221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
435348
Các đại biểu QH sẽ chất vấn gì?
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
Các đại biểu QH sẽ chất vấn gì?
,

(VietNamNet) - Ngày mai, QH sẽ bắt đầu chương trình chất vấn và trả lời chất vấn. Hôm nay, VietNamNet đã có cuộc trao đổi nhanh với một số ĐBQH về những bức xúc mà họ đã "gửi" đến các thành viên Chính phủ hoặc dự định sẽ chất vấn trực tiếp tại hội trường.

Bà Trương Thị Mai, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Văn  hoá Giáo dục và Thanh thiếu niên của QH:

Tôi quan tâm nhất vẫn là chuyện giá thuốc

ĐB Trương Thị Mai đang chất vấn tại kỳ họp trước.

 

 

Cho đến hôm nay, tôi cũng chưa dự định sẽ chất vấn trực tiếp tại hội trường vì việc đó còn tuỳ thuộc vào không khí nghị trường (ví dụ như có vấn đề gì mình rất quan tâm, bức xúc nhưng ĐB khác hỏi rồi thì thôi, nếu tại đó lại nảy sinh vấn đề gì mới nữa thì tôi sẽ chất vấn thêm)... Thế nhưng tôi đã có gởi một số văn bản chất vấn tới cho các vị bộ trưởng trong đó có Bộ Kế hoạch đầu tư và Bộ GD-ĐT.

Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng: Chất vấn không phải là để giải quyết bức xúc mà là xác định trách nhiệm

Giám sát của QH thì để bảo đảm chế độ trách nhiệm; mà chế độ trách nhiệm ở đây là của những người được bầu hoặc phê chuẩn những người đó phải hiểu trách nhiệm của mình và những vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm thì buộc họ phải xử lý. Chất vấn và trả lời chất vấn nó là một hình thức giám sát, nếu nói giám sát thì quan trọng để xác định trách nhiệm chứ không phải dùng giám sát để giải quyết các vấn đề bức xúc trong cuộc sống. Còn bây giờ chúng ta dùng chất vấn để giải quyết  những vấn đề phát sinh trong cuộc sống là chưa trúng.

Thứ hai, nếu chúng ta có cảm giác chất vấn nói đi nói lại thì ta thấy có một loạt các nguyên nhân, nguyên nhân thứ nhất: có những vấn đề cần phải có thời gian mới giải quyết được; thứ hai, cuộc sống biến đổi liên tục, cũng một vấn đề đó, những giải quyết ở mức này thì nó xuất hiện những góc cạnh mới (chẳng hạn như vấn đề giá thuốc, giải quyết ở nhiều góc độ khác nhau, đã giải quyết được nhiều nhưng nó phát sinh những vấn đề mới).

Trong "khu vực" tôi theo dõi thì nổi cộm nhất là đào tạo, nhưng cuối năm nay Bộ GD-ĐT sẽ trình lên QH và Chính phủ báo cáo  và dự thảo Luật giáo dục sửa đổi - có nghĩa là cơ quan có trách nhiệm đã có những động thái tích cực để "sửa chữa" những phần còn non kém mà ĐB và cử tri  bức xúc rồi nên cũng phải đợi để xem kết quả thế nào.

Có lẽ có một vấn đề chung nhất, nổi cộm nhất mà dư luận và cử tri đang rất quan tâm, đó là giá cả nói chung và giá thuốc nói riêng. Giá thuốc và một số mặt hàng khác đang tiếp tục tăng cao khiến chúng tôi và cử tri hết sức lo lắng. Riêng phần tôi, tôi quan tâm nhất đến chuyện giá thuốc tăng cao. Hiện nay bộ Y tế và các ban ngành đang tích cực giải quyết nhưng  theo tôi các biện pháp đề ra chưa thoả đáng, việc giải quyết cũng chưa đến nơi đến chốn.

- Khi có sự "chưa ổn" của một ngành thì tất nhiên Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm nhưng cũng có nhiều cử tri lại nói rằng "phải thông cảm với các Bộ trưởng"... Ví dụ như việc thả nổi giá thuốc không chỉ mới bắt đầu từ khi Bộ trưởng Trần Thị Trung Chiến đảm nhiệm cương vị Bộ trưởng. Hoặc là "vấn đề" của Bộ này nhưng muốn giải quyết cho đến nơi đến chốn thì cần phải có sự phối hợp của nhiều ngành, nhiều cấp hoặc sự thay đổi lớn của cơ chế. Ý chị thế nào?

Vì thế nên QH cần phải xem xét rất thận trọng những vấn đề đặt ra về nhân sự.Trong nhiệm kỳ này của QH cũng sẽ có chương trình thay thế các thành viên của CP; có nghĩa là sẽ có những thành viên sẽ bắt đầu những công việc mới, và nói thực có những vấn đề không phải mới phát sinh từ khị Bộ trưởng mới nhận nhiệm vụ mà có từ lâu  rồi... Nếu quy ra thì  sẽ có nhiều Bộ trưởng có thể đơn phương chịu trách nhiệm nhưng muốn giải quyết thấu đáo thì lại cần cả một cơ chế....

- Đã từng có sự phê phán là các ĐB chuyên trách và Chủ nhiệm Uỷ ban hoặc Hội đồng dân tộc ít "hỏi"?

- Các ĐB này ít chất vấn là có lý do: trong quá trình làm việc giữa hai kỳ họp, người ta đã tiếp tục làm việc và xem xét các kiến nghị,  nghe báo cáo  những vấn đề liên quan đến lĩnh vực mà họ theo dõi. Qua quá trình báo cáo như vậy, các Bộ trưởng đã làm rõ vấn đề mà rất nhiều các ĐB khác của QH ( mà không phải là thành viên các Uỷ ban, thành viên Hội đồng dân tộc của QH) không nắm được. Nói đơn giản là: biết các thành viên của Chính phủ đã giải quyết như thế nào, giải quyết đến đâu, vướng ở đâu... thì "hỏi" làm gì nữa.
_________________

ĐB Tôn Nữ Thị Ninh:

Tôi sẽ "nhắc" về tiến trình gia nhập WTO và chống tham nhũng

“Tôi đang chờ trả lời chất vấn"
   

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đào Đình Bình đã trả lời như vậy với báo chí ngày 7/6. Trong khi đó, Bộ trưởng VH-TT Phạm Quang Nghị khẳng định: "Tôi sẽ không hứa nhiều!"...

Tôi chỉ hỏi Chính phủ tại sao chưa thấy một bản tường  trình của bộ phận nào đó về tư thế sẵn sàng của ta trong việc gia nhập WTO. Nói cách khác, cần nói cho rõ hơn lộ trình cụ thể của ta như thế nào về vấn đề này.

Vấn đề thứ hai, tôi rất băn khoăn khi dân muốn hỏi về vấn đề chống tham nhũng, cần một báo cáo tổng hợp, trả lời một cách tổng hợp thì ai chịu trách nhiệm trả lời. Hiện nay, Chính phủ chưa có cơ quan nào  là đầu mối chính thức về theo dõi đánh giá và đôn đốc toàn bộ tình hình chống tham nhũng.
_________________

ĐB Đỗ Trọng Ngoạn (Bắc Giang): 

Tôi nhờ báo chí giám sát

ĐB Đỗ Trong Ngoạn

Tôi quan tâm nhiều vấn đề, tôi đã chuẩn bị rồi. Thứ nhất là về văn hoá: hiện trong xã hội chúng ta, có rất nhiều biểu hiện vô văn hoá. Tham ô, tham nhũng, lãng phí, cửa quyền,hách dịch dân là vô văn hoá.

Thứ hai là vấn đề chất vấn về mấy điều mà Bộ y tế phải trả lời:  Hiện nay 4 triệu người nghèo chưa được hưởng chế độ khám chữa bệnh cho người nghèo trong năm 2004 Bộ Y tế sẽ giải quyết đến đâu... Thứ ba, bảo hiểm y tế, khám bệnh, Thủ tướng đã kết luận là phải giải quyết cơ bản vấn đề này nhưng  Thư tư, bao giờ giải quyết được chuyện giường bệnh 1,2m thôi  mà 4 người nằm.

- Nhưng, kỳ trước các đại biểu QH cũng hỏi rất nhiều về y tế, theo ông chúng ta đã giải quyết được những vấn đề mà đại biểu QH kỳ trước họ phát hiện?

- Hiện nay, vẫn còn vấn đề chưa giải quyết được, năm nay phải nghiêm túc trả lời chất vấn.

- Mọi năm ông là người hỏi nhiều, nhưng ông sẽ làm thế nào để giám sát việc thực hiện?

- Bây giờ tôi đã có cách, sẽ liên tục hỏi, hỏi xong rồi thì tôi yêu cầu các báo chí đăng...

_________________

ĐB Nguyễn Ngọc Trân (An Giang)

Phải ráng để cử tri không nói: "hứa để mà hứa"

- Ông sẽ tập trung chất vấn vào vấn đề gì là chính?

- Tôi có viết mấy câu hỏi, một câu hỏi cho Chính phủ về tình hình để làm thế nào xây dựng thất thoát trong xây dựng cơ bản, Thủ tướng phân công cho Bộ trưởng Bộ KHĐT trả lời. Qua trả lời của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Phúc bằng thư thì nếu ngày mai còn thời gian, mà tôi có cơ hội thì tôi sẽ hỏi tiếp. Trong trả lời của ông Nguyễn Hồng Phúc còn có sự lẫn lộn giữa thất thoát và lãng phí. Thất thoát là một chuyện mà lãng phí là một chuyện khác. Dư luận nói thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản rất lớn: từ 30 đến 55%, Thủ tướng cũng nhiều lần nói vậy. Thế nhưng phần trả lời của Bộ trưởng thì nói rằng những sai phạm về tài chính thì chỉ có 13 đến 15%...

ĐB Nguyễn Ngọc Trân đang chất vấn tại kỳ họp trước.

Tiếp đến tôi sẽ hỏi đồng chí Bộ trưởng Bộ Nội vụ về chất lượng đào tạo về cán bộ của mình so với tình hình đỏi hỏi quản lý công việc của đất nước. Đây là một vấn đề của hệ thống, liên quan đến nhiều ngành.Trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế, việc đào tạo cán bộ của mình như thế nào để có thể đáp ứng được bối cảnh mới.

Tôi cũng đã hỏi Bộ trưởng Bộ Tài chính về những sai phạm trong quản lý về ngân sách... Trong ba người tôi hỏi, chắc chỉ có đồng chí Võ Hồng Phúc trả lời, còn các đồng chí kia thì trả lời bằng văn bản, và tôi sẽ có văn bản hỏi tiếp nữa. Trên nguyên tắc thì phải trả lời bằng văn bản. Chắc chắn là các Bộ trưởng sẽ trả lời hết sức sòng phẳng, kỹ lưỡng. Vấn đề là sớm hay muộn.

- Ông có kỳ vọng gì về tính "hiệu lực" của trả lời chất vấn?

- Theo tôi hiểu thường vụ QH đã có một quyết tâm rất lớn là đã hứa cái gì là phải làm (ý này thì Chủ tịch QH nói "đã hứa là phải làm"), và tôi nghĩ rằng, đó là điều chúng ta phải ráng làm cho được, vì nếu không cử tri họ sẽ nghĩ rằng ở cơ quan quyền lực cao nhất rồi mà lời hứa vẫn là lời hứa...

- Trong ba ngày mà chất vấn 7 Bộ trưởng thì có ảnh hưởng đến chất lượng không, thưa ông?

- Theo ý kiến riêng tôi thì hơi nhiều, thà là ba, bốn, năm người những có thời gian mỗi vấn đề mình đi sâu hơn để phân tích nguyên nhân và tìm ra giải pháp. Tức là các ĐBQH và các đồng chí trong bộ máy Chính phủ qua chất vấn sẽ cùng nhau suy nghĩ để tìm nguyên nhân và lời giải cho những vấn đề nổi cộm.

  • Lương Thị Bích Ngọc -  V.T
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,