221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1292250
Căng thẳng ngoại giao làm Hoàng Hải dậy sóng
1
Photo
null
Căng thẳng ngoại giao làm Hoàng Hải dậy sóng
,

Trong tháng 6, các quan chức Trung Quốc đã từ chối một chuyến công du tới nước này của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates, và dĩ nhiên, ông Gates không hề hài lòng.

Jeffrey Bader, Giám đốc phụ trách khu vực châu Á thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ cũng thể hiện sự tức giận của mình.

s
Tàu sân bay hạt nhân George Washington Ảnh: maritimequest
Lý do đặc biệt cho mối quan hệ đang có chiều hướng căng thẳng có lẽ bắt đầu từ các động thái của tàu sân bay hạt nhân George Washington, đang có mặt tại cảng ở Yokosuka, Nhật Bản.

Sau vụ chìm tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc, quan hệ hai miền Triều Tiên trở nên rất căng thẳng. Mỹ ủng hộ Hàn Quốc và thúc đẩy các biện pháp ngoại giao gây áp lực với Bình Nhưỡng. Washington cũng cân nhắc việc áp dụng các áp lực quân sự, như dự kiến điều động tàu George Washington tới Hoàng Hải.

Hoàng Hải là vùng biển nằm giữa bán đảo Triều Tiên và bán đảo Sơn Đông (Trung Quốc). Giới quân sự Hàn Quốc và Mỹ đã lên kế hoạch diễn tập chung ở khu vực quanh đảo Gyeoknyeolbi thuộc phía nam Incheon. Phía tây trực tiếp của nó chính là Bán đảo Sơn Đông và Thanh Đảo - nơi đóng quân của hạm đội Bắc Hải Trung Quốc.

Nếu một tàu sân bay của Mỹ được triển khai tới khu vực này, nó dường như đang chĩa thẳng mũi thương dài vào Bình Nhưỡng. Nhưng Trung Quốc, vốn xem Hoàng Hải là sân sau của chính mình, cũng không thể giữ yên lặng.

Thông thường, tàu sân bay Mỹ không tiến vào Hoàng Hải. Ngoại trừ một ngoại lệ là Kitty Hawk năm 1994 - thời điểm chính quyền Tổng thống Mỹ Bill Clinton cân nhắc ném bom một cơ sở hạt nhân ở Yongbyon, Triều Tiên. Cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter sau đó viếng thăm Bình Nhưỡng và cuộc khủng hoảng được ngăn chặn. Và, trong sự căng thẳng lần này, một tổng thống Mỹ lại cân nhắc việc điều động tàu sân bay tới Hoàng Hải. Thời điểm máy bay Mỹ trên tàu sân bay và máy bay quân sự Trung Quốc cùng bay trong khu vực, khả năng xảy ra đụng chạm rất dễ xuất hiện.

Lý do mà đô đốc Mike Mullen, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, trì hoãn cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn ban đầu dự kiến diễn ra đầu tháng 7 rồi lui về cuối tháng có lẽ để “tạo điều kiện” để Triều Tiên đưa ra sự nhượng bộ nào đó. Nhưng nếu Bình Nhưỡng từ chối, Mỹ cho biết, cuộc tập trận hàng hải sẽ diễn ra nhằm gia tăng sức mạnh phòng thủ.

Tàu George Washington rời Yokosuka ngày 14/6. Sau khi hoàn tất cuộc tập trận quân sự Nhật - Mỹ, nó sẽ hướng đến Hoàng Hải trong tư thế “thận trọng” dõi theo phản ứng của Triều Tiên.

Trong một báo cáo về vấn đề này, tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc đăng tải quan điểm của chuyên gia quân sự nước này, Đại Tô. Ông kêu gọi ngăn chặn cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn tại Hoàng Hải. Đây có lẽ là cảm nhận thực tế của giới quân sự Trung Quốc.

Từ chối chuyến thăm của người đứng đầu Lầu Năm Góc thể hiện sự tức giận của họ. Cảm giác của cả Mỹ và Trung Quốc đang được đẩy lên cao.

Đầu tháng 6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương nhấn mạnh, Bắc Kinh quan ngại thực sự về kế hoạch tập trận chung Mỹ - Hàn và sẽ theo dõi sát sao tình hình. "Ở tình hình hiện tại, các bên liên quan cần kiềm chế để tránh leo thang và gây tổn hại đến lợi ích của các nước trong khu vực", ông Tần nói.

Trong khi đó, Chen Hu, phụ trách Tạp chí Quân sự thế giới tại Trung Quốc cho hay, Bắc Kinh không cần thiết phải xem cuộc tập trận Mỹ - Hàn như một hành động khiêu khích.

Hàng không mẫu hạm George Washington sẽ vào Hoàng Hải, hay trở lại trong một thời điểm quyết định? Đây là một cuộc chơi giữa Mỹ, Trung Quốc và Triều Tiên.

Và, trên bán đảo Triều Tiên, tình hình vẫn tiếp tục chưa có dấu hiệu dịu lại…

  • Thái An (Theo Mainichi)

,
Ý kiến của bạn
,
,
,
,