Giáo sư Stephen Hawking từng rất lười học
Giáo sư Stephen Hawking được coi là một trong những nhà vật lý học thiên thể xuất sắc nhất trên thế giới. Tuy nhiên, nhà khoa học người Anh thừa nhận rằng mình không biết đọc cho tới khi lên 8 tuổi.
Stephen Hawking nói rằng mình từng rất lười khi theo học ngành vật lý tại đại học Oxford.
Ông chỉ thực sự tập trung vào công việc chuyên môn sau khi mắc bệnh xơ cứng teo cơ, khiến bị liệt gần như hoàn toàn vào năm 21 tuổi.
Nhà vật lý thiên thể người Anh cũng tiết lộ khi còn học phổ thông, ông là một học sinh cá biệt và luôn đứng ở nửa học kém nhất của lớp.
"Chữ viết của tôi rất xấu khiến các giáo viên thất vọng. Nhưng các bạn trong lớp đã đặt cho tôi biệt danh Einstein, bởi vì có lẽ họ nhận ra một đặc điểm đặc biệt nào đó của tôi”, Stephen Hawking nói.
Ngay cả sau khi được nhận được bằng danh dự cao quý nhất của Trường ĐH Oxford, GS Hawking vẫn nói với các sinh viên của mình rằng, ông rất lười trong thời gian học đại học và hiếm khi học hơn 1 giờ trong một ngày.
Bước ngoặt trong sự nghiệp nghiên cứu
Tuy nhiên, mọi việc dường như đã thay đổi hoàn toàn khi Stephen Hawking lên 21 tuổi. Các bác sĩ cho biết, ông có thể chỉ sống được them vài năm do mắc bệnh xơ cứng teo cơ. Điều này đã thôi thúc Stephen Hawking tập trung vào công việc nghiên cứu và đã đạt được những kêt quả mang tính đột phá trong lĩnh vực vật lý thiên thể.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Jim Al-Khalili, GS vật lý tại Trường ĐH Surrey, cho biết: “Tôi chắc chắn rằng, Stephen Hawking được sinh ra để làm những điều lớn lao trong ngành vũ trụ học, cho dù ông có bị bệnh hay không”.
Lĩnh vực chính của Hawking là nghiên cứu lý thuyết vũ trụ học và hấp dẫn lượng tử.
Năm 1971, ông đưa ra các công trình toán học ủng hộ cho lý thuyết Big Bang (Vụ Nổ lớn) về nguồn gốc vũ trụ: nếu lý thuyết tương đối rộng là đúng thì vũ trụ cần phải có một điểm kì dị, một điểm khởi đầu trong không thời gian.
Đến tháng 4/2010, trong một diễn văn, ông nghĩ, người ngoài hành tinh là có thật và nếu như họ đến Trái Đất thì nên tránh tiếp xúc, vì họ sẽ xâm lăng và đô hộ Trái Đất nhằm mục đích lấy tài nguyên đã cạn kiệt ở hành tinh họ.
Năm 1971, ông đưa ra các công trình toán học ủng hộ cho lý thuyết Big Bang (Vụ Nổ lớn) về nguồn gốc vũ trụ: nếu lý thuyết tương đối rộng là đúng thì vũ trụ cần phải có một điểm kì dị, một điểm khởi đầu trong không thời gian. Ông còn cho rằng, sau Big Bang, các hố đen nguyên thủy hoặc các hố đen siêu nhỏ được hình thành. Năm 1974, tính toán của ông cho thấy các hố đen có thể tạo và phát ra các hạt hạ nguyên tử cho đến khi chúng cạn kiệt năng lượng và bị nổ tung. Lần đầu tiên, ông đưa ra bức xạ Hawking có liên quan đến sự hấp dẫn, cơ học lượng tử và nhiệt động lực học. Năm 1981, Hawking cho rằng vũ trụ không có biên nhưng lại hữu hạn trong không thời gian. Và năm 1983, ông đã chứng minh điều này bằng toán học. Năm 2004, Hawking cuối cùng đã đưa ra một kết luận đi ngược với tin tưởng của bản thân trong suốt nhiều thập niên trước. Và, với các tính toán mới, ông cho rằng, trên chân trời sự kiện, tức là bề mặt của hố đen, các lượng tử dao động trong đó. Những dao động này sẽ lần lượt cho phép tất cả thông tin bên trong lỗ đen bị rỉ ra ngoài; do đó, cho phép chúng ta có được một bức tranh xác lập. Điều này giải quyết dứt điểm nghịch lý Hawking. Tháng 4/2010, Hawking đã phát biểu một bài diễn văn về người ngoài hành tinh. Ông nghĩ, người ngoài hành tinh là có thật và nếu như họ đến Trái Đất thì nên tránh tiếp xúc vì họ sẽ giống như người Châu Âu khám phá ra châu Mỹ trước đây. Những người ngoài hành tinh sẽ xâm lăng và đô hộ Trái Đất nhằm mục đích lấy tài nguyên đã cạn kiệt ở hành tinh họ. |
-
Thanh Xuyên (Theo Daily Mail)