221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
196359
Năm giải pháp phát triển Kinh tế xã hội năm 2004
1
Article
null
Năm giải pháp phát triển Kinh tế xã hội năm 2004
,

(VietNamNet) - Ngày 5/2, Chính phủ đã bế mạc phiên họp thường kỳ tháng 1. Tại phiên họp này Chính phủ đã dành phần lớn thời gian để thảo luận tìnhh tình KT-XH tháng 1/2004 và triển khai kế hoạch năm 2004. Kết luận phiên họp, Thủ tướng Phan Văn Khải nói: ''Bước vào năm 2004 có 4 sự kiện đáng lưu ý có ảnh hưởng đến tình hình phát triển của nước ta''.

Thứ nhất: Một thuận lợi lớn là Nghị quyết trung ương 9 có một số điểm thể hiện sự đổi mới  mạnh hơn so với những nghị quyết đã có, tạo thêm động lực cho việc phát triển KT-XH như: đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN, kể cả một số Tổng công ty, doanh nghiệp lớn, cho phép các DNNN lớn bán cổ phiếu, trái phiếu ra thị trường chứng khoán; mở rộng các lĩnh vực nước ngoài được đầu tư, cho cổ phần hoá, đa dạng hoá các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; khuyến khích mạnh hơn kinh tế tư nhân, kinh tế hỗn hợp; có chính sách, biện pháp cụ thể tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, xoá bao cấp, giảm bảo hộ, hạn chế và kiểm soát độc quyền kinh doanh; đổi mới cơ chế hoạt động và bảo đảm kinh phí của các đơn vị sự nghiệp, chuyển các cơ quan nghiên cứu- triển khai sang hoạt động như doanh nghiệp... (đã giao cho Bộ Kế hoạch & Đầu tư và Ban Nghiên cứu của Thủ tướng khẩn chương chuẩn bị để trình  Chính phủ bàn chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 9 trong phiên họp Chính phủ tháng 2).

Thứ hai: Dịch cúm gà bùng phát nghiêm trọng hầu như trên phạm vi cả nước (tính đến ngày 2 tháng 2 đã có 48 tỉnh, thành phố xảy ra dịch), gây nhiều thiệt hại về kinh tế và có biểu hiện lây bệnh cho người, tạo ra dịch viêm phổi do virus, rất nguy hiểm so với tính mạng và gây tâm lý bất an trong nhân dân, ảnh hưởng xấu đối với du lịch và hàng loạt các hoạt động kinh tế khác. Chúng ta cần tập trung mọi nỗ lực để ngăn chặn, dập tắt dịch này và tiếp tục phòng, tránh tái xuất hiện dịch SARS. Hạn hán nghiêm trọng xảy ra ở vùng vựa lúa Bắc bộ cũng đòi hỏi  nhiều cố gắng để đảm bảo sản xuất nông nghiệp và đơìư sống nhân dân.

Thứ ba: Bầu cử HĐND các cáp trong tháng 4 tới. Cần chỉ đạo và thực hiện thật tốt cuộc chỉ đạo này nhằm qua đó mở rộng dân chủ và nâng cao được chất lượng chính quyền địa phương, thúc đẩy thực hiện tốt hơn việc thực hiện các nhiệm vụ KT-XH. Sau bầu cử, số cán bộ chủ chốt thay đổi nhiều, cần tổ chức tập huấn ngay cho đội ngũ cán bộ chủ chốt mới được bầu.

Thứ tư: Năm nay cuộc họp ASEM-5 do nước ta đăng cai cũng là một sự kiện quan trọng, là dịp tốt để chúng ta tranh thủ mở rộng và tăng cường  hơn nữa sự hợp tác với nhiều đối tác, kể cả đối tác lớn, nhất là trong bối cảnh nước ta đang tích cực chuẩn bị mọi mặt và xúc tiến đàm phán để gia nhập WTO vào năm 2005 mà năm 2004 là năm thực sự có ý nghĩa quyết định.

Về  các giải pháp phát triển kinh tế cho năm 2004, Thủ tướng đã chỉ ra 5 vấn đề cơ bản cần tập trung thể hiện: Một là, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh. Yêu cầu cơ bản và bức xúc hiện nay  là tạo ra sự cạnh tranh thật sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, hạn chế và kiểm soát cho được độc quyền kinh doanh, tạo điều kiện thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế (Những lĩnh vực cần đặc biệt quan tâm  là sử dụng đất; giá và phí; thuế; tín dụng; đặc biệt là thủ tục hành chính)

Trước hết cần rà soát ngay những chỗ còn nổi cộm về bao cấp, bảo hộ và độc quyền kinh doanh vô lý, về phân biệt và đối xử giữa các thành phần kinh tế  cần và có thể loại bỏ thì loại bỏ ngay. Đối với doanh nghiệp Nhà nước, nắm chắc khâu trọng tâm là đẩy mạnh thực hiện cổ phầnhoá, kể cả đối với doanh nghiệp lớn. Chọn Tổng công ty làm thí điểm phát hành trái phiếu, cổ phiếu ra thị trường.

Đối với kinh tế tư nhân tạo mặt bằng sản xuất đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhanh chóng gỡ bỏ những vướng mắc, gây phiền hà, nhất là về sử dụng đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh, tiếp cận vay vốn tín dụng, chính sách và thủ tục thuế, hải quan, quản lý thị trường, cảnh sát kinh tế. Rất quan tâm trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đến nay đã nói nhiều mà vẫn làm được rất ít, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp quy mô lớn.

Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cùng với việc xúc tiến chuyển đổi một số sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, cần mở rộng lĩnh vực doanh nghiệp nước ngoài được đầu tư kinh doanh, xoá bỏ những hạn chế trong các ngành sản xuất, mở rộng các lĩnh vực hoạt động trong thương mại, tín dụng, bảo hiểm, viễn thông, quảng cáo, đào tạo nguồn nhân lực... phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Khẩn trương hoàn chỉnh  và trình Luật cạnh tranh (bao gồm kiểm soát độc quyền).

Thủ tướng Phan Văn Khải nói: ''Các nội dung nêu trên đây đã được trình bày đậm nét trong Nghị quyết 01 và chương trình công tác của Chính phủ, nay có Nghị quyết 9, chúng ta có thêm ''gậy'' để hành động''.

Hai là, chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả đầu tư của Nhà nước. Để có tăng trưởng kinh tế phải tăng vốn đầu tư và sử dụng vốn hiệu quả. Vốn đầu tư của Nhà nước tăng thêm chắc không thể được nhiêu như yêu cầu. Do đó một mặt, cần hết sức phát huy khả năng đầu tư của nhân dân và kinh tế tư nhân, thu hút mạnh hơn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, mặt khác cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của nhà nước, ngăn chặn cho được tình trạng đầu tư không hiệu quả, vốn đầu tư bị đục khoét... là điều kiện cực kỳ quan trọng cho tăng trưởng kinh tế.

Ba là, thực hiện cho được chủ trương gia nhập WTO vào năm 2005. Để thực hiện chủ trương này cần thực hiện hàng loạt biện pháp, bao gồm thúc đẩy cải cách kinh tế trong nước, cải cách hành chính, mở rộng xuất khẩu và kinh tế đối ngoại, xúc tiến đàm phán đa phương và song phương...

Hoàn chỉnh lại và thi hành rất mạnh mẽ, khẩn trương kế hoach toàn diện, đồng bộ để thực hiện chủ trương này, tập trung chỉ đạo đàm phán với bên ngoài và tăng cường chỉ đạoh các Bộ, ngành TƯ, các tỉnh, thành phố để đảm bảo thực hiện đúng lộ trình. Kịp thời báo cáo Thủ tướng hoặc thường trực Chính phủ và Bộ Chính trị những vấn đề cần có chủ trương. Hướng dẫn các Hiệp hội doanh nghiệp và các doanh nghiệp, trước hết những doanh nghiệp lớn có chiến lược, kế hoạch  cụ thể để nâng cao sức cạnh tranh  theo kịp tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Bốn là, tập trung giải quyết một số vấn đề bức xúc về văn hoá - xã hội, trước hết là trong lĩnh vực giáo dục và y tế. Trước hết phải sửa đổi căn bản chế độ học phí, đảm bảo cho con em cùng nghèo được đi học. Đánh giá đúng chất lượng giáo dục-đào tạo, có giải pháp đồng bộ chấn chỉnh  để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; xây dựng và thực hiện đề án xã hội học tập.

Sửa đổi chế độ viện phí, đảm bảo cho người nghèo được khám chữa bệnh, giải toả một bước sự căng thẳng ở các bệnh viện trung ương  và kiểm soát được giá thuốc bệnh; ngăn chặn và dập tắt được dịch cúm gà đang lây lan sang người.

Năm nay phải làm mạnh hơn việc xác lập chế độ tự chủ của các đơn vị sự nghiệp làm dịch vụ công, làm cho toàn bộ cơ chế hoạt động và quản lý của các đơn vị  này tương tự như  cơ chế quản lý của doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích, tập trung làm trước hết cho lĩnh vực giáo dục, y tế, nghiên cứu-triển khai khoa học, công nghệ.

Năm là, tập trung giải quyết một số vấn đề cấp bách về cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực phòng, chống tham nhũng. Để clàm được điều đó cần đổi mới sự điều hành của Chính phủ , gắn với việc phân công, phân cấp tronghệ thống hành chính nhà nước. Cần chấm dứt cho được tình trạng dồn lên Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quá nhiều công việc sự vụ hàng ngày. Tiếp tục xác định những công việc cần phan công, phân cấp cho các Bộ, chính quyền cấp tỉnh trực tiếp giải quyết. Từ đó đòi hỏi nghiêm ngặt mọi cấp, mọi người thực hiện đúng thẩm quyền.

Xác định trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp , đề cao kỷ luật hành chính, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Thể chế hoá bằng một văn bản  quy phạm pháp luật về vấn đề này.

  • Kiều Minh

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,