221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
435670
"Bộ trưởng có đồng ý là xử lý thất thoát chưa nghiêm?"
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
'Bộ trưởng có đồng ý là xử lý thất thoát chưa nghiêm?'
,
Ông Võ Hồng Phúc đang giải trình trước Quốc hội.
(VietNamNet) - Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc là Bộ trưởng đầu tiên được các đại biểu QH chất vấn trong kỳ họp lần này. Trong buổi trao đối sáng nay với phóng viên, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc cho biết, ông "chưa chuẩn bị gì" cho cuộc chất vấn này bởi ông vừa đi Nhật Bản về.

Để phục vụ những quý vị không có điều kiện theo dõi buổi chất vấn trên truyền hình, VietNamNet đã tiếp sóng VTV để chuyển đến độc giả những hình ảnh của phiên chất vấn.

Bộ trưởng Võ Hồng Phúc đã kết thúc phần trả lời chất vấn.

Có 7 Bộ trưởng trả lời chất vấn

Mở đầu phiên chất vấn, Chủ tịch QH Nguyễn Văn An đã đọc lời mở đầu. Theo Chủ tịch Nguyễn Văn An, đã có hơn 2.000 ý kiến, kiến nghị của cử tri. Tại kỳ họp lần này, 7 Bộ trưởng trả lời chất vấn trực tiếp là Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc, Bộ trưởng GT-VT Đào Đình Bình, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Mai Ái Trực, Bộ trưởng VH-TT Phạm Quang Nghị, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Minh Hiển, Chủ nhiệm UB Thể dục thể thao Nguyễn Danh Thái, Bộ trưởng Y tế Trần Thị Trung Chiến. Các thành viên khác của Chính phủ sẽ trả lời chất vấn của cử tri qua văn bản.

Bộ trưởng Võ Hồng Phúc.

Ông An đề nghị câu hỏi chất vấn cần rõ ràng, dễ hiểu, đi thẳng vấn đề, mang tính xây dựng. Người trả lời chất vấn cần nắm chắc chủ đề người chất vấn, trả lời ngắn gọn, trực tiếp, dễ hiểu; đồng thời chỉ ra nguyên nhân, trách nhiệm của mình, đưa ra giải pháp và có báo cáo kế hoạch giải quyết. Thời gian nêu câu hỏi chất vấn theo kiểu đối thoại trực tiếp cần ngắn, đi vào trực tiếp vấn đề, tối đa không quá 3 phút. Thời gian chất vấn là 3 ngày, chủ toạ phiên họp có thể thêm thời gian, do QH quyết định.

Sau lời mở đầu của Chủ tịch Nguyễn Văn An, Bộ trưởng KH&ĐT Võ Hồng Phúc đọc bản báo cáo giải trình của Bộ KH&ĐT.

Sau bản báo cáo giải trình của Bộ trưởng Võ Hồng Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An mời các đại biểu chất vấn. Ông An nhận xét, đa số câu hỏi gửi tới Bộ KH&ĐT là hỏi để biết, những câu hỏi như vậy không nên đưa ra hội trưởng để khỏi mất thời gian. Nên tập trung vào những vấn đề cần chất vấn, cần có sự trả lời trực tiếp của Bộ trưởng...

Thất thoát xây dựng cơ bản không đến 30-35%

Chủ tịch Nguyễn Văn An: Nên hỏi ngắn và trả lời ngắn...

 Trong phiên chất vấn chiều nay, Chủ tịch QH Nguyễn Văn An đã thể hiện xuất sắc vai trò điều hành của mình. VietNamNet đã có cuộc phỏng vấn nhanh với Chủ tịch An bên hành lang QH.

Đại biểu Phan Trung Lý (Nghệ An) vặn lại: Dự án lọc dầu Dung Quất không trả lời vì đã có báo cáo. Nhưng dự án này là 1 trong 3 dự án trọng điểm QG. Nếu đúng tiến độ đi vào hoạt động 2001 nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành. Về tiến độ thực hiện nhà máy, Chủ tịch HĐQT không có thẩm quyền mà thuộc Bộ trưởng với tư cách người quản lý nhà nước nên yêu cầu giải quyết.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Trân (An Giang) chất vấn: Đề nghị Chính phủ cho biết kết quả và lộ trình chống xây dựng thất thoát xây dựng cơ bản. Thủ tướng Chính phủ nói rõ hơn thì tốt, không có thì thôi. Con số 30-35% thất thoát trong xây dựng cơ bản do Chính phủ đưa ra, nếu có ý kiến ngược lại thì cho biết ngay. Tôi hỏi thất thoát trong xây dựng cơ bản, ông có nói thất thoát không thể do sai phạm tài chính, sai phạm kinh tế. Tôi xin hỏi thêm về lộ trình giải quyết thất thoát trong xây dựng cơ bản.

Ông Võ Hồng Phúc đang trả lời chất vấn.

Trả lời về nhà máy lọc dầu Dung Quất, Bộ trưởng KH&ĐT cho biết, Chính phủ đã lập Ban chỉ đạo do Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm trưởng ban. Điều này cho thấy Chính phủ đã rất quan tâm và tập trung vào công trình trọng điểm quốc gia này...

Về vấn đề thất thoát trong xây dựng cơ bản, Bộ trưởng trả lời: Không phải chúng tôi trả lời để cho qua mà Chính phủ đã chỉ đạo bằng mọi cách để giải quyết. Tuy nhiên có vấn đề: Qua các thanh tra, kiểm tra và ngay từ kỳ họp thứ ba, Chính phủ ra chỉ thị 39 và một loạt văn bản, tỷ lệ 30-35% chưa có vì chúng ta chưa điều tra. Con số này quá lớn, không thể có được. Tôi đi kiểm tra Lào Cai, Hà Giang... đều không có thất thoát đến mức đó. Họ đã giám sát từng tuyến đường, người ta khoán, nhân dân nhận tiền và chi trả rất chi li... Cho nên con số thất thoát như vậy là không có... Có thể có những công trình thất thoát 20, thậm chí 100% (Nhà hát Chèo Hà Nội) nhưng tính bình quân cả nước thì không thể đến mức này.

Chủ tịch Nguyễn Văn An ngắt lời Bộ trưởng Võ Hồng Phúc: Thất thoát là mất, chứ không phải xây mà không dùng. Cần phải nói lại khái niệm cho các đại biểu hiểu.

Bộ trưởng Võ Hồng Phúc lúng túng: Nói chung chung 30% là không thể có được. Như vậy người ta hình dung đất nước ta tham nhũng như thế nào. Ông nhấn mạnh đến giám sát cộng đồng, cử tri, nhân dân giám sát mới có hiệu quả cao nhất.

Chủ tịch Nguyễn Văn An vặn lại: Công trình lớn như lọc dầu Dung Quất dân giám sát làm sao. Dân chịu trách nhiệm chính hay bộ ngành chịu trách nhiệm chính. Không ai hỏi trách nhiệm của nhân dân mà hỏi trách nhiệm của bộ trưởng

Bộ trưởng Võ Hồng Phúc trả lời: Nhân dân được hỏi trách nhiệm chủ đầu tư. Ví dụ công trình cung cấp nước ở TP.HCM, nhân dân giám sát.

Chủ tịch Nguyễn Văn An mời các đại biểu khác chất vấn.

Vốn cho xây dựng cơ bản thất thoát ở tất cả các khâu?

Đại biểu Phan Trung Lý (Nghệ An).

ĐB Hoàng Thanh Phú (Thái Nguyên) bày tỏ bức xúc: vốn nhà nước được quản lý chặt chẽ ở các khâu vậy mà vẫn thất thoát ở các khâu, trách nhiệm của Bộ KH&ĐT đến đâu hay các bộ khác. Có thể thay đổi phương thức cấp vốn sang vay vốn rồi nhà nước mua bằng vốn ngân sách để giảm thất thoát có được không? Liên quan đến nợ xây dựng đâu tư. Năm nay xử lý được gần 2000 tỷ vậy từ 2002 về trước còn 2000 tỷ vậy xử lý phải mất 2 năm nữa... Có cách gì xử lý nợ xây dựng cơ bản hay không khi mà tình trạng nợ làm các nhà thầu trong nước sập tiệm.

ĐB Trương Hữu Trí, đoàn Đồng Nai đặt câu hỏi gần như một kiến nghị: Chúng ta dành 35% cho đầu tư, làm sao cho hiệu quả là vấn đề của Bộ KH&ĐT. Chúng ta đã mua nhiều lò xi măng Trung Quốc, đầu tư dây chuyền gạch Granit với 2 loạt công trình này chúng ta đã đầu tư hơn 6.000 tỷ đồng. Những công trình này chúng ta hoàn toàn có thể làm được, Nếu chúng ta tự làm bằng đấu thầu thì đã làm lợi cho đất nước bao nhiêu tiền. Nhiều lò đứng đang chuyển sang lò quay... Đề nghị Bộ trưởng cho phép các nhà thầu trong nước tham gia.

Quốc hội nghỉ giải lao. Sau khi nghỉ 15 phút, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc tiếp tục trả lời các câu hỏi của đại biểu.

Những vấn đề trên được Bộ trưởng trả lời vắn tắt: Thất thoát trong đầu tư, có nhiều kẽ hở ở các khâu, cần khắc phục. Vấn đề phương thức đầu tư, chúng ta cần nghiên cứu để đưa ra phương thức hợp lý nhất.

Về "món nợ" 4.400 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước, theo Bộ trưởng Phúc, chỉ cần xử lý bằng cách: Ngân sách đã nằm trong phân bổ... nên tính để trừ dần vào ngân sách địa phương. Đây là biện pháp tốt nhất!

Vấn đề ĐB Trí đã nêu, ngành cơ khí đi lên, các ngành đều muốn đi lên và muốn làm được phải tạo cơ chế cạnh tranh và nếu ngành cơ khí đủ để cạnh tranh thì tốt quá.

Chỉ sợ không công bằng

Ông Phúc khá lúng túng khi trả lời chất vấn.

Đại biểu Nguyễn Lân Dũng bày tỏ băn khoăn: Tiếp xúc cử tri, dân hỏi câu đơn giản mà tôi không biết trả lời thế nào: Có nhiều doanh nghiệp nhà nước cho tư nhân thuê đất để kinh doanh. Việc cho phép doanh nghiệp nhà nước cho thuê đất kinh doanh xung quanh, nếu trả lương cho công nhân thì tốt, nhưng như vậy có đúng không? Xin Bộ truởng  cho biết cách dùng đất để kiếm tiền có đúng không?

Phan Đình Trạc (Nghệ An) nhắc lại câu hỏi đã gửi cho Bộ trưởng từ trước: Thanh Hoá đất rộng, những vùng sâu phát triển rất kém: Phát thanh truyền hình không đến, người dân dùng nước bẩn. Nghệ An rộng, an ninh trật tự biên giới phức tạp... Bộ trưởng có thể cho Tây Nghệ An, Tây Thanh Hoá được hưởng ưu đại như Tây Bắc được không?

Trả lời câu hỏi của ĐB Nguyễn Lân Dũng, Bộ trưởng Phúc thoái thác: Những điều ĐB Nguyễn Lân Dũng thắc mắc, nên hỏi Bộ trưởng Tài Nguyên Môi trường trả lời tốt hơn. Ông Phúc nhắc lại: Tôi chia sẻ với đồng chí nhưng đồng chí nên đi hỏi Bộ Tài Nguyên Môi trường.

Trả lời câu hỏi của ĐB Trạc, Bộ trưởng Phúc nói: Những vùng sâu, xa miền núi của Thanh Hoá, Nghệ An cũng giống như Tây Bắc, chúng ta chia thành 2 chế độ xoá đói giảm nghèo khác nhau. Nếu chúng ta làm không tốt sẽ gây ra tâm lý không công bằng. Chúng tôi đề nghị Chính phủ xem xét sao cho công bằng.

Phan Thị Tuyết Mai (Vĩnh Long) chất vấn: Về đầu tư phát triển, đã có yêu cầu chấm dứt đầu tư dàn trải. Bộ trưởng nói có nhiều công trình đã từ nhiều năm, muốn dừng phải có lộ trình. Với tư cách Bộ trưởng, tôi đề nghị Bộ trưởng cho biết lộ trình để ĐB có cơ sở giám sát.

Đại biểu Trương Hữu Trí đăng ký hỏi tiếp: Tôi chia sẻ với Bộ trưởng phải dàn trải, nhưng nếu không tập trung thì rất khó. Nếu chúng ta không tập trung đầu tư vào ngành nào thì bị dàn trải. 

''Tôi chưa chuẩn bị kỹ cho trả lời chất vấn''

Bộ trưởng Võ Hồng Phúc.

Bên hành lang Quốc hội sáng nay, có lẽ người được phóng viên quan tâm tìm kiếm nhiều nhất là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc. Trước phiên chất vấn, ông chỉ cười và trả lời rất ít câu hỏi. Sau đây là cuộc trò chuyện ngắn của Bộ trưởng Võ Hồng Phúc với báo chí trước giờ chất vấn.

- Thưa Bộ trưởng, Bộ trưởng đã chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc chất vấn hôm nay chưa?

- Tôi mới đi Nhật Bản về hôm thứ 7 nên cũng chưa kịp chuẩn bị gì.

- Bộ trưởng có chuẩn bị từ trước những nội dung "tủ" mà Bộ trưởng dự kiến các đại biểu sẽ hỏi trong buổi chiều nay không?

- Tôi không có "tủ" gì cả bởi nội dung nào cũng có, cái gì cũng phải trả lời...

- Xin cảm ơn ông!

Dự kiến, đầu giờ chiều nay, Quốc hội phát phiếu thăm dò về việc có thể bổ sung thêm một số lãnh đạo vào danh sách thành viên Chính phủ được chất vấn. Sau đó, Quốc hội sẽ chốt và công bố chương trình, danh sách chất vấn các thành viên Chính phủ.

  • VietNamNet

Với tư cách là một cử tri, mời quý vị hãy gửi đánh giá của mình về nội dung trả lời chất vấn của Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc về địa chỉ: hotnews@vasc.com.vn. Chúng tôi sẽ tập hợp ý kiến của quý vị để đăng tải lên VietNamNet.

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,