221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
238575
Một "cửa" nhưng còn nhiều "khóa"!
1
Article
null
Một 'cửa' nhưng còn nhiều 'khóa'!
,

(VietNamNet) - “Những cái khóa này “made in” từ nhiều quốc gia khác nhau nên một chìa không thể mở được. Hơn nữa, không có sự liên thông giữa các “cửa”, chỉ một đường thẳng thôi!”. Ông Mai Quốc Bình, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, Phó trưởng thường trực Ban Chỉ đạo CCHC ví von khi nhận xét về mô hình “một cửa, một dấu” của TP.HCM, ngày 22/4.

 

Hình như cán bộ bị ‘ám khí’ bao trùm!?

Nền hành chính phục vụ: Cần 10 năm và có thể hơn...

 

Ông Mai Quốc Bình

Dù là người trong cuộc khởi xướng mô hình “một cửa” tại TPHCM từ 10 năm trước. Nhưng đến nay, theo ông Mai Quốc Bình: “Nói thật lòng, hình như công chức mình bị "ám khí’ nó bao trùm, lẩn quẩn hoài trong tư tưởng, ‘đánh’ mãi không ra được... Đơn giản mô hình một cửa, tưởng tốt, nhưng khi đi vào thực hiện người dân than còn nhiều khóa quá”.

 

Theo ông Bình, mấu chốt của vấn đề là sự liên thông giữa các cửa với nhau. Hiện nay, sự liên thông về thủ tục hành chính giữa các sở ngành với nhau chưa thật tốt. Ví dụ, hồ sơ chuyển đến quận, được giải quyết xong nhưng khi chuyển đến sở A lại phải chờ kiểm tra có đúng qui định của sở này không. Rồi chuyển qua sở B thế nào cũng yêu cầu điều chỉnh một tí, sau cùng là đến UBNDTP lại …chờ tiếp.

 

Muốn “mở” hết những khóa này, ông Bình cho rằng phải công khai thủ tục hành chính theo cả... sơ đồ ngang, sơ đồ dọc.

 

Đồng tình ý kiến này, ông Nguyễn Chơn Trung, Trưởng Ban Quản lý các KCN – KCX thành phố nói: "Mô hình một cửa đóng vai trò hết sức quan trọng với sự thành công của các KCN-KCX trên địa bàn thành phố. Khi được các Bộ ngành ủy quyền cho Ban Quản lý (BQL) cấp phép đầu, thì có những giấy phép chỉ cấp trong vài giờ, nhà đầu tư rất mừng".

 

Nhưng cái quan trọng, theo ông Trung, BQL thực hiện việc cấp phép cần theo qui trình công khai. Do vậy, nhà đầu tư biết phải chuẩn bị giấy tờ gì khi tiến hành làm thủ tục. "Hơn nữa, khi công khai không chỉ mình kiểm tra nhà đầu tư, mà họ còn giám sát lại mình có làm đúng như qui trình hay không" - ông Trung nói.

 

Ông Thang Văn Phúc

Ông Lâm Văn Ba, Phó Văn phòng UBND TP.HCM bổ sung: “Theo tôi nên coi lại năng lực điều hành, tính nhất quán của các thủ trưởng sở ngành. Bởi, lúc kêu thì kêu cũng to lắm, nhưng khi áp dụng vào thì bộc lộ một sự yếu kém trong quản lý”.

 

Ông Ba dẫn chứng, 71 biểu mẫu được UBND thành phố ban hành vừa qua là đã có tham khảo ý kiến của dân, sở ngành. Nhưng đến lúc áp dụng thì các phòng công chứng lại không làm, mà chỉ công chứng theo biểu mẫu cũ trước đây. Khi hỏi nguyên nhân thì họ lý giải: “biểu mẫu của thành phố thì mới có từ 1/4, trong khi đó những biểu mẫu củ đã in để dùng cả năm chẳng lẽ … bỏ.

 

Ông Bình bất bình: “Vì lâu nay làm tự do quá quen rồi, bây giờ áp dụng theo mẫu chung của thành phố thấy khó vì … đụng chạm đến quyền lợi công chứng. Thành phố đã đề nghị cứ tuân thủ theo các biểu mẫu đã ban hành, còn các ý kiến khác thành phố sẽ giải quyết”

 

Trúng tuyển có được tuyển dụng?

 

Một vấn đề được cho là khá nhạy cảm, khá “đụng chạm”, nhưng theo ông Nguyễn Trung Thông, Phó trưởng ban chỉ đạo CCHC TP.HCM, “đây chính là điểm đột phá mới trong công tác CCHC và sẽ chi phối mạnh mẽ, trực tiếp đến cán bộ, công chức”. Đó là việc thí điểm thi tuyển cạnh tranh chức danh Trưởng, Phó phòng cấp sở ngành, quận huyện, sẽ tiến hành vào quí 3 năm 2004.

 

Ông Thông cũng cho rằng, nếu thực hiện tốt việc này sẽ từng bước đổi mới phương thức, qui trình lựa chọn đề bạt và bố trí các chức danh, sẽ chuẩn hóa được trình độ cán bộ quản lý. Thế nhưng nhiều ý kiến lại băn khoăn: “Không biết trúng tuyển rồi có được tuyển dụng, bởi vì cán bộ hiện nay là do Đảng quyết”.

 

Một cửa này, nhưng còn nhiều khóa lắm!
 

Chia sẻ vấn đề này, ông Thang Văn Phúc, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Tổng thư ký Ban chỉ đạo CCHC Chính phủ nói: Chúng tôi sẽ xin ý kiến cụ thể về vấn đề này. Về cơ bản chúng tôi ủng hộ việc bổ nhiệm, Phó, Trưởng phòng sau khi trúng tuyển, chứ không thể để các “ông hành chính” đưa đẩy nhau lên mãi được. “Chúng ta phải chọn nhân tài từ thị trường” ông Phúc nhấn mạnh.

 

Tỏ ra thông cảm với những “âu lo” của thành phố về tốc độ CCHC, ông Phúc cho rằng thành phố nên tập trung bốn nội dung để tạo nét mới trong năm 2004. Thứ nhất, tổng rà soát các thủ tục của tất cả các ngành, kể cả 71 biểu mẫu vừa ban hành, cái nào thừa thì bỏ, thiếu bổ sung. Thứ hai, tổ chức lại cơ chế một cửa, vì "Đây là bộ mặt của các cơ quan. Chật chội, thiếu không gian là ở chổ khác chứ, nơi tiếp dân phải khang trang, đàng hoàng". Thứ ba, sử dụng mạng Internet trong giao dịch hành chính, để không buộc người dân phải gặp trực tiếp cán bộ mới giải quyết được việc. Và cuối cùng, cần thẳng thắng trong đánh giá năng lực cán bộ, không nể nang tình cảm. Có như thế mới không bỏ sót người tài. Bên cạnh đó, là phân cấp, nhiệm vụ, trách nhiệm kể cả phân cấp luôn chữ ký.

 

Tám giải pháp của TP.HCM về CCHC năm 2004

  1. Thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch UBND quận huyện cần tăng cường giáo dục sự nhận thức đối với đội ngũ cán bộ công chức về CCHC.
  2. Tăng cường các hình thức công khai về thủ tục hành chính và các qui định của pháp luật, đa dạng hóa hính thức thanh tra kiểm tra
  3. Các ngành các cấp cần có biện pháp chế tài thích hợp đối với cá nhân, tổ chức có biểu hiện, tiêu cực trì trệ, yếu kém trong công tác CCHC
  4. Xây dựng và cũng cố bộ phân chuyên trách đủ mạnh làm công tác CCHC ở các Sở ngành, quận huyện
  5. Củng cố, kiện toàn và phát huy hơn nữa vai trò của Ban chỉ đạo CCHC ở các Sở ngành, quận huyện và phường xã, tránh tình trạng hình thức hoặc khoán trắng như ở không ít đơn vị thời gian vừa qua
  6. Tăng cường phân cấp cho cấp dưới, đồng thời đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành quản lý và phục vụ người dân
  7. Hàng quí, năm các địa phương phải thực hiện chế độ báo cáo và phải có chương trình, kế hoạch giải pháp cụ thể về công tác CCHC để làm cơ sở tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả
  8. Định kỳ hàng tháng quí, năm Thủ trưởng các sở ngành, Chủ tịch UBND các quận huyện phải có báo cáo với Thường trực UBND TPHCM. Thủ trưởng các đơn vị trên phải chịu trách nhiệm trước UBND TPHCM về sự chậm trễ hoặc không chấp hành chế độ báo cáo.  

 

 

  • Đỗ Trần Toàn             
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,