(VietNamNet) - “Minh bạch hoá của hệ thống pháp luật là một trong những yêu cầu bức xúc của nhà nước Pháp quyền và là điều kiện cần thiết quan trọng cho sự phát triển bền vững của xã hội, đặc biệt là trong xu thế hội nhập của nền kinh tế”.
Ông Trần Quốc Thuận đã phát biểu như vậy trong cuộc toạ đàm “Minh bạch hóa hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật” do Văn phòng Quốc hội phối hợp với Dự án hỗ trợ thúc đẩy thương mại (STAR Việt
Yêu cầu tất yếu của Hội nhập
Nhận xét về hệ thống pháp luật hiện hành, các chuyên gia cho rằng, do hoàn cảnh lịch sử, hệ thống Pháp luật Việt
Ông Nguyễn Văn Luật, chuyên gia ở Toà án nhân dân tối cao cho rằng: “Một nền tư pháp dân chủ, tiến bộ đòi hỏi không chỉ có hệ thống các cơ quan Tư pháp hoạt động có hiệu quả mà còn đòi hỏi phải có hệ thống thủ tục tố tụng hoàn chỉnh, rõ ràng, công khai. Các cơ quan Tư pháp biết rõ phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình để không vượt ra khỏi giới hạn đó (ranh giới để tránh việc lạm quyền). Công dân biết rõ quyền và nghĩa vụ của mình trong tố tụng tại Toà án, hạn chế tình trạng không hiểu biết pháp luật mà có vi phạm.” Trong lộ trình hội nhập, đã được cam kết trong Hiệp định Thương mại Việt- Mỹ, tính minh bạch và công khai đã được quy định rõ trong chương 6 của Hiệp định. Theo đó, minh bạch hoá và công khai hoá hoạt động xây dựng pháp luật là yêu cầu quan trọng để Hiệp định có hiệu lực.
Ông Trần Quốc Thuận cho rằng: Trong hoạt động của xây dựng pháp luật của Quốc hội, tính minh bạch đòi hỏi trong quy trình xây dựng pháp luật, người dân có thể tham gia đóng góp ý kiến ở một chừng mực nhất định vào các dự thảo luật, pháp lệnh. Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân một cách rộng rãi có ý nghĩa tích cực nhằm làm cho những nhà lập pháp hiểu sát thực tiễn để từ đó có thể đưa ra những quy định phù hợp với cuộc sống. Quá trình này cũng là cơ hội để người dân phản ánh ý kiến, bàn luận về các chính sách của nhà nước, đồng thời hiểu rõ nội dung của các quy định để đảm bảo thực hiện đúng sau khi các văn bản được ban hành. Tính minh bạch cũng đòi hỏi quy trình lập pháp của Quốc hội phải được tiến hành công khai. Đây là điều kiện cần thiết để bất cứ ai quan tâm tìm hiểu đều có thể tiếp cận được một cách dễ dàng.
Coi người dân là khách hàng của Quốc hội
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Tông biên tập VietNamNet cho rằng: Với chức năng lập pháp, Quốc hội là cơ quan sản xuất ra luật. “Hàng hoá Luật” chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó đến được với “người tiêu dùng” là dân chúng. “Cần phải coi người dân là khách hàng của Quốc hội”, ông Tuấn nói. Tiến sỹ Virginia Wise, một chuyên gia Luật của Hoa Kỳ rất tán thành quan điểm này. Trong bản kiến nghị 10 điểm mà bà trình bày, trong đó bà nhấn mạnh đến vai trò của mạng Internet trong việc phổ biến luật pháp đến với công chúng. “Những yêu cầu thủ tục thông báo và lấy ý kiến đối với các dẹ thảo văn bản pháp luật phải được thực hiện trên trang web của Quốc hội…” bà Wise nói. Ông John Bentley, chuyên gia dự án STAR Việt
Báo điện tử - công cụ đắc lực cho việc minh bạch hoá
Tiến sỹ Ngô Đức Mạnh, Giám đốc Trung tâm thông tin văn phòng Quốc hội phát biểu, do những lợi thế của mình, Báo điện tử có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phổ biến Pháp luật đến với công chúng. Trong thời gian gần đây, dự thảo luật trình Quốc hội, dự thảo pháp lệnh trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội, có cả dự thảo nghị định trình Chính phủ đã bắt đầu được đăng tải trên các trang báo, các trang thông tin điện tử. “Báo trực tuyến đã tạo cơ hội rộng rãi hơn đối với nhân dân cũng như đối với các đồng bào ở xa tổ quốc và cộng đồng quốc tế trong việc đóng góp ý kiến vào các dự án luật, pháp lệnh, nghị định.” Ông Mạnh nói.
Ông Nguyễn Anh Tuấn cho rằng: Với việc không bị giới hạn nhiều bởi dung lượng thông tin, báo điện tử VietNamNet có thể đăng nguyên văn các dự thảo Luật, Pháp lệnh mà các báo giấy không thể đăng tải được. Bạn đọc có thể tra cứu các luật đã ban hành, luật hiện hành, các luật đang chuẩn bị ban hành trên cơ sở dữ liệu luật của VietNamNet.
Với sự hợp tác của Văn phòng Quốc Hội, VietNamNet đã xây dựng Cơ sở dữ liệu Luật khá đồ sộ gồm hàng trăm bộ luật, Pháp lệnh và các văn bản dưới luật của các bộ ngành. Bạn đọc toàn cầu, bất cứ nơi đâu nếu có nhu cầu đều có thể tra cứu được. Với cấu trúc phần mềm cho mục diễn đàn hoặc các trang Vote, bạn đọc có thể tham gia góp ý cho từng điều khoản, từng vấn đề mà các bộ luật hay Pháp lệnh muốn điều chỉnh.
Diễn đàn VietNamNet là nơi nêu các chủ đề mà dư luận quan tâm cho bạn đọc gần xa bày tỏ quan điểm, tham gia ý kiến về các vấn đề xã hội, các vấn đề liên quan đến luật, pháp lệnh. Cùng với các vấn đề văn hoá xã hội, VietNamNet đã tổ chức một số diễn đàn liên quan đến chính sách, luật pháp như: Đâu là địa điểm thích hợp cho việc xây dựng toà nhà Quốc Hội? là một diễn đàn thu hút được hơn 500 bài viết của bạn đọc khắp mọi miền.
Giao lưu trực tuyến là một đặc sản riêng có của báo điện tử. Chỉ cần một máy tính và một modem kết nối Internet là có thể tham gia vào một chương trình “Giao lưu trực tuyến”. Những người tham gia có thể đặt câu hỏi và gửi đến cho những người được phỏng vấn chỉ bằng một cái nhấp chuột. Người được phỏng vấn nhận được câu hỏi cũng sẽ trả lời lại thông qua Internet và câu trả lời này được hiển thị trên màn hình của những người tham gia. Trong một thời gian rất ngắn, người được hỏi sẽ trả lời ngay mà không bị một sự hạn chế nào.
Cùng với sự phát triển của công nghệ đa phương tiện (multimedia) các cuộc giao lưu trực tuyến không chỉ là những dòng văn bản (text) đơn thuần nữa mà có cả hình ảnh, âm thanh…đã làm cho không khí của các buổi giao lưu trực tuyến trở nên gần gũi và thân thiện. Trong thời gian qua, VietNamNet đã tổ chức thành công nhiều cuộc giao lưu trực tuyến với các nghị sỹ, các chính khách, thông qua đó những vấn đề pháp lý được giải đáp thấu đáo cho công chúng. Thông qua giao lưu trực tuyến, những chính sách, những quan điểm mới của các bộ luật cũng được các quan chức giải thích cho dân chúng một cách cặn kẽ và thuyết phục.
Ông Nguyễn Anh Tuấn cũng đề nghị các cơ quan truyền thông cần đổi mới triệt để việc phổ biến luật đến với người dân. Trong đó cần giới thiệu Luật một cách dung dị, dễ hiểu, thậm chí như một hình thức giải trí, coi người dân như một khách hàng sử dụng dịch vụ pháp lý. Với quan niệm: Khách hàng là Thượng đế.
· Linh Chi