Dấu chân Online16: Chinh phục thảo nguyên Mông Cổ (Phần II)
Cập nhật lúc 09:22, 14/07/2010 (GMT+7)
Dấu chân Online
Bạn đang nghe chương trình Dấu Chân Online
Bạn đang nghe chương trình Dấu Chân Online
Mời bạn Click vào đây để nghe và tải file Audio DCOL 16: Chinh phục thảo nguyên Mông Cổ (Phần II)
Bạn thân mến, phần đầu của ký sự "Chinh phục thảo nguyên Mông Cổ" chắc hẳn đã đem tới cho các bạn những cảm xúc mới lạ khi cùng với tác giả Tùng Tabalo và những người bạn của anh trên những chiếc xe cào cào rong ruổi khắc các vùng thảo nguyên, mảnh đất kỳ ẩn nơi các linh thần ngự trị
Trong chương trình tuần này mời bạn đọc tiếp tục theo dõi cuộc hành trình thú vị này để xem, điều gì sẽ chờ đón Tabalo và những người bạn trong nhóm Taybacgroup của anh
Bản đồ hành trình dự kiến với khoảng 60% chạy offroad, không theo các tuyến đi thông thường và có đường quốc lộ,
Thế nên, ngay khi đặt chân tới Ulanbator, công việc quan trọng hàng đầu của chúng tôi là đi kiếm xe máy. Trong đội của Taybacgroup đi lần này, có 6 tay lái, nửa là đại gia, thế là, tiểu đội đại gia này kéo nhau đi kiểm tra xe cào cào Nhật, đời 2008, giá 120 USD một ngày. Mẹ kiếp. 12 ngày, gần 1.500 USD, bằng tiền mua một con cào cào tàm tạm ở VN. Bọn này tuy rất buốt ruột nhưng cũng đành móc túi đi kiếm xe. Nửa còn lại, được một anh bạn thổ dân khác dẫn đi kiếm xe Nga.
Pành pành pành pành. mù mịt khói… rồi tịt ngúm. Planeta kiểu như Minsk ở Việt nam, là chiếc xe phổ biến nhất trên toàn cõi Mông Cổ. Tuy vậy, kiếm ra chúng trên đường phố cũng đỏ con mắt. Dân Mông cổ giờ đây không còn chạy xe máy nhiều nữa mà chuyển sang các thể loại ô tô, do vậy, không dễ mà tìm được xe. Nek, cậu bạn Mông cổ là một “con ma xó” tha lôi chúng tôi lang thang khắp các chợ xe. Xe cũ thôi nhưng giá cũng không rẻ. Mua một con tàng tàng vừa chạy vừa run cũng tới 1.500 USD.
“Thuê à? bọn tao chỉ bán chứ không cho thuê” –
“Ồ thế bọn tao mua rồi 2 tuần nữa bán lại cho bọn mày?”
“ ờ thế thì được! vì bọn tao là cửa hàng bán xe chứ không phải cửa hàng cho thuê”
Ba anh già Mông cổ ngồi nói chuyện với nhau nửa giờ rồi ra giá mua lại bằng nửa giá bán với điều kiện là xe không bị hỏng hóc gì. Mà cũng cọc cà cọc cạch không đủ 3 chiếc. Xe này mà chạy thảo nguyên lỡ có gì thì cũng toi. Nek, cũng lo nỗi lo của những tay du mục sắp tới, vò đầu bứt tai một hồi, gọi điện toán loạn rồi quyết định dẫn chúng tôi tới một nơi khác
Kể thêm một chút về khu chợ bán xe ở UB. Đó là một khu chợ rất lớn, nằm phía bắc của UB. Trong chợ bạt ngàn các loại xe ô tô mà dân Mông cổ ưa chuộng nhưng đa phần là secondhand. Xe Hàn có vẻ bày bán nhiều nhất. Các loại xe tải nhỏ, xe 12 chỗ Huyndai Starex đời cũ, xe bán tải… giá rất rẻ chừng vài nghìn đến mươi ngàn đã được con xe khá tươm. Thuế má cũng thấp nên dân Mông cổ mua xe ô tô dễ như ta mua xe máy. Xe thì lắm nhưng đường thì toàn đường thảo nguyên nên mọi tay lái Mông đều là những tay lái “lụa” mà dân chơi offroad ở VN phải gọi bằng cụ. Nếu thấy một em gái chân dài lái một chiếc sedan chạy vòng và vòng vèo trên những con đường ổ voi, loanh quanh tìm mô đất để ghếch được một bánh lên mà vượt qua thì đảm bảo các tay offroad Việt nam phải tôn bằng nữ hoàng off. Tuy vậy, có một điều thú vị là hầu hết các gara sửa xe ở UB đều do thợ Việt nam làm chủ. Suốt dọc con đường từ trung tâm tới chợ xe có rất nhiều các gara trưng biển “Gara Việt nam”. Thợ Việt khéo, chịu khó và không nề hà công việc nên được dân Mông chuộng. Xe của Mông cổ thì phần lớn là loại secondhand, đường xá thì lộ cộ, xe hỏng vặt cũng nhiều nên chắc việc bảo dưỡng bảo trì, sửa chữa đều một tay vào các gara cỡ nhỏ chứ loại này vào hãng là hơi khó. Lúc cao điểm, đã có tới hơn 1.000 thợ Việt sinh sống ở Ulanbator, Long, một tay thợ cho biết. Nay, kinh tế khó khăn nên anh em về còn một nửa.
Đầu tiên, lùa một đàn cừu nho nhỏ vài chục chú, giá mỗi chú khoảng 50-60 USD. Thế là đủ tiền ra chợ chọn một con xe bãi khoảng 2-3000 USD rồi. Giống nhà mình gọi người vào cân lợn bán rồi ôm tiền đi mua xe máy!
Vui phết, cả gia đình kéo nhau đi chọn xe. Bố thì trỏ xe tải, mẹ thì trỏ xe con, con thì trỏ xe 12 chỗ cho rộng còn nhảy nhót bên trong. Thế là cãi nhau loạn xị ngậu.
Nơi Nek dẫn chúng tôi đến nằm ở trong thành phố. Đó là một câu lạc bộ chơi xe phân khối lớn. Có một đống xe cruise 400 và dăm chú xe cào cào các loại, tuy đời cũ 8x nhưng chúng tôi mừng hú vì nghĩ đến cảnh cưỡi bọn planeta khói, bẩn, ầm ĩ, tậm tịt thì cũng chả thú lắm. Mấy bạn chủ club ra chiều băn khoăn vì không biết có sắp giao trứng cho ác không. Minh Johnie trấn an bằng cách vén bụng lên khoe chiếc thắt lưng Harley Davidson (hàng hiệu HD duy nhất hắn sở hữu ), show với mấy bạn Mông rằng thì là mà bọn tao là dân chơi xe đấy, giao xe cho bọn tao là yên tâm lắm chứ không phải cho mấy thằng a ma tơ đâu.( Nói thật chứ thà giao xe cho bọn a ma tơ còn hơn. Bọn p-rồ này nó sẽ hành cái xe của mình đến nơi đến chốn. Chuyện này các bạn cứ đọc phần sau sẽ rõ. )
Trao đi đổi lại mãi, rồi cũng nhờ Nek dùng thêm kế ngoại giao nhân dân, nào là tình hữu nghị Việt Nam Mông Cổ, nào là tình đồng đội của dân chơi xe toàn thế giới, nào là không nhẽ bọn mày để dân chơi xe như bọn mày lại đi khám phá đất nước bằng ô tô, cuối cùng, các bạn Mông quyết định cho chúng tôi “mượn” xe với giá thật là mềm mại, chỉ đắt hơn xe Nga một chút, một cái giá nằm mơ so với giá xe 120 $ đời 2008 mà nơi khác ra giá.
Mấy chiếc xe này thậm chí mới chỉ có giấy hải quan chưa có biển, club liền in ra một công văn đi đường rất đàng hoàng, xác nhận là đội xe thể thao xuyên Mông của Việt nam đang đi thực hiện chuyến đi theo chương trình thể thao văn hóa gì đó, đảm bảo không có vấn đề gì với cảnh sát trên đường. Thực tế cảnh sát thấy chúng tôi cũng không hỏi han gì, đôi chỗ còn tận tình chỉ bảo đường xá . Vấn đề xe thế là xong, cả nhóm kéo nhau đi chuẩn bị đồ đạc khác cho chuyến đi, để mặc club hì hục cả đêm lắp lắp chuyển chuyển, dọn từ một đống xe cũ kỹ xếp chật nhà thành 6 con xe khả dĩ cho hành trình xuyên Mông cổ, hành trình mà ngay cả club xe cào cào nọ cũng phải thừa nhận là “hoành tráng” và đến bọn tao cũng chả đi.
Ngoài vấn đề về xe cộ mà bây giờ đã được giải quyết tương đối ổn thỏa, để thực hiện một chuyến đi xe máy xuyên Mông cổ, cũng cần có công tác tổ chức tốt và những kỹ năng khác. Bạn không thể trông cậy vào ai, ngoài chính mình trong việc tìm đường, định hướng, tự nấu nướng ăn uống, kỹ năng lều trại, sửa xe cộ, y tế và trăm thứ bà giằn khác.
Đồ đạc chuẩn bị cho chuyến đi này, tương tự như các chuyến đi xe máy của nhóm Tây bắc ở mọi nơi. Tuy nhiên, vì phải mang hầu hết từ Việt nam nên hành lý của chúng tôi khá nặng và cồng kềnh, có dễ mỗi người mang tới hơn 30 ký, không kể đồ xách tay.
Từ bộ quần áo xe máy to sù sụ, khi xách ra sân bay Việt nam lúc trời đổ mồ hôi làm cho cả máy bay phải ngó nhìn, đến những thứ như dây buộc đồ, ba lô đồ sửa xe nặng trình trịch, 3 cái lều, túi ngủ, bếp ga, giầy đi xe máy… tất tần tật phải xách từ nhà đi. Quả thực là qua bên Mông cổ không dễ kiếm những đồ này. Mặc dù, outdoor là hoạt động khá phổ biến và được yêu thích ở Mông cổ, các cửa hàng outdoor cũng khá sẵn nhưng giá của đồ xịn thì khá đắt, đồ Tầu thì bán đầy ngoài chợ nhưng dùng không ổn lắm, ngoài ra, các đồ outdoor hầu hết là để dùng với ô tô nên khá to, trong khi đó chuyến đi xe máy cần gọn nhẹ và thật tốt.
Thứ có thể mua tại Mông cổ chỉ có vài ba cái nồi nhôm, dăm cân gạo, một cái can đựng nước và khi cần, đựng xăng, và vài thứ lặt vặt khác. Còn mũ xe máy cũng khá khó kiếm vì dân Mông cổ giờ ít đi xe máy. Loanh quanh các cửa hàng trong thành phố mãi, cùng với 3 bạn Mông cổ giúp đỡ mới tìm ra một cửa hàng bán đồ xe máy, có mũ xe Tầu loại cấm làm rơi xuống đất vì sợ vỡ.
Ngoài ra, chúng tôi cũng phải mang theo một cái netbook, bộ đàm, điện thoại di động có GPS và bộ sạc điện từ ắc quy để cho các thiết bị điện, vì khi đã vào thảo nguyên, ngủ lều hay ngủ ger thì cũng chẳng mong có điện. Nói thêm, E71 là điện thoại khá tiện dụng. Nó có thể cài Smartcom, phần mềm đọc bản đồ như Ozi, ngoài ra, cài được cái từ điển Anh – Mông cổ cũng khá tiện trên đường.
Đồ đạc lỉnh kỉnh mỗi xe phải chở khoảng 50 kg, bao gồm đồ cá nhân, túi ngủ, máy ảnh, đồ cả đội như lều trại, đồ sửa xe, bếp núc, nồi niêu, gạo nước, rau xanh, đồ khô dự trữ.
Thời tiết ở Mông cổ có thể nói là khá khắc nghiệt với các chuyến đi bằng xe máy. Mùa du lịch ở đây, cả năm chỉ có một vài tháng hè, phần lớn thời gian còn lại, toàn bộ xứ thảo nguyên phủ dầy một lớp tuyết với cái lạnh ghê người âm 30-40 độ. Thủ đô Ulanbatar cũng được coi là một trong những thủ đô lạnh nhất thế giới với nhiệt độ mùa đông âm 30 độ. Ngay giữa mùa hè này, nhiệt độ ban đêm xuống tới 0 độ, ban ngày thì khoảng 25 độ, nhưng rất hanh khô và nhiều tia tử ngoại, do vậy, ngoài việc nai nịt đầy đủ, chúng tôi còn dùng kem chống nắng liên tục để chống chọi với cái nắng hanh và rát. Hằng ngày, trang phục đi đường là bộ quần áo xe máy mang đi từ nhà, dầy và ấm áp trước cơn gió thảo nguyên. Mũ xe máy đơn giản nhưng mặt mũi thì quấn kín mít như dân Trung đông, để chống chọi với nắng rát. Vậy mà cũng chỉ tháng sau thôi, vào tháng 9, những cơn bão tuyết từ vùng Siberi xa xôi sẽ kéo tới hoành hành, phủ trắng cánh đồng, khiến việc di chuyển bằng xe cào cào cũng trở nên hoang đường. Mùa hè ngắn ngủi khiến việc lên kế hoạch cho chuyến đi phải rất khớp với lịch bay. Chỉ lùi 1-2 tuần là cũng có thể dính phải những đợt gió lạnh rồi. Mùa hè cũng khô ráo, sông ngòi cũng không có nhiều nước để có thể vượt sông dễ dàng.
Di chuyển trong cái lạnh khoảng > 20 độ vào ban ngày, phải mặc đầy đủ quần áo đi xe máy. Trời mùa hè nắng gay gắt nhiều tia tử ngoại, hanh khô vô cùng, nhưng ban đêm rất lạnh
Vì chuyến đi được vạch hành trình một cách định hướng và theo gợi ý chung, còn thực tế, chúng tôi dự định đi theo các tuyến xuyên thảo nguyên, nên công tác hậu cần cũng phải được chuẩn bị rất cẩn thận. Lịch trình chuyến đi đã được nghiên cứu, các điểm đến, điểm nghỉ hay tổ chức hậu cần được thảo luận từ cả tháng trước khi đi. Thảo nguyên vốn đã ít người, vạch đường theo các tuyến hoang vắng chắc lại càng ít hơn. Nếu không kiếm được ger để ngủ nhờ hoặc thuê thì phải cắm trại giữa thảo nguyên.
Cứ 2 người một lều, quây kín 6 chiếc xe xung quanh để làm hàng rào chắn thú hoang và chó (ngủ rừng thì cũng gặp chồn cáo đấy, may mà thảo nguyên không có rắn rết gì, còn ngủ gần ger thì chó chăn cừu còn dữ hơn cả chồn cáo). Đồ ăn thức uống phải mang dự trữ đủ cho 1-2 ngày di chuyển. Cũng không mong phải tự nấu nướng nhưng biết thế nào được! Thế là, ngoài các đồ ăn khô lặt vặt, xe hậu cần chở theo dăm cân gạo, mấy cái bắp cải, một đống ruốc, mắm tép, nồi niêu xong chảo. Bếp ga thì vẫn loại du lịch đút túi quần thôi, mang từ VN đi mấy cái rồi, mua bình ga ở bển. Tóm lại là mọi sự chuẩn bị là đều để cho tình huống đi dài ngày mà không gặp người. Một thành viên còn cẩn thận đặt mua một hộp “power gel” các mùi vị khác nhau, đề phòng lúc không nầu nướng gì được, chỉ cần bóp một hai gói vào mồm là thay cho một bát cơm rồi.
Loay hoay gần một ngày lo sắp xếp xe cộ, đồ đạc, thăm thú loanh quanh Ulanbator, giờ đây chúng tôi đã hành lý gọn gàng, gằn lên từng nhịp ga, sẵn sàng lao vào con đường chinh phục Mông cổ. 6 chiếc xe, trong đó có 3 chiếc Serrow 225, 2 chiếc Honda XR 250, và một chú thuộc dòng “dân chơi thành phố” chạy hơi lì máy và không sướng bằng cào cào khi phi như mã trên thảo nguyên nhưng khá đầm và lướt gió trên các chặng đường nhựa thẳng tắp. Mấy bạn chủ xe cứ dặn đi dặn lại là giữ gìn cẩn thận phần đồ nhựa vì nếu đổ vỡ thì không có đồ thay thế. Mấy chiếc xe này chắc cũng chả bao giờ tính chạy đường dài nên không có giá để đồ làm các bạn phải loay hoay cả sáng tháo tháo lắp lắp để chế cho bằng được các giá để đồ cho đống đồ lỉnh kỉnh và khổng lồ cho chuyến đi của chúng tôi.
Hành trình đầu tiên là tới thành phố Darkhan, cách Ub hơn 200 km về phía bắc, là thành phố lớn thứ 2 của Mông cổ, non nửa đường từ UB đi đến biên giới Nga. Chỉ ra khỏi thành phố chừng 20 km đã là thảo nguyên mênh mông rồi. Con đường thẳng tắp như sợi chỉ xuyên qua thảo nguyên ngút ngàn tầm mắt. Đây là con đường huyết mạch bắc nam, nối với biên giới Nga nên khá tốt, đường nhựa phẳng lỳ, xe ô tô chạy vun vút, xe máy cũng chạy tít mù. Nek tính là chúng tôi chạy từ UB đi DK khoảng 2,5 tiếng (vì hắn bảo xe hắn ( Landcruise 4500 khoảng 1,5 tiếng)
Các bạn vừa nghe xong phần II của Dấu Chân Online - Chinh phục thảo nguyên Mông Cổ. Các bạn thân mến, vậy là Tùng Tabalo và những người bạn của anh đã chuẩn bị xong những vật dụng cần thiết để bắt đầu chuyến đi của mình. Những ngày tiếp theo sẽ như thế nào, họ sẽ đi những đâu, thấy những gì, chuyện gì sẽ xảy ra? Mời bạn đọc đón nghe phần III
Bạn thân mến, phần đầu của ký sự "Chinh phục thảo nguyên Mông Cổ" chắc hẳn đã đem tới cho các bạn những cảm xúc mới lạ khi cùng với tác giả Tùng Tabalo và những người bạn của anh trên những chiếc xe cào cào rong ruổi khắc các vùng thảo nguyên, mảnh đất kỳ ẩn nơi các linh thần ngự trị
Trong chương trình tuần này mời bạn đọc tiếp tục theo dõi cuộc hành trình thú vị này để xem, điều gì sẽ chờ đón Tabalo và những người bạn trong nhóm Taybacgroup của anh
Bản đồ hành trình dự kiến với khoảng 60% chạy offroad, không theo các tuyến đi thông thường và có đường quốc lộ,
Thế nên, ngay khi đặt chân tới Ulanbator, công việc quan trọng hàng đầu của chúng tôi là đi kiếm xe máy. Trong đội của Taybacgroup đi lần này, có 6 tay lái, nửa là đại gia, thế là, tiểu đội đại gia này kéo nhau đi kiểm tra xe cào cào Nhật, đời 2008, giá 120 USD một ngày. Mẹ kiếp. 12 ngày, gần 1.500 USD, bằng tiền mua một con cào cào tàm tạm ở VN. Bọn này tuy rất buốt ruột nhưng cũng đành móc túi đi kiếm xe. Nửa còn lại, được một anh bạn thổ dân khác dẫn đi kiếm xe Nga.
Mời bạn Click vào đây để nghe và tải file Audio DCOL 16: Chinh phục thảo nguyên Mông Cổ (Phần II) - Chợ trời - nơi cả đoàn có thể kiếm được những vật dụng cần thiết cho chuyến đi |
Pành pành pành pành. mù mịt khói… rồi tịt ngúm. Planeta kiểu như Minsk ở Việt nam, là chiếc xe phổ biến nhất trên toàn cõi Mông Cổ. Tuy vậy, kiếm ra chúng trên đường phố cũng đỏ con mắt. Dân Mông cổ giờ đây không còn chạy xe máy nhiều nữa mà chuyển sang các thể loại ô tô, do vậy, không dễ mà tìm được xe. Nek, cậu bạn Mông cổ là một “con ma xó” tha lôi chúng tôi lang thang khắp các chợ xe. Xe cũ thôi nhưng giá cũng không rẻ. Mua một con tàng tàng vừa chạy vừa run cũng tới 1.500 USD.
“Thuê à? bọn tao chỉ bán chứ không cho thuê” –
“Ồ thế bọn tao mua rồi 2 tuần nữa bán lại cho bọn mày?”
“ ờ thế thì được! vì bọn tao là cửa hàng bán xe chứ không phải cửa hàng cho thuê”
Ba anh già Mông cổ ngồi nói chuyện với nhau nửa giờ rồi ra giá mua lại bằng nửa giá bán với điều kiện là xe không bị hỏng hóc gì. Mà cũng cọc cà cọc cạch không đủ 3 chiếc. Xe này mà chạy thảo nguyên lỡ có gì thì cũng toi. Nek, cũng lo nỗi lo của những tay du mục sắp tới, vò đầu bứt tai một hồi, gọi điện toán loạn rồi quyết định dẫn chúng tôi tới một nơi khác
Kể thêm một chút về khu chợ bán xe ở UB. Đó là một khu chợ rất lớn, nằm phía bắc của UB. Trong chợ bạt ngàn các loại xe ô tô mà dân Mông cổ ưa chuộng nhưng đa phần là secondhand. Xe Hàn có vẻ bày bán nhiều nhất. Các loại xe tải nhỏ, xe 12 chỗ Huyndai Starex đời cũ, xe bán tải… giá rất rẻ chừng vài nghìn đến mươi ngàn đã được con xe khá tươm. Thuế má cũng thấp nên dân Mông cổ mua xe ô tô dễ như ta mua xe máy. Xe thì lắm nhưng đường thì toàn đường thảo nguyên nên mọi tay lái Mông đều là những tay lái “lụa” mà dân chơi offroad ở VN phải gọi bằng cụ. Nếu thấy một em gái chân dài lái một chiếc sedan chạy vòng và vòng vèo trên những con đường ổ voi, loanh quanh tìm mô đất để ghếch được một bánh lên mà vượt qua thì đảm bảo các tay offroad Việt nam phải tôn bằng nữ hoàng off. Tuy vậy, có một điều thú vị là hầu hết các gara sửa xe ở UB đều do thợ Việt nam làm chủ. Suốt dọc con đường từ trung tâm tới chợ xe có rất nhiều các gara trưng biển “Gara Việt nam”. Thợ Việt khéo, chịu khó và không nề hà công việc nên được dân Mông chuộng. Xe của Mông cổ thì phần lớn là loại secondhand, đường xá thì lộ cộ, xe hỏng vặt cũng nhiều nên chắc việc bảo dưỡng bảo trì, sửa chữa đều một tay vào các gara cỡ nhỏ chứ loại này vào hãng là hơi khó. Lúc cao điểm, đã có tới hơn 1.000 thợ Việt sinh sống ở Ulanbator, Long, một tay thợ cho biết. Nay, kinh tế khó khăn nên anh em về còn một nửa.
Đầu tiên, lùa một đàn cừu nho nhỏ vài chục chú, giá mỗi chú khoảng 50-60 USD. Thế là đủ tiền ra chợ chọn một con xe bãi khoảng 2-3000 USD rồi. Giống nhà mình gọi người vào cân lợn bán rồi ôm tiền đi mua xe máy!
Vui phết, cả gia đình kéo nhau đi chọn xe. Bố thì trỏ xe tải, mẹ thì trỏ xe con, con thì trỏ xe 12 chỗ cho rộng còn nhảy nhót bên trong. Thế là cãi nhau loạn xị ngậu.
Mời bạn Click vào đây để nghe và tải file Audio DCOL 16: Chinh phục thảo nguyên Mông Cổ (Phần II) - Sẵn sàng lên đường |
Nơi Nek dẫn chúng tôi đến nằm ở trong thành phố. Đó là một câu lạc bộ chơi xe phân khối lớn. Có một đống xe cruise 400 và dăm chú xe cào cào các loại, tuy đời cũ 8x nhưng chúng tôi mừng hú vì nghĩ đến cảnh cưỡi bọn planeta khói, bẩn, ầm ĩ, tậm tịt thì cũng chả thú lắm. Mấy bạn chủ club ra chiều băn khoăn vì không biết có sắp giao trứng cho ác không. Minh Johnie trấn an bằng cách vén bụng lên khoe chiếc thắt lưng Harley Davidson (hàng hiệu HD duy nhất hắn sở hữu ), show với mấy bạn Mông rằng thì là mà bọn tao là dân chơi xe đấy, giao xe cho bọn tao là yên tâm lắm chứ không phải cho mấy thằng a ma tơ đâu.( Nói thật chứ thà giao xe cho bọn a ma tơ còn hơn. Bọn p-rồ này nó sẽ hành cái xe của mình đến nơi đến chốn. Chuyện này các bạn cứ đọc phần sau sẽ rõ. )
Trao đi đổi lại mãi, rồi cũng nhờ Nek dùng thêm kế ngoại giao nhân dân, nào là tình hữu nghị Việt Nam Mông Cổ, nào là tình đồng đội của dân chơi xe toàn thế giới, nào là không nhẽ bọn mày để dân chơi xe như bọn mày lại đi khám phá đất nước bằng ô tô, cuối cùng, các bạn Mông quyết định cho chúng tôi “mượn” xe với giá thật là mềm mại, chỉ đắt hơn xe Nga một chút, một cái giá nằm mơ so với giá xe 120 $ đời 2008 mà nơi khác ra giá.
Mấy chiếc xe này thậm chí mới chỉ có giấy hải quan chưa có biển, club liền in ra một công văn đi đường rất đàng hoàng, xác nhận là đội xe thể thao xuyên Mông của Việt nam đang đi thực hiện chuyến đi theo chương trình thể thao văn hóa gì đó, đảm bảo không có vấn đề gì với cảnh sát trên đường. Thực tế cảnh sát thấy chúng tôi cũng không hỏi han gì, đôi chỗ còn tận tình chỉ bảo đường xá . Vấn đề xe thế là xong, cả nhóm kéo nhau đi chuẩn bị đồ đạc khác cho chuyến đi, để mặc club hì hục cả đêm lắp lắp chuyển chuyển, dọn từ một đống xe cũ kỹ xếp chật nhà thành 6 con xe khả dĩ cho hành trình xuyên Mông cổ, hành trình mà ngay cả club xe cào cào nọ cũng phải thừa nhận là “hoành tráng” và đến bọn tao cũng chả đi.
Mời bạn Click vào đây để nghe và tải file Audio DCOL 16: Chinh phục thảo nguyên Mông Cổ (Phần II) |
Ngoài vấn đề về xe cộ mà bây giờ đã được giải quyết tương đối ổn thỏa, để thực hiện một chuyến đi xe máy xuyên Mông cổ, cũng cần có công tác tổ chức tốt và những kỹ năng khác. Bạn không thể trông cậy vào ai, ngoài chính mình trong việc tìm đường, định hướng, tự nấu nướng ăn uống, kỹ năng lều trại, sửa xe cộ, y tế và trăm thứ bà giằn khác.
Đồ đạc chuẩn bị cho chuyến đi này, tương tự như các chuyến đi xe máy của nhóm Tây bắc ở mọi nơi. Tuy nhiên, vì phải mang hầu hết từ Việt nam nên hành lý của chúng tôi khá nặng và cồng kềnh, có dễ mỗi người mang tới hơn 30 ký, không kể đồ xách tay.
Từ bộ quần áo xe máy to sù sụ, khi xách ra sân bay Việt nam lúc trời đổ mồ hôi làm cho cả máy bay phải ngó nhìn, đến những thứ như dây buộc đồ, ba lô đồ sửa xe nặng trình trịch, 3 cái lều, túi ngủ, bếp ga, giầy đi xe máy… tất tần tật phải xách từ nhà đi. Quả thực là qua bên Mông cổ không dễ kiếm những đồ này. Mặc dù, outdoor là hoạt động khá phổ biến và được yêu thích ở Mông cổ, các cửa hàng outdoor cũng khá sẵn nhưng giá của đồ xịn thì khá đắt, đồ Tầu thì bán đầy ngoài chợ nhưng dùng không ổn lắm, ngoài ra, các đồ outdoor hầu hết là để dùng với ô tô nên khá to, trong khi đó chuyến đi xe máy cần gọn nhẹ và thật tốt.
Mời bạn Click vào đây để nghe và tải file Audio DCOL 16: Chinh phục thảo nguyên Mông Cổ (Phần II) - Một bữa tối trên thảo nguyên |
Thứ có thể mua tại Mông cổ chỉ có vài ba cái nồi nhôm, dăm cân gạo, một cái can đựng nước và khi cần, đựng xăng, và vài thứ lặt vặt khác. Còn mũ xe máy cũng khá khó kiếm vì dân Mông cổ giờ ít đi xe máy. Loanh quanh các cửa hàng trong thành phố mãi, cùng với 3 bạn Mông cổ giúp đỡ mới tìm ra một cửa hàng bán đồ xe máy, có mũ xe Tầu loại cấm làm rơi xuống đất vì sợ vỡ.
Ngoài ra, chúng tôi cũng phải mang theo một cái netbook, bộ đàm, điện thoại di động có GPS và bộ sạc điện từ ắc quy để cho các thiết bị điện, vì khi đã vào thảo nguyên, ngủ lều hay ngủ ger thì cũng chẳng mong có điện. Nói thêm, E71 là điện thoại khá tiện dụng. Nó có thể cài Smartcom, phần mềm đọc bản đồ như Ozi, ngoài ra, cài được cái từ điển Anh – Mông cổ cũng khá tiện trên đường.
Đồ đạc lỉnh kỉnh mỗi xe phải chở khoảng 50 kg, bao gồm đồ cá nhân, túi ngủ, máy ảnh, đồ cả đội như lều trại, đồ sửa xe, bếp núc, nồi niêu, gạo nước, rau xanh, đồ khô dự trữ.
Thời tiết ở Mông cổ có thể nói là khá khắc nghiệt với các chuyến đi bằng xe máy. Mùa du lịch ở đây, cả năm chỉ có một vài tháng hè, phần lớn thời gian còn lại, toàn bộ xứ thảo nguyên phủ dầy một lớp tuyết với cái lạnh ghê người âm 30-40 độ. Thủ đô Ulanbatar cũng được coi là một trong những thủ đô lạnh nhất thế giới với nhiệt độ mùa đông âm 30 độ. Ngay giữa mùa hè này, nhiệt độ ban đêm xuống tới 0 độ, ban ngày thì khoảng 25 độ, nhưng rất hanh khô và nhiều tia tử ngoại, do vậy, ngoài việc nai nịt đầy đủ, chúng tôi còn dùng kem chống nắng liên tục để chống chọi với cái nắng hanh và rát. Hằng ngày, trang phục đi đường là bộ quần áo xe máy mang đi từ nhà, dầy và ấm áp trước cơn gió thảo nguyên. Mũ xe máy đơn giản nhưng mặt mũi thì quấn kín mít như dân Trung đông, để chống chọi với nắng rát. Vậy mà cũng chỉ tháng sau thôi, vào tháng 9, những cơn bão tuyết từ vùng Siberi xa xôi sẽ kéo tới hoành hành, phủ trắng cánh đồng, khiến việc di chuyển bằng xe cào cào cũng trở nên hoang đường. Mùa hè ngắn ngủi khiến việc lên kế hoạch cho chuyến đi phải rất khớp với lịch bay. Chỉ lùi 1-2 tuần là cũng có thể dính phải những đợt gió lạnh rồi. Mùa hè cũng khô ráo, sông ngòi cũng không có nhiều nước để có thể vượt sông dễ dàng.
Mời bạn Click vào đây để nghe và tải file Audio DCOL 16: Chinh phục thảo nguyên Mông Cổ (Phần II) - Chinh phục thảo nguyên bao la... |
Di chuyển trong cái lạnh khoảng > 20 độ vào ban ngày, phải mặc đầy đủ quần áo đi xe máy. Trời mùa hè nắng gay gắt nhiều tia tử ngoại, hanh khô vô cùng, nhưng ban đêm rất lạnh
Vì chuyến đi được vạch hành trình một cách định hướng và theo gợi ý chung, còn thực tế, chúng tôi dự định đi theo các tuyến xuyên thảo nguyên, nên công tác hậu cần cũng phải được chuẩn bị rất cẩn thận. Lịch trình chuyến đi đã được nghiên cứu, các điểm đến, điểm nghỉ hay tổ chức hậu cần được thảo luận từ cả tháng trước khi đi. Thảo nguyên vốn đã ít người, vạch đường theo các tuyến hoang vắng chắc lại càng ít hơn. Nếu không kiếm được ger để ngủ nhờ hoặc thuê thì phải cắm trại giữa thảo nguyên.
Cứ 2 người một lều, quây kín 6 chiếc xe xung quanh để làm hàng rào chắn thú hoang và chó (ngủ rừng thì cũng gặp chồn cáo đấy, may mà thảo nguyên không có rắn rết gì, còn ngủ gần ger thì chó chăn cừu còn dữ hơn cả chồn cáo). Đồ ăn thức uống phải mang dự trữ đủ cho 1-2 ngày di chuyển. Cũng không mong phải tự nấu nướng nhưng biết thế nào được! Thế là, ngoài các đồ ăn khô lặt vặt, xe hậu cần chở theo dăm cân gạo, mấy cái bắp cải, một đống ruốc, mắm tép, nồi niêu xong chảo. Bếp ga thì vẫn loại du lịch đút túi quần thôi, mang từ VN đi mấy cái rồi, mua bình ga ở bển. Tóm lại là mọi sự chuẩn bị là đều để cho tình huống đi dài ngày mà không gặp người. Một thành viên còn cẩn thận đặt mua một hộp “power gel” các mùi vị khác nhau, đề phòng lúc không nầu nướng gì được, chỉ cần bóp một hai gói vào mồm là thay cho một bát cơm rồi.
Mời bạn Click vào đây để nghe và tải file Audio DCOL 16: Chinh phục thảo nguyên Mông Cổ (Phần II) - Chó chăn cừu đang ăn thịt một con ngựa trên thảo nguyên |
Loay hoay gần một ngày lo sắp xếp xe cộ, đồ đạc, thăm thú loanh quanh Ulanbator, giờ đây chúng tôi đã hành lý gọn gàng, gằn lên từng nhịp ga, sẵn sàng lao vào con đường chinh phục Mông cổ. 6 chiếc xe, trong đó có 3 chiếc Serrow 225, 2 chiếc Honda XR 250, và một chú thuộc dòng “dân chơi thành phố” chạy hơi lì máy và không sướng bằng cào cào khi phi như mã trên thảo nguyên nhưng khá đầm và lướt gió trên các chặng đường nhựa thẳng tắp. Mấy bạn chủ xe cứ dặn đi dặn lại là giữ gìn cẩn thận phần đồ nhựa vì nếu đổ vỡ thì không có đồ thay thế. Mấy chiếc xe này chắc cũng chả bao giờ tính chạy đường dài nên không có giá để đồ làm các bạn phải loay hoay cả sáng tháo tháo lắp lắp để chế cho bằng được các giá để đồ cho đống đồ lỉnh kỉnh và khổng lồ cho chuyến đi của chúng tôi.
Hành trình đầu tiên là tới thành phố Darkhan, cách Ub hơn 200 km về phía bắc, là thành phố lớn thứ 2 của Mông cổ, non nửa đường từ UB đi đến biên giới Nga. Chỉ ra khỏi thành phố chừng 20 km đã là thảo nguyên mênh mông rồi. Con đường thẳng tắp như sợi chỉ xuyên qua thảo nguyên ngút ngàn tầm mắt. Đây là con đường huyết mạch bắc nam, nối với biên giới Nga nên khá tốt, đường nhựa phẳng lỳ, xe ô tô chạy vun vút, xe máy cũng chạy tít mù. Nek tính là chúng tôi chạy từ UB đi DK khoảng 2,5 tiếng (vì hắn bảo xe hắn ( Landcruise 4500 khoảng 1,5 tiếng)
Các bạn vừa nghe xong phần II của Dấu Chân Online - Chinh phục thảo nguyên Mông Cổ. Các bạn thân mến, vậy là Tùng Tabalo và những người bạn của anh đã chuẩn bị xong những vật dụng cần thiết để bắt đầu chuyến đi của mình. Những ngày tiếp theo sẽ như thế nào, họ sẽ đi những đâu, thấy những gì, chuyện gì sẽ xảy ra? Mời bạn đọc đón nghe phần III
- Blog Việt - Nhacvietplus thực hiện
Dù bạn đang dùng dịch vụ Blog nào, Blog Việt vẫn là người bạn đồng hành cùng cộng đồng Blogger Việt. Hãy chia sẻ những bài viết và đường link blog hay bạn muốn chia sẻ tới chúng tôi như thường lệ bằng cách gửi theo mẫu sau hoặc gửi email về địa chỉ blogviet@vietnamnet.vn
Chép link sau vào chương trình đọc Feed (RSS) để cập nhật những bài viết mới nhất của Blog Việt ngay tại Blog của bạn: feed://vietnamnet.vn/blogviet/index.rss