221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
234625
"Minh bạch không phải là dán tất cả lên tường"
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
'Minh bạch không phải là dán tất cả lên tường'
,

(VietNamNet) - Kê khai tài sản của đại biểu ứng cử HĐND đang được dư luận quan tâm như một sự tiến bộ vượt bậc trong quy định bầu cử. Tuy nhiên, cho đến hôm qua, đã có công bố chính thức về việc không tiến hành công khai tài sản các ứng cử viên. Trả lời báo chí về vấn đề này, ông Vũ Mão, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội cho rằng: "Đây không phải là không công khai, mà vẫn minh bạch. Nhưng minh bạch không phải là dán tất cả lên tường".

Ông Vũ Mão. Ảnh: Đặng Vỹ.

Trong buổi làm việc hôm qua với TP.HCM về công tác chuẩn bị cho đợt bầu cử HĐND 3 cấp, ông Vũ Mão, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội đã trả lời phóng viên các báo về những thắc mắc xung quanh những sự cố phát sinh khi gần đến ngày bầu cử.

- Thưa ông, việc kê khai tài sản của đại biểu ứng cử HĐND sẽ được thực hiện như thế nào?

Đây cũng là vấn đề mới, phải nghiên cứu sâu hơn, từ quan điểm đến chủ trương, giải pháp cụ thể. Vấn đề này quả thực lúng túng. Chủ trương kê khai tài sản là đúng, thể hiện sự dân chủ, công khai với dân. Nhưng với các nước thì khác, họ có cách quản lý tài sản, tiền bạc, còn ta lâu nay không quản lý. Ngay cả khái niệm "thế nào là tài sản" cũng đã lúng túng. Thứ hai na, kê khai trong phạm vi nào? Như doanh nghiệp chẳng hạn, phải kê phần nào, hay kê luôn cả tài sản doanh nghiệp của người ta? Liệu như vậy người ta có đòi rút khỏi đợt bầu cử không?

Từ tình hình thực tiễn này, có thể nhận thấy, đây là hướng tiến bộ nhưng cũng phải có bước đi. Điều này có thể vận dụng được: kết quả kê khai không phải là văn bản thông báo dán lên tường, cho tất mọi người biết về tài sản của đại biểu, mà sẽ lưu trong hồ sơ để cơ quan có trách nhiệm quản lý biết được. Còn ai đó quan tâm thì có thể hỏi, thậm chí có thể chất vấn.

- Nếu không nhằm công khai, thì việc kê khai tài sản nhằm mục đích gì?

Đây không phải là không công khai, mà vẫn minh bạch. Nhưng minh bạch không phải là dán tất cả lên tường. Các nước có hoạt động mỗi lần bầu cử phải kê khai tài sản, người ta chỉ cần nhìn vào sổ sách của cơ quan quản lý là biết được tài sản của đại biểu, còn ta thì không làm sao biết được nên phải kê khai.

- Nếu không công khai, làm sao dân giám sát được?

Cử tri quan tâm đến đại biểu nào thì có thể hỏi, cơ quan quản lý sẽ cung cấp thông tin về đại biểu đó. Ở đây do cách đặt vấn đề triển khai cụ thể rất còn lúng túng, nên nhiều người nhầm tưởng là kê khai nhưng không công khai là vì vậy.

- Nếu cử tri muốn tìm hiểu, sẽ hỏi cơ quan nào?

Cử tri có thể hỏi tại Hội đồng bầu cử và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp mà đại biểu đó ứng cử.

- Thưa ông, việc đưa ra giải pháp giảm bớt số lượng đại biểu được bầu để bảo đảm số dư 2, có bị sai nguyên tắc không?

- Thực ra mà nói, đây là giải pháp phải xử lý vấn đề tình huống, xuất phát từ những quy định mới trong luật và trong văn bản của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Vấn đề mới ở chỗ, quy định ở trong Luật bầu cử HĐND là mỗi đơn vị bầu cử phải dư 2 người trở lên và mỗi đơn vị bầu cử được bầu không quá 5 người. Điều đó có nghĩa, đơn vị bầu cử không đạt số dư 2 là phạm luật. Trước đây luật cũ, kể cả Luật bầu cử Quốc hội, Luật bầu cử HĐND, chỉ quy định mỗi đơn vị được bầu không quá 3 người. Tôi có trao đổi với ông Đỗ Quang Trung, Bộ trưởng Bộ Nội vụ về vấn đề này. Ông Đỗ Quang Trung nói, vì liên quan đến số dư là 2, nên nếu không đưa lên 5 còn khó khăn hơn na. Đây là vấn đề mới của Luật cho nên đáng lẽ công việc này phải làm rất kỹ. Lẽ ra phải đưa số lượng ứng cử nhiều hơn từ trước đó, để qua mấy vòng hiệp thương còn lại là vừa. Như vậy, vấn đề mới của Luật, của quy định lại là không chỉ đạo, không triển khai. Đây là bài học kinh nghiệm cho những lần bầu cử tiếp theo sau này.

Để xử lý vấn đề này, những người làm công tác tổ chức bầu cử đưa ra 3 giải pháp:

Đầu tiên, đã có ý kiến đưa những người có số phiếu tín nhiệm dưới 50% vào danh sách bầu cử. Nhưng hướng dẫn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quy định là đại biểu có số phiếu tính nhiệm đạt 50% trở lên mới đưa vào danh sách được bầu. Tuy nhiên, nội dung quy định đại biểu phải có trên 50% số phiếu tín nhiệm mới được đưa vào danh sách bầu cử, không được quy định trong Luật bầu cử HĐND, nhưng lại được quy định  trong văn bản của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc. Đúng ra, nếu không quy định trong Luật, có nghĩa người có số phiếu tín nhiệm dưới 50% vẫn được đưa vào danh sách. Nhưng vì đã có văn bản của UBMTTQ rồi nên phương án đưa người dưới 50% số phiếu tính nhiệm vào danh sách bầu cử không thực hiện được. Điều này trong Thường vụ Quốc hội cũng đã tranh luận.

Giải pháp thứ 2 là phải gom đơn vị bầu cử lại. Bớt đơn vị bầu c sẽ có số dư. Nhưng việc này rất phức tạp. Bớt đơn vị nào? Thật không phải dễ, nên cũng không thực hiện được.

Vì vậy, giải pháp thứ 3 là bớt số đại biểu được bầu. Điều này không phải mới, trong đợt bầu cử Quốc hội vừa qua đã làm ở 3 đơn vị Bạc Liêu, Quảng Bình và Nam Định.

Nhưng như vậy không thú vị và hay lắm. Không hay ho ở chỗ, mục đích chọn ra từng ấy đại biểu số lượng bao nhiêu là cả một quá trình đấu tranh mới có được. Đại biểu được chọn lựa khít khao, chặt chẽ, thậm chí có quận huyện không đủ đại biểu. Rất ít rồi, bây giờ rút nốt nữa thì thật là đáng suy nghĩ.

Cho nên đây cũng là bài học kinh nghiệm cho những lần bầu cử sau này. Tôi rất đồng tình với ông Võ Văn Cương, Chủ tịch HĐND TP.HCM. Tôi đã đi kiểm tra ở 7 địa phương, các nơi đều có nêu vướng mắc này, nhưng đồng chí Võ Văn Cương nêu rất rõ là phải rút ra bài học về công tác chuẩn bị cho người tự ứng cử là rất sâu sắc.

·         Đặng Vỹ - Đỗ Trần Toàn (ghi)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,