(VietNamNet) - ĐB Nguyễn Đức Dũng (Kon Tum) tâm sự với VietNamNet, ông quyết định không chất vấn một câu nào trong kỳ họp này bởi muốn chờ những vấn đề đã đưa ra sẽ được giải quyết đến nơi đến chốn.
ĐB Nguyễn Đức Dũng. |
Ông có ý kiến gì về việc sắp có một đoàn kiểm tra chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục - Đào tạo chủ trì?
-
Nhưng chắc ông cũng biết là trước khi có đoàn thanh tra, kiểm tra gì đó về các trường học thì thường là họ được Sở, Phòng giáo dục thông báo trước. Vì thế thầy và trò đã "tập dượt" rất kỹ để chuẩn bị đón các đoàn thanh tra, kiểm tra. Không biết đoàn "liên ngành" này đi "thị sát" này có được thông báo trước không ? Ông có hy vọng vào tính khách quan của đợt "thị sát" này không?
- Tôi cũng không thật sự hy vọng lắm bởi vì làm như thế nào để đảm bảo thực chất là cả một vấn đề. Muốn tìm hiểu được chất lượng giáo dục thì phải có biện pháp hết sức khoa học. Biện pháp đó phải được thực hiện bởi những người có bản lĩnh và hết sức trung thực thì mới đảm bảo tính khách quan. Còn nếu chỉ để báo cáo cho qua chuyện và việc báo cáo đó được thực hiện bởi ai đó thiếu trách nhiệm, có khuyết điểm nhưng không dám nhận thì khó mà khách quan.
Sau khi ông kiến nghị với UBTVQH và người ta giải quyết như vậy thì ông có bằng lòng không?
- UBTVQH làm như vậy là không sai luật bởi điều 12 của Luật giám sát của QH có quy định rằng: "UBTVQH xem xét và khi cần thiết thì có thể tự mình đề nghị hoặc theo đề nghị của Hội đồng dân tộc, một Uỷ ban của QH hoặc của ĐBQH để trình QH thành lập Uỷ ban điều tra lâm thời. "Xét thấy cần thiết" thì nó vô cùng. UBTVQH thấy chưa "xét thấy cần thiết", chưa thành lập thì mình cũng chịu thôi. Nhưng nếu gọi là thoả mãn thì tôi chưa thoả mãn vì chất lượng giáo dục như thế nào, xã hội đánh giá cũng đã quá rõ và nó biểu hiện quá rõ. Lẽ ra, phải xông ngay vào giải quyết thì ta lại để quá lâu. Cũng chưa có gì đảm bảo báo cáo chất lượng giáo dục cuối năm sẽ chuẩn xác.
Về ý kiến cá nhân của một ĐBQH thì tôi chưa thoả mãn với cách giải quyết của UBTVQH và muốn QH thành lập ngay một Uỷ ban lâm thời điều tra về chất lượng giáo dục để có đánh giá ngay và có biện pháp chấn chỉnh sự yếu kém của ngành giáo dục, vì càng để lâu thì tác động đối với xã hội càng không tốt.
Hôm qua, trong phỏng vấn Bộ trưởng GD - ĐT Nguyễn Minh Hiển, chúng tôi có đề cập đến căn bệnh hình thức, chạy theo thành tích của ngành này khiến cho chất lượng giáo dục khó mà được nhìn nhận đúng thực chất. Ông có cho đó là một căn bệnh nguy hiểm của ngành giáo dục không?
- Tôi cho rằng bệnh hình thức đã trở thành trầm kha đối với cả xã hội chứ không riêng gì giáo dục. Nhưng ở giáo dục thì bệnh thành tích thể hiện rất rõ, làm cho chất lượng giáo dục của chúng ta bị sút kém.
Ở kỳ họp QH này, ông có tiếp tục nêu những ý kiến bức xúc về giáo dục nữa không?
- Ở kỳ họp này, tôi sẽ không có ý kiến chất vấn đối với Bộ nào nữa!
Vì sao vậy?
- Vì mấy kỳ gần đây, tôi đã chất vấn mấy vấn đề tương đối bức xúc và gay gắt nhưng người ta giải quyết chưa đến nơi đến chốn. Tôi phải đợi xem giải quyết đến đâu đã. Với lại cũng phải để các ĐB khác chất vấn chứ mình cứ hỏi nhiều mà hỏi gay gắt quá thì cũng trở thành hiện tượng không hay lắm.
Trong buổi họp báo, Văn phòng QH có thông báo là sẽ chuyển cho ĐBQH báo cáo của các bộ về kết quả việc thực hiện những điều mà họ đã hứa với QH khi trả lời chất vấn ở kỳ họp trước,oông đã nhận được chưa?
- Chưa! Tôi chưa thấy!
Vừa rồi, sau khi anh đề nghị đối với UBTVQH về việc thành lập Uỷ ban điều tra lâm thời về chất lượng giáo dục thì khi về địa phương rồi, ông có nhận được phản ứng gì từ cử tri không?
- Rất nhiều cử tri cả nước gửi thư đến, trong đó có những cán bộ lão thành trong ngành giáo dục, có cả những vị giáo sư, tiến sĩ, tỏ rõ sự đồng tình với tôi về việc này. Có nhiều người còn cung cấp cho tôi nhiều thông tin phản ánh về chất lượng giáo dục xuống cấp trầm trọng.
Cử tri ủng hộ và tin cậy như vậy mà kỳ họp này ông lại không muốn chất vấn nữa, đặc biệt là về giáo dục. Liệu có bình thường không, thưa ông?
- Bình thường thôi. Vì tôi không nói thì cũng sẽ có nhiều ĐBQH khác nói. Tôi biết cử tri đã gửi rất nhiều kiến nghị liên quan đến giáo dục.
-
Lương Thị Bích Ngọc (thực hiện)