đồng - Cư Jút - Đăk Nông, 20:59, 16/01/2010

Học trò như thế có ai còn dạy nổi! Thầy còn biện pháp gì khác để dạy trò ! Khi uốn nắn bằng lời, trò đã dùng thắt lưng đe thầy rồi, và đánh cho thầy xỉu! Chúng ta thử đặt mình vào vị trí thầy giáo Phục để nhìn nhận sự việc. Lúc ấy nên xử lý thế nào cho thỏa. và không hiểu sao thầy lại để một HS lớp 7 đánh ngất xỉu mà không tự vệ được, không thoát thân được.
-Tôi có ý kiến: Có lẽ ngày nay ta đổi câu "tiên học lễ ..". thành "tiên học võ, hậu học văn" để rèn luyện thể chất và có thể thoát nạn khi học trò tấn công. và mỗi thầy giáo cô giáo ngày nay cần trau dồi hơn nữa về nghiệp vụ sư phạm phù hợp với thời đại, xử lý tình huống thật sư phạm, không nên nóng nảy vụng xử
-Tôi rất tâm đắc với ý kiến bạn đọc Lê Quốc Hải
Bùi Văn Bửu

Thi hoa, Hai bà trưng hà Nội, 20:16, 16/01/2010

Theo tôi tất cả là do quan điểm về giáo dục của chúng ta. Hãy xem lại chiến lược giáo dục. Sai từ đó- nghĩa là sai từ vĩ mô, nên mới hỏng cả hệ thống giáo dục, mà hỏng rất lâu rồi. Ai đề ra chiến lược giáo dục thì lỗi ở đó, sao lại cứ đổ lỗi cho giáo viên, cho Bộ Giáo dục?Ai cũng biết mà cứ né tránh, đến bao giờ mới sửa được?

dinh van khiem, khanh an yen khanh ninh binh, 19:22, 16/01/2010

Thực ra đạo đức học sinh như vậy phần trách nhiệm cũng thuộc về chúng ta. Cả xã hội hãy quan tâm để thày giáo chỉ chuyên tâm đến việc dạy chữ, dạy người đủ uy tín để học sinh nể phục và tin yêu. Tôi rất thông cảm với thày Phục song cách dạy của thày cũng cần phải xem lại . Đây cũng là bài học cho mỗi chúng ta cần phải tâm huyết hơn với sự nghiệp trồng người đặc biệt với những em có hoàn cảnh cá biệt thiếu thốn tình cảm như em Tín.

Nguyễn An Châu, An Giang, 18:58, 16/01/2010

Các anh anh nói thì rất hay nhưng có ai biết rằng một ngày sau khi đánh thầy Phục ngất tại bục giảng thì em Tín lại tiếp tục chở một số thanh niên đến cổng trường sau giờ tan học và một thanh niên trong số đó đã vào cổng trường đánh bảo vệ của trường không? Có ai biết rằng sau khi thầy Phục được đưa vào bệnh viện thì các giáo viên đã vào lớp hỏi rằng em nào đã đánh thầy Phục thì em Tín đã an nhiên đứng lên và hiên ngang nói rằng "tao đánh đó, mày lộn xộn thì tao kêu chú tao xử mày luôn". Tôi mong rằng thầy Phục mau bình phục và tiếp tục sự nghiệp giáo dục cao cả của mình. Tôi không hiểu sao một sự việc thật sự rất đơn giản là thầy đánh trò trước hay trò đánh thầy trước mà phải điều tra đến giờ vẫn chưa xong khi một lớp có biết bao cặp mắt chứng kiến sự việc trên chứ không riêng gì những em học sinh trong nhóm chơi chung với em Tín thôi.

nguyen nhu thinh, dai hoc y thai binh, 16:38, 16/01/2010

trước tiên cho em gửi lời hỏi thăm sức khoẻ tới thầy giáo . chúc thầy sớm bình phục sức khoẻ để tiếp tục công tác . cô giáo vẫn dạy em rằng * con hư tại ba me * đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người chạy lại * em học sinh đó còn trẻ người non dại lên các thầy bỏ quá cho em nó tiếp tục sửa đổi và theo học .

TDK, AN GIANG, 15:00, 16/01/2010

Tôi đồng ý là không thể chấp nhận hành động của một học sinh như vậy .Là đồng nghiệp tôi thành thật chia sẽ cùng thầy Phục. Tuy nhiên,chúng ta cần tìm hiểu cho thật kỹ nguyên nhân,phân tích sự việc một cách khách quan rồi hả đi đến kết luận. Để từ đó rút ra cho bản thân bài học kinh nghiệm thật hữu ích để tiếp tục làm tốt hơn công việc trồng người.

hồng thất công, Cao Bằng, 14:17, 16/01/2010

Ông bà ta có câu"Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy" câu nói đó hầu như ai cũng được biết đến và đã ăn sâu vào trong tiềm thức của cả những ai là người Việt Nam.

Theo tôi nếu như câu nói này ở cách đây vài chục năm về trước thì có lẽ đúng, nhưng trong thời đại hiện nay- thời đại "băng hoại" về đạo đức và lối sống thì câu nói này hoàn toàn bị sai lệch. Ngày nay, trong xã hội muôn màu muôn vẻ, thời đại công nghệ thông tin hình như đã thay thế hoàn toàn các câu nói của ông bà ta ngày xưa. Do ảnh hưởng sớm của các luồng văn hóa độc hại từ bên ngoài vào cho nên hầu hết học sinh ngày nay đều bị suy đồi về đạo đức-điển hình như trường hợp trò đánh thầy- vụ việc xảy ra tại trường THCS An Châu này đây. Chuyện thầy phạt học trò là chuyện bình thường từ xưa đến nay- phạt ở đây có nghĩa là giáo dục các em chứ không phải là thù ghét gì cả. Thế nhưng, một chuyện đau lòng không ai muốn xảy ra thì giờ đã xảy đến. Chuyện em Tín đánh thầy Phục gục tại bục giảng theo tôi là chuyện không thể chấp nhận được. Vì nó trái với truyền thống đạo đức từ ngàn đời nay. Theo tôi nghĩ, Tín là một "tên" côn đồ hơn là học sinh, cần nhanh chóng đưa vào trường giáo dưỡng càng sớm càng tốt. Nếu không, không biết nó sẽ gây ra bao nhiêu vụ khác ở trong trường cũng như ở ngoài.-Đây quả là một thực trang đau lòng của ngành giáo dục-tất cả phải đỗ lỗi cho ai đây?ai đây?

HT, HCM, 10:59, 16/01/2010

Ở 1 bài báo khác về chuyện này, có nguồn thông tin cho rằng thầy Phục cũng có hành động đánh em hs này đến gãy thước. Dù không rõ hành động thầy đánh trò hay trò đánh thầy trước, nhưng dẫu sao người thầy cũng không được phép nóng tính mà hành xử như thế.

Những việc như thế này diễn ra ngày càng nhiều chứng tỏ nền giáo dục con người của chúng ta có vấn đề. Nếu bảo do học sinh ngày nay cũng không hẳn vì học sinh nào thì cũng từng là những đứa trẻ mà ra. Còn đổ lỗi cho xã hội thì giáo dục phải tự xem lại mình tại sao không thể bắt kịp xã hội. Ngành giáo dục là ngành phải đi trước xã hội thì tương lai đất nước mới trở nên sáng sủa.

Lê Quốc Hải, 10:58, 16/01/2010

Đạo đức học sinh thời nay đã đến mức báo động. Phải chăng đây là "quả báo" của biện pháp giáo dục " cưng chiều" của các gia đình, giáo dục thiếu kiên quyết trong các nhà trường? Phải chăng đó là " quả đắng" của bệnh thành tích ( Duy trì sỹ số học sinh, sợ học sinh ở lại lớp hoặc xếp loại hạnh kiểm yếu thì bị phê bình ... ). Tôi nghĩ nghề giáo đã vất vả nay càng vất vả hơn. Nhà giáo ngày nay vừa tự học tự rèn để đáp ứng kịp với sự phát triển mạnh mẽ của Giáo dục và Công nghệ, mặt khác lại phải đối đầu với quá nhiều áp lực. Đáng buồn là giáo viên không được phép làm gì đối với HS cả, và tất nhiên học sinh biết điều này nên nhiều trường hợp HS thách thức thầy cô giáo. Mỗi chúng ta hãy thử hỏi vì sao lại có những HS như thế? GV ngày nay có vui vẻ thực sự khi đứng trên bục giảng mà dưới lớp có nhiều HS không nghiêm túc nhưng có dám làm gì không? "Nói ra nhiều cũng vậy thôi" -Thà đừng nói hay hơn!

Duong Huy Phong, 09:58, 16/01/2010

 Nếu không được giáo dục theo đúng nghĩa của nó thì thế hệ sau ngày càng yếu kém, tiếc rằng trường học bây giờ chỉ là nơi truyền đạt kiến thức (dạy học) chứ không phải là nơi giáo dục (dạy người). Ngày xưa thầy cô giáo dạy học sinh thành người rồi mới dạy thành tài, còn nay miễn sao học sinh có nhiều điểm 10 , thành tích cao là thành công, vấn đề đạo đức trở thành thứ xa xỉ, mất thời gian với nền giáo dục "hiện đại". Tôi giám chắc thầy cô giáo bây giờ không mấy ai nhớ hết tên của lớp mình chủ nhiệm chứ đừng nói đến chuyện ngồi tâm sự với học sinh và cũng không phải học sinh nào cũng nhớ hết tên của giáo viên dạy mình?

Lê Duy Thịnh , Chung Cu Phqn Van Tri, Binh Thạnh, TP Hồ Chí Minh , 09:19, 16/01/2010

Mặc dù em Tín đã có những thành tích không tốt trong học tập và hạnh kiểm, nhưng cũng đừng vì thế mà các thầy cô lại có thái độ phân biệt đối xử với Tín.

Hoàn cảnh của Tín cũng đáng thương, không được hưởng tình thương trọn vẹn của cha mẹ.Vì vậy tình thương của thầy cô sẽ là niềm an ủi và động viên lớn cho Tín.

Hơn nữa, hình ảnh người thầy trong tâm trí người học trò rất quan trọng, nó sẽ góp phần nuôi dưỡng tâm hồn và đạo đức cũng như sự thành đạt cho các em về sau.Cho nên đã là thầy cô thì hãy là tấm gương sáng nhất, đẹp nhất về đạo đức, trí tuệ và những mẫu mực trong hành xử, không nên hành xử theo cảm tính, thiên lệch.

Điều này sẽ tạo một vết thương sâu trong lòng các em, sẽ làm mất đi hình ảnh về người thầy tôn kính.Trường hợp này, theo tôi nghĩ một mặt nên giáo dục lại em Tín, bên cạnh đó cũng góp ý xây dựng với thầy Phục để giải tỏa mâu thuẫn thầy trò.Thầy cảm thông, quan tâm tới trò thì tự nhiên trò cũng thương và tôn trọng thầy. Đạo thầy trò là đạo lớn thiêng liêng cao quý. Vì vậy xin hãy đừng vì cảm xúc riêng tư mà phá hủy truyền thống quý báu này

Ngô Đồng Nghiệp, Angiang, 22:52, 15/01/2010

Đọc tin trên báo , quá bức xúc tôi đã tìm đến tận nhà để thăm thầy . Dù đã sau 3 ngày sự việc xảy ra nhưng trên mặt , trên tay thầy vẫn còn rất nhiều vết bầm thâm tím . Trong bệnh viện huyết áp thầy đã lên đến 21 và thầy đã bất tỉnh ba giờ liền. Tất cả chứng cứ còn đó, bao nhiêu cặp mắt trẻ thơ và cả cô Mai là những bằng chứng chân thực nhất thì tại sao ta lại phải hỏi và đăng tin những gì mà em Tín đã nói ra để tự bào chữa cho mình . Một học sinh vô tư để bàn cờ trên bàn trong lúc thầy giảng bài và khi thì quay lên , lúc thì quay xuống ghì cổ bạn vào bàn cờ thì thầy yêu cầu dẹp bàn cờ hai lần không được nên mời em ra khỏi lớp thì có gì sai ? Một học sinh dám bước lên bục giảng , quấn sẵn dây nịt trong tay quất túi bụi vào thầy , làm tan nát cả chiếc điện thoại trên bàn mà thầy vừa lấy ra để nhờ thầy TPT lên xử lý tiếp ....và tệ hại hơn là em Tín đã nắm đầu thầy và dùng cùi chõ thụi vào cổ và vai thầy trước ánh mắt kinh hoàng của bao bạn bè? Những hành động như vậy thì có gì là đúngđể ta bao che rằng do em làm bể ĐT của thầy nên xảy ra xô xát , rằng thầy khôngcông bằng mà tánh "trẻ" vô tư nên bộc phát!!! Một ông thầy 56 tuổi mà không kháng cự hay tự vệ để 1 HS lớp 7 đánh trọng thương như thế có đángđể chúng ta phê phán không ? Tôi hỏi sao lúc đó thầy không tự vệ .?Thầy cười thật hiền :" đâu được , HS có thể làm sai nhưng mình thì không ".Nhìn thầy cười mà mắt tôi cay cay .Liệu có còn nữa không những thầy cô giáo phải trân mình ra chịu những cơn thịnh nộ của học trò ?

Đặng Minh Thảo, Phú Tân, An Giang, 22:47, 15/01/2010

Ông Phạm Bá Thược ông nói chuyện nghe hay quá, ông không làm nghề giáo nên ở ngoài nói nghe quá giỏi, tấm lòng vị tha, xã hội cần có tấm lòng, xã hội không bao giờ bỏ rơi ai cả, chính nơi tôi ở Phú Tân, học sinh nghỉ học, nhà trường vận động, địa phương vận động cho tiền, cho xe, học được một bữa rồi trốn, có học sinh vào học nhưng đánh lộn, quậy phá, giáo viên dạy không được, ông nói còn cách nào để kéo những học sinh đó tốt hơn không hay chỉ nói suông theo sách vở, mang tính cải lương, đấu tranh bền bỉ, ông bền bỉ cỡ nào, chỉ ở ngoài nói giỏi, nếu nằm trong hoàn cảnh thì sẽ biết.

Đặng Minh Thảo, Phú Tân, An Giang, 22:39, 15/01/2010

Thời đại ngày nay, thầy cô giáo rất sợ học trò, từ mẫu giáo đến cấp THPT, nguyên nhân do đâu, do nhà nước. Học sinh không học, đi năn nỉ, cho tiền, cho xe đạp cho xong trốn học, vào học đánh lộn, quậy phá, giáo viên không dám đuổi học, không dám nói động, nếu động vào đi vận động học sinh học trở lại, chửi thề, nói tục tại văn phòng ban giám hiệu thật xấu hỗ, ý những học sinh cá biệt đó không muốn học rồi nhưng năn nỉ vận động vào, vào lớp phá những học sinh khác đang học nghiêm túc, nếu giáo viên la rầy, thưa về phòng giáo dục, lỡ đánh học sinh, họp HĐND ra mắt cử tri bị chấn vấn tại sao cô giáo đánh học trò tiểu học bằng cây thước nhỏ, cũng bị gia đình thưa kiện, chấn vấn trưởng phòng, lãnh đạo về ra chỉ đạo không được đánh, xỉ nhục học sinh (mới là học sinh tiểu học) mà cha mẹ bênh con như vậy khổ cho cái nghiệp giáo viên sợ học sinh hơn sợ cọp, không dám la không dám rầy khi không thuộc bài, quậy phá, thật cay đắng cho nghiệp giáo.

Lê Đương, Nho Quan - Ninh Bình, 22:11, 15/01/2010

Ngày nay, vị thế của người thày đã giảm xuống rất nhiều dưới con mắt học sinh. Việc em Tín đánh thày là "hệ quả" của nền giáo dục hiện nay khi mà rất nhiều những những vấn đề tiêu cực của xã hội mà các em đựơc tiếp xúc từ khi còn nhỏ. Có một lần, tôi hỏi học sinh nếu các em không chịu khó học thì sau này sẽ làm được gì ? nhiều học sinh trả lời theo ý là có tiền là làm được và dãn ra một số ví dụ cụ thể mà các em được biết một số người không học hành mà vẫn có bằng cấp và vẫn có vị trí cao trong xã hội và kể là phải "chạy" hết bao nhiêu tiền. Với ý nghĩ của nhiều h/s như vậy thì làm sao mà các thày có thể dạy được các em. Thật đau lòng

c2_vnn, 21:04, 15/01/2010

Người lớn có thể nhìn nhận hành động của Tín là quá đáng, hỗn láo, không có đạo lí, . . . Nhưng đã bao giờ người lớn tự hỏi, tự nghĩ tới cảm xúc của chính những người người trong cuộc như Tín chưa?
Trong chuyện này, Tín có lỗi, nhưng lỗi không hoàn toàn thuộc về Tín. Mà thuộc về trách nhiệm của những người thầy, người cô, người cha, người mẹ, . . . đã không theo sát, dẫn dắt con đường đi của Tín khi em ấy còn quá nhỏ để có thể suy nghĩ thấu đáo.
Mong mọi người nhìn nhận một cách khách quan hơn. Đừng làm quá chuyện này lên. Có thể, khi hình phạt của nhà trường của công an địa phương được đưa ra để phạt Tín những hình phạt ấy đã vô tình đẩy em ấy lún sâu vào tội lỗi và những em khác cũng bị ảnh hưởng.

Trần Hồng Anh , An Giang, 20:09, 15/01/2010

Thật buồn khi tôi là người địa phương xảy ra câu chuyện đau lòng này. Chúng ta đã cho học sinh quá nhiều quyền mà không có chút gì để bảo vệ, che chở cho người thầy khi đứng trên bục giảng, và biết bao hiểm nguy rình rập. Thời gian gần đây báo chí đã nêu nào là HS đâm thầy trọng thương, tạt axit vào thầy.....Giáo dục Việt Nam đã đi đến đâu ?

Halam, LamDong, 20:05, 15/01/2010

Vụ việc Em TÍn đánh thầy giáo là hoàn toàn sai trái. Một học trò mà có hành như thế là quá phi đạo lí. Hành động mời HS ra khỏi lớp của thấy là quá bức xúc, thấy đã đúng. Vì làm Giáo viên khổ lắm người ơi. Một tiết dạy chỉ có 45 phút chẳng lẽ phải giải thích tại sao đuổi trò à !. Tôi đề mong nhà trường, cơ quan chức năng cần xử lí nghiêm khắc trò này, cho vào trại giáo dưỡng để rèn luyện cách làm người.

Lê Văn Tuấn, Anh sơn- Nghệ an, 19:16, 15/01/2010

Học trò như thế thì nên đuổi học ngay, ko thể chấp nhận được, dù thầy giáo sai là ko giải thích rõ ràng nhưng với hs như vậy 2,3 năm liền là hạnh kiểm yếu thì tâm lí thầy Phúc ko muốn giải thcíh làm gì rồi. Nếu ko ở trong ngành giáo dục thì các bạn chưa nên lên án giáo viên, giáo viên giờ ko sung sướng gì đâu, làm nhiều, kiểm tra nhiều, xã hội nói nhiều nhưng lương thì thấp, nhiều Gv hợp đồng lương tháng 600.000đ, vậy thì dạy làm sao được. Thưởng tết thì 1 anh bảo vệ cho công ty được thưởng 50 triệu đồng, còn Gv thì 50.000 đ. XH có bất công với GV ko, hãy thông cảm cho Gv và ủng hộ vì giáo dục hơn là cứ lên án giáo dục

Thi Hoa, 18:29, 15/01/2010

Tôi đã từng kinh qua nhiều công việc; giáo viên, quản lý công nhân, trainer.... Nhân vật "cộm cán" hơn thế không ít. Kinh nghiệm của tôi là khi có những cá nhân "nổi cộm" như thế thì nên lân la làm quen, tìm hiểu và lắng nghe , thông cảm. Kết quả ư? Thất đáng khích lệ, các em thật sự bị thu phục và có vài trường hợp xem tôi như thần tượng vì đã lâu, mọi người đều xem các em ấy như người thừa, xấu hoặc tàng tàng không ra gì. Nếu ta tránh xa, dù 0 nói ra, thì cũng là 1 biện pháp tự bảo vệ mình nhưng không thể cảm hóa các em được. Quí vị Thầy Cô cứ thử áp dụng xem sao. Điều này không mới trên thị trường nhưng khá mới mẻ trong học đường. Cứ xấu là quở phạt, là đuổi học mà quên mất điều gì đang chờ các em sau cánh cổng trường khép lại và lòng người khép lại.

HOC, HCM, 17:37, 15/01/2010

Nguyên nhân từ bốn phía
Do đói nghèo và những áp lực không đáng có từ những xã hội văn minh công bằng, nhưng có quá nhiều ở nước ta
Do cha mẹ thiếu bình tĩnh và hy sinh khi con đã vào tuổi thành niên , lứa tuổi nhạy cảm nhất
Do thầy chưa được học qua lớp tâm lý dd63 thông cảm dìu dắt những em có hoàn cảnh gia đình bất thường.
Do em sai trái nghiêm trọng , nhưng chưa nghe nói có biện pháp trừng trị nào "nặng cân" ở ngành giáo dục đủ để em kiềm nén nỗi tức tối , hận thù

Nguyễn Tất Thắng, Hà Nội, 14:38, 15/01/2010

Đồng ý là hiện nay có một số thầy cô giáo chưa thực sự chuẩn mực. Tuy nhiên đại đa số giáo viên hiện nay là những người tam huyết với nghề và đang góp phần lớn xây dựng đất nước. Một hành động như của học sinh trên mà nhiều người vẫn tỏ ra bênh vực thì thật sự tôi không thể hiểu nổi. Các vị hãy thử tận mắt điều tra học sinh ngày nay và thử đứng trên bục giảng rồi so sánh với 10 năm trước các vị sẽ thấy. Đừng trách nghành Giáo dục bởi vì nhiều cái họ muốn làm cho tốt đẹp hơn nhưng luôn bị ràng buộc bởi cái mớ quy ché hỗn độn hiện nay

Nguyễn Nam Thắng, Hồng Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội, 12:17, 15/01/2010

Theo tôi những trường hợp học sinh đánh thầy, cô giáo là một trong những hành vi không thể tha thứ được. Không những vi phạm về pháp luật mà còn vi phạm về đạo đức của người Việt Nam ta

HT, HCM, 11:35, 15/01/2010

Về thầy : đây có lẽ cũng là 1 bài học cho người thầy này, cách ứng xử của thầy có thể là do ác cảm với 1 hs bị ở lại lớp 2 năm và hầu như chẳng còn gì để mất.

Về học sinh này: đánh thầy hay đánh bạn đều không thể chấp nhận được, 1 ví dụ khá rõ cho sự thất bại của giáo dục đạo đức học trò.

Về biện pháp xử lý: với 1 hs học lực kém hạnh kiểm kém nhưng thế thì trường cũng khó mà chấp nhận cho học tiếp được. Nhưng xét về hoàn cảnh gia đình tan rã, nếu con đường học vấn cũng bị chặn thì tương lai của hs này chỉ là gánh nặng cho xã hội mà thôi, "bần cùng sinh đạo tặc", xin hãy suy xét kỹ trước khi phán quyết.

Nguyễn Thị Minh Hoa, Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội, 11:32, 15/01/2010

Là giáo viên THCS (Cấp 2),chúng tôi thường xuyên gặp những học sinh cá biệt như em Tín đã nêu trong bài báo.

Mỗi khóa học trong mấy trăm HS, ít thì có 1-2 em, nhiều thì có 4-5 em. Số những HS này so với toàn trường thì tỉ lệ rất nhỏ, nhưng các em nhiều khi, nhẹ thì làm rối loạn, nặng thì làm khuynh đảo cả nền nếp dạy và học của toàn trường, như trường hợp của em Tín ở trường An Châu này.

Nhìn chung Nhà trường (NT) và Giáo viên (GV) thường bất lực, bởi vì những lẽ sau đây : Những HS này thường thuộc dạng cá biệt "chóp" trong những HS cá biệt, không phải GV bình thường nào cũng có thể dạy được. Việc kỉ luật hay cho thôi học những HS đó rất khó, vì có nhiều rào cản hữu hình hay vô hình. Chẳng hạn, Nhà nước quy định phổ cập THCS, thì các trường THCS phải thu nhận toàn bộ số HS trong độ tuổi đi học ở địa bàn bất kể HS đó như thế nào. Các cơ quan quản lí cấp trên còn lấy việc duy trì sĩ số HS để làm tiêu chuẩn đánh giá thi đua khen thưởng. Khiến cho các trường phải bảo đảm sĩ số HS bằng mọi cách. Hài hước, trớ trêu đến độ, có những HS cá biệt muốn bỏ học, đáng ra cả trường phải mừng như trút được gánh nặng, nhưng không, vì để giữ thành tích GV lại phải đến nhà năm lần bảy lượt để năn nỉ gia đình các em đó động viên em đến trường. Gia đình thấy thầy cô đến thì mừng hơn bắt được vàng, chả gì nó đến trường còn hơn chơi với mấy thằng lêu lổng ở ngoài đường, không khéo lại nghiện hút sớm., thôi thì không được chữ nào cũng coi như có chỗ..."giữ trẻ to đầu". Trò thì chơi được mấy hôm rồi cũng chán, lại bị họ hàng làng nước hỏi han nhìn vào bởi những ánh mắt thiếu thiện cảm, thế là lại đi học. Trò không muốn học, nhưng trước áp lực của gia đình NT và cả xã hội nữa nên đành phải cắp sách đến trường.

Đến trường nhưng không muốn học, mà tiết nào cũng phải ngồi im suốt 45' thì chịu sao nổi, có phải thầy tu đâu ! Thế là ngoái bên này một tí bên kia một tí... thế là có chuyện. Cái vòng luẩn quẩn nó cứ thít lấy cả thầy và trò...Có nhiều trường phải dùng chiêu khai báo sĩ số đầu năm giảm đi vài em, để phòng chuyện nếu có học sinh nào bỏ học mà vận động mãi cũng không đi học nữa, thì không bị mất thành tích. Nhưng ít HS là ít ngân sách, được cái nọ thì mất cái kia, rõ khổ.

Để tránh những hiện tượng như trên xảy ra, theo tôi phải thay đổi căn cơ tận gốc, từ những quy định những quyết sách ở tầm vĩ mô, chứ không phải chỉ phán xét ở cái vi mô, như lẽ ra thầy phải thế này trò phải thế kia...

Nhà trường là bức tranh thu nhỏ của xã hội. Xã hội thay đổi như vũ bão, mà nhà trường và cách điều hành quản lí nhà trường vẫn thô cứng giáo điều lạc hâu thì không có em Tín này sẽ có em Tín khác, không phải bao giờ và ở đâu cũng có thầy giáo như Macarencô, đủ bản lĩnh mà xử trí vụ việc.

Nhiều gia đình có một đứa con mà họ còn đành bất lực, làm sao giao phó cho nhà trường, cho thầy cô, còn phải dạy phải quản đến hàng chục hàng trăm HS, đó còn chưa nói đến chuyện các thầy cô mình thường là hiền lành và ít va chạm xã hội ... Nói thật, hồi trước lúc còn đi dạy học (bây giờ tôi đã nghỉ hưu), sau những ngày đầu mới nhận lớp,tôi sẽ tìm tòi mọi biện pháp trong một học kì đầu để "quản" tới từng HS, nhưng nếu có HS cá biệt quá mà mình không thay đổi được thì đành phải lờ đi trong các tiết dạy để còn hoàn thành được giáo án, những HS này chúng tôi thường nói với nhau đành coi chúng là..."LS".

TheKingNT, 31 Nguyễn Bỉnh Khiêm, 10:56, 15/01/2010

Hồi xưa khi còn đi học, cứ mỗi lần phạm lỗi là bị thầy dùng thước kẻ đánh, lúc đó tôi cũng học giỏi nhưng bị tội ham chơi. Giờ nghĩ lại cũng nhờ những đòn đau ngày nào mà mới nên người được.

Vừa rồi mới đọc được câu nói : “ Theo quy định của bộ GD-DT Thầy đánh trò là phạm lỗi. Tôi không biết từ “ đánh” này là như thế nào. Đánh theo kiểu côn đồ mới là phạm luật, còn đánh để răn đe giáo dục mà gọi là phạm lỗi thì tôi nghĩ chắc chẳng còn ai tha thiết để theo ngành sư phạm đâu.

Theo tôi cần phải xử lý nghiêm cậu học sinh này. Cứ mỗi lần có chuyện tôi thấy có 1 số người lại bênh vực cho con em, đó cũng là 1 trong những cách tạo tiền đề xấu trong suy nghĩ của các cháu. Cũng vì vậy mà hiện giờ tình trạng trẻ em dưới vị tuổi thành niên phạm pháp càng nhìu, nhẹ thì ăn cắp, sống theo kiểu quần hôn, chích hút. Hết tiền thì giết người cướp của. Thậm chí có trường hợp con giết cho rồi chặt thành từng khúc như vụ án ở Hà Nội.
Con mình bị đánh, cha mẹ ai chẳng đau lòng nhưng các bạn phải nên nhớ, những đòn đau đó chính là bài học đầu tiên để trồng nên 1 nên người.

Bùi Thị Sự , Buôn Ma Thuột, 10:25, 15/01/2010

Không thể chấp nhận việc trò ánh thây đươc. Tại sao xã hội lại chỉ lên ánThầy cô khi thầy cô có một sai sót nhỏ, chính vì thế cả trò và phụ huynh cứ tự cho mình cái quyền muốn làm gì thì làm (họ là thượng đế mà) . Khi thầy cô không có sự tôn trọng của xã hội thì còn lâu nên giáo dục nươc nhà mới đi lên

Dang Thai, Lao Cai, 10:16, 15/01/2010

Một số ý kiến tham gia thật vội vàng. Mới chỉ căn cứ vào lời của HS Tín mà nói thầy giáo cũng có lỗi thì không ổn. Người vội bao biện cho học trò hư chắc tư cách cũng chẳng hơn gì, ngày xưa đi học chắc cũng làm khổ thầy không ít!

SU THAT, An Giang, 09:14, 15/01/2010

Hiện tại học sinh trong trường đeu co tam ly rat so em TIN Khi cong an thi tran den deu tra mot so hoc sinh trong lop em TIN su viec xay ra trong lop nhu the nao ? VI cac em trong lop em TIN rat so bi em TIN danh lai NEN khong dam noi dung su viec xay ra trong lop, de cong an lam ro su viec theo dung nhu su that da xay ra khi cac em la nguoi truc tiep chung kien toan su viec dien ra tren lop. CHO nen cong an ket luan su viec theo loi khai cua ca cac em la khong kh ach quan va khong dung voi su that da xay ra o tren lop..PHIA CONG AN can co phuong phap hoi them mot so em trong lop de lam ro su that .DE co ket luan dung.NHAM de bao ve quyen LOI cho HS lan GV.TU xua truyen thong TON SU TRONG DAO nay con co gia tri nhu ngay xua khong.Trat tu ton ti xa hoi co con khong?Cnn lam ro su that de bao ve chinh dang cho giao vien.

Duong Thanh phong, Truong THCS My Duc An Giang, 09:06, 15/01/2010

Tôi là giáo viên TPT Đội đã nhiều năm, công việc phải thường xuyên xử lứ học sinh cá biệt như em Tín. Hầu hết các em có tính cá biệt như em tín xuất thân từ gia đình. Thường thì không sống cùng cha mẹ, hoặcchir sống cùng cha và ngược lại , sống chung với dì cô... nói chung là thếu sự chăm sóc của cha mẹ gia đình thật sự. Rất thông cảm cho thầy Phục

PANKO, 43/18/18, 08:12, 15/01/2010

Tôi có độc bài báo khác thấy hai thầy cùng trường nói rằng "dù gì đi nữa thầy đánh trò là sai" .Tôi không hiểu sai chổ nào còn trò đánh thầy thì không lên án.Không hiểu thầy đó có nhớ câu "Thương cho rôi cho vọt ghét cho ngọt cho bùi không".Riêng Tín cần phối hợp với chính quyền địa phương để giáo dục chứ nhà trương không thì làm không nổi đâu.

Cuongmichel, Angiang, 08:02, 15/01/2010

"nhất tự vi sư,bán tự vi sư" chưa nên khẳng định thầy sai!nếu chỉ dựa vào tin báo đăng thì chưa chắc chính xác bạn ạ!mà lẽ trời!trò đánh thầy thì không đạo lý nào chấp nhận đâu!ai dạy chúng ta nên người?hãy suy ngẫm lại cách giáo dục của ta!ngày càng nhiều học sinh xúc phạm thầy cô!

nguyen thi hong, quang binh, 07:23, 15/01/2010

Đồng ý với các ý kiến của bạn đọc. Qua sự việc này, cha mẹ em Tín nên suy nghĩ lại trách nhiệm của mình đối với con cái. Hoàn cảnh của em Tín đáng được nhà trường, các thầy giáo, cô giáo và bạn bè quan tâm giúp đỡ và động viên em nhiều hơn. Nếu em bị đuổi học, hậu quả sẽ rất khó lường

BNQuang , Tp Vũng Tàu, 02:16, 15/01/2010

Vụ trò đánh thầy ngất ngay trong lớp học làm cho tôi vô cùng bàng hoàng. Còn gì là đạo lý nữa.? Thế mà ngành giáo dục và Công an Phú yên lại coi hành động cực kỳ vô lễ này như là vụ đánh lộn ngoài đường qua phát ngôn của thầy hiệu trưởng và Trưởng công an thị trấn “ .. hiện tại, vụ việc chưa thể kết luận ai đúng ai sai“ “..còn xem xét trường hợp này ở trong điều kiện như thế nào.“ Xem thêm:
http://vietnamnet.vn/giaoduc/chuyengiangduong/201001/Tro-danh-thay-‘Vi-thay-danh-truoc’-889626/ “ Và cả 2 vị phụ huynh đáng kính kia đều có ý kiến cho rằng thầy sai trước!

Chẳng nhẽ, nhận thức về đạo lý thầy trò tại phú yên lại xuống cấp thê thảm đến thế này sao?

Phạm Phi Yên, CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM, 23:35, 14/01/2010

Tôi nhớ đến câu nói:" Khi Sinh ra ai cũng là người, nhưng lớn lên có làm người hay không còn phụ thuộc vào sự nuôi, dạy của cha mẹ, nhà trường và xã hội". Học sinh Tín đã không được nuôi dạy để trở thành người. Hậu quả này có lỗi của cha mẹ Tín, của nhà trường nơi Tín học và của xã hội chúng ta

Bùi Huyền, Ha Noi, 23:30, 14/01/2010

Tôi nghĩ rằng, em học sinh ấy sai, nhưng thầy giáo cũng sai, và khi chúng ta sai thì chúng ta cũng nên nhận, nói đúng sự thật .

Tôi không đồng ý với gv Hòa. người thầy nào cũng cứ có học sinh cá biệt thì đuổi với lí do là " quá rõ ràng " như hiển nhiên là vậy ?. Và " cứ kệ nó " ? thì hỏi tình người thầy đến đâu ? Thay vì " cứ tức giận " các thầy hãy giáo dục và giúp đỡ các em bằng tình yêu thương của người dạy dỗ.

Các em hư, vâng! Nhưng các em còn quá bé. Hãy làm điều gì đó để ngày mai gặp lại chúng ta không thấy 1 tội phạm trưởng thành, và 1 lần nữa chúng ta kêu lên kinh sợ và tránh xa, hay 1 người có ích ?

Tôi nghĩ các em như thế cũng do thiếu sự quan tâm yêu thương,hãy dạy bảo, quan tâm nhiều hơn thế. Chúng đáng thương ! Không ai từ chối 1 tấm lòng, nhất là bọn trẻ, hãy giúp chúng nghiêm khắc và công bằng. Không phải tôi nói những lời sáo rỗng vì mẹ tôi cũng là một người thầy, Người vô cùng nghiêm khắc nhưng không bao giờ dùng sự nóng giận và quyền lực để thực hiện sứ mệnh của mình ! Các thầy hãy cố gắng lên, nước ta đang phát triển nên các em thay đổi nhiều lắm mà không biết mình đúng hay sai. Cám ơn lắm tấm lòng một người thầy!!!

Nguyễn An Hoàng, Thừa Thiên Huế, 22:17, 14/01/2010

Lý do của em Tín chẳng thể nào chấp nhận được.Hành động của em ấy đã càng minh chứng cho thực tại học sinh bây giờ.

Trần Gia Lâm, 22:15, 14/01/2010

Cô giáo của em từng trích một câu của Bác Hồ mà em nhớ mãi "Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng". Bất cứ việc làm gì dù lớn hay nhỏ đều phải thấu tình đạt lý. Việc không giải thích lý do cho học sinh cũng thể hiện rõ thầy giáo này có ác cảm với em Tín. Còn việc em Tín xử sự như vậy là thiếu văn hóa hay nặng hơn là vô đạo đức. Gia đình em ko thể tự dạy dỗ em ấy nên gửi tới nhà trường, mong nhà trường quan tâm tới em ấy hơn.

Lê Ngọc Thanh, Thanh Hoá, 22:11, 14/01/2010

Đau lòng! Có lẽ đó không phải là cảm nhận của cá nhân tôi, mà đó là cảm nhận của tất cả những ai đọc bài báo này.

Để sự việc này xảy ra, đó không phải chỉ lỗi của gia đình em Tín, của thầy phục, của ngành giáo dục mà đó là lỗi của toàn xã hội. Xã hội ta ngày càng nhiều trường hợp như vậy xảy ra. Có thể, trong ngành giáo dục vẫn còn đâu đó hiện tượng thầy giáo, cô giáo có ác cảm, trù dập học sinh. Nhưng có lẽ đó cũng không nhiều. Phần lớn các thầy giáo, cô giáo dù có nghiêm khắc với học sinh một chút nhưng đều mong mỏi các em tốt hơn, luôn có ý thức rèn dũa các em để các em trở thành những người con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Chắc chắn rằng, chẳng có người thầy, người cô nào muốn học sinh mình trở thành một phần tử bất hảo trong xã hội cả.
Nhiều người thương cho hoàn cảnh của em Tín, cho rằng em đang còn bé thì cần phải nương tay trong cách xử lý. Nhưng theo quan điểm cá nhân tôi thì sự nguy hiểm ở con người này bộc lộ rất rõ và sự nguy hiểm đó không thể lấy hoàn cảnh gia đình hay bao biện rằng do tuổi nhỏ để che lấp được. HÃY LÀM TẤT CẢ NHỮNG GÌ ĐỂ EM CÓ THỂ TỐT HƠN, KỂ CẢ ĐÓ LÀ NHỮNG BIỆN PHÁP CỨNG RẮN NHẤT!

Trung, Ninh Bình, 21:56, 14/01/2010

Để thay đổi được một người thật khó, đặc biệt khi thầy cô giáo luôn có thành kiến với em ấy thì thử hỏi rằng cho dù nhận ra lỗi sai của mình và cố gắng sửa chữa thì các thầy cô giáo có thể nhìn em ấy với một thái độ khác không!

Vấn đề ở đây là làm thế nào để có thể thay đổi được suy nghĩ của em, giúp em hòa nhập tốt với việc học cùng các bạn. một khi nhận ra lỗi lầm và có lý do để sống tốt hơn thì tôi nghĩ em sẽ thay đổi thôi!

Mọi người nên tôn trọng lẫn nhau, kể cả các thầy nữa cũng nên trân trọng học sinh của mình. Không nên nhìn học sinh của mình thật cá biệt và không quan tâm đến chúng.

Tại vì cho dù còn nhỏ thi các em cũng dễ dàng nhận ra sự đối xử khác biệt của các thầy đối với mình chứ. Khi nhận ra điều đó thì có lẽ nếu là người lớn cũng chẳng thể nào chấp nhận được huống chi là các em còn chưa suy nghĩ chin chắn.

Ở đây, tôi không có ý chỉ trích giáo viên, tôi chỉ muốn nói rằng nên quan tâm tới học sinh của mình hơn. dẫu biết rằng các thầy còn rất nhiều công việc phải làm và ai chẳng thích những thứ tốt đẹp. nhưng học sinh cũng cần lắm những sự quan tâm của các thầy! Chắc chắn các em sẽ phấn đấu trở thành tốt hơn nếu nhận được sự quan tâm của các thầy.

Tôi mong mọi người hãy chung tay góp sức để làm cho tình cảm thầy trò ngày càng đẹp hơn!

hiep si toan, 21:46, 14/01/2010

Tôi mong Thày Phục khỏe và tiếp tục công tác. Tôi nghĩ chắc chắn rằng kỉ luật nhà trường An Châu còn lỏng lẻo, ai phải chịu trác nhệm chứ, đồng chí Hiệu Trưởng nghĩ thế nào? Em Tín thách nhu vậy là sao. Buông lỏng giáo dục đạo đức HS, thế hệ trẻ hư hỏng, đau lòng quá.

trinhbang, thong nhat yen dinh thanh hoa, 21:40, 14/01/2010

Đây quả là một hành vi bộc phát của học sinh mà chưa hề có suy nghĩ. Từ vụ việc này hãy nhìn xa hơn tình hình học sinh hiện nay. Trường học thân thiện học sinh tích cực mà tôi chỉ thấy học sinh học ngày càng yếu đi. Giáo viên rèn học sinh chỉ qua lời nói qua loa rồi thôi. Một số thầy cô giáo rèn học sinh thì lại được cho là thầy cô thế này thế nọ. Vậy xin hỏi sao ngày trước học sinh ngoan và học giỏi thế mà bây giờ thì chỉ có thể nói là coi thầy cô không ra gì hết.....?

luu minh hue, vĩnh phuc, 21:38, 14/01/2010

tôi rất buồn cho sự xuống cấp của đạo đức học trò hiện nay, mong muốn sẽ có những hình thức kỷ luật thích đáng để làm gương

H.L.T, DH Thuy Loi, 21:18, 14/01/2010

Học sinh đánh thầy giáo hay thầy giáo đánh học sinh đều không được.Trường hợp này cần cho thôi học em Tín,đưa em vào điều trị tâm lý.

Anh thư, quảng trị, 21:17, 14/01/2010

Giáo viên bây giờ rõ là khổ. Tôi đã thấy nhiều trường hợp học sinh vi phạm đạo đức mà giáo viên cũng không thể giải quyết được. Đụng đến là phức tạp ngay.

Huỳnh Đỗ Toàn, Q8, 21:01, 14/01/2010

Thật là may mắn và vui khi thầy Phục không bị nguy hiểm đến tính mạng và em Tín không gây ra hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu tôi được phép phán xét thì lỗi trước tiên thuộc về thầy Phục, cách "trồng người" của thầy chưa đúng!! xét cho cùng em Tín vẫn còn là một thiếu niên cần được xã hội quan tâm và dạy bảo thêm!!

Nguyễn Mạnh Hoàng, Bắc Ninh, 21:01, 14/01/2010

Tôi thường cập nhật tin tức vào buổi tối. Dù hơi mỏi nhưng tôi cũng cố đọc hết các bình luận của mọi người về vấn đề này.

Có rất nhiều ý kiến. Nhưng đa số mọi người đều đồng tình rằng em học sinh đó phải được xử lý đúng tội. Nhưng không thể vùi dập 1 con người được. Nên cho e đó vào trại giáo dưỡng. Ở đó, em học sinh này có thể dc giáo dục để trở thành 1 người tốt hon.

Còn về phần thầy giáo, tôi cũng nghĩ rằng thầy giáo đó cũng có 1 phần lỗ. Là 1 người thầy thì cần quan tâm đến học sinh, đặc biệt là bậc phổ thông khi tâm lý học sinh còn đang phát triển. Cùng với đó là 1 nghiệp vụ sư phạm thật tốt để có thể xử lý tình huống tốt hơn.
Cảm ơn VietNamNet.

Trần Nhật Jap, HN, 20:56, 14/01/2010

Tôi đọc những "phê phán" của một số bạn nhằm vào thầy Phục tôi càng hiểu tại sao thời gian gần đây trò đánh thầy, cầu thủ đánh trọng tài... ngày càng nhiều! Với những suy luận kiểu "ông có làm sao nó mới đánh" bất luận "ông" là ai và "nó" là ai thì thôi thầy Phục ạ, từ nay thấy học trò như vậy tránh xa ra kẻo búa rìu của khá đông người lại nhằm vào mình!

Lương Tuấn Anh, Thanh Hóa, 20:50, 14/01/2010

Xã hội bây giờ rất phức tạp. các HS THCS là những người đang còn dở lứa. tính cách hay nổi nóng. nhưng trong trương hợp em Tín. lại ở trong hoàn cảnh cha mẹ ly thân, phải ở cùng bà ngoại. chúng ta có thể tha thứ cho em lần đầu. nhưng trong trường hợp em đánh lại thầy giáo thì cần phải kỉ luật đích đáng.

Phạm Thanh Toản, Hải Dương, 20:49, 14/01/2010

Trò đánh thầy . Đạo lí ở đâu? Giả sử hôm nay thầy đánh trò thì sao nhỉ? Rồi thầy lại bị lên án , bị đuổi .Còn trò cứ "vô tư".Cần nghiêm khắc với hành vi của trò.

Phạm Bá Thược, Mường Mìn- Quan Sơn - Thanh Hóa, 20:47, 14/01/2010

Việc làm của HS Nguyễn Hồng Tín là không thể chấp nhận được với hành vi đánh thầy giáo gây thương tích cần phải được giáo dục của XH. Nhưng xét thấy thầy giáo xử lý vấn đề chưa thật khách quan trong đám học sinh cũng chơi mà thầy chỉ bắt mình HS Tín là mất công bằng không khách quan. Chính thầy cũng tạo cho tính côn đồ của trò xuất hiện. Nhìn vào tổng thể xem xét HS Tín là một Hs có hạnh kiểm yếu, là HS lưu ban nhiều năm khó giáo dục. Chính vì vậy mà XH cần phải vào cuộc không phó mặc cho nhà trường. Chúng ta cần giáo dục cho HS những phẩm chất đạo đức cùng lòng vị tha bằng tấm lòng của người thầy giáo XHCN dưa ngay tình thần đấu tranh bền bỉ với cái xấu không khoan nhượng, nhưng phải kéo em Tín về với XH trở thành người có ích làm người tốt sau này.

Tran Trung, Hanoi - Vietnam, 20:32, 14/01/2010

Thầy cũng sai, rõ ràng là đuổi em ý không một lời giải thích, học sinh bức xúc không kiềm chế được cũng là điều dễ hiểu. Chữa bệnh chữa tận gốc, phải từ người thầy trước đã

Đặng Văn Lưu, Russia, 20:30, 14/01/2010

Là trẻ con chúng luôn thich sự công bằng từ người lớn.Tôi nghĩ, thầy Phục cũng có một phần lỗi khi mà rất nhiều học sinh chơi mà chỉ đuổi có một mình em Tín và không hề giải thích một câu nào.còn bản thân em trước kia có hạnh kiểm xấu hay thế nào đi chăng nữa thì cũng đừng lấy đó làm thành kiến.

nguyenthap, Tp/HCM, 20:30, 14/01/2010

Tôi thấy nếu đuổi học Tín còn nghiêm trọng hơn, như thế chúng ta có thể làm hư một con người, nếu lúc này chúng ta dùng tấm lòng bao dung tôi nghĩ là thích hợp nhất, em sẽ hiểu được những gì mọi người muốn dành cho em, để em biết mà cố gắng phấn đấu. Nếu đuổi em về, mà em lại trong hoàn cảnh bố mẹ ly thân, không ai quản giáo, rất dễ sa ngã, vì vậy tôi mong nhà trường hãy suy nghĩ trước khi quyết định, bởi ngôi trường không chỉ là nơi đào tạo kiến thức, còn dạy dỗ cả về nhân cách cho các em. Đặc biệt là thầy Phục, nếu thầy bỏ qua và khuyên em, tôi nghĩ sẽ có tác dụng giáo dục em rất tốt. Rất mọng nhà trường và thầy Phục hãy suy nghĩ thật kỹ.

Hoàng, Tp.Hcm, 20:25, 14/01/2010

Nói đi thì cũng nói lại , đạo đức học sinh bị xuống cấp , thì đạo đức của thầy cô có nâng cao ko ? Mở lớp dạy thêm , ai ko học thì trù dập . Cho học sinh tát nhau để làm hình thức kỷ luật. Tụi nhỏ nó hành động nông nổi , nguời lớn thì hành động thế nào ....

Ho Hung, Nghe An, 20:17, 14/01/2010

Các vị không đứng trên lớp thì nói hay lắm, chỉ khi các vị đứng trên lớp mà gặp học sinh cá biệt rồi các vị mới thấy nỗi khổ của thầy giáo. Còn học sinh này cá biệt vì có hoàn cảnh gia đình đặc biệt, vậy thì lỗi ở nơi ai? Xã hội? địa phương? ... hay lại tại thầy? Khổ lắm

Minh Nhật, Tphcm, 20:15, 14/01/2010

Ghê thật,học sinh giờ ghê thật.Tôi nhớ cách đây hơn 10 năm,cỡ tuổi các em này,đi học sợ thầy cô gần chết.Thầy cô mà la oan còn không dám nói lại tiếng nào.Có lần bị phạt oan cũng cắn răng mà chịu.Thầy cô bảo im lặng là cả buổi cũng kô dám hó hé.

mai huệ, yên dũng bắc giang, 20:11, 14/01/2010

Thầy giáo đánh học sinh thì bị coi là vi phạm đạo đức nhà giáo, không biết quản lí học trò, không biết dạy, dỗ học trò. Vậy học trò đánh thầy giáo thì xử lí như thế nào? Đuổi học là mức cao nhất, sau đó lại vận động những học sinh thôi học quay trở lại trường. Vậy thì ai là người bảo vệ danh dự và uy tín của người thầy? Ngày xưa các cụ ta chẳng phải có câu "yêu cho roi cho vọt' đấy sao và có biết bao nhiêu trò nên người. Vậy giáo dục nước nhà phải làm thế nào để người thầy thực sự được kính trọng, nghề dạy học là nghề cao quý trong các nghề cao quý.

Van Dong, BinhĐinh, 20:08, 14/01/2010

Học sinh bây rất khó giáo dục.Thầy giáo cần bình tĩnh

nguyentuonglan, vinh - nghệ an, 20:06, 14/01/2010

Tôi là một giáo viên THPT, khi đọc thấy những thông tin mà vietnamnet đưa tôi cảm thấy rất bức xúc. Càng bức xúc hơn khi có nhiều người lên tiếng chỉ trích cả thầy Phục. Tôi nhớ ngày xưa mình đi học đã từng được chứng kiến tình huống thầy đánh học sinh, tôi thấy hầu hết đó là những trường hợp học sinh có lỗi. Rất nhiều người bạn của tôi tâm sự rằng nếu không có sự nghiêm khắc của những thầy cô giáo có lương tâm, trách nhiệm đó thì họ đã không trưởng thành được như ngày hôm nay. Đúng là học sinh ngày nay có quá nhiều quyền quá! Hôm trước tôi còn nghe một số đồng nghiệp kể về một thầy giáo bị học sinh gọi ra quán cafe rồi cầm cả ca nước đổ từ trên đầu xuống mà chẳng thể làm gì được! Thầy giáo phải là tấm gương đạo đức mà! Chẳng nhẽ lại đánh lại? Thôi đành như AQ vậy!

Kin, Binhduong, 19:58, 14/01/2010

Các bạn đều có lý của mình, nhưng ở đây tôi xin phân tích vài điểm xin nói trước là tôi ko phải cơ quan điều tra nên chỉ nói theo hiểu biết từ những j báo phản ánh
1. thầy giáo có thể sai nếu như lời em hsinh khai là đúng sự thật, ở điểm này dĩ nhiên phê bình thầy về việc nóng nảy đuổi em ra khỏi lớp mà ko nói rõ nguyên nhân.
2. thầy có sai phần thầy, nhưng đó ko phải là cái lý để bao biện cho hành động côn đồ như thế. nếu các bạn biết phân tích thì ko hiểu sao lại có nhiều bạn lấy chuyện thầy sai để bảo vệ cho hành động đánh người (mà dù thế nào đi nữa đánh thầy giáo của mình là ko thể chấp nhận
3. các bạn thử đặt mình vào đó xem, thời nay khối đứa trẻ ra đường chạy xe hống hách đã sai mà còn sẵn sàng hùng hổ với những người đáng tuổi cha mẹ ông bà mình...ko lẽ lấy lý do nói là "bọn trẻ có tự trọng của bọn trẻ"...bao nhiêu vụ côn đồ hành hung giết người là tuổi mới lớn rồi, nếu là các bạn các bạn còn mạng mà ngồi bảo vệ cho chúng ko...tôi ko thể hiểu được cái tự trọng để hành hung người khác sao gọi là có lý do biện minh cho đc

Tóm lại, thầy sai thì có xử lý phần thầy, nhưng tôi ko cho rằng chuyện thầy đuổi hsinh khỏi lớp ko lý do (giả sử là thật) thì cũng ko thể là cái lý bao biện cho chuyện hành hung thầy giáo như vậy...đừng nói là tuổi mới lớn nông nỗi hay tự trọng j đó của hsinh

võ huy thạch, Thành phố Đà Nẵng, 19:47, 14/01/2010

Theo tôi, trong trương hợp, này nhà trương và địa phương cần phối hợp và nên có biện pháp mạnh để mang tính răn đe giáo giục,trước nay vẫn thường có trương hợp tương tự xảy ra nhưng các hình thức xử lý vẫn còn quá nhẹ.theo tôi trong việc nay cần đưa học sinh này ra xử lý tại địa phương hoặc gởi vào trường giáo dưỡng để học sinh đó tu dưỡng thêm về đạo đức,có như vậy hy vọng sau này học sinh đó mới có thể trở thanh con người thực thụ.

Tran diêu, 88hoanghoaTham.qTanBinh, 19:40, 14/01/2010

Tôi nghĩ lổi đầu tiên là do thầy giáo,vì giải quyết không đúng. Sao mấy em chơi cờ mà chỉ phạt 1mình E đó? Phải chăng là trong lòng Thầy đả có hiềm khích vói E đó rồi, nên bức xúc qúa mói xảy ra chuyện như vậy.nếu giò mà đuổi học E đó thì liệu sau này nhà nưóc có lường đưọc tưong lai của E HS này không.

Le Hien, Binh Phuoc, 19:39, 14/01/2010

Thật là quá quắt, thương cho những thầy cô mà có học trò như vậy.
Mọi người bênh vực học trò này thì ko còn gi mà nói nữa. Học trò đánh thầy thì có thể không sao. Nhưng nếu như 1 thầy giáo mà thử có những động tác ko kiềm chế mình được xem, ko hiểu dư luận sẽ như thế nào.
Tốt nhất, khuyên các thầy là kệ những chuyện như vậy đi, cứ hết giờ về với gia đình. Còn những chuyện như vậy thì nên trách xa............

Nam Tran, 19:33, 14/01/2010

Tôi không phải là Giáo viên, chỉ là 1 người đi làm, đã qua nhiều năm đèn sách.
Tôi có nhận xét học sinh bây giờ ngày càng hư hỏng, vô kỷ luật. Rất nhiều trường hợp đánh bạn bè, thầy cô, thậm chí cưỡng hiếp, giết người. Nhiều trường hợp trong đó là do ảnh hưởng của phim đồi trụy, games online, bạo lực.

Theo tôi, giáo dục thế hệ trẻ không còn là trách nhiệm riêng của ngành Giáo dục nữa mà còn là của Bộ Văn hóa thông tin, công an,...

Phạm Như Mạnh, Vân Giang Ninh Bình, 19:32, 14/01/2010

Người thì trách thày, kẻ mắng trò.
Mình nghĩ một người thợ làm ra một sản phẩm lỗi thì phải chịu trách nhiệm với sản phẩm của mình làm ra. Còn ở đây học trò thời nay "hư hỏng, mất nết, xuống cấp..." là do cơ chế? do gia đình và xã hội?
Mình nghĩ người thầy cũng có một phần trách nhiệm với những học sinh của mình.

Hoàng An, Vũng Tàu, 19:31, 14/01/2010

Tôi cũng là một giáo viên ,cách hành xử và trách phạt của thầy tôi không đồng tình.

Một em bé tuổi vị thành niên thiếu thốn tình thương cha mẹ không ai chăm sóc dạy bảo, thế mà ở trường cũng bị thầy hành xử một cách không công bằng, không thân thiện, làm bộc phát sự buồn bực và lòng hận thù người lớn vì trong mắt em ai cũng là người xấu . Cho nên người lớn chúng ta ngoài trách nhiệm dạy học cho em cần luôn luôn có tình thương và hãy cho các em lòng tự trọng của bản thân.

Đoàn Ngọc Minh, 02 Trần Phú, Tp Tam Kỳ, Quảng Nam, 19:29, 14/01/2010

Tôi đã chuyển nghành từ lâu, nghe chuyện trên thấy đau lòng lắm và nhục lắm ! Đất nước này, dân tộc này, tôi tin và vẫn luôn tin là còn vững bền đạo lý. Tôi đau nhất là các thầy cô đã từng dạy cháu ở các lớp trước để quên trách nhiệm ở đâu để cháu được mò đến lớp 7 và gây ra nông nỗi này! Hãy kỷ luật cô thầy giáo ấy trước! Còn không hãy kỷ luật HĐ nhà trường thật nặng vì luôn nghĩ đến thành tích hư ảo- vì ba phải ! Còn nhiều điều lắm và cái nhỏ nhất là việc cọng điểm và nâng điểm lại không phải là thầy cô mà do một bộ phận ráp điểm của trường làm các cháu thấy bất đồng và thấy bất công ngay từ thưở còn tuổi thơ ! Các cháu mang nỗi đau và uất hận đó vào đời. Các người ráp điểm ấy quá kinh tế thị trường! Nhục lắm ! Hãy làm những việc nhỏ mà có huữ hiệu, xin đừng quá tham vọng, vì đạo đức cho từng con người và cả thế hệ không phải từ côn chuột của máy tính !

Trương Thị Hoa, 19:13, 14/01/2010

Tôi cho rằng nên có hình thức kỷ luật thích đáng nhưng phù hợp để em Tín, 1 người trẻ có hòan cảnh đặc biệt, có thể vươn lên sống tốt hơn. Còn nếu giận dữ và vùi dập cuộc đời em xuống tận bùn đen thì quá dễ

Hoà, Tp HCM, 19:09, 14/01/2010

Tôi cũng là GV đang dạy ở bậc THPT. Thật tình bây giờ có những HS ngang ngược dữ lắm. Gặp những trường hợp HS cá biệt hỗn hào với mình thì cách tốt nhất là cứ kệ nó. Bởi vì đụng đến những học sinh này thì tiết đó khỏi dạy.

Tôi nghĩ trường hợp này không phải thầy mời em ra khỏi lớp là lý do quá rõ ràng. Mọi người cứ ra rả là phải tôn sư trọng đạo mà gặp những trường hợp này lại còn bênh cho học sinh lại còn đổ lỗi cho người thầy. Thật không hiểu những người này có tôn sư trọng đạo hay không?

heocoi, Hcm, 19:07, 14/01/2010

học sinh sai mà thầy cũng sai nốt, mình cũng từng là học sinh nên hiểu điều đó. một khi giáo viên đã có ác cảm với bạn nào thì khó thay đổi lắm, có ai chơi cờ 1 mình được không mà đuổi mình bạn ấy ra, lại không giải thích....

Nguyen Manh Cuong, Kim Giang -Thanh Xuan - Ha Noi, 19:00, 14/01/2010

Tôi không đồng ý với hành động của thầy giáo, vì dù sao học sinh cũng là 1 đứa trẻ. Việc cho học sinh thôi học không phải là một giải pháp tốt, nếu cháu bé bị đuổi khỏi trường thì khi lớn lên sẽ thế nào?

Đỗ Hồng Ân, Cần Giuộc - Long An, 18:57, 14/01/2010

Tôi cũng là một giáo viên THCS, tôi quá tức giận khi đọc tin một học sinh lớp 7 hành hung chính thầy giáo của mình. Tôi cũng là một giáo viên nghiêm khắc trước những sai phạm của học trò, sự nghiêm khắc này chỉ nhằm mục đích giáo dục các em, giúp các em nhìn ra những lỗi lầm của mình để sữa chữa. Nhưng quả thật đến lúc này thì tôi rất hoang mang, chúng tôi, những người thầy giáo không được tôn trọng và bảo vệ. Nhớ ại chuyện thầy Bình trước đây, vì không kềm chế được nên đã nhận hậu quả quá nặng nề, học sinh bây giờ có quá nhiều quyền, có quá nhiều chiếc ô che chở, còn chúng tôi thì lại trơ trọi một mình, chẳng còn một chút quyền nào với học sinh, không có gì che chở. Ôi ! buồn thay, đạo dức thế hệ trẻ rồi sẽ đi về đâu.

sơn quang huyen, br-vt, 18:54, 14/01/2010

Theo quy chế hiện nay, giáo viên không được đuổi học sinh ra khỏi lớp. thầy làm vậy là sai rồi. tiền trách kỉ mà. Thế nhưng cũng không thể dung túng cho hành vi vô đạo đức của học sinh được.

Đoàn Ngọc Minh, 02 Trần Phú, Tam Kỳ, Quảng Nam, 18:51, 14/01/2010

Tôi chuyển ngành đã lâu, nghe chuyện này buồn lắm! Đau lắm ! Trên báo hằng ngày, biết bao nhiêu chuyện sinh viên giết người, học sinh bỏ học vì ham game và giết cả bà thân yêu của mình, rồi các bạn gái đánh nhau, cha mẹ bao biện,...Đau lắm !

Lê Trường Giang, Thường Xuân - Thanh Hóa, 18:42, 14/01/2010

Việc áp dụng các hình thức xử phạt máy móc chỉ làm hỏng một con người. Và có thể biến người đó là mới mối nguy hiểm của xã hội!. Thầy giáo thực sự phải suy nghĩ nhiều hơn về cách giáo dục lớp trẻ.

nguyenhongson, namdinh, 18:40, 14/01/2010

Trước đây có bao giờ trò đánh thầ,y thế mà bây giờ chuyện này xảy ra như cơm bữa. Cái gọi là dân chủ trong giáo dục bây giờ làm cho thầy không còn là thầy mà chỉ là một công nhân trên lớp. Thầy cô cũng vì học trò đôi khi răn đe, hơi quá một tý thì bị phụ huynh, học sinh kiện, các báo chí đánh cho tơi bời.

hiệp phạm, hanoi, 18:28, 14/01/2010

Đánh thầy là 1 điều không thể chấp nhận được , nên có hình thức kỷ luật nghiêm khắc và giáo dục toàn trường làm gương ...nhưng không thể đuổi học cậu học sinh này được , hoàn cảnh như vậy nên thông cảm và nâng cao đánh khẽ thôi , kết hợp giữa các bạn trong khối giúp đỡ , thầy cô tha lỗi thì em nó sẽ cảm thấy mình sai phạm và có ý hối hận nhũng gì mình gây ra để thay đổi ....đuổi học là hủy hoại 1 con người ...tôi nói từ con người ở đây là nhà trường nên hiểu em nó là 1 con người không thể xét xử rồi đuổi để xã hội thêm 1 phần tử xấu .

Hoàng Thắng, Đà Nẵng, 18:27, 14/01/2010

Ông thầy này nếu như trò Tín nói đúng cũng quá gia trưởng, chưa tìm hiểu gì đã một mực đuổi trò, không cho cơ hội giải thích và tìm hiểu, Tín không cha mẹ, không có chỗ dựa , cảm giác không ai thông cảm nên có thể đó là lý do đưa lời thách thức...

tran manh sam, hoang mai-ha noi, 18:26, 14/01/2010

Tôi không đồng ý với ý kiến của bạn Thái An, Quảng Ngãi. Nếu thày giáo đó là bạn thì sao, hoặc thày giáo đó là bố của bạn thì sao?

Tư tưởng của bạn nhưvậy thì không làm cho giáo dục phát triển được, bạn đang dung túng cho hành vi trái pháp luật.

Học sinh đó ngoan thì đã không đúp 2 năm liền như vậy, không bị hạnh kiểm yếu như vậy. Tôi đề nghị và mong muốn các cơ quan chức năng xử đúng tội, đúng mức nhằm ngăn ngừa các hành vi tương tự.

StorkQ, Mỹ Đình - Từ Liêm - Hà Nội, 18:16, 14/01/2010

Em Tín đánh thầy giáo là sai. Nhưng vì sao thầy giáo lại đuổi em Tín ra ngoài mà không nói rõ nguyên nhân???

TheKingNT, 31 Nguyễn Bỉnh Khiêm, 18:12, 14/01/2010

Bạn Thái An ở Quảng Ngãi nói vậy cũng không đúng. Chuyện kể là do 1 học sinh lớp 7 khai trước Công An, chỉ là 1 chiều, nhưng tôi nghĩ 1 học sinh dám đánh thầy giáo là điều không thể chấp nhận được, ngoài việc nhận kỷ luật của trường thì cần phải xử lý theo pháp luật của nhà nước. Bạn có nghĩ rằng 1 học sinh cá biệt 2 năm ở lại lớp là nói đúng ???

Còn câu này của bạn : “ học sinh cũng là 1 con người, cũng biết tự trọng chứ đâu phải con chó nuôi của thầy chỉ biết chạy khi bị chủ đánh”. Tôi không biết trình độ học của bạn đến đâu mà nói câu triết lý như vậy. Hy vọng 1 lúc nào đó trong lúc bực tức bạn đánh con của bạn và con của bạn cũng đánh bạn lại như người học sinh ngỗ nghịch này, lúc đó hy vọng bạn sẽ nhớ lại câu nói do chính từ miệng bạn thốt ra nhé.

Minh Hung, 18:11, 14/01/2010

Xẩy ra sự việc như vậy thật là đáng tiếc. Nhưng theo tôi nghĩ việc gì thì cũng có nguyên nhân sâu xa của nó. Thầy giáo cũng có lỗi vì đã không tìm hiểu nguyên nhân cặn kẽ trước khí kỹ luật học sinh, còn cậu học sinh thì đã hành động như một kẻ côn đồ vượt qua giới hạn của một học trò.

Tuy nhiên, xét về khía cạnh nào đó nếu kỷ luật đuổi học sinh này thì chúng ta có nghĩ đến tương lai của em không. Bố mẹ đã ly dị và phải sống với bà ngoại là đã thiếu sự chăm sóc dạy bảo của bố mẹ. Nếu bị đuổi học thì tương lai của em rồi sẽ ra sao, không dám chắc chắn nhưng nguy cơ trở thành một người hư hỏng sống trong mảng tối của xã hội là khả năng rất cao. Thiết nghĩ nên tìm ra một biện pháp nào đó thích hợp hơn.

vu đình nguyên, biên hòa-Đồng Nai, 17:50, 14/01/2010

Không còn gì để nói nữa về đạo đức của học sinh này.Buộc thôi học là điều bắt buộc và có đủ yếu tố để truy cứu trách nhiệm trước pháp luật,

khanh, tâyninh, 17:32, 14/01/2010

Dẫu biết hành động cũa em học sinh là quá đáng nhưng xét cho cùng do hoàn cảnh quá đặc biệt đã đưa đẩy em hành động như vậy.Làm thầy mà không thông cảm và quan tâm đến học sinh,nếu giả sử đuổi học em đó thì chắc là thầy đã tạo điều kiện cho em tham gia vào các tệ nạn xã hội.

Nguyễn Lê Không, Hà Giang, 17:27, 14/01/2010

Lý do không biết vì sao mình bị đuổi khỏi lớp mà hành hung thày giáo thì không thể chấp nhận .Những kẻ như thế mai đây khi bị cảnh sát giao thông thổi còi. Nếu không rõ lý do , chắc chắn chúng sẽ chém cảnh sát ngay.
Thông thường ,vì tự vệ nên khi bị dồn vào chân tường người ta có thể phản ứng ứng quá mức, có thể cảm thông. Ở đây thì khác. Những trường hợp côn đồ kiểu như: thấy ghét một kẻ nào đó vì dám nhìn mình hay đi ngang qua mặt là đủ để giết người thì cần phải nghiêm trị. Ý niệm thiện ác ở những con người này gần như không có, chúng thực chất chỉ là những con ác thú có mặt người. Nếu không giáo dục nỗi thì nên loại bỏ khỏi xã hội loài người.

Nguyễn Xuân Trường, Nam Định, 17:02, 14/01/2010

chỗ tôi , năm ngoái ở trường Nguyễn Trường Thuý- xuân trường, nam định có 1 học sinh đâm trọng thương thầy giáo mà chẳng thấy xử lý gì.

Rin86, 16:53, 14/01/2010

Hồi tôi học cấp hai trong lớp cũng có những học sinh kiểu như thế này, mầm mống của bọn xã hội đen. Hồi đó trong lớp ai cũng mong chúng bị đuổi học cho lớp được yên nhưng nhà trường đã quá dân chủ nên để cho bọn chúng được lên lớp. Theo tôi đó là kiểu dân chủ không phải lối. Cần phải đưa học sinh trên vào trại giáo dưỡng.

Hùng, Hà Nội, 16:48, 14/01/2010

Bình thường, thầy giáo hoàn toàn có thể tự vệ trước một học sinh lớp 7. Nhưng thử đặt mình vào hoàn cảnh của các thầy khi đứng trên bục giảng, nếu tự vệ, chẳng khác gì đánh lộn. Rồi búa rìu sẽ giáng xuống đầu các thầy. Thật không đơn giản như một số bạn nghĩ.

Vì vậy mà luật giáo dục đã ghi rõ: Giáo viên được pháp luật bảo vệ danh dự và nhân phẩm. Học trò hành hung thầy cô, dù gây ra thương tật tỷ lệ thấp cũng sẽ bị khởi tố.

Nhưng lỗi chính là ở các cơ quan thực thi luật pháp. Hầu hết các vụ việc như vậy đều bị chìm xuồng nếu không được báo chí phản ánh. Có trường thậm chí còn không đưa ra 1 quyết định kỷ luật nào với học sinh (!). Có thể vì sợ ảnh hưởng tới uy tín của trường hoặc do các mối quan hệ phức tạp giữa gia đình học sinh và các cơ quan bảo vệ pháp luật.

Đây có thể là nguyên nhân chính gây ra tình trạng phản giáo dục như hiện nay mà chúng ta thường thấy.

Xin đừng vội trách cứ người thầy. Đừng vội thấy bên Tây làm thế nào thì vội adua làm theo. Bao nhiêu truyền thống quý báu của cha ông để lại bị phủ nhận chỉ vì: Tây nó không thế ! Chẳng phải là bị đồng hóa sao?

Doãn Duy Sơn, 15:57, 14/01/2010

Hành động đánh thầy giáo như thế là không đúng và tất nhiên phải chịu hình phạt nhưng thầy giáo chỉ cần nói bạn ấy thu xếp nhanh rùi học là được mà, làm gì đến mức phải đuổi ra khỏi lớp học lại còn không nói rõ lý do.

DieuHuong, DaNang, 14:54, 14/01/2010

Em học sinh này đúng là học sinh cá biệt. Cá biệt từ hoàn cảnh,cũng có thể từ đó dẫn tới các biệt trong học tập, cá biệt trong đạo đức. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng, đối với những em học sinh cá biệt, thì sự quan tâm và giáo dục cho những học sinh đó lại càng phải " đặc biệt", theo hướng tích cực, chứ không chỉ là các kiểu phạt.

Tôi có thắc mắc khi đọc đến đoạn: Chiều ngày 12/1, sau giờ giải lao, khi có trống báo vào tiết nhưng vẫn còn cờ trên bàn (do các nhóm chơi trong lớp) nên em Tín dẹp cờ. Đang loay hoay thì thầy Phục yêu cầu em ra khỏi lớp, mà không giải thích vì sao.

Tín thắc mắc “sao nhiều bạn chơi mà thầy chỉ đuổi mình em”, thầy Phục không trả lời mà gọi thầy Hồ (phụ trách đội) đến khuyên Tín em ra khỏi lớp cho thầy Phục tiếp tục tiết dạy với lớp.

Tại sao thầy Phục không giải thích cho em ấy rõ lý do em bị đuổi ra khỏi lớp? Chính vì cách cư xử của thấy như âậy làm em Tins nghĩ rằng mình bị đối xử phân biệt, không công bằng.Phải chăng em đã bị quá sự đối xử ko công bằng như thế nên dẫn tới hành động trên?

huynhthikimhanh, bình định, 14:30, 14/01/2010

Hành động của em HS đó cần có sự xử lí thích đáng , điều này không cần phải bàn.
Tuy nhiên, nhà trường cần phải làm rõ được động cơ dẫn đến sự phản kháng của em HS đó đối với GV. Phải chăng vì em Tín là HS cá biệt nên thầy Phục không cần nói rõ lí do khi đuổi em ra khỏi lớp?
Khi dạy ở khối 7, 8,9 giáo viên phải đặc biệt chú ý đến những thay đổi về tâm sinh lí của học sinh để có cách giáo dục phù hợp, đằng này thầy giáo lại quên mất...
Sự việc này cũng là một bài học cho chúng ta những người đang có "sứ mệnh trồng người" phải chú ý và quan tâm hơn nữa đến lứa tuổi nhạy cảm này.

Trần ngọc An, An Khoa, Vĩnh Mỹ B, Hòa Bình, Bạc Liêu, 14:23, 14/01/2010

Liên tiếp thời gian gần đây, báo đài liên tục đưa tin về việc thầy giáo bị hành hung trọng thương ngay trên bục giảng. Thú thật, tôi cực kỳ đau lòng. Dẫu biết rằng đó chỉ là những trường hợp cá biệt. Tinh thần tôn sư trọng đạo của người Việt ta đâu rồi? Tiên học lễ hậu học văn. Chắc chắn là bài học tối thiết cho HS,SV khi cắp sách đến trường.

Kỹ sư,bác sĩ....làm gì khi tự bản thân ta không biết đến công ơn dạy dỗ của thầy cô. Nhân cách cao trọng nhất của một con người chính là lòng biết ơn. Nếu không có, chắc ta phải cố gắng thật nhiều để đạt được và để xứng đáng...làm người.

Thái An, Quảng Ngãi, 14:01, 14/01/2010

Học sinh đánh thầy giáo thì cần phải nghiêm trị; bất luận đúng hay sai. Còn ông giáo Phục phạt đuổi một học sinh khỏi lớp mà không cho HS đó biết rõ mình đã mắc phải lỗi gì. Thầy giáo lúc đó có "xỉn"? hay thầy Phục cứ nghĩ mình là một vị vua của thời phong kiến? Học sinh THCS cũng là con người; cũng biết tự trọng , chứ đâu phải con chó nuôi của thầy mà chỉ biết chạy khi bị chủ đánh.

phạm gia khải, B22 tổ 84 phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, 11:53, 14/01/2010

Rất buồn khi có những vụ việc bạo hành như thế này! Tâm lý và cách ứng xử của thanh thiếu niên bây giờ có khác trước nhiều, có nhiều nguyên nhân, nhưng các vị làm công tác giáo dục rất cần ý thức được điều đó để có cách ứng xử sao cho phù hợp. Xã hội phát triển, quan hệ về nhiều mặt giữa các thành viên trong xã hội cũng phát triển, ta cũng nên cập nhật về vấn đề này để có sự hài hòa, tôi thấy bao giờ cũng nên tiếp cận mọi vấn đề một cách biện chứng, và giải quyết cũng theo tinh thần đó.

Tạ Văn Tiến, Hà Nội, 09:54, 14/01/2010

Tôi không hiểu sao ,một thầy giáo lại để một đứa bé lớp 7 (ở lại 1 năm nên cứ cho là lớp 8) đánh gục được? Chẳng lẽ thầy giáo đó lại cứ giơ mặt và đầu ra cho học sinh này đánh? Chẳng lẽ không có biện pháp tự vệ nào? Cậu học trò hư hỏng đó dù sao cũng là một đứa con nít, chắc chắn là còn nhỏ bé về mặt hình thể cơ mà?

LÊ QUANG, Tổ 3 Cầu Diễn, Từ Liêm, Hà Nội, 09:43, 14/01/2010

Tôi thật sự bức xúc khi đọc thông tin này của Báo. Rất cảm ơn Báo Vietnamnet.vn đã kịp thời phản ánh.

Nếu sự thật đúng như báo đưa tin, tôi đề nghị nhà trường nên cùng với chính quyền các cấp ở An Giang có biện pháp kỷ luật nghiêm khắc nhất để chuyển học sinh này vào các cơ sở giáo dục đặc biệt, không thể để một học sinh như thế trong trường phổ thông. Nếu nhà trường tiếp tục cho những học sinh như vậy tiếp tục học sẽ ảnh hưởng hết sức xấu đối với các học sinh khác và đặc biệt làm xấu hình ảnh ngành giáo dục của tỉnh An Giang cũng như của cả nước.
Xin chân thành cảm ơn quý Báo.

Hải Anh, Hà Nội, 09:34, 14/01/2010

Đây là mầm mống của xã hội đen sau này. Hãy xử đúng luật pháp theo tội danh cố ý gây thương tích.

Gần đây tôi thấy nhiều bài báo hay đưa lên vấn đề dân chủ trong trường học, và chỉ trích lỗi lầm của 1 số ít thầy cô. Điều này vô hình dung đã làm cho học sinh có ý coi thường giáo viên.

Theo tôi, thời nào cũng vậy, giáo viên phải có quyền và làm học sinh nể sợ mới giáo dục được nhất là học sinh cấp 1,2,3. Hãy để sự dân chủ đó cấp độ đại học. vì khi đó các em đã có nhận thức đầy đủ. Đừng dân chủ kiểu Mỹ nữa, hỡi các nhà giáo dục và ngôn luận. Cứ đà này rồi thì không giáo dục được nhân cách con người nữa.

Dũng Anh, Hà Nội, 09:23, 14/01/2010

Thật phẫn uất khi đọc tin này. Phải xử lý thật nghiêm làm gương, nếu đủ cấu thành phải xử lý hình sự.

Theo tôi, bên cạnh việc nêu những bảng vàng thành tích trong ngành giáo dục, Bộ GD-ĐTnên có một mục trên website của Bộ nêu danh sách (kiểu danh sách đen) các tập thể, cá nhân sai phạm trong giáo dục - đào tạo hàng năm để mọi người biết và lên án

Tâm, TP.HCM, 09:12, 14/01/2010

Đọc bài báo này xong, tôi nghĩ lại việc trước đây tôi không thi vào ngành sư phạm dù rất thích là 1 quyết định đúng dắn.

Vinh Hoà, Nha Trang, 09:07, 14/01/2010

Cha ông ta có câu: Không thầy đố mày làm nên. Với loại học sinh này phải dứt khoát đuổi học và bắt đi cải tạo. Không thể nương nhẹ. Nếu nương nhẹ sẽ còn nhiều việc như vậy xẩy ra. Thế thì còn gì là nền giáo dục Việt Nam.

Tin liên quan

Các tin khác