221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
169911
Việt Nam "bắt tay" LHQ chống tham nhũng
1
Article
null
Việt Nam 'bắt tay' LHQ chống tham nhũng
,

(VietNamNet) - Thúc đẩy và tăng cường phòng, chống tham nhũng có hiệu lực và hiệu quả hơn; thúc đẩy tính liêm chính, chế độ trách nhiệm và việc quản lý đúng đắn việc công và tài sản công;... là những mục đích chính trong Công ước của LHQ về chống tham nhũng, vừa được Chính phủ Việt Nam đặt bút ký.

Cùng "đau", cùng "chữa"!

Lễ ký Công ước của LHQ về chống tham nhũng.

Lo ngại về những hậu quả nghiêm trọng do tham nhũng gây ra đối với an ninh xã hội, có thể xâm hại thể chế và giá trị dân chủ, giá trị đạo đức, công lý và cản trở sự phát triển bền vững và nguyên tắc nhà nước pháp quyền; lo ngại về sự liên kết giữa tội phạm tham nhũng và các loại tội phạm nguy hiểm khác như tội phạm kinh tế, tẩy rửa tiền; lo ngại tham nhũng xâm hại đến số tài sản lớn của các quốc gia, ảnh hưởng đến nguồn lực đảm bảo phát triển bền vững của mỗi nước... 

Những mối lo chung này của toàn thế giới về vấn nạn tham nhũng đã được thể hiện trong phần Lời nói đầu của Công ước, là động lực giúp các quốc gia xích lại gần nhau hơn để chống tham nhũng một cách hiệu quả hơn. Cách đây một tuần, ông Quách Lê Khanh, Tổng Thanh tra Nhà nước đã thay mặt Chính phủ Việt Nam ký vào bản Công ước về chống tham nhũng của LHQ. Đây là một hành động thể hiện sự nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc tham gia cùng nhiều quốc gia chữa "căn bệnh" tham nhũng trầm kha này.

Xuất phát từ mục đích trên, Việt Nam và các quốc gia thanh viên của Công ước cùng cam kết: "Ghi nhớ rằng xoá bỏ tham nhũng là trách nhiệm của các quốc gia. Các quốc gia phải hợp tác với nhau cùng sự ủng hộ và tham gia của các cá nhân và các nhóm bên ngoài khu vực công như xã hội dân sự, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức cộng đồng nếu nỗ lực của họ trong lĩnh vực này có hiệu quả".

"Minh bạch" có thể trị "tham nhũng"

Mặc dù mỗi quốc gia tham gia ký kết và thoả thuận Công ước về chống tham nhũng đều có những đặc điểm riêng về thể chế chính trị, kinh tế - xã hội..., nhưng tất thảy đều đồng nhất: minh bạch là một biện pháp chống tham nhũng hữu hiệu.

Tại quy định về chính sách và hành động chống tham nhũng (Điều 5 của Công ước) có đoạn ghi rõ: Mỗi quốc gia xây dựng và thực hiện, hoặc duy trì các chính sách chống tham nhũng có hiệu quả và có tính phối hợp. Những chính sách này phải thúc đẩy sự tham gia của toàn xã hội và thể hiện nguyên tắc pháp quyền, quản lý đúng đắn việc công và tài sản công, tính liêm khiết, minh bạch và trách nhiệm.

Quy định về chế độ tuyển dụng, thuê, sử dụng, đề bạt và hưu trí đối với công chức - những người giữ chức vụ trong các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp - cũng nhấn mạnh: Phải dựa trên các nguyên tắc hiệu quả, minh bạch và tiêu chí khách quan như khả năng xuất sắc, công minh và năng lực. Ngoài ra, mỗi quốc gia thanh viên của Công ước phải nỗ lực thông qua, duy trì và củng cố các cơ chế tăng cường minh bạch và phòng ngừa xung đột lợi ích.

Ngay trong nguyên tắc mua sắm công và quản lý tài chính công, các nước đều thống nhất phải xây dựng được các cơ chế mua sắm phù hợp dựa trên sự minh bạch, cạch tranh... Để tránh tham nhũng có thể xảy ra ở những công đoạn "nhạy cảm" trong lĩnh vực này, Công ước đòi hỏi các quốc gia phải lưu ý đến từng khâu mời thầu, chọn thầu, trao thầu, truy đòi, kê khai trong những lần mua sắm công...

Báo cáo công khai; phòng ngừa xung đột lợi ích bằng cách cấm công chức công tham gia làm việc ngoài khu vực công; "luân chuyển" công chức ở những vị trí "dễ tham nhũng"; thưởng thoả đáng và trả lương công bằng (có xét tới mức độ phát triển kinh tế của mỗi nước);... cũng là những giải pháp chống tham nhũng được đề cập đến trong nội dung Công ước.

LHQ sẽ xem xét định kỳ việc thi hành Công ước

Không chỉ dừng lại ở trao đổi thông tin về hình thức, xu hướng tham nhũng hay kinh nghiệm chống tham nhũng, trong các cuộc họp thường kỳ, Hội nghị các quốc gia thành viên của Công ước sẽ xem xét định kỳ việc thi hành Công ước. Theo quy định, mỗi quốc gia phải báo cáo cho Hội n ghị các quốc gia thành viên về chương trình, kế hoạch và kết quả thực tiễn trong việc chống tham nhũng của mình, cũng như thông tin liên quan về hoạt động lập pháp, hành pháp của nhà nước mình.

Song song với những thông tin về chống tham nhũng do chính phủ quốc gia thành viên Công ước cung cấp, Hội nghị các quốc gia thành viên có thể xem xét đến thông tin từ phía các tổ chức phi chính phủ của mỗi quốc gia.

Công ước về chống tham nhũng được Đại hội đồng LHQ khoá 58 thông qua sẽ có hiệu lực vào ngày thứ 90, sau ngày 30 quốc gia nộp văn kiện phê chuẩn, chập nhận, phê duyệt hay gia nhập. Hết 5 năm kề từ ngày Công ước có hiệu lực, quốc gia thành viên có thể đề nghị sửa đổi và chuyển đề nghị này cho Tổng thư lý LHQ.

  • L.Anh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,