221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
60241
Dự thảo Luật Đất đai chưa tháo gỡ được ''giá đất giả tạo''
1
Article
null
Dự thảo Luật Đất đai chưa tháo gỡ được ''giá đất giả tạo''
,

 (VietNamNet) - Hôm qua (2/6), Quốc hội tiếp tục thảo luận tại Hội trường về Dự luật Đất đai (sửa đổi). Nhiều đại biểu vẫn tập trung về vấn đề nóng nhất là làm sao để quản lý được giá đất; giá đất hiện nay là giả tạo nhưng Dự thảo Luật chưa tháo gỡ được vướng mắc này.

Đại biểu Ngô Thị Minh
 

Một số đại biểu cũng cho rằng, dự thảo Luật lần này đưa ra 4 loại giá đất, liệu Nhà nước có kiểm soát được không, nên có 2 giá là giá đất và giá quyền sở hữu đất là đủ. Về quy định ''Chính phủ quy định nguyên tắc, khung giá đất từng vùng'' cũng cần xác định rõ vai trò của Chính phủ trong quản lý chung về giá đất, phải có tính thống nhất để tránh tình trạng mỗi địa phương quy định mỗi giá khác nhau. Cần có khung giá chung trong cả nước để khắc phục giá chênh lệch, tránh lợi dụng mua vào bán ra làm rối ren trong thời gian qua ở thị trường bất động sản. Chính phủ cần có quy định về khung giá đất, trên cơ sở đó các tỉnh có quy định chi tiết trong phạm vi khung đó để tránh những sự chênh lệch quá lớn. 

Hiện, khung giá của Chính phủ không sát thực tế, tỉnh rất khó vận dụng. Không nên để Chính phủ quy định giá, mà nên giao cho tỉnh quy định giá thì hợp lý hơn, giá giao dịch phải theo giá thị trường. Có ý kiến băn khoăn: đất đai là sở hữu toàn dân nhưng khi thu hồi đất lại đền bù theo giá thị trường (?). Định giá đất cần phục vụ tốt cho việc thực hiện quy hoạch, khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài nhưng hiện nay giá đất không khuyến khích đầu tư nước ngoài. 

Có đại biểu thẳng thắn, Dự thảo Luật có nhiều quy định đem lại nhiều nguồn thu cho Nhà nước nhưng quyền lợi của người dân chưa được quy định rõ. Định giá đất phải đem lại lợi ích cho Nhà nước, cho nhân dân, phục vụ phát triển kinh tế, không nên chỉ đơn thuần định giá đất để tăng thu mà cần có hội đồng định giá đất.

Một số dự án của ngành điện không triển khai được do người dân không chịu di dời, giải toả vì cho rằng định giá đất thấp so với giá thị trường. Giá đất hiện nay là giả tạo, tạo nên nhiều cơn sốt đất. Dự thảo Luật chưa tháo gỡ được vướng mắc này. Cần quy định rõ để các cơ quan chức năng khi tính giá nộp trước bạ phải sát giá thị trường.

Về điều 55 (Định giá đất, đăng ký giá đất, tư vấn giá đất), một số đại biểu cho rằng việc này khó thi hành trên thực tế, đề nghị cần nghiên cứu kỹ điều này theo hướng thời gian công bố giá đất dài hơn. Công bố 1 năm 1 lần là không phù hợp, có thể 6 tháng 1 lần hay linh hoạt hơn.

Vẫn còn thiếu nhất quán

''Không có giá đất như trong dự luật mà chỉ có giá quyền sử dụng đất mới đúng theo tinh thần đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước quản lý. Nếu ghi ''giá đất" sẽ không rõ ràng về quyền sở hữu này dẫn đến phức tạp khiếu kiện'', bà Lê Thị Nga - Thanh Hoá nói tại buổi thảo luận hôm thứ 6. Theo bà Nga, mặc dù Hiến pháp đã khẳng định ''Đất đai là sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý và là đại diện chủ sở hữu'', nhưng dự luật lại có những quy định thiếu nhất quán về quyền sở hữu. Nhà nước không bán đất mà chỉ giao đất cho người khác sử dụng, nên không thể đặt khái niệm giá bán đất như dự thảo, mà phải khẳng định nhất quán là chỉ có  giá chuyển quyền sử dụng đất. Theo bà, chính sự không thống nhất này đã khiến nhiều người hiểu nhầm cá nhân có quyền sở hữu đất, có thể mua và bán. "Đó chính là nguyên nhân tạo ra vô vàn phức tạp xung quanh lĩnh vực quản lý đất đai". 

Trước những quy định không thống nhất giữa tư tưởng chủ đạo về quyền sở hữu với khái niệm quyền sử dụng đất, ĐB  Lê Xuân Thân (Khánh Hoà) đã yêu cầu Ban soạn thảo phải xác định rõ định giá đất hay định giá quyền sử dụng đất; giao đất hay giao quyền sử  dụng đất. Nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đình Lộc (đại biểu TP.HCM) đặt vấn đề: ''Chúng ta không thể né tránh vấn đề cơ bản trong đất đai là vấn đề sở hữu... Nói Nhà nước định đoạt đất đai, nhưng là định đoạt đất nào? Đất đã giao cho người khác sử dụng hay đất chưa giao? Chúng ta đã giao 5 quyền cho người sử dụng đất, tức là giao cho họ quyền định đoạt, vậy thì Nhà nước định đoạt cái gì?".

Ông khẳng định, toà án không thể thay mặt Nhà nước để giao đất cho người này hay người khác được, chỉ nên giao cho toà án giải quyết tranh chấp khi đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng.

Về sở hữu đất đai, các đại biểu đều nhất trí rằng, nếu không làm rõ hơn một phần về sở hữu thì không thể giải quyết được trong quản lý, đề nghị làm rõ và quy định cụ thể về quyền định đoạt về đất đai và điều tiết các nguồn lợi từ việc sử dụng đất của Nhà nước.

Đất đai thuộc sở hữu toàn dân và cần cụ thể hoá các quyền về đất đai, nhất là quyền sử dụng đất. Dự thảo Luật chưa quy định rõ về quyền định đoạt của chủ sở hữu đất đai. Đất đai cần cho quốc phòng, công ích, khi cần thiết thì phải lấy lại nhanh chóng thì mới thể hiện đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Cần xác định rạch ròi giữa quyền của chủ sở hữu và quyền sử dụng đất, vì quan điểm hiện nay, chủ sở hữu đất đai là Nhà nước, còn người dân có quyền sử dụng, trong khi đó lại chưa coi đất đai là hàng hoá.

Giáo sư Tôn Thất Bách (Hà Nội) đã nói: "10 năm qua, Luật này đã sửa tới 3 lần và lần gần nhất mới chỉ cách đây có 2 năm. Theo ông, việc sửa đổi lần này không chỉ nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách đặt ra trong lĩnh vực đất đai mà còn phải đón trước những nảy sinh trong thực tế.

  • Hồng Phúc

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,