Ý kiến bạn đọc
Chu Văn Huỳnh, TTGDTX Việt Trì, Phú Thọ, 14:30, 17/01/2010
Các ý kiến hay. Vấn đề là Xã hội mạch lạc.
PTV, KonTum, 14:03, 17/01/2010
1. Cần để học sinh tham gia nhiều hoạt động cộng đồng hơn chứ không nên chỉ bắt học sinh vùi đầu vào sách vở như hiện nay.
2, Cần giảng dạy theo phương pháp gợi mở chứ không nên chăm chăm theo sách giáo khoa.
3. Tập trung nâng cao ý thức học sinh, vì một khi học sinh có ý thức họ sẽ chủ động tìm kiến thức chứ không thụ động như hiện nay. Họ sẽ không thấy gò bó, bực bội vì cứ phải học mãi.
Pham Ngọc Thủy, 13:10, 17/01/2010
Ngành giáo dục đang nỗ lực hết mình để nâng cao hiệu quả giáo dục. Thầy cô giáo phần lớn vẫn giữ được tư cách, đủ tư cách để giáo dục con em chúng ta. Tôi nghĩ đạo đức học trò xuống cấp là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Khi thầy cô dạy một đằng, thực tế một nẻo thì khó có sự thuyết phục. Chẳng hạn : người lớn ăn chơi, nhậu nhẹt, hư hỏng, ngoại tình, tham ô, cửa quyền...rồi những tệ nạn xã hội mà các em nhìn thấy: ma túy, mại dâm...Đôi khi lại chính ở gia đình, bậc cha mẹ mình ? Như thế làm sao các em không hư?
Nguyen Van Sau, Xóm 8, Kỳ Sơn, Tân Kỳ, Nghệ An, 08:44, 17/01/2010
Nói chuyện dạy đạo đức cho học sinh không hiệu quả là lỗi của nhà trường và thầy cô giáo thì thật là oan quá. Đang học bài đạo đức thì bố mẹ lo chạy có bao nhiêu tiền đểgiải quyết việc gì đó, hoặc là xin việc cho anh, chị, hoặc giấy phép nào đó. Bây giờ ngồi đâu, việc phải có tiền để chạy việc là chuyện bình thường hàng ngày, chưa nói đến chạy chức chạy quyền, chạy dự án đứa trẻ đều được nghe hết; hơn nữa các cơ quan chức năng xử lý các tội về tham nhũng, tham ô lại quá ưu ái cho kẻ phạm tội. Vì vậy cái gốc để dạy đạo đức cho con trẻ phải là việc làm của những người lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính quyền, nói như người khác ẩn dụ là người lớn, nhưng nói thế người nghe chỉ cho là cha mẹ thôi.
Ai sẽ dám làm sòng phẳng việc này, ai dám minh bạch không sợ quyền lực.
Phan Đăng Thuận, Ba Đình Hà Nội, 08:19, 17/01/2010
Cha ông ta từng nói: "Tiên học lễ, hậu học văn". Ngày nay chúng ta dường như chú ý nhiều hơn đến "học văn" mà quên đi "học lễ". Giáo duc nhân cách của con người phải giáo dục từ nhỏ. Bố mẹ nuôi chiều cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến trình trạng trẻ nhỏ ngày ngày nay còn chưa ngoan ( tôi không muốn nói trẻ nhỏ ngày càng hư). Hơn nữa chính người lớn phải gương mẫu. Chúng ta làm sao giáo dục cho học sinh sống tốt trong khi chúng ta còn chưa tốt. Giáo dục tốt nhất là giáo dục bằng tấm gương.
longbadang, tphcm, 06:48, 17/01/2010
Không hy vọng nhiều ở nhà trường, tôi đã dạy các con những chỗ hỗng mà nhà trường chưa dạy. Tôi dạy các cháu sống phải có tình thương, thương tổ tiên, thương ông bà, thương cha mẹ, thương chú bác, cậu di, thương bạn bè...và thương người nghèo khó. Nhiều tình thương thì các cháu dần biết chia sẽ, biết sống có trách nhiệm. Có tình thương các cháu sẽ bỏ đi thói tham lam, ích kỹ, bỏ đi thói đua đòi, thói hung dữ.
Nhà thơ, chính khách Nguyễn Khoa Điềm đã từng thốt lên trong thơ của ông "sự hung bạo, chính là sự hung bạo". Sự hung bạo sao bây giờ quá nhiều và nhởn nhơ thách thức tất cả, ai phải chịu trách nhiệm? Cả xã hội phải chịu trách nhiệm. Trước hết, các bậc cha mẹ phải là tấm gương, phải nâng niu từng bước chân của con cái trên đường đời, hãy dành nhiều hơn thời gian cho các cháu, phải trò chuyện nhiều hơn. Tôi theo đạo Phật, tôi hướng các cháu sống theo tâm Phật, lấy tình thương che chắn mọi biến cố trên đường đời.
Phạm Hoàng Tùng, Hà Nội, 00:33, 17/01/2010
Nói chung cả 2 bên gia đình và nhà trường đều phải chung tay dậy dỗ. Công việc chính vẫn là của gia đình.
Nhưng nhà trường trường có quá nhiều tiêu cực, VD: như thầy cô giáo có thành kiến với học sinh. Là học sinh thì không thể tránh được hết các lỗi lầm. Nhưng nhà trường và giáo viên phải có hướng dạy dỗ tích cực chứ không phải là đỉnh chỉ học tập. Đình chỉ học tập là cách làm tiêu cực nhất. các cháu bị đình chỉ nếu gia đình biết thì không sao nhưng khi gia đình không được thông báo thì các cháu sẽ lang thang vật vờ ở cổng trường, rồi không biết sẽ sẩy ra chuyện gì. Lúc sẩy ra chuyện thì nhà trường đâu phải chịu hậu quả mà chính là gia đình và xã hội.
phuong thao, 23:07, 16/01/2010
Là 1 người thầy, tôi nghĩ phải có cái tâm thì dạy học trò mới nên người được. Cấm người thầy không đánh học trò vì cái tôi của người thầy quá lớn để người học trò không kính trọng và nể phục người thầy được thì đúng. Nhưng 1 người thầy đánh học trò vì muốn học trò minh thành người, thì những đòn roi đó phải đáng trân trọng. Và dĩ nhiên, điều này một cậu bé học cấp I thôi, thì cậu bé đó cũng cảm nhận được điều đó rồi.
Và tôi cũng từng đi dạy học, và cũng đánh đòn học trò vì không chịu làm bài tập, không thuộc bài. Những học trò của tôi rât ngèo, không có đủ sách vở để học, trời lạnh thì không có áo ấm để mặc. Và tôi không thể cầm lòng để mặc các cháu như vậy được mặc dù hồi năm 1992-1996 tôi chỉ nhận được từ lương 180 000đ - 220 000/tháng . Nhưng tôi vẫn về nhà tìm cách làm thêm buôi tối có tiền mua sách vở, viết và áo quần cho các em, vận động bà con có áo quần thải ra thì cho các em.
Vậy đó, chỉ là một sự giúp đỡ nhỏ nhặt của tôi thôi, mặc dù tôi cũng thường xuyên đánh đòn và răn dạy chúng chỉ có học mới thóat được cảnh nghèo,nhưng mà học trò của tôi rất thương tôi, cả ba mẹ chúng cũng vậy. Mỗi lần tôi bệnh mà đi dạy lại thì như ong vỡ tổ ào ra trước sân trường reo mừng tôi.
Phương Thảo
Trần Công, Hà Tĩnh, 22:41, 16/01/2010
Vấn đề đạo đức của học sinh Việt Nam ngày nay đang là mối quan tâm hàng đầu của xã hội, thiết nghĩ chấn chỉnh phải bắt đầu từ "người lớn" chứ không phải bắt đầu từ riêng nhà trường hay gia đình, mọi tiêu cực của xã hội do người lớn gây ra (trong đó có thầy, cô, cha, mẹ và cả những người lớn khác nữa) mà các em học sinh hàng ngày chứng kiến đó mới là vấn đề.
Thử hỏi, bố làm quan chức tham ô, nhận quà cáp cấp dưới ngay trước mặt con trẻ, bố chở con đi học vượt đèn đỏ, những quan chức có quyền cứ xuất hiện trước truyền hình, bố mẹ học sinh lại nói ngay trước con em mình là cái ông ấy tham ô mà lại được lên chức ấy, kỷ luật cấp huyện thì được lên làm ở tỉnh. Những chuyện như vậy hỏi làm sao con trẻ lại không ảnh hưởng đến đạo đức được,.... Vậy chấn chỉnh đạo đức học sinh phải là việc của toàn xã hội, Chính phủ, Bộ GD-ĐT phải chấn chỉnh "Người lớn" trước đã, phải không?
Đỗ Thị Hải, Đồng Nai, 22:25, 16/01/2010
Là một giáo viên vào nghề được 5 năm, Nhưng so sánh đạo đức học sinh lúc tôi mới ra trường và học sinh hiện tại bây giờ thì đạo đức đi xuống trầm trọng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Đứng về phía một giáo viên tôi cũng thấy có nhiều trăn trở và suy nghĩ. Bản thân tôi thấy rõ một điều rằng thực tế hiện tại có một vài giáo viên xử lý các tình huống sư phạm chưa hợp lý, xúc phạm thân thể trẻ em với nhiều hình thức khác nhau, đó chỉ là số ít thôi. Nhưng dưới cây viết của các nhà báo thì sự việc được nâng lên khá nhiều. Điều này đã làm rất nhiều phụ huynh có cái nhìn lkkhác về giáo viên và chính vì phụ huynh có nhũng suy nghĩ sai trái dẫn tới học sinh cũng có những suy nghĩ tiêu cực về thầy cô.
347707_gli, o9-nguyen kiem, 20:51, 16/01/2010
Tôi cũng là 1 giáo viên. Ngày mới ra trường, tôi cũng mang hết nhiệt huyết của mình ra để giáo dục đạo đức cho HS. Nhưng sau hơn 10 năm đi dạy, tôi rất ngại làm việc này vì xung quanh tôi gương tốt rất ít mà gương xấu quá nhiều. Khi mà một bộ phận lớn xã hội còn chưa công bằng thì làm gì mà giáo dục được HS
NTB, Tp HCM, 15:32, 16/01/2010
Tôi đồng ý là có một số thầy cô xử sự không đúng mực. Nhưng các bạn đã bao giờ nghe câu: "Ông muốn bị nghỉ việc không?" từ một cậu học sinh cấp II chưa?. Báo chí và dư luận đôi khi thiếu khách quan khi đánh giá sự xuống cấp về đạo đức của một bộ phận những người làm giáo dục, điều này theo tôi gây nên một làn sóng sai lệch trong nhận thức của các cô cậu học sinh và cha mẹ học sinh. Có ai biết rằng, phần lớn nguyên nhân khiến HS-SV hư lại là cha mẹ của các em đó. Các em và ba mẹ của các em có quá nhiều các quyền để khiến người thầy, người cô đều phải run tay. Ngày xưa, chuyện dùng roi hay một số hình phạt áp dụng cho học sinh là điều bình thường, và được các bậc phụ huynh ủng hộ. Ngày nay thì... các bạn cứ đọc lại các bài báo trong thời gian qua thì rõ..
Tô Mai Thanh, Bù Đăng - Bình Phước, 07:24, 16/01/2010
Tôi nghĩ rằng trách nhiệm giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay không phải chỉ là trách nhiệm của nhà trừơng, không phải do Bộ giáo dục , mà hiện nay thời gian con em ở trường chỉ 5 tiếng đồng hồ , thời gian còn lại các em ở nhà , ở ngoài xã hội , vậy thời gian đó các em chịu ảnh hưởng của sự giáo dục gia đình và xã hội.
Nếu phối hợp tốt giữa gia đình-nhà trừơng-xã hội thì đạo đức học sinh sẽ tốt và ngược lại . Hiện nay đa số các em có xếp loại hạnh kiểm TB , yếu đều là những em thiếu sự quan tâm giáo dục của gia đình , gia đình bỏ mặc cho nhà trừơng , thậm chí khi con mình bị vi phạm , nhà trừơng mời phụ huynh đến để trao đổi thì phụ huynh không đến . Như vậy thử hỏi làm sao để con em mình tiến bộ hơn lên được khi thiếu sự phối hợp của gia đình.
trần thanh bình, lop kien truc k29 - dhkh, 05:02, 16/01/2010
Là một sinh viên, tôi thấy đạo đức của hs-sv ngày càng xuống cấp trầm trọng. Hiện nay, trên các trường đại học chuyện sinh viên nói xấu giảng viên, tệ nạn xã hội, đánh nhau giữa sv-sv, thậm chí là gv-sv là rất phổ biến. nguyên nhân của tình trạng này là các hs-sv chưa được trang bị một kỹ năng sống lành mạnh, chất lượng giáo dục đi xuống, cha mẹ ngày càng ít quan tâm đến con cái. Ngoài ra tình trạng đào tạo sv ồ ạt, không quan tâm đến chất lượng giáo dục, mà tôi có cảm giác như là VN sắp phổ cập đại học thì phải.
Giảng viên đại học giỏi về chuyên môn nhưng lại thiếu đạo đức, nhũng nhiễu sv là chuyện không hiếm. Nhiều trường đại học chất lượng chỉ bằng một trường cao đẳng bình thường, thậm chí còn thua. Để nâng cao được chất lượng gd, bộ giáo dục phải có những quyết sách mới, không mở thêm trường đại học, mà hãy nâng cao chất lượng những trường đang có, dạy thêm kỹ năng sống cho HS-SV. xử lý nghiêm những giảng viên thoái hóa biến chất để họ là những tấm gương cho các mầm non của tương lai.
xuannhat82, 01:34, 16/01/2010
Xin chao cac ban doc gia !
Hien nay toi dang hoc tap tai Canada. Toi ve duoc hoc mot bai ve "the ways you could vonlunteer at school if you have time"... Ngam lai toi thay day chinh la dieu ma nganh Giao Duc Viet Nam con thieu. Qua vietnamnet, toi thay chung ta dang dat ra nhieu cau hoi van de dao duc cua hoc sinh ngay nay. Vi vay toi muon chia se vai dieu:
1. Tai sao phu huynh lai tham gia hoat dong tinh nguyen o truong hoc. O canada, cac nha truong luon nhan manh rang: Giao Duc truoc het la trach nhiem cua nha truong, nhung viec hinh thanh tinh cach cua hoc sinh, dinh huong tuong lai lai phu thuoc rat nhieu vao cac bac phu huynh. Do la ly do nha truong luon moi cac vi phu huynh tham gia nhieu hoat dong cua nha truong. Bang cach nay, ca vi phu huynh co the hieu con cai minh dang hoc nhu the nao, dang trruong thanh theo huong nao? Qua do, phu huynh co the kiep nuon nan cac em theo dung con duong..... Cac ban phu huynh o Vn thuong phat hien nhung dieu bat thuong cua con cai minh, nhung thay doi cua cac em khi moi viec "DA ROI", khi nhan cach cua cac em da dinh hinh thi` rat kho de giao duc cac em.
2. Lam the nao de tham gia cac hoat dong tinh nguyen. Co rat nhieu cach de phu huynh tham vao hoat dong:
Phu huynh co the cung len lop voi giao vien. Dieu nay rat phu hop voi bac hoc mam non. Hoc sinh luon cam thay thu vi voi su hien dien cua bo me trong lop hoc, cam thay minh duoc quan tam, dong vien. Phu huynh co the giup thay co bay cac tro choi, chuan bi cac dung cu hoc tap ..... Mot dieu thu vi nua, la cac bac phu huynh co the biet hom nay con minh duoc hoc nhung gi, va giup cac em cung co lai dieu do khi o nha. O bac mam non va tieu hoc, tinh cach se bat dau duoc xay dung, va la nen tang cho tuong lai, vi vay day la giai doan ma cac bac phu huynh nen tham gia tich cuc de giup con minh hinh thanh nhung y thuc cong dong, yeu thuong ban be, kinh trong thay co ...
Doi voi cac ban trung hoc tro len, cac em thuong thich co nhung quyet dinh rieng. Phu huynh khong can den truong thuong xuyen, nhung nen lien lac voi nha truong de nam bat tinh hinh hoc tap cua con minh. Cac em hoc sinh o tuoi nay se co nhung thay doi ve mat tam sinh ly. Cac bac phu huynh la nhung nguoi dau tien nhin thay dieu nay chu khong phai la thay co tren lop. Viec nam bat nhung thay doi, giup cac em hieu ro, giai quyet nhung gut mac trong cuoc song se co tac dung ho tro tich cuc cho viec hoc tap cua cac em. Phu huynh nen co vu cac em khi hoc sinh tham gia vao cac hoat dong ngoai khoa cua truong nhu thi dau the thao, van nghe ... Dieu nay giup phu huynh co the nhin thay moi quan he cua con em minh voi ban be, hieu duoc nhung thi hieu ve am nhac, thoi trang o tuoi moi lon.... tu do ma huong dan cac em lua chon. Toi nhan manh 2 chu "huong dan" chu khong phai "ap dat" cac em
3. Nhung tro ngai trong viec tham gia vao hoat dong giao duc cua phu huynh
Toi nghi 2 van de co ban gay nhieu kho khan cho cac bac phu huynh la thoi gian va cach suy nghi.
Nguoi Viet Nam rat hieu hoc, luon mong moi cac cai minh cham chi, hoc gioi. Hien nay nhieu bac phu huynh san sang dua con den truong ngay 3 buoi. Nhung lai it khi quan tam den viec tham gia nhung hoat dong cua truong hoc. Chung ta thuong chi biet dua con den truong la yen tam, chung ta nghi rang viec giao duc la cua thay co ... Khi phat hien con minh "hu'" thi keo ngay den truong hoc do`i lam cho ro trang den ... Nhung thuc chat van de la nam o gia dinh, cai noi ma cac em hoc sinh van thuong song. Nhan cach cua tre tot hay xau la do giao duc cua gia dinh ma ne^n. Nha truong cho hoc sih kien thuc, noi cac em phai la`m dieu tot, nhung ve nha lieu cac bac phu huynh co la tam guong hay khong ??? Moi bac phu huynh phai nhin nhan vai tro tich cuc cua minh trong viec giao duc com em, dung bo moi thu cho nha truong lo lieu.
Tro ngai thu hai la thoi gian . Trong thoi buoi com ao gao tien ngay nay, ai cung phai tat bat ca. Nhieu phu huynh cho rang cu kiem nhieu tien, cho con vao truong noi tieng, truong quoc te la duoc roi. Nhieu phu huynh lai nghi rang viec quen gop " tien bac, vat chat" cho truong se giup con minh thanh nguoi tot . Dieu do la nhung sai lam lon. Toi thay da so ca truong hop cac em hoc sinh quay pha lai la nhung hoc sinh co dieu kien kha gia, nha giau, nhung lai thieu su quan tam cua bo me. Hay danh thoi gian cho cac em. Khong phai luc nao cung ke ke theo tre, nhung moi ngay ben ban an gia dinh, nhung luc o nha, cac bac phu huynh hay tro chuyen voi con em minh. Moi ngay chi can 30 phut hay 1 h thoi, nhung tac dung thi vo cung hieu qua. Dieu nay co nghia la cac vi phu huynh phai biet cach thu xep cong viec, gat bo nhung thu vui cua minh, danh thoi gian cho con tre. Suy nghi cho cung, hanh phuc gia dinh co mot gia tri rat to lon ma tien bac, dia vi khong the bu dap duoc dung khong cac vi ?
Vai dong chia se cung qui vi phu huynh. Toi mong rang cac em hoc sinh cua Viet Nam chung ta se co nhung tien bo trong tuong lai. Xa hoi Viet Nam ngay nay tien bo rat nhieu, con em chung ta ngay cang thong minh, gioi giang. Nhung tuoi tre tai nang ma thieu nhan cach tot thi that dang tiec. ma dieu nay chung ta haon toan co the lam duoc, no nam trong tam tay cua chung ma !
Thanh Chánh, Nha Trang, 19:20, 15/01/2010
Một đứa con trong nhà, một học sinh trong trường, một công dân của xã hội,... một đứa nhỏ của nhiều người lớn, khi thể hiện một hành động không tốt thì phải xem lại người lớn đã hành xử trong cuộc sống hàng ngày như thế nào trước mắt các em?
Sự thật có thật sự được tôn trọng trong ứng xử; người nói trung thực hay người nói "theo việc" ai được sử dụng và thuận lợi hơn trong công việc!? Suy nghĩ chuyện người lớn sẽ có câu trả lời cho kết quả việc đào tạo thế hệ trẻ. Mong sao...!
Hoang Nhu Bang, Phung Hung - Hue, 18:51, 15/01/2010
Giáo dục đạo đức cho học sinh bay giờ đã vượt tầm giáo dục của nhà trường, gia đinh và xã hội. Bởi hiện tại học sinh được xem là đối tượng được quản lý và bảo vệ sát sao nhất. Luật đưa ra về quyền lợi của tre em quá cao đến nổi Cha mẹ, ông bà, anh chị ... kể cả thầy cô giáo cũng không được xúc phạm đến nhân cách, nhân phẩm của trẻ em thì ai là người giáo dục trẻ em? Vậy thì trách ai khi cả một hệ thống thế hệ trẻ đang ngày một hư hỏng, đánh mất bản chất con người Việt. Trách nhiệm này bây giờ đổ lỗi cho ai?
Nguyen Duc Dung, Phong GD&DT Phu Luong-Thai Nguyen, 15:47, 15/01/2010
Tôi không đồng tình với bài viết này. Hiện nay Đảng ta đang tiến hành công cuộc công nghiệp hoá đát nước (Thực hiện nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN) vì vậy mặt trái của nền kinh tế thị trường có tác động đến mọi mặt của kinh tế xã hội. Do vậy toàn xã hội phải có trách nhiệm cùng ngành GD để có trách nhiệm giáo dục đạo đức học sinh.
hoai linh, hanoi, 14:28, 15/01/2010
Rat mong BO GDDT cam cac truong duoi hoc hs fam loi 3 lan dau ma chi bat hs vi fam xuc fam gay ton that tinh than hay vat chat cho nguoi khac lao dong cong ich hang ngay don san truong, don ve sinh, trong vong 1 thang hay 1 nam tuy theo toi nang nhe.Ngoai ra chame cung bi fat tien vi thieu trach nhiem day con.
Cac hs bi duoi se khong dc chame hay nha truong quan ly ban ngay nhanh chong hu hong te hai, tro thanh cong dan xau cho xa hoi trong tuong lai va tuong lai cua chinh cac em cung bi cac em tu huy hoai.
Viec duoi hoc hs la bien fap phan giao duc, Bo GDDT can khan cap nghiem cam cac truong duoi hoc hs, gay hau qua cho gia dinh cac em, cho xa hoi se co nhugn cong dan toi te, va tuong lai cua cac em bi duoi hoc qua la den toi, cac em se tu huy hoai chinh ban than minh, giao du voi nhugn ke xau vi bi moi nguoi xa lanh, ke ca thay co va nha truong.Hay giao duc hs bang tinh thuong, long nhan hau, tha thu, giao duc cac em yeu lao dong, yeu moi nguoi xong quanh va biet yeu chinh ban than bang cach luon ren luyen tu cach dao duc de xung dang voi su yeu thuong cua thay co cha me va ban be.
Trần Thanh Hưng, Nam Định, 08:55, 15/01/2010
Đúng là đạo đức, lối sống của HS hiện nay đã có quá nhiều biểu hiện xuống cấp và trở thành một hiện tượng nhức nhối của ngành giáo dục nói riêng cũng như của toàn xã hội.
Tôi cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng chỉ đổ lỗi cho ngành GD là chủ yếu thì e rằng cần nhìn nhận lại bởi lẽ giáo dục đào tạo thế hệ trẻ là việc làm của toàn xã hội, không thể coi nhẹ bất cứ một khâu nào. Trong đó, ngành GD là người trực tiếp nhất hay nói cách khác là thượng tầng kiến trúc để thực hiện. Nhưng nếu cái hạ tầng cơ sở không tốt thì làm sao làm tốt cái thượng tầng kia.
Tôi thấy bạn Hồ Văn Long ở TP Hồ Chí Minh nói rất đúng. Ngoài ngành GD, chúng ta cần nhìn thẳng thắn hơn, nghiêm túc hơn vào các mặt khác của đời sống XH thì mới thấy được những ảnh hưởng tiêu cực của XH tác động mạnh mẽ đến tâm hồn các em HS như thế nào.
Thời chúng tôi đi học, nói thật là các thầy cô giáo rất nghiêm và khắt khe, thậm chí chuyện đánh HS là chuyện rất bình thường. Khi đó HS rất sợ và nghe lời chứ có như bây giờ đâu. Tôi không cổ suý cho hành động đó nhưng muốn chỉ ra rằng đó không phải là vấn đề nhức nhối nhất tác động tới tâm hồn, lối sống các em mà chủ yếu là các tác động tiêu cực của các hiện tượng tiêu cực trong cuộc sống hằng ngày trong XH hiện nay.
Bïi Thóy Liªn, hµ t©y, 08:38, 15/01/2010
Tôi cũng đã là một học sinh, và cũng là một phụ huynh tôi thấy giáo dục con cái bây giờ thật khó.
Nếu không có sự phối hợp chặt chẽ giưa gia đình và nhà trường thì không thể có được kết quả như ý muốn. Câu "Tôn sư trọng đạo" bây giờ không còn được hiểu theo đúng nghĩa của nó nữa.
Tôi còn nhớ lúc bé được ông nội kể khi đi học mà viết chữ không đúng sẽ bị thầy đánh vào tay dến khi nào viết được thì thôi. Lúc ấy, ông tôi cũng đã ngoài sáu mươi tuổi rồi vì chiến tranh nên anh em tôi phải đi sơ tán về quê nhờ ông bà trông nom dạy dỗ, mỗi khi ra đường nhìn thấy cô diều phải đứng lại khoanh tay chào. Tết còn đến chúc tết thầy quà tết có khi chỉ là quả cam hay nải chuối hái trong vườn nhà thôi.
Thật là tiếc, xã hội càng phát triển thì trong một khía cạnh nào đó đạo đức càng bị suy thoái. làm thế nào để con mình trở thành người có ích cho gia đình, xã hội quả quá khó.
Nhưng nói gì tôi vẫn phản đối viêc học sinh lớp bẩy đánh thầy giáo, còn thầy cô có đánh vào tay để phạt con cái minh khi có lỗi thì cũng không phải là quá đáng vì mình phải thông cảm cho giá viên họ đứng lớp có đến 40 HS đang ở tuổi hiếu động chư có ý thức nếu không có sự nghiêm khắc thì cũng không thể đảm bảo được thời gian giảng dậy trên lớp.Sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường là không thể tách rời trong giáo dục nhưng già đình vẫn là chủ yếu. 1 gia đình tốt sẽ mang lại cho xã hội những công dân tốt. Tôi vẫn tin tưởng vào sự giáo dục của nhà trường, đạo đức của các thầy cô
Phan Anh Nga, daknông, 21:48, 14/01/2010
Bên cạnh trò ngoan có trò hư, đây là tất yếu mà xã hội nào cũng có. Điều đáng nói ở đây là trò hư thường là con những gia đình khá giả, kể cả bố mẹ là quan chức. Tại sao vậy? Những tấm gương về học sinh nghèo vượt khó hiện nay ở đâu cũng có. Còn học sinh giàu vượt qua sự đầy đủ về vật chất, vượt qua sự ảnh hưởng trong chuyện làm ăn của người lớn tại gia đình để học giỏi thì ít thấy nhắc đến. Tôi rất kính phục những gia đình khá giả có con học giỏi. Nhìn đàn con chăm ngoan biết ngay là bố mẹ sống đức độ, kiếm tiền chân chính. Số còn lại thì...
Kiêu Văn Duẩn, Hà Nội, 21:01, 14/01/2010
Tôi nghĩ, học sinh hôm nay có đủ tất cả những tố chất để trở thành con người văn hóa, nhưng cũng đủ những " điều kiện" để trở thành những con người thuộc loại phế thải của xã hội.
Vấn đề là chúng ta chưa cho họ một con đường cụ thể. Họ bị lạc lõng trước những biến chuyển của xã hội, đôi khi hoang mang không biết đâu là lý tưởng, không nhận ra chính mình.
Vậy nên theo tôi cần làm điều gì đó cho họ để giúp họ có những tiêu chí cụ thể mang tính định hướng có giá trị, giúp họ nhận ra mình.
Nền giáo dục của ta hiện nay vẫn chưa hướng con người tới những mục tiêu cụ thể mà đang cố đúc những khuôn mẫu mang tính chung nhất cho nên người học đôi khi cẩm thấy xa lạ với cái mình đang học.
Từ xa lạ đến "sa thải" chỉ là một khoảng cách nhỏ. Nên cho họ cái họ "cần" sau đó mới hướng họ tới cái họ phải ( tức là: cách để đạt được cái cần đó.)
VD. Phát hiện một HS có khả năng về âm nhạc ta nên đặt cho họ một mục tiêu thành ca sĩ hoặc nhạc sĩ.v.v........ sau đó mới nêu yêu cầu và cho họ thực hiện yêu cầu có tính giáo dục một cách chuyên nghiệp trong đó có cả những vấn đề thuộc phạm trù chuyên môn và phạm trù đạo đức. Như thế có nghĩa là họ đã có sự thỏa thuận với ta một mục tiêu và phương pháp đạt mục tiêu đó.
Nguyễn Thừa Long, Đăk Lăk, 20:54, 14/01/2010
Học sinh như là một sản phẩm của ngành GD-ĐT.
Có thể nói, ngành ta lâu nay luôn tìm cách chăm sóc, bồi dưỡng cho sản phẩm của mình ngày càng thêm tươi tốt-bằng cách "tưới nước, bón phân". Nhưng lại xem nhẹ việc "bắt sâu" phá hại hàng ngày đến "vườn ươm mầm xanh" của chúng ta.
Những con sâu bự đó có thể chỉ ra là một số thầy ,cô giáo không có TÂM,TÌNH và TRÁCH NHIỆM...họ đến lớp dạy chỉ đơn giản là lấy tiền lương mà thôi.
Nhiều người coi HS như là một ĐỐI TƯỢNG LAO ĐỘNG giản đơn, họ mắng chửi, nhục mạ HS, thậm chí đánh đập HS nhẫn tâm ... Đó là những con sâu đang phá nát vụ thu hoạch mùa màng của ngành GD-ĐT . Cần phải DIỆT trừ các con sâu hại mùa màng của chúng ta càng sớm càng tốt .
Truong Thao Duong, Nam dinh, 20:35, 14/01/2010
Các nhà quản lý cũng cần xem lại cho thấu đáo ở các khía cạnh. Những người tâm huyết lao vào lĩnh vực khó khăn này thì không được đánh giá đúng mực. Nhiều nhà lãnh đạo chỉ coi đây là vấn đề làm cho có. Khi bổ nhiệm cũng vậy, thường là những người làm đào tạo thì hay được chú ý còn những người thuộc lĩnh vực này thì được coi là kém năng lực. Kinh phí dành cho hoạt động này ở các cơ sở đào tạo cũng rất hạn chế, thậm chí như đi xin. Hiện nay vấn đề này ở một số nơi có khi lại khoán trắng cho bộ môn Chính trị - MacLe. Đây là sai lầm lớn về cách nhìn và phương pháp giáo dục. Bộ môn này không phải để làm việc đó.
Rất mong được chia xẻ cùng bạn đọc.
Nguyễn Phúc Lộc, Yên Thành-Nghệ An, 19:55, 14/01/2010
Nghĩ cho cùng thì chính người lớn làm hư trẻ em vì trẻ em bắt chước người lớn.
Đỗ Hồng Ân, TP Tân An Long An, 19:50, 14/01/2010
Học sinh bây giờ có quá nhiều quyền, nào là quyền công dân, quyền trẻ em... Nhưng lại không được dạy trách nhiệm và bổn phận của mình, có quá nhiều chiếc ô sẳn sàn xòe ra để che chắn cho các em. Từ đó, các em tự cho mình cái quyền được làm tất cả. Còn giáo viên thì làm việc dạy học và giáo dục học sinh trong tư thế bị trói tay trói chân, không dám đưa ra những hình thức răn dạy học sinh vì nếu làm trái ý học sinh thì các em tuyên bố bỏ học, thế là giáo viên lại phải đến nhà năn nỉ các em đi học lại, nếu không sẽ ảnh hưởng đến chỉ tiêu hổ cập. Như vậy, các em sẽ không còn biết tôn trọng kỹ luiật trong nhà trường và từ đó cũng không còn biết tôn trọng pháp luật. Chúng ta đã tự đeo vòng kim cô cho chính mình.
Huỳnh Văn Khánh, Phú Lộc, TT-Huế, 14:38, 14/01/2010
Gần 40 năm gắn với nghiệp làm thầy, thật tình mà nói, những năm gần đây phẩm chất đạo đức của khá nhiều HS có biểu hiện không tốt.
Chúng tôi thường xuyên được PHHS bảo "Trăm sự nhờ thầy cô, gia đình chúng tôi bất lực", thậm chí có PH được mời cũng không đến.Sai phạm mời chính quyền địa phương tham gia thì bảo"Các em quá nhỏ, nhà trường giáo dục là chính".Có những em được ban nề nếp yêu cầu làm kiểm điểm có tới hàng chục tờ trong 1 năm. Nhưng chỉ thế thôi, phạt quỳ vi phạm, đuổi học thì ảnh hưởng đến phổ cập, đánh hoặc rầy la thi vi phạm đạo đức nhà giáo.HS đã vin vào cớ này để tung hoành.
Tôi nghĩ, chủ trương cấm vi phạm thân thể nhân cách HS là đúng nhưng hiện tại thì còn quá nhiều bất cập.Mâu thuẩn thực tế giữa sinh hoạt gia đình, cộng đồng xã hội và kiến thức kỷ năng của nhà trường cung cấp có lúc khác nhịp thì làm sao để giáo dục các em.Tôi nghĩ gia đình đóng vai trò quyết định vì bởi lẽ trong thực tế cùng với 1 môi trường xã hội như vậy, 1 nhà trường như vậy nhưng có em quá ngoan bên cạnh những em không thể nào uốn nắn được.Những người làm GD chúng tôi đã quá khổ rồi, GD không phải là cái túi càn khôn, cái gì cũng đổ cho nhà trường!Cộng động phải vào cuộc.
Ho van long, thanh pho Ho chi minh, 11:34, 14/01/2010
Hiện tượng không lành mạnh của xã hội đã và đang tàn phá tâm hồn con em chúng ta. Nạn tham nhũng tràn lan, tệ chạy chức chạy quyền, thói nhũng nhiểu, cửa quyền, bệnh thành tích giả dối, đủ các vấn nạn đang vây quanh, gặm nhắm, giết chết con em chúng ta từng ngày, từng giờ.
Mai Van Hoang, Binh Duong, 09:24, 14/01/2010
Cá nhân tôi nghĩ, việc bạo lực học đường xảy ra không phải là kết quả của một giai đoạn nào đó, mà là kết quả giáo dục của cả một quy trình.
Ai cũng biết rằng đạo đức, lối sống, cách hành sử và kỹ năng là những gì mà con người ta tích lũy được dần theo thời gian, từ khi biết nhận thức (4-5 tuổi) và hình thành bản chất và tính cách ở các giai đoạn sau. Tôi nghĩ nếu muốn dạy cho học sinh lối sống, chúng ta không nên dạy kỹ năng sống cho các em ở giai đoạn phổ thông, vì lúc này, cơ bản con người đã có bản chất và tính cách riêng.
Ý kiến của tôi là nên dạy cho các em từ nhỏ, từ lúc học mẫu giáo và đặc biệt là giai đoạn tiểu học, dạy các em biết chia sẻ, biết yêu thương và có trách nhiệm. Muốn được thế, công việc đầu tiên là đầu tư vào đội ngũ giáo viên mầm non và tiểu học, vì đơn giản, thế hệ này sẽ là người tiên quyết cho đạo đức học sinh tương lai.
Chúng ta không nên phát triển giáo dục theo kiểu hỏng đâu sửa đấy, phải tìm ra nguyên nhân và thay đổi dần. Điều gì cũng cần có thời gian, mà quan trọng hơn, phương pháp phải đúng.
Tran Dong A, 07:33, 14/01/2010
Trong lịch sử giáo dục học, đã từng có tranh luận về vai trò của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Tuyệt đối hóa vai trò của giáo dục là một quan điểm không đúng. Hạ tầng cơ sở quyết định thượng tầng kiến trúc. Nền kinh tế - xã hội phải chịu trách nhiệm chính chứ không phải Bộ.
Nguyễn thị Xuân Huệ, Trường CĐSP Bắc Kạn, 07:18, 14/01/2010
Tôi cho rằng HS-SV bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các thầy cô giáo. Vì vậy, mỗi thầy cô giáo nên là một tấm gương trước khi đòi hỏi HS-SV phải thế này hay thế kia.
Thực tế thì HS-SV đã phải chứng kiến quá nhiều những tấm gương mà nếu các em soi vào đó thì chính các em chẳng những không nhìn thấy gì mà còn thấy cái gương ấy đen sì, tăm tối.
Vậy thì ai sẽ giúp các em nhìn thấy mình? Chỉ là cha mẹ thì liệu có thay đổi được ko khi mà tất cả chúng ta đều dạy các em rằng phải nghe lời các thầy cô giáo?
nguyễn anh tuấn, tp.hcm, 18:56, 13/01/2010
Người thầy đầu tiên phải làm gương tốt cho học sinh đã, không chỉ học sinh bậc học thấp mà càng lên cao,vai trò làm gương trong hành xử cũng như đạo đức của người thầy càng quan trọng.
Học sinh sẽ không thẻ ngoan và tốt khi chúng chứng kiến hoặc nghe kể về những hành vi"không đẹp" của thầy cô đang giảng dạy chúng.Hoặc chúng không thể cư xử "đẹp và có văn hóa" với ngừời khác khi chính thầy cô của mình ăn nói bỗ bã,vô văn hóa với chúng...
Học sinh nữ không thể duyên dáng,ý tứ khi cô giáo của các em ăn mặc chưa "hợp chuẩn', hay ăn nói thiếu "môi trường giáo dục"..
Học sinh nam không thể nghiêm túc, đứng đắn và có trách nhiệm khi thầy giáo của các em có những hành vi thô lỗ trước mặt các em.
Vẫn biết là bây giờ học sinh bị tác động bởi nhiều tác nhân "độc hại" nhưng thực sự tôi nghĩ vai trò của giáo viên là không hề nhỏ trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của các em.
Thế Anh, Hà Tĩnh, 16:43, 13/01/2010
Lỗi đa phần là ở xã hội đã tác động đến các cháu. Đồng thời, cha mẹ ít quan tâm đến con cái mà chỉ chạy đua vào công việc kiếm sống, rồi phó thác cho thầy cô giáo. Tất nhiên, không loại trừ giáo viên thiếu tư chất nhưng thừa của cải như mọi người vẫn nghĩ nhưng đây chỉ là số ít mà thôi.
Còn vấn đề ngoài khoá, tôi rất tán thành vì nó có rất nhiều lợi ích để học sinh phát triển về đạo đức lối sống xã hội và giữ cho các em được sống trong môi trường lạnh mạnh khi vắng nhà. Nhưng vấn đề là có tổ chức cho học sinh hay không thì lại tuỳ thuộc vào kinh tế. Đại đa số việc đầu tư kinh tế chỉ mang tính cá nhân nên không mang lại hiệu quả giáo dục, và còn làm cho cả giáo viên khó có khả năng giáo dục đạo đức cho học sinh.
Phan Văn Chính, Số 97 tổ 31 kỳ bá Thái bình, 15:07, 13/01/2010
Nhân nào cũng có quả, quả nào cũng từ nhân ... ngoài xã hội thì tệ nạn tham nhũng hoành hành. Hàng ngày, bọn trẻ vô tình được nghe quá nhiều chuyện của nguời lớn, như chuyện ông nọ bà kia chạy chức,... nhà nọ nhà kia chạy việc cho con ở chỗ ấy chỗ nọ hết bao nhiêu.
Đến trường thì tệ nạn dậy thêm học thêm theo kiểu "tiền trao cháo múc" ... không học thêm cô chủ nhiệm/thầy bộ môn thì thù oán ...ngày nọ ngày kia nếu bố mẹ không thăm hỏi thầy cô thì trù dập ... đầy rãy những chuyện ấy hàng ngày vây quanh bọn trẻ làm cho chúng NHÌN MỌI THỨ BÀNG MÀU ĐEN.
Trần Thanh Phong , Biên Hòa, 14:47, 13/01/2010
Bộ trưởng giao toàn quyền sinh sát cho hiệu trưởng bất chấp đoàn thề (không người nào hoàn hảo trên mọi phương diện). Thử hỏi làm sao không có những sai lầm trong giáo dục, giáo viên nào còn hết mình trong công việc để giảng dạy tốt. thì tránh sao có những học sinh không tốt.
Lưu Vũ, 12:39, 13/01/2010
Bản thân tôi nghĩ: nói đạo đức học sinh xuống cấp cũng chưa hoàn toàn đúng mà chỉ có một bộ phận các em hư hỏng và đa số HS bị ảnh hưởng bởi sự giáo dục của trường, gia đình cũng như xã hội. Tất nhiên lỗi không hoàn toàn do Bộ GD&ĐT, Đoàn TN, nhà trường hay gia đình mà tất cả những bộ phận này đều cần phải nhận trách nhiệm một cách nghiêm túc bằng chính "TÂM" của người thầy, người cha, người anh và cả nhà quản lý nữa. Tôi nói điều này vì bản thân tôi cũng đã đóng vai trò tất cả những vị trí trên. Nhiều đêm trằn trọc không ngủ, nhiều khi buồn bã và muốn buông xuôi, nhiều khi thất vọng ... Tôi đã viết tặng con mình:
“Len lỏi biển người đi tìm LẼ SỐNG,
Lẽ sống cho con và lẽ sống cho đời…”
May là con tôi hiểu lòng cha mẹ nên cho đến bây giờ là những trò ngoan, con hiếu thảo.
Chúng ta không thể yêu cầu hoặc mong đợi HS bây giờ như TRÒ những năm trước 1990 khi ứng xử ngoài xã hội đang ngày một xấu đi, những người đáng bậc ta ngưỡng mộ cũng hành xử không ra gì, thiếu đạo đức. Trong khi xã hội bây giờ con người tiếp nhận thông tin qua rất nhiều kênh cả nước ngoài và trong nước, xấu có, tốt có, tinh túy có, đồi trụy có. Trẻ em thì như búp trên cành, chưa đủ can trường, kinh nghiệm để chắt lọc cho mình những điều đẹp đẽ của giọt sương ban mai, mà những điều tha hóa thì dễ bị nhiễm. Những tấm gương trong trường, gia đình và xã hội tác động rất lớn vào các em. Thực lòng có những điều mình thấy trái ngang ngoài xã hội không dám nói với con vì sợ các con nhìn thấy toàn màu xám, tổn thương tâm hồn trong trắng.
Tôi kể đây một chuyện nhỏ, đã mấy năm trôi qua mà mãi tôi còn buồn và trăn trở: Trong lớp con tôi, có một cháu năng lực học rất giỏi, sống với bạn bè thoải mái. Bỗng hôm họp phụ huynh lớp, được thông báo cháu sẽ bị đuổi học. Lúc đó giữa mẹ cháu và giáo viên chủ nhiệm có sự tranh luận. Theo mẹ cháu, gia đình vẫn tin tưởng cháu là trò ngoan, đến một hôm gia đình được báo đến gặp Nhà trường vì cháu vi phạm kỷ luật đánh nhau. Mẹ cháu đến gặp cô giáo chủ nhiệm và cô giáo phụ trách giáo vụ và quản lý học sinh hỏi sự việc cụ thể thế nào vì ở nhà cháu ngoan và kết quả học tốt, thì được trả lời: “Con chị thế nào thì chị biết, chúng tôi không nói gì nhiều, cháu đánh nhau thì phải chịu kỷ luật của trường là đuổi học”. Nếu chỉ có chị ấy nói riêng với phụ huynh thì tôi không tin cô giáo đại diện nhà trường có thể nói thế, nhưng đó là buổi họp phụ huynh toàn lớp có cô giáo chủ nhiệm thì thật sự tôi thấy buồn. Đau đớn hơn là sau đó cháu bị đuổi học và phải vào một trường nhiều học sinh “cá biệt”, cháu đã không thể vượt ra khỏi vũng lầy. Tôi không biết cụ thể lắm về sự ra đi của cháu nhưng con tôi bảo con đi viếng bạn ấy đây, bạn ấy bị tai nạn xe máy! Tiếc thương và đắng cay cho một số phận, đáng ra cháu sẽ là một nhà khoa học hay là một cán bộ giỏi có ích cho đất nước và rạng danh cho gia đình chứ không phải kết thúc cuộc đời đớn đau như thế nếu như có sự thấu hiểu hơn của gia đình, sự quan tâm, bao dung của người THẦY, sự giáo dục đúng nghĩa của nhà trường mà không chạy theo những thành tích là cứ học sinh vi phạm kỷ luật thì đuổi để trường được tiếng là học trò ngoan và giỏi, đỗ cao vào các trường đại học, cao đẳng…
Bộ GD&ĐT cũng cần xem lại chương trình. Là một nhà giáo, đã dạy ở nhiều cấp và hiện đang làm việc ở một cơ quan cấp Bộ tôi thấy chương trình giáo dục thực sự chưa phù hợp. Chẳng hạn, giờ giáo dục công dân nhiều nhưng lại dạy những vấn đề mang tính lý luận như định nghĩa các khái niệm như Đạo đức là gì?... e rằng không đúng. Có lẽ đây là những khái niệm cơ bản mang tính tiên đề trong mỗi con người tự hiểu rồi. Cái ta cần chuyển tải, uốn nắn các cháu, cho các cháu là các tình huống, cách ứng xử, cách xử sự, hành động của mình sao cho đẹp lẽ đạo, lẽ đời, giữ lòng tự trọng, phẩm giá con người.
Sinh viên cũng phải học quá nhiều những môn lý luận chính trị trong khi kiến thức để làm việc chuyên sâu cho chuyên môn tốt sau này thì bị cắt giảm cả về thời lượng lẫn điều kiện thực hành, nghiên cứu, thực tập nghề… Ta không thể có những cán bộ đáp ứng công việc nếu sinh viên chỉ học những điều mang tính lý luận chung chung, lo trả bài để tốt nghiệp và chính nhiều sinh viên đã trăn trở sao các em không được học bài bản và chuyên sâu mà chỉ mất sức và thời gian vào những môn không đáng có. Một cán bộ không có chuyên môn tốt không thể nào có đạo đức nghề nghiệp tốt được, và đó là nguyên nhân của bộ máy nhà nước bị dân kêu nhiều là “hành dân là chính”.
Tôi cũng muốn con mình trở thành thầy giáo vì cháu là người cũng sáng suốt mà rất bao dung, nhân ái. Dù thời nào thì tấm lòng, nhân cách và trí tuệ người thầy vẫn rất quan trọng cho các cháu và tương lai đất nước.
lucbinh, hanoi, 10:57, 13/01/2010
Tôi thấy có rất nhiều vấn đề cần quan tâm:
1. Chương trình giảng dạy, biên soạn sách giáo khoa nhiều điều chưa hợp lý, nên cho các em học đầy đủ các tác phẩm từ cổ điển đến hiện đại, không chỉ tập trung quá vào văn học cổ điển- VH thời kháng chiến, mà rất nhiều tác phẩm hiện đại khác cũng có tác dụng giáo dục. Nên đưa nhiều tác phẩm mang tính nhân văn vào giảng dạy để các em hiểu rõ được giá trị con người, giá trị cuộc sống chứ không cần đưa nhiều tác phẩm khẳng định cái tôi, lòng yêu nước thời Phan Bội Châu, Nguyễn Công Trứ,…vì các em đang sống ở thời bình, cần giáo dục về đạo đức cá nhân trước.
2. Lịch sử, địa lý có rất nhiều thay đổi, mà sách Gk thì lại nghèo nàn về tư liệu đó, vậy các thầy cô phải tìm hiểu để giảng giải cho các em
3. Các môn khoa học nên có tính thực tế 1 chút, vật lý giảng về hiện tượng gì đó nếu có điều kiện tại sao không làm thí nghiệm cho các em xem cho dễ hiểu, rất đơn giảm với những hiện tượng khúc xạ, tán xạ ánh sáng, hóa học cũng thế, có những phản ứng vô cùng đơn giản có thể thí nghiệm tại chỗ cho các em xem để kích thích trí tò mò của các em, về toán học thì sách tham khảo tràn lan, dập khuôn các công thức, cuốn trước giống cuốn sau đến 70%, ngày càng ít có những cuốn sách hay như thời ngày xưa, vì ít sách mà bọn tôi ai cũng say mê nghiên cứu.
4. Các trường thì mắc bệnh thành tích, chạy theo cái gọi là trường chuẩn quốc gia mà quên đi việc giảng dạy, các thầy cô quên đi đạo đức nhà giáo, hoặc nếu ai trót có đạo đức thì lại bị cấp trên hoặc đồng nghiệp cho ra ngoài lề, nhà giàu thì đút lót cho con, nhà có quyền thì ra uy để con được thành tích cao nhất, ai chống lại thì chỉ có chuyển công tác thôi
5. Xã hội phát triển, điện thoại, internet phần ít thì dùng để các em tìm hiẻu kiến thức mà phần nhiều thì các em dùng để việc vô bổ, đạo đức xã hội suy thoái, giới trẻ chú trọng nhiều đến 2 chữ: tiền và hình thức nhiều hơn là đạo đức và kiến thức
6. Bố mẹ thì bận rộn suốt ngày, người giàu cũng bận, người nghèo cũng bận, lấy đâu thời gian quan tâm, dạy dỗ con cái
7. Kỷ luật nhà trường chưa nghiêm, các em bị vụt 1 cái thước kẻ, phát vào mông là có ngay 1 bài báo, tôi chỉ muốn nói đến các em cấp 1 trở lên, đã được học môn Đạo đức, nhưng lại không hiểu môn đó, được bố mẹ, xã hội, báo chí bênh vực, các em càng được thể coi mình là hoàng tử, công chúa, làm các thầy cô không dám phạt các em, thế thì thầy cô làm sao mà giáo dục được các em? Tôi không ủng hộ việc đánh đập trẻ em, nhưng ở trên lớp, tôi hoàn toàn ủng hộ việc trừngphạt các em đứng góc lớp, đánh 1 thước kẻ, “yêu cho roi cho vọt”, 20 năm trứơc khi tôi đi học, nói chuyện riêng, viết bài làm lem đầy mực ra vở, viết vẽ lên bàn là ăn ngay 1 thước kẻ vào tay, tôi đau lắm, và lúc đó cũng ghét cô giáo lắm, nhưng nếu không có ngày ấy, tôi nghĩ tôi sẽ không phải là tôi bây giờ
Đừng đổ hết lỗi lên Bộ GD - ĐT, đó là lỗi của toàn xã hội này. Còn với bộ, nên chăng là cải cách chương trình dạy và học, thay đổi phương pháp, bỏ ngay mấy cái thành tích thi đua trường chuẩn, thành tích cao đi, thay vào đó tiền dùng để tổ chức nhiều hơn các cuộc thi cho các em, trao học bổng cho những em xuất sắc (dù cho đó không phải là trường chuyên) để khuyến khích các em khác noi theo. Tôi biết đa số chỉ có các trường chuyên là hàng tháng hay có học bổng cho các em, tại sao các trường thông thường khác lại không được?
Vài ý kiến như vậy thôi, mong rằng sau này con tôi sẽ được sống trong môi trường như thế.
Đỗ Sanh, Nhà K10A,P.Bách Khoa,Q.Hai Hai Bà, 10:12, 13/01/2010
Tôi nghĩ tình hình đã đến mức báo động đỏ.Phải nhìn thẳng vào sự thực và thực chất của vấn đề: Giáo dục không chú trọng về nhân văn,trong nhân văn không dựa vào nhân bản. Cần có những sửa chữa về cơ bản vấn đề gốc cội này.Lẽ tất nhiên không thể tách rời tổ chức xã hội,mà trước nhất là pháp luật
Nguyễn Doãn Hùng, Krông Pa - Gia Lai, 06:45, 13/01/2010
Đúng là tình trạng đạo đức học sinh xuống cấp, một phần lớn nguyên nhân là do nhà trường. Nhưng xin đừng đổ lổi cho các thầy cô giáo (nếu vậy thì tất cả học sinh đều hư hỏng hết sao?).
Theo tôi, tình trạng đạo đức học sinh đang ngày càng đi xuống và sự yếu kém của giáo dục nói chung trong các nhà trường thì trách nhiệm thuộc người đứng đầu cơ quan.
Chỉ có hiệu trưởng tốt thì mới có nhà trường tốt và một môi trường giáo dục lành mạnh, nếu chỉ một số ít thầy cô giáo tồi thì ảnh hưởng đến một số ít học sinh (tất nhiên cần phải loại trừ các "nhà giáo" như vậy ra khỏi ngành), nhưng nếu một hiệu trưởng tồi thì 10 thế hệ học sinh của trường đó sẽ chịu ảnh hưởng, một sự "hệ lụy" khủng khiếp.
Phạm Văn Dũng, VN, 22:38, 12/01/2010
Tôi thấy thế này:
-Muốn chất lượng giáo dục đi xuống ta cần làm thật chặt.
-Muốn nâng cao chất lượng lại nới ra, làm vừa vừa thôi, năm sau nhẹ tay hơn năm trước thế là chất lượng lại đi lên.
Chất lượng của nền giáo dục nước nhà ai cũng rõ: Ngày càng nhiều các thầy cô chán trường lớp ( thu nhập thấp, cơ hội thăng tiến thấp, công việc lặp đi lặp lại,... trò không coi trọng thầy) , trò ngán học ( Cách giảng dạy khô cứng, nói xuông nhiều, kiến thức ở trường lớp phần lớn không giúp nhiều cho cuộc sống công việc ngoài đời,... nhân cách và đạo đức người thầy xuống cấp)
Việt Anh, Hà Nội, 22:14, 12/01/2010
Lỗi không hoàn toàn thuộc về Bộ GD-ĐT. Mà đó là của cả Gia đình-Nhà trường-Xã hội.
Trẻ em ngày nay phải sống giữa một thời đại mà các giá trị thật giả lẫn lộn, và chúng bị ảnh hưởng rất nhiều từ gia đình, với đặc điểm của một đất nước thay đổi quá nhanh, chiến tranh-hoà bình, nghèo đói-giàu có, nhiều vị phụ huynh còn cảm thấy "chơi vơi" thì làm sao có thể nói được bọn trẻ, được lớn lên trong hoà bình và hơi thừa vật chất. Cách biệt về thế hệ càng gia tăng và phá vỡ các mối liên kết gia đình.
Còn ngoài xã hội, nếu để ý trong các clip đánh nhau của học sinh, có rất nhièu người đứng nhìn hoặc đi qua mà không ngăn. Chẳng lẽ người lớn đứng xem vì đó là thú vui, hay chúng ta thờ ơ vì đó không phải là con, là cháu của chúng ta.
Dường như xã hội ngày nay thiếu tính ràng buộc với nhau, nhà nào biết nhà đấy, con cái nhà ai nhà đấy lo. Những trào lưu tung ảnh "tự sướng" trên mạng, đua nhau làm hot girl, hot boy, tại sao không thấy ai có chức trách đứng ra quản lí. Chỉ khi nào người lớn chúng ta ở ba đỉnh tam giác Gia đình - Nhà trường - Xã hội làm gương thì mới mong bọn trẻ có đạo đức tốt
phạm ngọc thương, thái nguyên, 21:03, 12/01/2010
Có rất nhiều người đang đổ lỗi cho các thầy cô giáo và nhà trường về hiện tượng đang được gọi là " xuống cấp" về đạo đức của học sinh hiện nay.
Tôi không có tham vọng để bàn bạc nhiều, nhưng chỉ xin các bậc làm cha làm mẹ cố gắng nhớ cho là nhà trường dù cố gắng đến đâu cũng chỉ gần các cháu 8h một ngày, còn những 16h các cháu ở với gia đình. Các thầy cô giáo xưa của tôi cũng đã dạy tôi: Từ nhà - ra đường - đến lớp, mà hình như ngày xưa trên báo TNTP cũng có một mục như thế này.
Còn nếu nói giáo viên hiện nay quên mất dạy làm người cho Hs là chủ quan, kết luận vội vã và dễ làm cho nhiều giáo viên cảm thấy bị xúc phạm. Và nếu những người không thấy xúc phạm mà ở lại làm nghề thì sẽ đi vê đâu?
Vậy nên chăng là hãy cùng nhau nghĩ ra một cách nào đó để làm cho tình hình tốt lên thay vì tìm cách xem trách nhiệm thuộc về ai lớn hơn.
Tôi nghĩ hết thảy mọi người đều thấy đây là viêc cần làm trước.
Trần Thư Thư, Bình Thạnh, TP.HCM, 20:38, 12/01/2010
Muốn dạy con nên người phải công bằng, có thưởng có phạt. Khi con ngoan, chúng ta khen thưởng, động viêncon sẽ vui. Khi con hư phải phạt và kèm theo đó ta phải phân tích điều hay lẽ phải, cái đúng cái sai thì con trẻ mới nhận ra lỗi của mình.
Khi còn nhỏ, mẹ tôi rất thương yêu nhưng vô cùng nghiêm khắc, vì vậy ngày nay tôi mới nên người. Hãy dạy cho học sinh làm việc thiện trong những hoạt động ngoại khóa như: đi thăm trại trẻ mồ côi, viện dưỡng lão, trẻ thơ bất hạnh... Qua những việc làm đó tâm hồn của các em sẽ trong sáng hơn, tính tình hiền hậu hơn.
Tôi đề nghị:
-Nhà trường nên kỷ luật nghiêm 3 em nữ sinh là cán bộ lớp có hành vi đánh bạn, quay clip truyền nhau xem. (Đây là hành vi cố ý xâm phạm thân thể, có trong quyết đinh 08 về xử lý kỷ luật của bộ GD ban hành).
-Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT các cấp nên kiểm tra về vấn đề xử lý kỷ luật này.
-Gia đình không nên cưng chiều con quá đáng mà phiến diện.
Trần Thế Sơn, Hà Nội, 20:27, 12/01/2010
Đối với trẻ em, điều quan trọng nhất là người lớn phải làm gương cho các cháu. Không chỉ bố mẹ làm gương cho con cái mình mà tất cả những người lớn tuổi hơn đều phải làm gương cho trẻ em bởi vì trẻ em thích tự khám phá hơn là ép buộc phải nghe theo. Trẻ vị thành niên cũng vậy.
Trần Minh, Hà Nội, 19:50, 12/01/2010
Hãy dạy lại cách sống trung thực, công minh, trong sáng đúng mức đối với các nhiều thế hệ Việt Nam, kể cả cách nói và việc làm của các nhà lãnh đạo ngành giáo dục.
Mỗi cử chỉ, việc làm của người lớn đều được con trẻ quan sát và làm theo một cách thụ động. Vì vậy, những hành vi sai của người lớn (mà ngày nay không phải ít) sẽ từng ngày góp phần xói mòn một phần không nhỏ đạo đức của lớp trẻ ngày nay.
Cường, Hà Nội, 18:57, 12/01/2010
Em rất đồng tình với các ý kiến của các anh chị đã nhận xét ở trên. Theo em, các bạn học sinh và xã hội quá coi trọng bằng cấp nên các bạn chỉ có chú trọng vào các môn thi đại học ma bỏ qua môn giáo dục con người. Các bạn học môn này với tính chất đối phó chỉ tập trung vào các môn kia.
Trịnh Văn Cường, Thanh Hóa, 18:50, 12/01/2010
Tôi đồng tình với ý kiến cho rằng "nhân cách" của một con người được hình thành và tô luyện bởi nhiều yếu tố: giáo dục, gia đình, xã hội. Nhưng giáo dục chính là bộ máy đại diện cho gia đình và xã hội với chức năng rất cụ thể và cao quý đó là "giáo dục và đào tạo" con người. Và với tính đại diện ấy, giáo dục cần phải tính đến cả yếu tố gia đình và xã hội để phát triển nhân cách của giới trẻ thích ứng với sự thay đổi cần thiết của xã hội ngày nay của chúng ta chứ không thể nói rằng tôi chỉ đào tạo ở trường như vậy còn ra ngoài đời như thế nào là việc của xã hội và gia đình.
Và ở bậc phổ thông đúng là có các môn Văn, Sử, Đạo đức nhằm phát triển nhân cách, tính nhân văn, tính xã hội của giới trẻ,...nhưng "dạy người" ở đây không thể thực hiện bằng việc giảng giải, đọc-chép và ghi nhớ những lý thuyết xuông trong sách vở rồi nghĩ rằng các em học cái này, cái kia rồi các em có thể cảm thụ và áp dụng những kiến thức đó vào trong cuộc sống hàng ngày. Thực tế là cách làm của chúng ta đang đi ngược với giá trị thực của các môn này khi một số lượng không nhỏ các em chưa hiểu hết được tính nhân văn, tính xã hội qua các bài học trên lớp và thâm chí còn họ cảm thấy áp lực khi phải đối mặt với nó.
Hơn nữa "Dạy người" ở đây không chỉ bó hẹp ở phạm vi hình thành nhân cách của của người học mà còn lòng đam mê với nghề nghiệp, với lĩnh vực mà mình yêu thích. Hay nói cách khác dạy người ở đây còn là dạy kỹ năng sống (là điều một người chuyên môn phải có để đạt được chất lượng trong hành động như thái độ thể hiện qua hình thể, thái độ quan hệ và chất lượng ứng xử) và kỹ năng trưởng thành (là các hoạt động nhằm hình thành dự định, nhằm tiến hành một dự định, nhằm hoạt định nó, thực hiện nó, đánh giá nó, điều chỉnh nó) cho giới trẻ.
Học kỹ năng năng sống và kỹ năng trưởng thành trong nhà trường sẽ giúp cho các em tôn trong môi trường sống và biết phân biệt được đâu là cái xấu và cái tốt. Và điều này chỉ có thể thực hiện được khi và chỉ khi giáo dục thực sự xem người học là "chủ thể" chứ không phải là "phương tiện" của giáo dục.
Quách Đình Liên, Trường Đại học Nha Trang, 15:00, 12/01/2010
Tôi hoàn toàn thống nhất với nhận xét một bộ phận thanh niên học sinh hiện nay còn có biểu hiện chưa hoàn thiện về nhân cách.
Nhưng chưa hoàn toàn nhất trí với nhận định chúng ta đang xem nhẹ việc dạy người trong nhà trường.
Thứ nhất hãy thử hỏi khi ta dạy Văn, dạy sử, dạy đạo đức ... ở bậc phổ thông có phải là để dạy người hay không hay chỉ có dạy chữ (?).
Dạy các môn lý luận Mac- Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đào tạo để làm gì, đó có phải là các môn học để rèn luyên nhân sinh quan của con người không? Các môn học này có tác dụng điều chỉnh hành vi của người học vào niềm tin vào cuộc sống lòng nhân ái, tình đồng loại không? Hay chỉ là môn dạy mang tính lý luận chung chung? Cần bao nhiêu môn học nữa mới đủ để mỗi người học mới làm người được?
Thứ hai hãy thử điều tra nghiên cứu cho kỹ các thanh thiếu niên chưa hoàn chỉnh về nhân cách (mà xã hội thường cho là hư hỏng) họ thường có xuất thân từ giai tầng nào trong xã hội? Có phải chăng một tỉ lệ không nhỏ có xuất thân từ những gia đình "làm ăn khá giả", hay các gia đình có khó khăn về kinh tế, không có điều kiện chăm sóc đến con cái, để rồi cùng hưởng thụ chung một nền giáo dục mà nhân cách của các em lại có sự khác nhau!
Thứ ba cũng cần phải nghiêm túc nhìn lại nhân cách của người lớn chúng ta bây giờ! Với cách làm việc, học tập và sinh hoạt theo kiểu "đối phó" mà gốc của nó là loiis sống cơ hội, đang phổ biến trong xã hội liệu có ảnh hưởng đến nhân cách của thế hệ trẻ không?
Chỉ khi trả lời được mấy câu hỏi trên một cách chính xác chúng ta mới có được biện pháp hữu hiệu.
Xin Người lớn hãy nhìn công bằng về giới trẻ.
Nguyễn Đình Hoàng, ĐăkLăk, 10:45, 12/01/2010
Nhân cách của một con người không chỉ được hình thành từ nhà trường, mà là tỏng thể của một quá trình phát triển: gia đình - nhà trường và xã hội. Trong đó quan trong phải là gia đình và sau đó là xã hội. Đỗi với nhà trường chắc chắn không bào giờ dạy những điều hư cho HS, đội ngũ giáo viên đa số có đạo đức, phẩm chất tốt, có chăng chỉ một vài "con sâu làm rầu nồi canh". Với tình hình thực tế tôi nghĩ.
- Gia đình cần quan tâm đến con em minh và phải xây dựng một nếp sống gia đình văn minh để con em minh học tập. Nêu gia đình không tốt, từ tình cảm đến cách cư xử của con cháu, cha mẹ và ông bà và cả những tính toán làm ăn kinh tế bị lệch lạc thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến nhân cách của con em minh.
- Một xã hội văn minh, tệ nạn xã hội không có, người với người yêu thương nhau chắc chắn sẽ tốt đẹp hơn, do vậy các cơ quan chức năng, tổ chức xã hội cần nhiệt tâm trong công tác và gương mẫu đừng nên để mang tiếng "nói một đường, làm một nẽo". Đứng trước quần chúng nói thì hay về nhà bao nhiêu tệ nạn xã hội đều thu nhỏ trong gia đình minh. (buôn lâu, cờ bạc, con cái hư hỏng và cả mua quan bán chức...) vậy thì còn nói được ai?
nguyễn thị hà, 39H/2, Nguyễn ảnh Thủ, q12, tp.HCM, 07:52, 12/01/2010
Sự hình thành nhân cách, đạo đức của trẻ được giáo dục từ 3 môi trường, gia đình, nhà trường và xã hội. Nên lúc này, đạo đức trẻ đi xuống thì đừng đỗ lỗi cho bất kì ai.Nhưng là một giáo viên dạy môn giáo dục công dân cấp 3, tôi cũng có thêm ý kiến là với kiến thức trong sách quá nhiều và quá khó so với sự hiểu biết của các em. Trong khi đó những thứ bình thường trong cuộc sống thì các em chưa biết tới. Nên trong mỗi giờ dạy mà tôi giáo dục thêm cho các em thì tôi bị chậm chương trình.Và tôi cũng mong muốn rằng mỗi thầy cô chúng ta là một tấm gương, gần gũi với các em hơn, tôi đã nhận được rất nhiều niềm vui từ đây trong bước đầu vào nghề.
Lê Xuân Lý, Munic, CHLB Đức, 01:03, 12/01/2010
Tôi thấy phải bỏ hẳn dạy thêm, học thêm. tôi đưa ra 2 ví dụ : 1. Thế hệ 50x chúng tôi
đi học thời chiến tranh chống Mỹ , hàng ngày vừa đi học vừa chạy tránh bom Mỹ, mỗi ngày đi bộ 16 km không có học thêm. Vậy mà chúng tôi vẫn học tốt. Ví dụ 2:
Cháu ngoại tôi đi học lớp 1 của Đức, không được và không phải học thêm . Ở Đức thày cô giáo không được phép dạy thêm như ở ta. Tôi thấy phương pháp sư phạm của Đức thật tuyệt vời. Học mà chơi, chơi mà học là phương châm giáo dục hiện đại của Đức.
Trịnh Thanh Dũng, Đăk Lăk, 22:51, 11/01/2010
Xã hội không tôn trọng ông Thầy thuốc và ông Thầy giáo thì xã hội đó không thể tồn tại lâu bền
lephu1988, vinh-nghệ an, 21:53, 11/01/2010
Tôi thấy thật sự lo ngại với cách sống của giới trẻ hiện nay ,đặc biết là 9x và 10x ,khi ở nhà thì rất ngây thơ ngoan ngoan,khi đến trường cũng rất biết lễ phép quý trong..nhưng khi cùng lứa với nhau thì nói tục trở thành một thứ văn hóa bình thường.không có từ nào là không biết.
Thế hệ trẻ phát triển rất nhanh về cách nhìn nhận học hỏi và rất tò mò về những điều mà đáng lẽ không nên biết sớm trong độ tuổi này ,nhưng học cái tốt thì khó mà học cái dở thì rất dễ.Đến khi vỡ lẽ thì phải trả giá nặng nề và cũng băng hoại đạo đức...
Cách giảng dạy trong nhà trường cũng rất cũ.thay vì phân biệt cái nào tốt cái nào xấu,tuổi nào thì quan tâm vấn đề gì,tuổi nào thì chưa nên vì sẽ không tốt.thì lại theo những quan điểm cỗ hũ của mấy chục năm trước ,chẳng còn phù hơp với hiện tại ,học cho có,học cho qua mà không đọng lại chút kiến thức nào trong đầu cả.
Gia đình cũng rất quan trọng,nhân nào thì quả ấy,cha mẹ hư hỏng thì quả sinh ra làm sao có thể tốt được.
Phải nhanh chóng cải thiện và thay đổi cơ chế về giáo dục đạo đức kĩ năng sống từ trên xuống dưới từ trong ra ngoài từ chiều rông tới chiều sâu và đồng bộ.
thai trieu tinh, dong nai, 20:47, 11/01/2010
chẳng có ông cha bà me nao muốn con minh hư hỏng cả??? theo tôi thi bộ GD-DT nên cấm tuyệt đối vấn nạn dạy và học thêm.
HS nào không có điều kiện đi học thêm thì bị ghét, cha mẹ khốn khổ chạy tiền học cho con, con thì nói ra ngoài học thêm nhưng thực ra đi chơi điện tử...
Hoai Sanh, Hà Tĩnh, 20:44, 11/01/2010
Mỗi nhà chỉ có 1 đến 2 con. Vậy mà các vị đã giáo dục đươc con mình chưa? Con hư trước hết tại gia đình, sau tại Xã hội. Ngành GD là tấm gương phản chiếu XH.
võ thu hằng, MN vĩnh ngọc, 20:39, 11/01/2010
giáo dục một con người không chỉ riêng có nhà trường, bởi cô giáo đâu có ngồi mãi bên cạnh trẻ mà uốn nắn lời nói - hành động của trẻ kịp thời. vả lại thời buổi bố mẹ hiếm có thời gian tâm sự với trẻ thì hỏi trẻ sẽ đi tâm sự với thầy cô mình sao?!. tôi nghĩ để giới trẻ không bị ảnh hưởng bởi trào lưu du nhập lối sống của các nước vào thì cần tất cả mọi nhà, mọi người, và cả mọi ngành tham gia. chỉ giáo dục bằng lời không thôi chưa đủ, giới trẻ ngày nay cũng cần cả vật chất lẫn tinh thần, cả bạn bè và phim ảnh.
Bùi Văn Bửu, THCS Phạm Văn Đồng - Cư Jút -Đăk Nông, 20:26, 11/01/2010
Trong sách giáo khoa ta cần tăng cường các bài học về giáo dục đạo đức gia đình và đạo đức xã hội cho học sinh nhiều hơn. Các em phải biết yêu thương, kính trên nhường dưới đối với những người trong gia đình, họ hàng, láng giềng, có ý thức văn hóa xã hội ngay những việc bình thường gần gũi với đời sống hàng ngày của các em. Nghĩa là chúng ta đã giáo dục rèn luyện kỷ năng sống cho các em ngay từ khi ngồi ghế nhà trường
Tôi ví dụ có bài thơ rất hay giáo dục học sinh đạo đức làm người trong cuộc sống tuy không nhiều khi còn học lớp 3 năm 1966 nhưng đến nay dù đã hơn 50 tuổi tôi vẫn còn nhớ. và vẫn thấy bài học đậm tính giáo dục con người(tôi không nhớ tác giả). bài học thuộc lòng như sau:
MẸ VÀ CON
Này con thấy người già tàn tật
Băng qua đường con phải làm sao?
Con sẽ chạy song không hấp tấp
Đến dẫn người qua lộ cho mau
Con đang đứng ở bên quốc lộ
Đám tang qua con phải làm gì?
Con cúi đầu chào người xấu số
Và dành đường cho đám tang đi
Gặp góa phụ tay bồn, tay dắt
Chỗ đông người con sẽ làm chi?
Con sẽ tránh một bên tức khắc
Nhường cho người lối rông bước đi...
Con của mẹ thế thì ngoan lắm
Mẹ thưởng cho mỗi sáng năm đồng.
Cám ơn mẹ tiền con không dám
Con chỉ xin một chiếc hôn nồng
nguyễn thị thúy oanh, cù lao dung - sóc trăng, 19:51, 11/01/2010
Theo tôi, tình trạng đạo đức của học sinh hiện nay là vấn đề mà toàn xã hội cần phải quan tâm. trước tiên là từ phía gia đình vì thời gian mà các em ở nhà nhiều hơn là ở trường.xu hướng hiện nay đa phần cha mẹ rất cưng con, con muốn gì được đó. hoc sinh cấp 1,2 là đã sử dụng điện thoại di động.
TVQuy, NamDong, 19:47, 11/01/2010
Kỷ luật nghiêm ở trường cũng góp phần hạn chế tình trạng trên...
" Thao trường đỗ mồ hôi thì chiến trường bớt đổ máu"
Tình trạng hiện tại:
Nhà trường không nghiêm
Giáo viên thờ ơ kiểu sống chết mặt bây
Học sinh... thích làm gì thì làm
Luong Đức, Hà nội , 19:24, 11/01/2010
Sự xuống cấp đến giật mình của nền giáo dục nước nhà khiến chúng ta phải suy nghĩ về trách nhiệm . Trước hết tôi thấy người phải nhận trách nhiệm đầu tiên là các bậc làm cha làm mẹ . Trẻ em bây giờ thông minh rất sớm, khoảng 2-3 tuổi đã bắt đầu biết tiếp thu cái mới, mọi cử chỉ lời nói của cha mẹ và người lớn các cháu đều tiếp thu nhanh va bắt chước ngay .
Thứ đến là nhà trường vì hầu hết thời gian các cháu bây giờ đều ở nhà trường .Nhà trường ở đây trực tiếp là thầy cô giáo ."Sư Phạm" nơi đã đào tạo ra người làm thầy cô , không nên đổ lỗi cho nhà trường chung chung mà phải chỉ thẳng ra là trách nhiệm của thầy cô giáo.
Những biểu hiện xuống cấp của học sinh phản ảnh chất lượng của những người làm thầy cô giáo ,thầy cô mẫu mực ,học sinh ngoan và tiến bộ.Và ngược lại , Tôi rất nhất trí ý kiến của một vị đã nêu"Đạo đức người thầy xuống cấp nhiều quá trước khi đạo đức học sinh xuống cấp"
Khi vị Thứ trưởng Bộ GD- ĐT nhận trách nhiệm về mình rằng "Bộ chịu trách nhiệm lớn nhất trước xã hội về đạo đức lối sống của học sinh ", tôi nghĩ đây là cử chỉ đúng đắn .
nguyen ngoc anh, 19:10, 11/01/2010
nghề giáo viên từ xưa đến nay đều được coi là một nghề cao quý trong xã hội được mọi người tôn trọng. Và giáo viên cũng là một nghề đòi hỏi sự cống hiến đam mê và có cả trách nhiệm trong đó. Vì giáo viên là những người làm một công việc khó khăn đó là “ trồng người”. Một công việc không hề đơn giản. Chính vì vậy những người giáo viên được đào tao qua trường lớp phải có kiến thức chuyên môn và phải có đạo đức để cho những học sinh có thể nhìn vào đó mà học tập noi theo. Đừng bao giờ mang bạo lực vào môi trường giáo dục, như thế sẽ làm hỏng làm xấu đi sự nghiệp “trồng người” thiêng liêng của những người giáo viên cống hiến vì sự nghiệp giáo dục
hainhunganh_2007, 19:02, 11/01/2010
Việc Bộ chủ quản có ý định đưa môn Ngoại ngữ ra khỏi danh sách ba môn thi bắt buộc của kì thi tốt nghiệp cũng phần nào cho thấy chúng ta chưa thật sự trung thực trong việc xóa bỏ bệnh thành tích trong giáo dục.
Mấy năm gần đây, chúng ta có nhiều chủ đề của từng năm học nhưng hiệu quả mang lại thực sự để nâng cao chất lượng giáo dục là rất ít.
hainhunganh_2007, 18:48, 11/01/2010
Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến học sinh ngày càng có những phản ứng thiếu tích cực trong rèn luyện và tu dưỡng đạo đức chính vì các em đã bị xã hội đánh cắp mất niềm tin. Niềm tin là nền tảng cơ bản để con người có động cơ vươn tới Nhưng lấy gì để tin tưởng rằng ở hiền sẽ gặp lành, trung thực sẽ không thua thiệt khi cuộc sống đang hiện diện quá nhiều bất công. Một học sinh cũ của chúng tôi khi vào đại học không còn say mê học tập như trước. Khi thầy giáo hỏi vì sao thì cậu ta bảo: Cuộc sống bây giờ đâu có giống như thầy dạy bọn em đâu nào.
NguyenDuy, Đồng Nai, 18:39, 11/01/2010
Bản thân giáo viên lên lớp là phải chạy theo thành tích của cấp trên. Đâu còn thời gian hay tinh thần để giáo dục cho các em những điều về đạo đức. Chống bệnh thành tích đâu không thấy, tôi thấy giáo viên phải chạy theo thành tích còn quyết liệt hơn trước đây! Chính vì thành tích để trường được công nhận tiên tiến, hay dể công nhận chuẩn quốc gia mà làm hỏng luôn cả một thế hệ học sinh của trường!
Duy Phương, Hà Tây quê lụa, 18:22, 11/01/2010
Để phát triển chúng ta không thể bó mình trong khuôn khổ của một Quốc gia cả về kinh tế và văn hoá. Mở cửa để kết tình bầu bạn trên thế giới lẽ đương nhiên sẽ có sự giao thoa giữa các nền văn hoá, cả tinh hoa nhân loại và cả những gì không lành mạnh. Giữ được nền văn hoá hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong con mắt bạn bè Quốc tế là việc làm quan trọng đòi hỏi đâu chỉ có Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đừng phó mặc cho Bộ mà mỗi chúng ta hãy làm những gì tốt đẹp nhất và dù từ những việc nhỏ nhất, hãy là những tấm gương sáng trong lao động và trong cuộc sống đó là những bài học thiết thực nhất để các em noi theo.
Không thể không có những vi phạm trong ngành giáo dục về đạo đức người thầy nhưng đó là con số rất nhỏ. Nó không làm xấu đi hình ảnh của ngành mà ngược lại nó càng tôn lên những nét đẹp của biết bao thế hệ nhà giáo đang ngày đêm miệt mài ươm từng hạt giống của thời đại, dù cuộc sống của họ gặp muôn vàn khó khăn; đồng lương nghèo trước những phồn hoa của cuộc sống, áp lực công việc…
Một xã hội phát triển trước hết ngành giáo dục phải phát triển, khi người thầy còn mặc cảm tự ti trong con mắt của xã hôi và về đồng lương của mình thì biết bao giờ ngành giáo dục mới phát triển.
t, hn, 17:37, 11/01/2010
Người hư do đâu: Giáo dục, văn hoá, thông tin lệch lạc, pháp luật méo mó, quan hệ xã hội bị phá vỡ( gia đình, xã hội), con người không làm chủ được mình trước sự xoay chuyển quá lớn của xã hội, không bám vào hoặc làm mất đi các giường cột lớn của xã hội khi chưa đình hình ra được các giường cột mới để cân bằng lại được tâm lý. ..
Các giường cột càng chắc thì có xu hướng ghim giữ mạnh các cái cũ nhưng cũng cản trở các cái mới tốt đẹp hơn sinh ra nếu có. Chính vì vậy có người đến 30-40 mới nhận ra được mình, và thậm chí là lâu hơn nữa như hiện nay ở nhiều xã hội hiện nay
lechau, Q3, HCM, 17:00, 11/01/2010
Nếu người lớn đều sống theo các tiêu chuẩn không mới là Nhân, Lễ, Nghĩa, Tri, Tín thì bọn trẻ sẽ lớn lên theo những tiêu chuẩn khác ư?
Lupus, Hà Nội, 16:51, 11/01/2010
Tôi hoàn toàn tán thành việc Bộ GĐ-ĐTđứng ra nhận một phần trách nhiệm về mình, đây là một tín hiệu "khá" khả quan khi mà ngành giáo dục đang một gánh trên mình một trọng trách rất lớn là "Tương lai" của hàng triệu Học Sinh, Sinh Viên trên cả nước.
Nói cụ thể về trường hợp các em học sinh nêu trên thì theo cá nhân tôi trách nhiệm lớn nhất là thuộc về gia đình, sau đấy là đến nhà trường. Giáo dục học đường và giáo dục gia đình vẫn phải đôi bên phối hợp với nhau thật trơn tru và nhuần nhuyễn thì mới có thể khiến cho đạo đức, Kĩ Năng Hành Vi và Tri Thức của các em Học Sinh được phát triển một cách đầy đủ.
Với tư cách là một người dân, cũng có con đi học tại bậc Tiểu Học. Tôi suy nghĩ rằng Đạo Đức của mỗi học sinh trước tiên là do chính học sinh đấy phải chịu trách nhiệm cho dù có ở độ tuổi nào đi chăng nữa. Rõ ràng là xã hội, môi trường sống và những tiếp xúc với báo đài, internet cũng ảnh hưởng không ít đến lối suy nghĩ của học sinh thời nay nhưng thiết nghĩ với những điều này thì Bộ GD-DT cũng chẳng thể làm được gì nhiều. Cái cần là phải giáo dục được cho mỗi Học Sinh, Sinh Viên có trách nhiệm với chính hành vi và suy nghĩ của bản thân mình, là tại mình có lỗi đầu tiên chứ không phải Bộ, không phải nhà trường.
Hãy từ bỏ cách nghĩ "Con hư tại mẹ", "Con ngã thì tại sàn nhà, tại bàn, tại ghế ....." Phải tập cho các cháu biết đương đầu với chính lỗi lầm và sai trái của mình thì căn bản Đạo Đức của mỗi cá nhân và xã hội mới có thể phát triển tốt đẹp.
Thân Ái
le vu, bac giang, 16:44, 11/01/2010
Theo tôi, vấn đề xuống cấp đạo đức của học sinh hiện nay 1 phần là do những ''thành tích'' mà bộ đã dạt được trong quá trình phổ cập giáo dục cũng như những chỉ tiêu mà giáo viên bằng mọi cách phải đạt được. Nếu so với khoảng 10 năm trước đây, các bạn sẽ thấy sự thật này: căn bệnh thành tích - ai chống hay chỉ chống "mồm" thôi. Tôi quá thất vọng về cơ chế giáo dục theo thành tích như hiện nay.
Mạnh Thắng, Lào Cai, 16:39, 11/01/2010
Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh cần phải có sự vào cuộc đồng bộ của toàn xã hội. Truyền hình thì cần bỏ phim bạo lực, công an không nhận hối lộ nữa, tệ tham nhũ ngăn chặn, các tệ nạn xã hội phải được loại bỏ (đặc biệt là nghiện hút, mại dâm...), gia đình sống hòa thuận hạnh phúc, thầy, cô giáo là tấm gương cho HS noi theo.... Có như vậy mới mong cứu với được tương lai. Đừng đổi lỗi hết cho ngành giáo dục
Ngô Điền, ndkcz@seznam.cz, 16:32, 11/01/2010
Các trường cấp 1 và 2 bây giờ thầy giáo thì ít, mà cô giáo lại rất nhiều (các thầy phần lớn chỉ dạy mỗi môn thể dục) và giáo viên già mỗi ngày một ít. Vì vậy việc giáo dục trẻ con rất khó đạt hiệu quả. Bộ Giáo dục hãy nên chú ý đến đặc điểm này.
Nguyen Nam, Ha noi, 16:31, 11/01/2010
Tôi đồng ý với ý kiến của các anh chị. Tuy nhiên, việc Bộ nhận trách nhiệm về mình là một việc đáng khen và tôi hy vọng đó không phải là một hành động nhằm lăng xê mình hay nhằm giảm áp lực dư luận.
Việc học sinh xuống cấp về đạo đức là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó Bộ GD-ĐT có vai trò tham mưu cho Chính phủ về đường lối giáo dục nước nhà đóng vai trò quan trọng nhất. Hãy nhìn vào chương trình học của con cháu chúng ta hiện nay mà xem, đó là một chương trình đào tạo các thần đồng trong thư viện chứ không nhằm đào tạo cho được một công dân có ích cho xã hội.
Hôm qua, tôi có tham dự một buổi họp phụ huynh. Trong khi cô giáo chủ nhiệm đánh giá về kết quả học tập và ý thức của từng học sinh thì các bậc phụ huynh khả kính vẫn có thể nói chuyện riêng và nghe điện thoại. Vậy thì chúng ta còn có thể trách con cháu chúng ta không? Trẻ con không còn tin vào chúng ta nữa thì liệu có giáo trình GDCD nào có hiệu quả?
Đào Văn Chánh, phú yên , 16:27, 11/01/2010
Tội nghiệp cho Bộ quá. Tội đấy đâu phải chỉ riêng Bộ mà ra đâu.
Nhận thay tội cho người khác, thì hoặc là Bộ quả là tốt ngang thần thánh, hoặc là Bộ đánh bài chuồn, nhận bừa cho nó xong chuyện.
luchanhgiang, Nam Định, 16:06, 11/01/2010
Tôi là một giáo viên THPT. Tôi thấy rằng so với thời kì cách đây khoảng 10 năm, khi vật chất chưa thực sự đầy đủ và mọi thứ còn quá xa vời với các em (điện thoại, internet)... Các em đến trường với niềm đam mê vì ở đó là khối kiến thức khổng lồ các em luôn khát khao tìm hiểu. Bây giờ mọi thứ nhan nhản khắp nơi. Việc suy đồi về đạo đức học sinh hiện nay có, nhưng phải đánh giá trong hòan cảnh nhiều giá trị đạo đức khác trong xã hội cũng bị suy thoái nghiêm trọng...
Như vậy, việc HS hiện nay hư không hoàn toàn do lỗi của Bộ hay nhà trường mà là sự tác động của: lối sống và phương pháp giáo dục của gia đình, chất lượng giáo dục của nhà trường, hòan cảnh xã hội (báo chí, internet...) và "môi trường hàng xóm" của các em nữa... Không thể đổ lỗi cho ai trong vấn đề này được. Hãy tìm hiểu cụ thể hòan cảnh của các em học sinh đánh bạn quay clip kia...
Phan Văn Bình, 4/8 Ng T Minh Khai, Q 1, Tp HCM, 15:36, 11/01/2010
Hoan hô Bộ lên tiếng chịu trách nhiệm!
Nhưng xét về tổng thể vấn đề thì việc xác định triết lý giáo dục mới là vấn đề chính !Phải có một triết lý đúng thì từ đó mới mong xã hội thay đổi theo. Không ai dạy các em che dấu sự thật để mong đạt thành tích, nhưng người lớn, nhà trường thì sao?BÁo chí đề cập nhan nhản ra đó!Các quan chức trả lời vòng vo tam quốc... và .... , chúng ta nghĩ các em không hiểu à! Trong gia đình cha mẹ phải làm gương, trong đât nước thì lại càng quan trọng hơn! Hãy nghe TV, báo chí, phát thanh ...ngày ngày nói gì?Vấn đề này phải giải quyết tận gốc và đồng bộ, còn lên tiếng nhận trách nhiệm thì rất dễ, giải quyết vấn đề một cách triệt để và đúng tầm mới là điều nhân dân cần!Theo thiển ý của tôi, chúng ta cần một sự thay đổi triệt để từ gốc gác của vấn đề, còn dựa vào các hiện tượng lẻ tẻ mà quy hay nhận trách nhiệm thì đâu lại vào đấy thôi!
Tran Hoa, TP Hue, 15:16, 11/01/2010
Bo Giao duc nhan khuyet diem khong co gi sai. Den luot moi mot nguoi phai nhan ra trach nhiem cua minh trong van de dao duc cua xa hoi bi xuong cap, ke ca Thu tuong, neu chi dao khong tot.